Kinh Đời
KÝ SỰ HOA KỲ 2: SỰ KHÁC BIỆT CỦA HOA KỲ
Ngay từ khi đến sân bay quốc tế Los Angeles là văn hóa sống theo kỹ luật và pháp luật đã dạy cho tất cả mọi người một bài học
Bài đọc liên quan:
Nói về sự khác biệt của Hoa Kỳ với thế giới còn lại thì nói cả năm
không hết. Muốn nắm bắt sự khác biệt của Hoa Kỳ thì phải nắm từ bản
chất của vấn đề, mà vấn đề cốt lõi ở đây là: đã là công dân của Hoa Kỳ
thì sẽ là công dân số 1 toàn cầu. Tôi làm hồ sơ nhập cảnh Hoa Kỳ bắt đầu
lúc 13h15' ngày 12/02/2014 theo giờ Los Angeles
- tức khoảng 20h15' ngày 13/02/2014 giờ Việt Nam. Dù chỉ là một cửa
khẩu quốc tế trong hàng chục cửa khẩu tương tự, nhưng chỉ buổi chiều hôm
ấy có đến hàng trăm công dân từ các quốc gia trên toàn cầu từ Việt Nam,
Trung Hoa, Trung Đông, Bắc Phi đến các quốc gia Đông Âu, và Tây Âu như,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Anh, Israel, đến cả Thụy Sỹ, Đan
Mạch, v.v... Chiều hôm đó có đến 56 quốc gia có công dân xin thị thực
nhập cư Hoa Kỳ tại cửa khẩu phi trường Los Angeles!
Ngay từ khi đến sân bay quốc tế Los Angeles
là văn hóa sống theo kỹ luật và pháp luật đã dạy cho tất cả mọi người
một bài học: văn hóa xếp hàng, và chờ cho đến lượt mình, không phân biệt
màu da, sắc tộc và chức vụ của bất kỳ ai. Hôm đó, có một gia đình của
một viên chức làm việc cho chính phủ Mỹ, người Hoa Kỳ lấy vợ và sinh con
gốc Ấn Độ. Ông bảo lãnh cho vợ con ông nhập cư, nên ông đích thân ra
làm thủ tục cho vợ con ông, nhưng chính vợ con ông ta cũng phải xếp hàng
đúng thứ tự như mọi người!
Dân nhập cư xếp hàng trước tòa nhà chính phủ của Hạt Los Angeles để
chờ đến lượt mình vào làm thẻ và lấy số an sinh xã hội sáng ngày
13/02/2014
Hôm sau đi đăng ký số an sinh xã hội - Social Security Number
- cũng thế, ai đến trước vào trước, ai đến sau vào sau. Nhưng có một sự
công bằng là, người già đi xe lăn và trẻ con thì được ưu tiên trước.
Văn hóa khác biệt làm nên một Hoa Kỳ khác biệt
Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc với hầu hết các dân tộc toàn cầu tụ hội về
đây tìm cho mình một tương lai. Trên cơ sở đó, nếu thể chế Hoa Kỳ không
khác biệt và khoa học thì khó mlo2ng tạo nên một xã hội ổn định, phát triển hùng cường và trở thành siêu cường số 1 toàn cầu vào năm 1944, chỉ sau 168 năm lập quốc.
Nhưng sự khác biệt văn hóa đó đã làm nên một sự khác biệt lớn nhất của
Hoa Kỳ so với thế giới còn lại là cơ sở hạ tầng - infrastructure - của
nước Mỹ. Chữ cơ sở hạ tầng ở đây là một nghĩa đầy đủ của một hệ thống
chính quyền từ cơ sở vật chất cơ bản, dịch vụ, và thiết lập những thành
tố cần thiết cho sự hoạt động của một cộng đồng hay xã hội, chẳng hạn
như giao thông vận tải và các hệ thống thông tin liên lạc, nước và đường
dây điện, và các tổ chức công cộng như trường học, bưu điện, và nhà
tù.
Từ thập niên 1950s, TT Eisenhower đã đưa ra dự án lớn về cơ sở hạ tầng
cho toàn bộ Hoa Kỳ. Trong đó, bắt đầu xây dựng xa lộ trong tiểu
bang(Freeway) và xuyên bang (Interstate Highway) vì họ biết cơ sở hạ
tầng như loại xa lộ này là cực quan trọng cho xự phát triển kinh tế.
Có câu chuyện vui nhưng là thực, khi anh em đi với nhau trên Freeway 10.
Hôm ấy giờ tan tầm xa lộ 10 bị "kẹt xe", anh bạn đưa chúng tôi đi chơi
với tốc độ 35 miles/h. Anh ta buộc miệng, tiên sư nó California, kẹt xe
là chuyện thường ngày ở huyện. Mình thấy lạ, mình bảo, xe chạy hơn
50km/h mà kẹt gì cha nội? Anh ta bảo, xa lộ cho phép chạy 70miles/h,
mình chỉ chạy được một nửa tốc độ là kẹt chứ còn gì ông anh? Khái niệm
kẹt xe ở Mỹ không phải là kẹt cứng ngắt, đứng yên một chỗ như ở Việt
Nam, ông anh ơi!
Ở các xa lộ xuyên bang - Interstate - cứ 1 mile là có 1 call box dành
cho người đi đường gặp chuyện bất trắc có cái để gọi 911 không tốn
tiền.
Ai muốn hiểu sự vĩ đại của Hoa Kỳ thì hãy đi hết những xa lộ tiểu bang
và xa lộ liên bang trong toàn nước Mỹ. Ở các xa lộ xuyên bang -
Interstate - cứ 1 mile là có 1 call box dành cho người đi đường gặp
chuyện bất trắc có cái để gọi 911 không tốn tiền. Khi công nghệ viễn
thông không dây và Ipad và Iphone của Steve Jobs ra đời chính phủ Mỹ
đang lo dự án nhổ bỏ toàn bộ các cây điện thoại công cộng này. Nhưng
trên free way và interstate Highway cứ 40miles lại có 1 rest area - nhà
đi giải quyết những gì tồn đọng cho khách lữ hành. Nhiều Rest Areas này
lại còn có cả phòng tắm đứng nữa để những chàng tài xế xe tải đường
trường ghé nghỉ/ngủ.
Nhưng vấn đề ở cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ không chỉ là hệ thống xa lộ tiểu
bang và xuyên bang. Nó còn là quy hoạch đô thị. Nói chuyện với một
chuyên gia chuyên đầu tư bất động sản thì mới rõ, ở California, xin giấy
phép xây dựng một căn nhà phải mất thời gian trung bình 8 tháng. Nhưng
xin xây dựng từ 2 căn nhà trở lên tại một khu nhà ở thì phải mất thời
gian trung bình 4 năm, dù 2 căn hay 30 căn cũng chừng ấy thời gian. Vì
sao? Vì phải làm dự án điện, nước, cống rảnh, đường xá, v.v... cho phù
hợp với thành phố mà anh muốn xây nhà trình lên chính phủ thành phố. Sau
khi chính phủ phê duyệt, chính phủ sẽ trình với dân chúng trong thành
phố, có những đại diện thành phố góp ý kiến, bảo sửa chỗ này, di dời chỗ
kia, không được chặt cây này, phải trồng cây mới, diện tích dành cho
sân vườn, cây cảnh, gần chợ siêu thị, trường học cho trẻ em, bệnh viện
cho mọi người, v.v... phải đúng với tiêu chuẩn. Sau đó nhà đầu tư mang
hồ sơ về chỉnh sửa theo ý dân và ý của chính quyền thì hồ sơ mới được
thông qua.
Cổng vào phía Tây khu Bel Air trên đại lộ Sunset - khu của giới
thượng lưu trong đồi Beverly Hills. Hai bên là 2 cổng gác an ninh có
camera quan sát và ghi hình cho khu Bel Air
Cái văn hóa duy lý của Hoa Kỳ quan niệm nhà ở là nơi để nghỉ dưỡng, và
phục hồi sức lao động sau những giờ làm việc cực nhọc. Đó là sự khác
biệt lớn với văn hóa duy tình xứ Á Đông, nhà ở cũng là nơi mua bán làm
ra lợi nhuận.
Nhà ở Hoa Kỳ đắt rẻ tùy theo thành phố, đường phố yên tỉnh hay náo
nhiệt. Thành phố có giá trị tùy theo trường học, bệnh viện, siêu thị, và
tầng lớp dân chúng cư ngụ. Khu vực nhà ở luôn đắt tiền và an toàn nhất ở
mọi tiểu bang của Hoa Kỳ là khu làng của những trường đại học. Trường
đại học càng lớn và danh tiếng thì thành phố ở đó nhà cửa cũng đắt đỏ
theo.
Nhà ở chỉ dùng để ở, không được dùng để kinh doanh và làm ăn. Nhà càng
đắt khi càng yên tỉnh, vì nhà nào cũng ở mặt tiền đường nội địa. Nên
càng ở mặt tiền đường càng lớn thì nhà có giá càng rẻ, do ồn ào có nhiều
xe chạy qua. Nhà ở khu vực có nhiều giống dân có tầng lớp thấp thì càng
mất giá.
Một căn biệt thự ở khu Bel Air thuộc Beverly Hills, với con đường
quanh co nhỏ hẹp ở phía trước trị giá 12.5 triệu đô la thời giá 2006, mà
nó có chủ nhân là diễn viên Sharon Stone trong phim Bản Năng Gốc -
Basic Instinct.
Nhà ở góc ngã tư đường thì rẻ hơn nhà ở giữa đường. Ngược lại thuê hoặc
mua một căn khu buôn bán góc ngã tư đường thì đắt hơn khu buôn bán ở
giữa đường.
Cũng một câu chuyện vui khác, khi trên đường rong rủi, anh bạn đưa chúng tôi đi thăm khu trung tâm phố Beverly Hills dành cho dân trọc phú điện ảnh Hollywood, nói rằng, khu Bel Air đường rất hẹp, chỉ 2 làn xe đủ để 2 xe đi ngược chiều nhau, nhưng đắt nhất và quý phái nhất của Beverly Hiils. Quả thật, vào Bel Air đường thì hẹp, lại quanh co khúc khuỷu, nhưng nhà thì cây cối um tùm, kín cổng cao tường, ở trên, hoặc trong những quả đồi nho nhỏ, chỉ nghe thấy tiếng chim hót và một không khí yên bình. Đâu đó, có những nhân viên an ninh được thuê từ các hãng tư nhân đứng gác trên đường, hoặc bên trong những tòa nhà ở Beverly Hills hoặc của Bel Air.
Cũng một câu chuyện vui khác, khi trên đường rong rủi, anh bạn đưa chúng tôi đi thăm khu trung tâm phố Beverly Hills dành cho dân trọc phú điện ảnh Hollywood, nói rằng, khu Bel Air đường rất hẹp, chỉ 2 làn xe đủ để 2 xe đi ngược chiều nhau, nhưng đắt nhất và quý phái nhất của Beverly Hiils. Quả thật, vào Bel Air đường thì hẹp, lại quanh co khúc khuỷu, nhưng nhà thì cây cối um tùm, kín cổng cao tường, ở trên, hoặc trong những quả đồi nho nhỏ, chỉ nghe thấy tiếng chim hót và một không khí yên bình. Đâu đó, có những nhân viên an ninh được thuê từ các hãng tư nhân đứng gác trên đường, hoặc bên trong những tòa nhà ở Beverly Hills hoặc của Bel Air.
Do quy hoạch cho cơ sở hạ tầng tốt, nên khu làm ăn buôn bán riêng biệt
với khu nhà ở. Hầu hết những khu nhà làm ăn buôn bán là do các tập đoàn
lớn mua và xây dựng, rồi cho thuê người khác kinh doanh, hoặc làm văn
phòng đại diện. Một số khu là sở hữu chủ của những người sinh cơ lập
nghiệp ở địa phương ngay từ đầu khu phố còn đất trống. Đại lộ Hollywood
là một con đường nhỏ, với quy hoạch cho trung tâm điện ảnh. Khu Phúc Lộc
Thọ ở phố Bolsa là trung tâm mua bán của người Việt tại thành phố
Wesminster thuộc Quận Cam, v.v... Song những khu nhà ở thì tách biệt
hoàn toàn với những khu thị tứ như thế này.
Kết
Cái văn hóa duy lý đến tận cùng đã làm nên Hoa Kỳ có một sự khác biệt
trong quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội. Và cũng chính cái văn hóa duy lý
này cũng làm nên một nền giáo dục khác biệt, luôn đi đầu trong xét tuyển
nhân tài cho việc dạy, việc học và làm việc. Nền văn hóa đó đã đẩy Hoa
Kỳ trở thành siêu cường số 1 toàn cầu từ 70 năm qua, mà có lẽ trong một
thế kỷ tới chưa có bất kỳ quốc gia nào có thể soán ngôi được Hoa Kỳ. Đó
là điều mà các quốc gia có thân phận nhược tiểu cần phải suy nghĩ cho
một tương lai sáng lạn, chứ không phải bằng những câu khẩu hiệu hứa hảo
của các chính khách dối trời, lừa dân.
Asia Clinic, 15h06' Chúa nhựt, 23/02/2014
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/02/ky-su-hoa-ky-2-su-khac-biet-cua-hoa-ky.html
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/02/ky-su-hoa-ky-2-su-khac-biet-cua-hoa-ky.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
KÝ SỰ HOA KỲ 2: SỰ KHÁC BIỆT CỦA HOA KỲ
Ngay từ khi đến sân bay quốc tế Los Angeles là văn hóa sống theo kỹ luật và pháp luật đã dạy cho tất cả mọi người một bài học
Bài đọc liên quan:
Nói về sự khác biệt của Hoa Kỳ với thế giới còn lại thì nói cả năm
không hết. Muốn nắm bắt sự khác biệt của Hoa Kỳ thì phải nắm từ bản
chất của vấn đề, mà vấn đề cốt lõi ở đây là: đã là công dân của Hoa Kỳ
thì sẽ là công dân số 1 toàn cầu. Tôi làm hồ sơ nhập cảnh Hoa Kỳ bắt đầu
lúc 13h15' ngày 12/02/2014 theo giờ Los Angeles
- tức khoảng 20h15' ngày 13/02/2014 giờ Việt Nam. Dù chỉ là một cửa
khẩu quốc tế trong hàng chục cửa khẩu tương tự, nhưng chỉ buổi chiều hôm
ấy có đến hàng trăm công dân từ các quốc gia trên toàn cầu từ Việt Nam,
Trung Hoa, Trung Đông, Bắc Phi đến các quốc gia Đông Âu, và Tây Âu như,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Anh, Israel, đến cả Thụy Sỹ, Đan
Mạch, v.v... Chiều hôm đó có đến 56 quốc gia có công dân xin thị thực
nhập cư Hoa Kỳ tại cửa khẩu phi trường Los Angeles!
Ngay từ khi đến sân bay quốc tế Los Angeles
là văn hóa sống theo kỹ luật và pháp luật đã dạy cho tất cả mọi người
một bài học: văn hóa xếp hàng, và chờ cho đến lượt mình, không phân biệt
màu da, sắc tộc và chức vụ của bất kỳ ai. Hôm đó, có một gia đình của
một viên chức làm việc cho chính phủ Mỹ, người Hoa Kỳ lấy vợ và sinh con
gốc Ấn Độ. Ông bảo lãnh cho vợ con ông nhập cư, nên ông đích thân ra
làm thủ tục cho vợ con ông, nhưng chính vợ con ông ta cũng phải xếp hàng
đúng thứ tự như mọi người!
Dân nhập cư xếp hàng trước tòa nhà chính phủ của Hạt Los Angeles để
chờ đến lượt mình vào làm thẻ và lấy số an sinh xã hội sáng ngày
13/02/2014
Hôm sau đi đăng ký số an sinh xã hội - Social Security Number
- cũng thế, ai đến trước vào trước, ai đến sau vào sau. Nhưng có một sự
công bằng là, người già đi xe lăn và trẻ con thì được ưu tiên trước.
Văn hóa khác biệt làm nên một Hoa Kỳ khác biệt
Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc với hầu hết các dân tộc toàn cầu tụ hội về
đây tìm cho mình một tương lai. Trên cơ sở đó, nếu thể chế Hoa Kỳ không
khác biệt và khoa học thì khó mlo2ng tạo nên một xã hội ổn định, phát triển hùng cường và trở thành siêu cường số 1 toàn cầu vào năm 1944, chỉ sau 168 năm lập quốc.
Nhưng sự khác biệt văn hóa đó đã làm nên một sự khác biệt lớn nhất của
Hoa Kỳ so với thế giới còn lại là cơ sở hạ tầng - infrastructure - của
nước Mỹ. Chữ cơ sở hạ tầng ở đây là một nghĩa đầy đủ của một hệ thống
chính quyền từ cơ sở vật chất cơ bản, dịch vụ, và thiết lập những thành
tố cần thiết cho sự hoạt động của một cộng đồng hay xã hội, chẳng hạn
như giao thông vận tải và các hệ thống thông tin liên lạc, nước và đường
dây điện, và các tổ chức công cộng như trường học, bưu điện, và nhà
tù.
Từ thập niên 1950s, TT Eisenhower đã đưa ra dự án lớn về cơ sở hạ tầng
cho toàn bộ Hoa Kỳ. Trong đó, bắt đầu xây dựng xa lộ trong tiểu
bang(Freeway) và xuyên bang (Interstate Highway) vì họ biết cơ sở hạ
tầng như loại xa lộ này là cực quan trọng cho xự phát triển kinh tế.
Có câu chuyện vui nhưng là thực, khi anh em đi với nhau trên Freeway 10.
Hôm ấy giờ tan tầm xa lộ 10 bị "kẹt xe", anh bạn đưa chúng tôi đi chơi
với tốc độ 35 miles/h. Anh ta buộc miệng, tiên sư nó California, kẹt xe
là chuyện thường ngày ở huyện. Mình thấy lạ, mình bảo, xe chạy hơn
50km/h mà kẹt gì cha nội? Anh ta bảo, xa lộ cho phép chạy 70miles/h,
mình chỉ chạy được một nửa tốc độ là kẹt chứ còn gì ông anh? Khái niệm
kẹt xe ở Mỹ không phải là kẹt cứng ngắt, đứng yên một chỗ như ở Việt
Nam, ông anh ơi!
Ở các xa lộ xuyên bang - Interstate - cứ 1 mile là có 1 call box dành
cho người đi đường gặp chuyện bất trắc có cái để gọi 911 không tốn
tiền.
Ai muốn hiểu sự vĩ đại của Hoa Kỳ thì hãy đi hết những xa lộ tiểu bang
và xa lộ liên bang trong toàn nước Mỹ. Ở các xa lộ xuyên bang -
Interstate - cứ 1 mile là có 1 call box dành cho người đi đường gặp
chuyện bất trắc có cái để gọi 911 không tốn tiền. Khi công nghệ viễn
thông không dây và Ipad và Iphone của Steve Jobs ra đời chính phủ Mỹ
đang lo dự án nhổ bỏ toàn bộ các cây điện thoại công cộng này. Nhưng
trên free way và interstate Highway cứ 40miles lại có 1 rest area - nhà
đi giải quyết những gì tồn đọng cho khách lữ hành. Nhiều Rest Areas này
lại còn có cả phòng tắm đứng nữa để những chàng tài xế xe tải đường
trường ghé nghỉ/ngủ.
Nhưng vấn đề ở cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ không chỉ là hệ thống xa lộ tiểu
bang và xuyên bang. Nó còn là quy hoạch đô thị. Nói chuyện với một
chuyên gia chuyên đầu tư bất động sản thì mới rõ, ở California, xin giấy
phép xây dựng một căn nhà phải mất thời gian trung bình 8 tháng. Nhưng
xin xây dựng từ 2 căn nhà trở lên tại một khu nhà ở thì phải mất thời
gian trung bình 4 năm, dù 2 căn hay 30 căn cũng chừng ấy thời gian. Vì
sao? Vì phải làm dự án điện, nước, cống rảnh, đường xá, v.v... cho phù
hợp với thành phố mà anh muốn xây nhà trình lên chính phủ thành phố. Sau
khi chính phủ phê duyệt, chính phủ sẽ trình với dân chúng trong thành
phố, có những đại diện thành phố góp ý kiến, bảo sửa chỗ này, di dời chỗ
kia, không được chặt cây này, phải trồng cây mới, diện tích dành cho
sân vườn, cây cảnh, gần chợ siêu thị, trường học cho trẻ em, bệnh viện
cho mọi người, v.v... phải đúng với tiêu chuẩn. Sau đó nhà đầu tư mang
hồ sơ về chỉnh sửa theo ý dân và ý của chính quyền thì hồ sơ mới được
thông qua.
Cổng vào phía Tây khu Bel Air trên đại lộ Sunset - khu của giới
thượng lưu trong đồi Beverly Hills. Hai bên là 2 cổng gác an ninh có
camera quan sát và ghi hình cho khu Bel Air
Cái văn hóa duy lý của Hoa Kỳ quan niệm nhà ở là nơi để nghỉ dưỡng, và
phục hồi sức lao động sau những giờ làm việc cực nhọc. Đó là sự khác
biệt lớn với văn hóa duy tình xứ Á Đông, nhà ở cũng là nơi mua bán làm
ra lợi nhuận.
Nhà ở Hoa Kỳ đắt rẻ tùy theo thành phố, đường phố yên tỉnh hay náo
nhiệt. Thành phố có giá trị tùy theo trường học, bệnh viện, siêu thị, và
tầng lớp dân chúng cư ngụ. Khu vực nhà ở luôn đắt tiền và an toàn nhất ở
mọi tiểu bang của Hoa Kỳ là khu làng của những trường đại học. Trường
đại học càng lớn và danh tiếng thì thành phố ở đó nhà cửa cũng đắt đỏ
theo.
Nhà ở chỉ dùng để ở, không được dùng để kinh doanh và làm ăn. Nhà càng
đắt khi càng yên tỉnh, vì nhà nào cũng ở mặt tiền đường nội địa. Nên
càng ở mặt tiền đường càng lớn thì nhà có giá càng rẻ, do ồn ào có nhiều
xe chạy qua. Nhà ở khu vực có nhiều giống dân có tầng lớp thấp thì càng
mất giá.
Một căn biệt thự ở khu Bel Air thuộc Beverly Hills, với con đường
quanh co nhỏ hẹp ở phía trước trị giá 12.5 triệu đô la thời giá 2006, mà
nó có chủ nhân là diễn viên Sharon Stone trong phim Bản Năng Gốc -
Basic Instinct.
Nhà ở góc ngã tư đường thì rẻ hơn nhà ở giữa đường. Ngược lại thuê hoặc
mua một căn khu buôn bán góc ngã tư đường thì đắt hơn khu buôn bán ở
giữa đường.
Cũng một câu chuyện vui khác, khi trên đường rong rủi, anh bạn đưa chúng tôi đi thăm khu trung tâm phố Beverly Hills dành cho dân trọc phú điện ảnh Hollywood, nói rằng, khu Bel Air đường rất hẹp, chỉ 2 làn xe đủ để 2 xe đi ngược chiều nhau, nhưng đắt nhất và quý phái nhất của Beverly Hiils. Quả thật, vào Bel Air đường thì hẹp, lại quanh co khúc khuỷu, nhưng nhà thì cây cối um tùm, kín cổng cao tường, ở trên, hoặc trong những quả đồi nho nhỏ, chỉ nghe thấy tiếng chim hót và một không khí yên bình. Đâu đó, có những nhân viên an ninh được thuê từ các hãng tư nhân đứng gác trên đường, hoặc bên trong những tòa nhà ở Beverly Hills hoặc của Bel Air.
Cũng một câu chuyện vui khác, khi trên đường rong rủi, anh bạn đưa chúng tôi đi thăm khu trung tâm phố Beverly Hills dành cho dân trọc phú điện ảnh Hollywood, nói rằng, khu Bel Air đường rất hẹp, chỉ 2 làn xe đủ để 2 xe đi ngược chiều nhau, nhưng đắt nhất và quý phái nhất của Beverly Hiils. Quả thật, vào Bel Air đường thì hẹp, lại quanh co khúc khuỷu, nhưng nhà thì cây cối um tùm, kín cổng cao tường, ở trên, hoặc trong những quả đồi nho nhỏ, chỉ nghe thấy tiếng chim hót và một không khí yên bình. Đâu đó, có những nhân viên an ninh được thuê từ các hãng tư nhân đứng gác trên đường, hoặc bên trong những tòa nhà ở Beverly Hills hoặc của Bel Air.
Do quy hoạch cho cơ sở hạ tầng tốt, nên khu làm ăn buôn bán riêng biệt
với khu nhà ở. Hầu hết những khu nhà làm ăn buôn bán là do các tập đoàn
lớn mua và xây dựng, rồi cho thuê người khác kinh doanh, hoặc làm văn
phòng đại diện. Một số khu là sở hữu chủ của những người sinh cơ lập
nghiệp ở địa phương ngay từ đầu khu phố còn đất trống. Đại lộ Hollywood
là một con đường nhỏ, với quy hoạch cho trung tâm điện ảnh. Khu Phúc Lộc
Thọ ở phố Bolsa là trung tâm mua bán của người Việt tại thành phố
Wesminster thuộc Quận Cam, v.v... Song những khu nhà ở thì tách biệt
hoàn toàn với những khu thị tứ như thế này.
Kết
Cái văn hóa duy lý đến tận cùng đã làm nên Hoa Kỳ có một sự khác biệt
trong quy hoạch cơ sở hạ tầng xã hội. Và cũng chính cái văn hóa duy lý
này cũng làm nên một nền giáo dục khác biệt, luôn đi đầu trong xét tuyển
nhân tài cho việc dạy, việc học và làm việc. Nền văn hóa đó đã đẩy Hoa
Kỳ trở thành siêu cường số 1 toàn cầu từ 70 năm qua, mà có lẽ trong một
thế kỷ tới chưa có bất kỳ quốc gia nào có thể soán ngôi được Hoa Kỳ. Đó
là điều mà các quốc gia có thân phận nhược tiểu cần phải suy nghĩ cho
một tương lai sáng lạn, chứ không phải bằng những câu khẩu hiệu hứa hảo
của các chính khách dối trời, lừa dân.
Asia Clinic, 15h06' Chúa nhựt, 23/02/2014
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/02/ky-su-hoa-ky-2-su-khac-biet-cua-hoa-ky.html
BS Hồ Hải
http://bshohai.blogspot.com/2014/02/ky-su-hoa-ky-2-su-khac-biet-cua-hoa-ky.html