Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Kẻ địch lớn nhất của Nga không phải Mỹ hay NATO, mà là...
Theo chuyên gia Michael Kofman, có một nguyên nhân khiến số lượng tàu chiến Nga bị thiệt hại còn nhiều hơn mức độ tổn thất do bất cứ kẻ địch nào của họ gây ra.
Cái bóng thời Liên Xô
Mặc dù trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô
đã xây dựng một hạm đội tàu chiến mặt nước quy mô lớn để thách thức sự
thống trị của Hải quân Mỹ trên đại dương. Tuy nhiên, hạm đội hùng mạnh,
một thời có tất cả giờ đã không còn nữa.
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Liên Xô đã bị tháo dỡ làm phế liệu, bán đi hoặc nằm gỉ sét tại cầu cảng từ năm 1991. Vì thế, lực lượng tàu chiến mặt nước của Nga ngày nay chỉ là cái bóng mờ nhạt của đội quân viễn dương mà Đô đốc Sergey Gorshkov đã "vẽ" ra trước đây.
Mối đe dọa lớn nhất của Nga không phải Mỹ hay NATO, mà là ngành công nghiệp đóng tàu hỗn loạn và công tác bảo dưỡng yếu kém. Trên thực tế, số tàu chiến Nga bị thiệt hại do các vụ cháy tại xưởng đóng còn nhiều hơn mức độ tổn thất do bất cứ kẻ địch nào của họ gây ra.
"Về cơ bản, chúng ta ghi nhận sự biến mất của lực lượng hải quân nước xanh (blue water navy - hải quân viễn dương) của Liên Xô và sự chuyển đổi sang "hải quân nước lục" - Michael Kofman, chuyên gia nghiên cứu về quân đội Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân nói.
(Hải quân nước lục - green water navy - là khái niệm không chính thức để chỉ những lực lượng hải quân hoạt động trong vùng biển ven bờ của quốc gia mình, nhưng có thể vươn ra các vùng biển xa lân cận. Hải quân nước lục có những tàu chiến biển xa, nhưng đồng thời vẫn dựa nhiều vào các lực lượng ven bờ để bảo vệ vùng biển của mình).
Hạm đội tàu mặt nước của Nga hiện nay vẫn duy trì nhiệm vụ truyền thống của Liên Xô là bảo vệ lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, vận chuyển binh sĩ và thiết bị quân sự tới các khu vực phòng thủ nội địa và ngoại vi nước Nga.
Lực lượng này tập trung vào 2 vai trò cốt lõi: Thực tế và Biểu tượng. Nói rõ hơn là một mặt thực hiện nhiệm vụ chống tiếp cận, mặt khác trở thành biểu tượng uy tín cho sức mạnh hải quân vĩ đại của Nga.
Theo ông Kofman, những con tàu cỡ lớn được dùng để thể hiện vị thế. "Đó là lý do Nga đổ nhiều tiền của như vậy để duy trì các tàu tuần dương lớp Kirov" - ông Kofman nói.
"Lý do lớn nhất khiến Nga chi nhiều tiền như thế này vào lực lượng hải quân là để trở thành siêu cường. Lực lượng hải quân mang lại vị thế và cho phép họ triển khai sức mạnh bên ngoài khu vực. Thậm chí nếu khả năng đó còn hạn chế và chủ yếu để "trình diễn" thì nó vẫn khá hiệu quả trong việc cho các bên khác thấy họ không đơn thuần là một 'diễn viên ao làng'".
Nga đang đầu tư khoản tiền rất lớn để nâng cấp các tàu Đề án 1144 lớp Kirov với những hệ thống vũ khí mới nhất, trong đó có tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Oniks và phiên bản trên hạm của hệ thống phòng không S-400.
Chương trình nâng cấp đắt đỏ, với chi phí tới 2,1 tỷ USD mỗi tàu sẽ biến các tàu Đô đốc Nakhimov và Pyotr Velikiy thành những "khu trục hạm ngôi sao", dùng để trình diễn sức mạnh và phô trương thanh thế của Nga trên toàn cầu.
Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov được nâng cấp tại nhà máy đóng tàu Sevmash
Không
giống như Hải quân Mỹ, Hải quân Nga phải trang bị nhiều vũ khí cho các
tàu chiến cỡ lớn như lớp Kirov hoặc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov bởi hạm
đội tàu mặt nước của họ không có đủ thiết bị để hộ tống an toàn các tàu
này.
Các tàu chiến Nga thường di chuyển theo cặp, hộ tống chúng là 1 tàu chở dầu và 1 tàu kéo. Theo ông Kofman, Hải quân Nga không bao giờ đi ra ngoài mà không có tàu kéo, để phòng trường hợp một chiếc tàu nào đó "chìm nghỉm".
"Điều đó nói lên nhiều thứ" - ông Kofman nói.
Ngoài các tàu trên thì Nga hầu như đang từ bỏ thói quen đóng tàu tuần dương và tàu khu trục cỡ lớn như thời Liên Xô. Tàu khu trục hạt nhân đa nhiệm 18.000 tấn lớp Lider, thậm chí nếu được hạ thủy vào năm tới đúng như kế hoạch, thì cũng phải mất tới vài năm mới hoàn thiện nổi.
Tuy nhiên, còn có một khả năng không hề nhỏ là nó sẽ không bao giờ được chế tạo.
"Đó là giấc mơ tương lai" - ông Kofman nhận định.
Chuyển hướng nhưng không mấy suôn sẻ
Thay vì tàu tuần dương và tàu khu trục, Nga đang tập trung đóng các khinh hạm và tàu hộ tống cỡ nhỏ nhưng mạnh hơn nhiều và được vũ trang hạng nặng.
Moscow hiện đang thi công 2 lớp khinh hạm - Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Grigorovich, với lượng giãn nước chưa đầy 5.000 tấn. Khác với những "người tiền nhiệm" thời Liên Xô, các con tàu đa nhiệm này có "nắm đấm" vô cùng uy lực.
Tuy nhiên, vấn đề đối với Hải quân Nga là các động cơ turbine khí do nhà máy Zorya-Mashproekt tại Ukraine chế tạo.
"Chương trình khinh hạm (của Nga) đã rối tung lên vì các động cơ Ukraine", ông Kofman nói, "Tình trạng trì hoãn có thể kéo dài ít nhất 5 năm".
Xét trên phương diện tích cực, Nga đã học được cách bảo dưỡng và đại tu động cơ Ukraine trên các tàu chiến của họ hiện nay. Song, ông Kofman cho rằng giải pháp tối ưu đối với Moscow là thuê các kỹ sư Ukraine sẵn lòng làm việc tại Nga, với số lượng càng nhiều càng tốt.
Nga vẫn chưa đủ khả năng phát triển động cơ turbine khí nội địa để thay thế loại động cơ đang trang bị cho hạm đội của họ. Moscow đang xem xét khả năng mua động cơ do Trung Quốc chế tạo (dựa trên động cơ của hãng MTU - Đức và những thành quả Trung Quốc thừa hưởng từ mối quan hệ hợp tác sâu rộng với Ukraine trong lĩnh vực này).
Ngoài khinh hạm, phần lớn công tác xây dựng hạm đội tàu mặt nước của Nga tập trung vào các tàu hộ tống. Chúng rất nhỏ nhưng "có võ".
Không giống nhiều tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Mỹ (ví dụ tàu tác chiến cận bờ - LCS), tàu hộ tống của Nga, với lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, được trang bị tên lửa hành trình tầm xa và tấn công mặt đất (như đội tàu Caspian đã trình diễn tại Syria).
Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt IS hồi tháng 10/2015
Hiện Nga có 2 lớp tàu hộ tống chủ lực, đó là Steregushchy và Buyan-M.
"Trước mắt chúng ta là một lực lượng hải quân nước lục, các tàu chiến nhỏ không được thiết kế để duy trì hoạt động trên đại dương xa xôi nhưng chúng sẽ được trang bị loại tên lửa đáng sợ Kalibr" - ông Kofman nói.
Tàu tên lửa Grad Sviyazhsk (lớp Buyan-M).
Ngành công nghiệp đóng tàu tồi tệ nhất
Tuy
nhiên, Hải quân Nga đang vướng phải một vấn đề, đó là họ mới đóng một
lớp tàu chiến với số lượng nhỏ nhưng đã vội chuyển sang lớp tàu mới.
Điều đó dẫn tới những "ác mộng" trong khâu hậu cần để duy trì chúng.
Một ví dụ điển hình là tàu đổ bộ tăng lớp Ivan Gren. Chúng có kích cỡ lớn và nhiều khả năng, song Nga chỉ đóng đúng 2 tàu lớp này mặc dù họ đang cần thay thế hạm đội tàu đổ bộ đã già cỗi.
Theo ông Kofman, có rất nhiều lớp tàu mà Nga đã và đang tiếp tục chỉ đóng theo cặp.
Vấn đề cơ bản mà Nga đang đối mặt là nhiều nhà máy đóng tàu của nước này - ngoại trừ các cơ sở tham gia chế tạo tàu ngầm - thì hoàn toàn là "thảm họa".
Đã có nhiều trường hợp tàu chiến được đặt đóng chỉ để duy trì hoạt động cho một nhà máy hoặc vì lý do bảo trợ chính trị.
"Ngành công nghiệp đóng tàu Nga tồi nhất trong số các ngành công nghiệp quốc phòng của nước này", ông Kofman nói, đề cập rằng tình trạng trì hoãn, trục trặc kỹ thuật thường xuyên xảy ra.
Vụ cháy tại nhà máy đóng tàu Sredne-Nevsk, nơi thi công tàu quét mìn Georgiy Kurbatov hồi tháng 6 năm nay.
Ngoài kiểm soát chất lượng, Nga còn gặp phải một vấn đề (thuộc hàng cơ bản nhất và đáng ra dễ dàng giải quyết được), đó là: "Cháy"!!!.
Số tàu chiến Nga bị thiệt hại do hỏa hoạn còn nhiều hơn thiệt hại do bất cứ nguyên nhân nào khác.
Trong tháng 6, một tàu quét mìn tiên tiến mới toanh của Nga đã bốc cháy tại xưởng đóng tàu trong quá trình chế tạo. Mặc dù Moscow tuyên bố con tàu có thể sửa chữa được và bàn giao đúng thời hạn nhưng ông Kofman cho rằng điều này rất khó xảy ra.
Một vụ hỏa hoạn khác diễn ra vào tháng 11/2014 tại Sevastopol đã phá hủy tàu tuần dương Kerch, lớp Kara - con tàu được nhiều người xem là niềm tự hào của Hạm đội Biển Đen.
Khói bốc lên từ tàu tuần dương Kerch tại Sevastopol tháng 11/2014
"Kẻ địch lớn nhất của Hải quân Nga không phải NATO, mà là đội ngũ bảo dưỡng và sửa chữa tàu của họ" - ông Kofman nói.
Song cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù hạm đội tàu mặt nước của Nga chỉ là cái bóng của thời Liên Xô nhưng nó thực sự đã mang lại cho Kremlin năng lực chiến đấu đáng kể, nếu xét tới những hạn chế và điều kiện trang thiết bị của nước này.
Có thể hạm đội của Nga không bao giờ đạt được khả năng như Liên Xô trước đây, song họ sẽ dùng các tàu chiến kích cỡ nhỏ hơn nhưng mạnh hơn và ứng dụng công nghệ để tạo nên sự khác biệt về chất lượng.
Các loại vũ khí mới như tên lửa hành trình Kalibr cho phép hạm đội Nga ngắm bắn các mục tiêu của phương Tây từ khoảng cách xa. Theo quan điểm của Điện Kremlin thì điều này rất "đáng đồng tiền bát gạo".
"Thẳng thắn mà nói, hạm đội tàu chiến mặt nước làm được rất nhiều thứ dù hầu như không phải rời khỏi cảng", ông Kofman nói, "chúng đã có tên lửa tăng tầm để tấn công các mục tiêu mặt đất và tàu chiến (đối phương) ở khoảng cách khá xa".Nguyễn Đắc Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Kẻ địch lớn nhất của Nga không phải Mỹ hay NATO, mà là...
Theo chuyên gia Michael Kofman, có một nguyên nhân khiến số lượng tàu chiến Nga bị thiệt hại còn nhiều hơn mức độ tổn thất do bất cứ kẻ địch nào của họ gây ra.
Cái bóng thời Liên Xô
Mặc dù trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô
đã xây dựng một hạm đội tàu chiến mặt nước quy mô lớn để thách thức sự
thống trị của Hải quân Mỹ trên đại dương. Tuy nhiên, hạm đội hùng mạnh,
một thời có tất cả giờ đã không còn nữa.
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Liên Xô đã bị tháo dỡ làm phế liệu, bán đi hoặc nằm gỉ sét tại cầu cảng từ năm 1991. Vì thế, lực lượng tàu chiến mặt nước của Nga ngày nay chỉ là cái bóng mờ nhạt của đội quân viễn dương mà Đô đốc Sergey Gorshkov đã "vẽ" ra trước đây.
Mối đe dọa lớn nhất của Nga không phải Mỹ hay NATO, mà là ngành công nghiệp đóng tàu hỗn loạn và công tác bảo dưỡng yếu kém. Trên thực tế, số tàu chiến Nga bị thiệt hại do các vụ cháy tại xưởng đóng còn nhiều hơn mức độ tổn thất do bất cứ kẻ địch nào của họ gây ra.
"Về cơ bản, chúng ta ghi nhận sự biến mất của lực lượng hải quân nước xanh (blue water navy - hải quân viễn dương) của Liên Xô và sự chuyển đổi sang "hải quân nước lục" - Michael Kofman, chuyên gia nghiên cứu về quân đội Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân nói.
(Hải quân nước lục - green water navy - là khái niệm không chính thức để chỉ những lực lượng hải quân hoạt động trong vùng biển ven bờ của quốc gia mình, nhưng có thể vươn ra các vùng biển xa lân cận. Hải quân nước lục có những tàu chiến biển xa, nhưng đồng thời vẫn dựa nhiều vào các lực lượng ven bờ để bảo vệ vùng biển của mình).
Hạm đội tàu mặt nước của Nga hiện nay vẫn duy trì nhiệm vụ truyền thống của Liên Xô là bảo vệ lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, vận chuyển binh sĩ và thiết bị quân sự tới các khu vực phòng thủ nội địa và ngoại vi nước Nga.
Lực lượng này tập trung vào 2 vai trò cốt lõi: Thực tế và Biểu tượng. Nói rõ hơn là một mặt thực hiện nhiệm vụ chống tiếp cận, mặt khác trở thành biểu tượng uy tín cho sức mạnh hải quân vĩ đại của Nga.
Theo ông Kofman, những con tàu cỡ lớn được dùng để thể hiện vị thế. "Đó là lý do Nga đổ nhiều tiền của như vậy để duy trì các tàu tuần dương lớp Kirov" - ông Kofman nói.
"Lý do lớn nhất khiến Nga chi nhiều tiền như thế này vào lực lượng hải quân là để trở thành siêu cường. Lực lượng hải quân mang lại vị thế và cho phép họ triển khai sức mạnh bên ngoài khu vực. Thậm chí nếu khả năng đó còn hạn chế và chủ yếu để "trình diễn" thì nó vẫn khá hiệu quả trong việc cho các bên khác thấy họ không đơn thuần là một 'diễn viên ao làng'".
Nga đang đầu tư khoản tiền rất lớn để nâng cấp các tàu Đề án 1144 lớp Kirov với những hệ thống vũ khí mới nhất, trong đó có tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Oniks và phiên bản trên hạm của hệ thống phòng không S-400.
Chương trình nâng cấp đắt đỏ, với chi phí tới 2,1 tỷ USD mỗi tàu sẽ biến các tàu Đô đốc Nakhimov và Pyotr Velikiy thành những "khu trục hạm ngôi sao", dùng để trình diễn sức mạnh và phô trương thanh thế của Nga trên toàn cầu.
Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov được nâng cấp tại nhà máy đóng tàu Sevmash
Không
giống như Hải quân Mỹ, Hải quân Nga phải trang bị nhiều vũ khí cho các
tàu chiến cỡ lớn như lớp Kirov hoặc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov bởi hạm
đội tàu mặt nước của họ không có đủ thiết bị để hộ tống an toàn các tàu
này.
Các tàu chiến Nga thường di chuyển theo cặp, hộ tống chúng là 1 tàu chở dầu và 1 tàu kéo. Theo ông Kofman, Hải quân Nga không bao giờ đi ra ngoài mà không có tàu kéo, để phòng trường hợp một chiếc tàu nào đó "chìm nghỉm".
"Điều đó nói lên nhiều thứ" - ông Kofman nói.
Ngoài các tàu trên thì Nga hầu như đang từ bỏ thói quen đóng tàu tuần dương và tàu khu trục cỡ lớn như thời Liên Xô. Tàu khu trục hạt nhân đa nhiệm 18.000 tấn lớp Lider, thậm chí nếu được hạ thủy vào năm tới đúng như kế hoạch, thì cũng phải mất tới vài năm mới hoàn thiện nổi.
Tuy nhiên, còn có một khả năng không hề nhỏ là nó sẽ không bao giờ được chế tạo.
"Đó là giấc mơ tương lai" - ông Kofman nhận định.
Chuyển hướng nhưng không mấy suôn sẻ
Thay vì tàu tuần dương và tàu khu trục, Nga đang tập trung đóng các khinh hạm và tàu hộ tống cỡ nhỏ nhưng mạnh hơn nhiều và được vũ trang hạng nặng.
Moscow hiện đang thi công 2 lớp khinh hạm - Đô đốc Gorshkov và Đô đốc Grigorovich, với lượng giãn nước chưa đầy 5.000 tấn. Khác với những "người tiền nhiệm" thời Liên Xô, các con tàu đa nhiệm này có "nắm đấm" vô cùng uy lực.
Tuy nhiên, vấn đề đối với Hải quân Nga là các động cơ turbine khí do nhà máy Zorya-Mashproekt tại Ukraine chế tạo.
"Chương trình khinh hạm (của Nga) đã rối tung lên vì các động cơ Ukraine", ông Kofman nói, "Tình trạng trì hoãn có thể kéo dài ít nhất 5 năm".
Xét trên phương diện tích cực, Nga đã học được cách bảo dưỡng và đại tu động cơ Ukraine trên các tàu chiến của họ hiện nay. Song, ông Kofman cho rằng giải pháp tối ưu đối với Moscow là thuê các kỹ sư Ukraine sẵn lòng làm việc tại Nga, với số lượng càng nhiều càng tốt.
Nga vẫn chưa đủ khả năng phát triển động cơ turbine khí nội địa để thay thế loại động cơ đang trang bị cho hạm đội của họ. Moscow đang xem xét khả năng mua động cơ do Trung Quốc chế tạo (dựa trên động cơ của hãng MTU - Đức và những thành quả Trung Quốc thừa hưởng từ mối quan hệ hợp tác sâu rộng với Ukraine trong lĩnh vực này).
Ngoài khinh hạm, phần lớn công tác xây dựng hạm đội tàu mặt nước của Nga tập trung vào các tàu hộ tống. Chúng rất nhỏ nhưng "có võ".
Không giống nhiều tàu chiến cỡ lớn của Hải quân Mỹ (ví dụ tàu tác chiến cận bờ - LCS), tàu hộ tống của Nga, với lượng giãn nước khoảng 2.000 tấn, được trang bị tên lửa hành trình tầm xa và tấn công mặt đất (như đội tàu Caspian đã trình diễn tại Syria).
Tàu chiến Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt IS hồi tháng 10/2015
Hiện Nga có 2 lớp tàu hộ tống chủ lực, đó là Steregushchy và Buyan-M.
"Trước mắt chúng ta là một lực lượng hải quân nước lục, các tàu chiến nhỏ không được thiết kế để duy trì hoạt động trên đại dương xa xôi nhưng chúng sẽ được trang bị loại tên lửa đáng sợ Kalibr" - ông Kofman nói.
Tàu tên lửa Grad Sviyazhsk (lớp Buyan-M).
Ngành công nghiệp đóng tàu tồi tệ nhất
Tuy
nhiên, Hải quân Nga đang vướng phải một vấn đề, đó là họ mới đóng một
lớp tàu chiến với số lượng nhỏ nhưng đã vội chuyển sang lớp tàu mới.
Điều đó dẫn tới những "ác mộng" trong khâu hậu cần để duy trì chúng.
Một ví dụ điển hình là tàu đổ bộ tăng lớp Ivan Gren. Chúng có kích cỡ lớn và nhiều khả năng, song Nga chỉ đóng đúng 2 tàu lớp này mặc dù họ đang cần thay thế hạm đội tàu đổ bộ đã già cỗi.
Theo ông Kofman, có rất nhiều lớp tàu mà Nga đã và đang tiếp tục chỉ đóng theo cặp.
Vấn đề cơ bản mà Nga đang đối mặt là nhiều nhà máy đóng tàu của nước này - ngoại trừ các cơ sở tham gia chế tạo tàu ngầm - thì hoàn toàn là "thảm họa".
Đã có nhiều trường hợp tàu chiến được đặt đóng chỉ để duy trì hoạt động cho một nhà máy hoặc vì lý do bảo trợ chính trị.
"Ngành công nghiệp đóng tàu Nga tồi nhất trong số các ngành công nghiệp quốc phòng của nước này", ông Kofman nói, đề cập rằng tình trạng trì hoãn, trục trặc kỹ thuật thường xuyên xảy ra.
Vụ cháy tại nhà máy đóng tàu Sredne-Nevsk, nơi thi công tàu quét mìn Georgiy Kurbatov hồi tháng 6 năm nay.
Ngoài kiểm soát chất lượng, Nga còn gặp phải một vấn đề (thuộc hàng cơ bản nhất và đáng ra dễ dàng giải quyết được), đó là: "Cháy"!!!.
Số tàu chiến Nga bị thiệt hại do hỏa hoạn còn nhiều hơn thiệt hại do bất cứ nguyên nhân nào khác.
Trong tháng 6, một tàu quét mìn tiên tiến mới toanh của Nga đã bốc cháy tại xưởng đóng tàu trong quá trình chế tạo. Mặc dù Moscow tuyên bố con tàu có thể sửa chữa được và bàn giao đúng thời hạn nhưng ông Kofman cho rằng điều này rất khó xảy ra.
Một vụ hỏa hoạn khác diễn ra vào tháng 11/2014 tại Sevastopol đã phá hủy tàu tuần dương Kerch, lớp Kara - con tàu được nhiều người xem là niềm tự hào của Hạm đội Biển Đen.
Khói bốc lên từ tàu tuần dương Kerch tại Sevastopol tháng 11/2014
"Kẻ địch lớn nhất của Hải quân Nga không phải NATO, mà là đội ngũ bảo dưỡng và sửa chữa tàu của họ" - ông Kofman nói.
Song cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù hạm đội tàu mặt nước của Nga chỉ là cái bóng của thời Liên Xô nhưng nó thực sự đã mang lại cho Kremlin năng lực chiến đấu đáng kể, nếu xét tới những hạn chế và điều kiện trang thiết bị của nước này.
Có thể hạm đội của Nga không bao giờ đạt được khả năng như Liên Xô trước đây, song họ sẽ dùng các tàu chiến kích cỡ nhỏ hơn nhưng mạnh hơn và ứng dụng công nghệ để tạo nên sự khác biệt về chất lượng.
Các loại vũ khí mới như tên lửa hành trình Kalibr cho phép hạm đội Nga ngắm bắn các mục tiêu của phương Tây từ khoảng cách xa. Theo quan điểm của Điện Kremlin thì điều này rất "đáng đồng tiền bát gạo".
"Thẳng thắn mà nói, hạm đội tàu chiến mặt nước làm được rất nhiều thứ dù hầu như không phải rời khỏi cảng", ông Kofman nói, "chúng đã có tên lửa tăng tầm để tấn công các mục tiêu mặt đất và tàu chiến (đối phương) ở khoảng cách khá xa".Nguyễn Đắc Song Phương chuyển