Tham Khảo
Kế hoạch di dời căn cứ Mỹ ở Okinawa gặp trở ngại
SEOUL — Kế hoạch di dời một căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật có thể gặp trở ngại với việc tái đắc cử của viên thị trưởng chống đối kế hoạch này. Các nhà phân tích chính trị cho rằng các chính khách địa phương và
Máy bay MC130 của quân đội Mỹ chuẩn bị đáp xuống căn cứ quân sự Futenma trên đảo Okinawa, tây nam Nhật Bản.
SEOUL — Kế hoạch di dời một căn cứ quân
sự Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật có thể gặp trở ngại với việc tái đắc cử
của viên thị trưởng chống đối kế hoạch này. Các nhà phân tích chính trị
cho rằng các chính khách địa phương và những nhân vật tranh đấu có ảnh
hưởng tới kế hoạch và gây phương hại co mối quan hệ Mỹ-Nhật. Từ trung
tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA tại Seoul, thông tín viên Daniel
Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Thị trưởng thành phố Nago, ông Susumu Inamine, nói rằng việc ông tái đắc cử ở thành phố miền bắc Okinawa này là một dấu hiệu rõ ràng cho mọi người thấy rằng cử tri không tán thành kế hoạch dời căn cứ hiện nay ở Futenma ở miền nam Okinawa tới thành phố Nago.
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng hồi tối chủ nhật, ông Inamine chẳng những phản đối kế hoạch dời căn cứ mà còn đòi đóng cửa căn cứ hiện nay ở Futenma.
Ông Inamine nói rằng dân chúng ở tỉnh này chống đối kế hoạch di dời và họ muốn bàn tới việc dời hẳn căn cứ của Mỹ ra khỏi đảo Okinawa hoặc ra khỏi nước Nhật. Ông nói thêm rằng chủ trương của ông là đóng cửa căn cứ Futenma ngay lập tức.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chật vật để điều đình về một địa điểm mới cho căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Futenma, là nơi dân cư đông đúc và bị nhiều người cho là tạo ra một gánh nặng quá lớn cho dân chúng địa phương.
Washington đã ca ngợi một sự đột phá hồi tháng 12, khi Tỉnh trưởng Okinawa cho phép sử dụng một vùng đất bồi ở Vịnh Henoko của thành phố Nago để làm căn cứ mới.
Thỏa thuận này đượcloan
báo vài ngày sau khi Thủ tướng Shinzo Abe cấp cho tỉnh Okinawa 300
triệu đô la viện trợ kinh tế trong vòng 8 năm. Những người chống đối căn
cứ nói rằng khoản tiền đó là tiền mua chuộc cho một viên tỉnh trưởng
vốn đã phản đối kế hoạch di dời từ nhiều năm nay.
Nhiều người dân ở Okinawa quan tâm về vấn đề tiếng ồn và sự gia tăng những hoạt động tội phạm vì có sự hiện diện của những căn cứ quân sự. Những người bảo vệ môi trường cũng lo ngại là việc xây dựng và những hoạt động của căn cứ Mỹ ở cảng Nago có thể ảnh hưởng tới nơi sinh cư của loại hải ngưu đang gặp nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu của Học viện Quốc tế Nhật Bản, nói rằng số phận của kế hoạch di dời đã trở nên không rõ ràng sau khi ông Inamine tái đắc cử.
"Rất khó để có thể biết được. Chúng tôi chưa biết chắc ông ấy có bao nhiêu quyền hạn để ngăn chận kế hoạch di đời. Và ngay cả trong trường hợp ông ấy có được một số quyền hạn, chính phủ vẫn có thể phủ quyết quyền hạn đó bằng cách thông qua một đạo luật."
Tuy nhiên, sự chống đối mạnh mẽ đối với căn cứ này làm cho Washington lâm vào một tình huống khó xử. Về việc này, ông Jeff Kingston, Giám đốc chương trình nghiên cứu Á châu của Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết như sau.
"Sự khó khăn thật sự ở Washington là họ không biết rõ việc xúc tiến kế hoạch di dời này có hợp lý hay không trong lúc gặp phải sự chống cự mạnh mẽ của dân chúng địa phương, và việc tôn trọng tiếng nói dân chủ của người dân ở Nago có thực sự phương hại tới quyền lợi của Mỹ ở Nhật Bản hay không."
Trong nhiều thập niên qua Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ra sức tìm kiếm một giải pháp đối với gánh nặng bất cân xứng của Okinawa khi phải tiếp nhận sự trú đóng quá đông đảo của các binh sĩ Hoa Kỳ.
Okinawa chỉ chiếm 1% lãnh thổ Nhật nhưng có sự hiện diện của phần lớn trong số 86.000 người Mỹ ở Nhật, gồm các binh sĩ, những người trong gia đình binh sĩ và nhân viên dân sự của quân đội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ dự trù dời 9.000 binh sĩ từ Okinawa đến đảo Guam ở Thái bình dương trong vòng một thập niên. Nhưng hàng vạn binh sĩ sẽ tiếp tục ở lại trong khuôn khổ của cam kết an ninh của Washington đối với nước Nhật.
Giáo sư Kotani cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa là vô cùng quan trọng và có được sự ủng hộ của hầu hết dân chúng Nhật Bản.
"Đặc biệt là khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra những thách thức khó khăn và những cơ hội. Chúng tôi cần có sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ ở Okinawa để ngăn không cho Trung Quốc thực hiện những hành động hung hăng."
Các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn, nếu kế hoạch di dời căn cứ Futenma không thực hiện được. Giáo sư Kingston cho rằng việc duy trì căn cứ này ở thành phố Ginowan là một “quả bom chính trị nổ chậm”.
"Vì vậy, giải pháp thay thế duy nhất đã được đề nghị và được nhiều người tin là hợp lý là hội nhập căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến vào căn cứ không quân lớn hơn của Mỹ tại Kadena. Cả ba thượng nghị sĩ McCain, Levin và Webb đều đề nghị chọn giải pháp đó. Nhưng giải pháp đó không có sự tán thành của Ngũ Giác Đài hoặc của không quân."
Quân đội Mỹ nói rằng việc dời căn cứ Futenma tới Căn cứ Không quân Kadena, cách đó chưa tới 10 cây số, chỉ là một cách thức tạm bợ chứ không giải quyết được vấn đề
VOA.
Thị trưởng thành phố Nago, ông Susumu Inamine, nói rằng việc ông tái đắc cử ở thành phố miền bắc Okinawa này là một dấu hiệu rõ ràng cho mọi người thấy rằng cử tri không tán thành kế hoạch dời căn cứ hiện nay ở Futenma ở miền nam Okinawa tới thành phố Nago.
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng hồi tối chủ nhật, ông Inamine chẳng những phản đối kế hoạch dời căn cứ mà còn đòi đóng cửa căn cứ hiện nay ở Futenma.
Ông Inamine nói rằng dân chúng ở tỉnh này chống đối kế hoạch di dời và họ muốn bàn tới việc dời hẳn căn cứ của Mỹ ra khỏi đảo Okinawa hoặc ra khỏi nước Nhật. Ông nói thêm rằng chủ trương của ông là đóng cửa căn cứ Futenma ngay lập tức.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chật vật để điều đình về một địa điểm mới cho căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Futenma, là nơi dân cư đông đúc và bị nhiều người cho là tạo ra một gánh nặng quá lớn cho dân chúng địa phương.
Washington đã ca ngợi một sự đột phá hồi tháng 12, khi Tỉnh trưởng Okinawa cho phép sử dụng một vùng đất bồi ở Vịnh Henoko của thành phố Nago để làm căn cứ mới.
Thỏa thuận này được
Nhiều người dân ở Okinawa quan tâm về vấn đề tiếng ồn và sự gia tăng những hoạt động tội phạm vì có sự hiện diện của những căn cứ quân sự. Những người bảo vệ môi trường cũng lo ngại là việc xây dựng và những hoạt động của căn cứ Mỹ ở cảng Nago có thể ảnh hưởng tới nơi sinh cư của loại hải ngưu đang gặp nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu của Học viện Quốc tế Nhật Bản, nói rằng số phận của kế hoạch di dời đã trở nên không rõ ràng sau khi ông Inamine tái đắc cử.
"Rất khó để có thể biết được. Chúng tôi chưa biết chắc ông ấy có bao nhiêu quyền hạn để ngăn chận kế hoạch di đời. Và ngay cả trong trường hợp ông ấy có được một số quyền hạn, chính phủ vẫn có thể phủ quyết quyền hạn đó bằng cách thông qua một đạo luật."
Tuy nhiên, sự chống đối mạnh mẽ đối với căn cứ này làm cho Washington lâm vào một tình huống khó xử. Về việc này, ông Jeff Kingston, Giám đốc chương trình nghiên cứu Á châu của Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết như sau.
"Sự khó khăn thật sự ở Washington là họ không biết rõ việc xúc tiến kế hoạch di dời này có hợp lý hay không trong lúc gặp phải sự chống cự mạnh mẽ của dân chúng địa phương, và việc tôn trọng tiếng nói dân chủ của người dân ở Nago có thực sự phương hại tới quyền lợi của Mỹ ở Nhật Bản hay không."
Trong nhiều thập niên qua Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ra sức tìm kiếm một giải pháp đối với gánh nặng bất cân xứng của Okinawa khi phải tiếp nhận sự trú đóng quá đông đảo của các binh sĩ Hoa Kỳ.
Okinawa chỉ chiếm 1% lãnh thổ Nhật nhưng có sự hiện diện của phần lớn trong số 86.000 người Mỹ ở Nhật, gồm các binh sĩ, những người trong gia đình binh sĩ và nhân viên dân sự của quân đội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ dự trù dời 9.000 binh sĩ từ Okinawa đến đảo Guam ở Thái bình dương trong vòng một thập niên. Nhưng hàng vạn binh sĩ sẽ tiếp tục ở lại trong khuôn khổ của cam kết an ninh của Washington đối với nước Nhật.
Giáo sư Kotani cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa là vô cùng quan trọng và có được sự ủng hộ của hầu hết dân chúng Nhật Bản.
"Đặc biệt là khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra những thách thức khó khăn và những cơ hội. Chúng tôi cần có sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ ở Okinawa để ngăn không cho Trung Quốc thực hiện những hành động hung hăng."
Các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn, nếu kế hoạch di dời căn cứ Futenma không thực hiện được. Giáo sư Kingston cho rằng việc duy trì căn cứ này ở thành phố Ginowan là một “quả bom chính trị nổ chậm”.
"Vì vậy, giải pháp thay thế duy nhất đã được đề nghị và được nhiều người tin là hợp lý là hội nhập căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến vào căn cứ không quân lớn hơn của Mỹ tại Kadena. Cả ba thượng nghị sĩ McCain, Levin và Webb đều đề nghị chọn giải pháp đó. Nhưng giải pháp đó không có sự tán thành của Ngũ Giác Đài hoặc của không quân."
Quân đội Mỹ nói rằng việc dời căn cứ Futenma tới Căn cứ Không quân Kadena, cách đó chưa tới 10 cây số, chỉ là một cách thức tạm bợ chứ không giải quyết được vấn đề
VOA.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kế hoạch di dời căn cứ Mỹ ở Okinawa gặp trở ngại
SEOUL — Kế hoạch di dời một căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật có thể gặp trở ngại với việc tái đắc cử của viên thị trưởng chống đối kế hoạch này. Các nhà phân tích chính trị cho rằng các chính khách địa phương và
Máy bay MC130 của quân đội Mỹ chuẩn bị đáp xuống căn cứ quân sự Futenma trên đảo Okinawa, tây nam Nhật Bản.
SEOUL — Kế hoạch di dời một căn cứ quân
sự Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật có thể gặp trở ngại với việc tái đắc cử
của viên thị trưởng chống đối kế hoạch này. Các nhà phân tích chính trị
cho rằng các chính khách địa phương và những nhân vật tranh đấu có ảnh
hưởng tới kế hoạch và gây phương hại co mối quan hệ Mỹ-Nhật. Từ trung
tâm tin tức Đông Bắc Á của đài VOA tại Seoul, thông tín viên Daniel
Schearf gởi về bài tường thuật sau đây.
Thị trưởng thành phố Nago, ông Susumu Inamine, nói rằng việc ông tái đắc cử ở thành phố miền bắc Okinawa này là một dấu hiệu rõ ràng cho mọi người thấy rằng cử tri không tán thành kế hoạch dời căn cứ hiện nay ở Futenma ở miền nam Okinawa tới thành phố Nago.
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng hồi tối chủ nhật, ông Inamine chẳng những phản đối kế hoạch dời căn cứ mà còn đòi đóng cửa căn cứ hiện nay ở Futenma.
Ông Inamine nói rằng dân chúng ở tỉnh này chống đối kế hoạch di dời và họ muốn bàn tới việc dời hẳn căn cứ của Mỹ ra khỏi đảo Okinawa hoặc ra khỏi nước Nhật. Ông nói thêm rằng chủ trương của ông là đóng cửa căn cứ Futenma ngay lập tức.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chật vật để điều đình về một địa điểm mới cho căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Futenma, là nơi dân cư đông đúc và bị nhiều người cho là tạo ra một gánh nặng quá lớn cho dân chúng địa phương.
Washington đã ca ngợi một sự đột phá hồi tháng 12, khi Tỉnh trưởng Okinawa cho phép sử dụng một vùng đất bồi ở Vịnh Henoko của thành phố Nago để làm căn cứ mới.
Thỏa thuận này đượcloan
báo vài ngày sau khi Thủ tướng Shinzo Abe cấp cho tỉnh Okinawa 300
triệu đô la viện trợ kinh tế trong vòng 8 năm. Những người chống đối căn
cứ nói rằng khoản tiền đó là tiền mua chuộc cho một viên tỉnh trưởng
vốn đã phản đối kế hoạch di dời từ nhiều năm nay.
Nhiều người dân ở Okinawa quan tâm về vấn đề tiếng ồn và sự gia tăng những hoạt động tội phạm vì có sự hiện diện của những căn cứ quân sự. Những người bảo vệ môi trường cũng lo ngại là việc xây dựng và những hoạt động của căn cứ Mỹ ở cảng Nago có thể ảnh hưởng tới nơi sinh cư của loại hải ngưu đang gặp nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu của Học viện Quốc tế Nhật Bản, nói rằng số phận của kế hoạch di dời đã trở nên không rõ ràng sau khi ông Inamine tái đắc cử.
"Rất khó để có thể biết được. Chúng tôi chưa biết chắc ông ấy có bao nhiêu quyền hạn để ngăn chận kế hoạch di đời. Và ngay cả trong trường hợp ông ấy có được một số quyền hạn, chính phủ vẫn có thể phủ quyết quyền hạn đó bằng cách thông qua một đạo luật."
Tuy nhiên, sự chống đối mạnh mẽ đối với căn cứ này làm cho Washington lâm vào một tình huống khó xử. Về việc này, ông Jeff Kingston, Giám đốc chương trình nghiên cứu Á châu của Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết như sau.
"Sự khó khăn thật sự ở Washington là họ không biết rõ việc xúc tiến kế hoạch di dời này có hợp lý hay không trong lúc gặp phải sự chống cự mạnh mẽ của dân chúng địa phương, và việc tôn trọng tiếng nói dân chủ của người dân ở Nago có thực sự phương hại tới quyền lợi của Mỹ ở Nhật Bản hay không."
Trong nhiều thập niên qua Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ra sức tìm kiếm một giải pháp đối với gánh nặng bất cân xứng của Okinawa khi phải tiếp nhận sự trú đóng quá đông đảo của các binh sĩ Hoa Kỳ.
Okinawa chỉ chiếm 1% lãnh thổ Nhật nhưng có sự hiện diện của phần lớn trong số 86.000 người Mỹ ở Nhật, gồm các binh sĩ, những người trong gia đình binh sĩ và nhân viên dân sự của quân đội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ dự trù dời 9.000 binh sĩ từ Okinawa đến đảo Guam ở Thái bình dương trong vòng một thập niên. Nhưng hàng vạn binh sĩ sẽ tiếp tục ở lại trong khuôn khổ của cam kết an ninh của Washington đối với nước Nhật.
Giáo sư Kotani cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa là vô cùng quan trọng và có được sự ủng hộ của hầu hết dân chúng Nhật Bản.
"Đặc biệt là khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra những thách thức khó khăn và những cơ hội. Chúng tôi cần có sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ ở Okinawa để ngăn không cho Trung Quốc thực hiện những hành động hung hăng."
Các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn, nếu kế hoạch di dời căn cứ Futenma không thực hiện được. Giáo sư Kingston cho rằng việc duy trì căn cứ này ở thành phố Ginowan là một “quả bom chính trị nổ chậm”.
"Vì vậy, giải pháp thay thế duy nhất đã được đề nghị và được nhiều người tin là hợp lý là hội nhập căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến vào căn cứ không quân lớn hơn của Mỹ tại Kadena. Cả ba thượng nghị sĩ McCain, Levin và Webb đều đề nghị chọn giải pháp đó. Nhưng giải pháp đó không có sự tán thành của Ngũ Giác Đài hoặc của không quân."
Quân đội Mỹ nói rằng việc dời căn cứ Futenma tới Căn cứ Không quân Kadena, cách đó chưa tới 10 cây số, chỉ là một cách thức tạm bợ chứ không giải quyết được vấn đề
VOA.
Thị trưởng thành phố Nago, ông Susumu Inamine, nói rằng việc ông tái đắc cử ở thành phố miền bắc Okinawa này là một dấu hiệu rõ ràng cho mọi người thấy rằng cử tri không tán thành kế hoạch dời căn cứ hiện nay ở Futenma ở miền nam Okinawa tới thành phố Nago.
Trong bài diễn văn mừng chiến thắng hồi tối chủ nhật, ông Inamine chẳng những phản đối kế hoạch dời căn cứ mà còn đòi đóng cửa căn cứ hiện nay ở Futenma.
Ông Inamine nói rằng dân chúng ở tỉnh này chống đối kế hoạch di dời và họ muốn bàn tới việc dời hẳn căn cứ của Mỹ ra khỏi đảo Okinawa hoặc ra khỏi nước Nhật. Ông nói thêm rằng chủ trương của ông là đóng cửa căn cứ Futenma ngay lập tức.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chật vật để điều đình về một địa điểm mới cho căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Futenma, là nơi dân cư đông đúc và bị nhiều người cho là tạo ra một gánh nặng quá lớn cho dân chúng địa phương.
Washington đã ca ngợi một sự đột phá hồi tháng 12, khi Tỉnh trưởng Okinawa cho phép sử dụng một vùng đất bồi ở Vịnh Henoko của thành phố Nago để làm căn cứ mới.
Thỏa thuận này được
Nhiều người dân ở Okinawa quan tâm về vấn đề tiếng ồn và sự gia tăng những hoạt động tội phạm vì có sự hiện diện của những căn cứ quân sự. Những người bảo vệ môi trường cũng lo ngại là việc xây dựng và những hoạt động của căn cứ Mỹ ở cảng Nago có thể ảnh hưởng tới nơi sinh cư của loại hải ngưu đang gặp nguy cơ tuyệt chủng.
Ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu của Học viện Quốc tế Nhật Bản, nói rằng số phận của kế hoạch di dời đã trở nên không rõ ràng sau khi ông Inamine tái đắc cử.
"Rất khó để có thể biết được. Chúng tôi chưa biết chắc ông ấy có bao nhiêu quyền hạn để ngăn chận kế hoạch di đời. Và ngay cả trong trường hợp ông ấy có được một số quyền hạn, chính phủ vẫn có thể phủ quyết quyền hạn đó bằng cách thông qua một đạo luật."
Tuy nhiên, sự chống đối mạnh mẽ đối với căn cứ này làm cho Washington lâm vào một tình huống khó xử. Về việc này, ông Jeff Kingston, Giám đốc chương trình nghiên cứu Á châu của Đại học Temple ở Nhật Bản, cho biết như sau.
"Sự khó khăn thật sự ở Washington là họ không biết rõ việc xúc tiến kế hoạch di dời này có hợp lý hay không trong lúc gặp phải sự chống cự mạnh mẽ của dân chúng địa phương, và việc tôn trọng tiếng nói dân chủ của người dân ở Nago có thực sự phương hại tới quyền lợi của Mỹ ở Nhật Bản hay không."
Trong nhiều thập niên qua Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ra sức tìm kiếm một giải pháp đối với gánh nặng bất cân xứng của Okinawa khi phải tiếp nhận sự trú đóng quá đông đảo của các binh sĩ Hoa Kỳ.
Okinawa chỉ chiếm 1% lãnh thổ Nhật nhưng có sự hiện diện của phần lớn trong số 86.000 người Mỹ ở Nhật, gồm các binh sĩ, những người trong gia đình binh sĩ và nhân viên dân sự của quân đội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ dự trù dời 9.000 binh sĩ từ Okinawa đến đảo Guam ở Thái bình dương trong vòng một thập niên. Nhưng hàng vạn binh sĩ sẽ tiếp tục ở lại trong khuôn khổ của cam kết an ninh của Washington đối với nước Nhật.
Giáo sư Kotani cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Okinawa là vô cùng quan trọng và có được sự ủng hộ của hầu hết dân chúng Nhật Bản.
"Đặc biệt là khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra những thách thức khó khăn và những cơ hội. Chúng tôi cần có sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ ở Okinawa để ngăn không cho Trung Quốc thực hiện những hành động hung hăng."
Các nhà phân tích nói rằng Hoa Kỳ không có nhiều lựa chọn, nếu kế hoạch di dời căn cứ Futenma không thực hiện được. Giáo sư Kingston cho rằng việc duy trì căn cứ này ở thành phố Ginowan là một “quả bom chính trị nổ chậm”.
"Vì vậy, giải pháp thay thế duy nhất đã được đề nghị và được nhiều người tin là hợp lý là hội nhập căn cứ không quân của Thủy quân Lục chiến vào căn cứ không quân lớn hơn của Mỹ tại Kadena. Cả ba thượng nghị sĩ McCain, Levin và Webb đều đề nghị chọn giải pháp đó. Nhưng giải pháp đó không có sự tán thành của Ngũ Giác Đài hoặc của không quân."
Quân đội Mỹ nói rằng việc dời căn cứ Futenma tới Căn cứ Không quân Kadena, cách đó chưa tới 10 cây số, chỉ là một cách thức tạm bợ chứ không giải quyết được vấn đề
VOA.