Kinh Đời
Kết Thúc Bằng Cái Chết Của Cờ Đỏ: Từ đỏ vải thiều đến đỏ khoai tây
(TBKTSG) - 1. Lục Ngạn - Bắc Giang, vựa vải lớn nhất nước năm nay được mùa. Theo mô tả của báo chí, vải chín đỏ những ngọn đồi, nhuộm đỏ những nẻo đường ra chợ, nhưng lòng người nông dân lại không vui.
Sự bấp bênh của thời tiết cộng với sự bất thường của giá cả thị trường là những nỗi lo canh cánh của người trồng vải khi rộ mùa. Nhưng năm nay, người nông dân Lục Ngạn đối diện với một nỗi lo mới: sự hụt hẫng về thị trường khi số tiểu thương Trung Quốc tìm đến mua vải giảm đi so với năm ngoái. Tình trạng ép giá xảy ra nặng nề hơn, khiến chính quyền địa phương phải tính đến phương án tìm kiếm thị trường mới cho vải thiều để giảm sự lệ thuộc thị trường Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh chính trị giữa hai nước theo dự báo sẽ khó trở lại như trước đây.
Theo thông tin từ VietNamNet, năm 2013, Lục Ngạn đã xuất sang Trung Quốc hơn 44.000 tấn vải, chiếm gần 50% tổng sản lượng vải toàn huyện. Việc tìm kiếm thị trường mới cho trái vải thiều để giảm phụ thuộc vào thị trường lớn của nước láng giềng và chủ động hơn về giá cả chắc chắn sẽ diễn ra theo một lộ trình rất dài, khó khăn mà nếu người nông dân đồng lòng cùng chính quyền địa phương theo đuổi đến cùng mục tiêu ấy, thì cũng sẽ mất dăm bảy mùa vải nữa mới tìm lại sự ổn định như hiện tại.
Chuyện trái vải thiều có thể xem là một dẫn chứng cho thấy sự “thoát Trung” trong kinh tế, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch không hề giản đơn. Và vấn đề cấp thiết không phải ở khẩu hiệu, mà cần đặt lại trọng tâm, đó là làm sao tổ chức cho được quy trình chế biến, xuất khẩu nông sản các địa phương một cách chuyên nghiệp, chặt chẽ với hệ chuẩn tắc chế biến và đóng gói cao hơn, nâng giá trị cho sản phẩm dù cho đầu ra hướng đến bất kỳ thị trường nào.
2.Tuần qua, truyền thông cũng xôn xao chuyện khoai tây Trung Quốc nhập khẩu được thương lái cho trộn đất đỏ Đà Lạt bán giá thấp khiến củ khoai tây Đà Lạt điêu đứng.
Thực ra, chiêu thức lấy khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ Đà Lạt giả mạo nông sản địa phương là vấn đề từ nhiều năm trước, thậm chí chính quyền địa phương đã có những xử lý rất mạnh tay.
Song vấn đề năm nay, tình hình xảy ra phức tạp hơn: các lô khoai tây Trung Quốc “đội lốt” đều có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ và bày bán công khai. Khi lực lượng chức năng hỏi đến, thì người bán sỉ chỉ việc nói “lật lọng”:
“Tôi bán hàng Trung Quốc nhập khẩu có chứng từ và sở dĩ phải nhuộm đỏ là vì đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Nhưng trên thực tế, khi những sản phẩm này tuồn ra thị trường và được bán lẻ, không mấy người phân biệt được đâu là khoai Trung Quốc, đâu là khoai Đà Lạt chính gốc. Một nhà vườn Đà Lạt cho chúng tôi biết rằng, ngay cả khoai tây Đà Lạt khi thu hoạch thấy vỏ đen, nhìn không bắt mắt thì nhà vườn cũng lấy đất đỏ trộn lên cho thẫm màu, dễ bán.
Câu chuyện đặt ra ở đây là chỉ có thể phát hiện, chế tài khi củ khoai tây Tàu giả mạo hàng địa phương hoặc những lô hàng nhập khẩu có dư lượng thuốc trừ sâu hay bảo quản quá mức quy định.
Như vậy là củ khoai tây Trung Quốc với mức giá rất thấp cứ việc “ngụy trang” bằng đất đỏ, ngang ngược tràn vào cạnh tranh và đánh gục củ khoai tây địa phương, khiến nông dân Lâm Đồng khóc ròng, còn chính quyền địa phương thì không ngừng kêu khó.
3. Câu chuyện mùa vải thiều đỏ xứ Lục Ngạn cho đến củ khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ xứ Lâm Đồng, tuy hai chiều vận hành, phân phối hàng hóa nông sản khác nhau (một bên là xuất khẩu, một bên là nhập khẩu), nhưng lại xuất phát từ một nguyên do: thị trường sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã sống trong sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá sâu. Và nếu bất ngờ buộc phải giảm sự lệ thuộc khi thiếu giải pháp thị trường thay thế và cả ý thức tự chủ nơi người dân thì sẽ gây ra cú sốc lớn, trực tiếp cho người nông dân.
Lẽ ra những chiến lược trong xuất, nhập khẩu nông sản, giảm lệ thuộc vào nước láng giềng đầy bất trắc, sự quan tâm đến lợi ích lâu dài của nông dân phải được thực hiện từ rất lâu trước đó, chứ không phải đến khi “có biến” mới bàn tính đến. Nhưng dù sao, muộn còn hơn không. Cần những bước đi quyết đoán và hiệu quả để người nông dân không tiếp tục phải lao đao.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Kết Thúc Bằng Cái Chết Của Cờ Đỏ: Từ đỏ vải thiều đến đỏ khoai tây
(TBKTSG) - 1. Lục Ngạn - Bắc Giang, vựa vải lớn nhất nước năm nay được mùa. Theo mô tả của báo chí, vải chín đỏ những ngọn đồi, nhuộm đỏ những nẻo đường ra chợ, nhưng lòng người nông dân lại không vui.
Sự bấp bênh của thời tiết cộng với sự bất thường của giá cả thị trường là những nỗi lo canh cánh của người trồng vải khi rộ mùa. Nhưng năm nay, người nông dân Lục Ngạn đối diện với một nỗi lo mới: sự hụt hẫng về thị trường khi số tiểu thương Trung Quốc tìm đến mua vải giảm đi so với năm ngoái. Tình trạng ép giá xảy ra nặng nề hơn, khiến chính quyền địa phương phải tính đến phương án tìm kiếm thị trường mới cho vải thiều để giảm sự lệ thuộc thị trường Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh chính trị giữa hai nước theo dự báo sẽ khó trở lại như trước đây.
Theo thông tin từ VietNamNet, năm 2013, Lục Ngạn đã xuất sang Trung Quốc hơn 44.000 tấn vải, chiếm gần 50% tổng sản lượng vải toàn huyện. Việc tìm kiếm thị trường mới cho trái vải thiều để giảm phụ thuộc vào thị trường lớn của nước láng giềng và chủ động hơn về giá cả chắc chắn sẽ diễn ra theo một lộ trình rất dài, khó khăn mà nếu người nông dân đồng lòng cùng chính quyền địa phương theo đuổi đến cùng mục tiêu ấy, thì cũng sẽ mất dăm bảy mùa vải nữa mới tìm lại sự ổn định như hiện tại.
Chuyện trái vải thiều có thể xem là một dẫn chứng cho thấy sự “thoát Trung” trong kinh tế, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch không hề giản đơn. Và vấn đề cấp thiết không phải ở khẩu hiệu, mà cần đặt lại trọng tâm, đó là làm sao tổ chức cho được quy trình chế biến, xuất khẩu nông sản các địa phương một cách chuyên nghiệp, chặt chẽ với hệ chuẩn tắc chế biến và đóng gói cao hơn, nâng giá trị cho sản phẩm dù cho đầu ra hướng đến bất kỳ thị trường nào.
2.Tuần qua, truyền thông cũng xôn xao chuyện khoai tây Trung Quốc nhập khẩu được thương lái cho trộn đất đỏ Đà Lạt bán giá thấp khiến củ khoai tây Đà Lạt điêu đứng.
Thực ra, chiêu thức lấy khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ Đà Lạt giả mạo nông sản địa phương là vấn đề từ nhiều năm trước, thậm chí chính quyền địa phương đã có những xử lý rất mạnh tay.
Song vấn đề năm nay, tình hình xảy ra phức tạp hơn: các lô khoai tây Trung Quốc “đội lốt” đều có giấy tờ nhập khẩu hợp lệ và bày bán công khai. Khi lực lượng chức năng hỏi đến, thì người bán sỉ chỉ việc nói “lật lọng”:
“Tôi bán hàng Trung Quốc nhập khẩu có chứng từ và sở dĩ phải nhuộm đỏ là vì đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Nhưng trên thực tế, khi những sản phẩm này tuồn ra thị trường và được bán lẻ, không mấy người phân biệt được đâu là khoai Trung Quốc, đâu là khoai Đà Lạt chính gốc. Một nhà vườn Đà Lạt cho chúng tôi biết rằng, ngay cả khoai tây Đà Lạt khi thu hoạch thấy vỏ đen, nhìn không bắt mắt thì nhà vườn cũng lấy đất đỏ trộn lên cho thẫm màu, dễ bán.
Câu chuyện đặt ra ở đây là chỉ có thể phát hiện, chế tài khi củ khoai tây Tàu giả mạo hàng địa phương hoặc những lô hàng nhập khẩu có dư lượng thuốc trừ sâu hay bảo quản quá mức quy định.
Như vậy là củ khoai tây Trung Quốc với mức giá rất thấp cứ việc “ngụy trang” bằng đất đỏ, ngang ngược tràn vào cạnh tranh và đánh gục củ khoai tây địa phương, khiến nông dân Lâm Đồng khóc ròng, còn chính quyền địa phương thì không ngừng kêu khó.
3. Câu chuyện mùa vải thiều đỏ xứ Lục Ngạn cho đến củ khoai tây Trung Quốc trộn đất đỏ xứ Lâm Đồng, tuy hai chiều vận hành, phân phối hàng hóa nông sản khác nhau (một bên là xuất khẩu, một bên là nhập khẩu), nhưng lại xuất phát từ một nguyên do: thị trường sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã sống trong sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá sâu. Và nếu bất ngờ buộc phải giảm sự lệ thuộc khi thiếu giải pháp thị trường thay thế và cả ý thức tự chủ nơi người dân thì sẽ gây ra cú sốc lớn, trực tiếp cho người nông dân.
Lẽ ra những chiến lược trong xuất, nhập khẩu nông sản, giảm lệ thuộc vào nước láng giềng đầy bất trắc, sự quan tâm đến lợi ích lâu dài của nông dân phải được thực hiện từ rất lâu trước đó, chứ không phải đến khi “có biến” mới bàn tính đến. Nhưng dù sao, muộn còn hơn không. Cần những bước đi quyết đoán và hiệu quả để người nông dân không tiếp tục phải lao đao.