Kinh Đời
Kết thúc vụ Đồng Tâm đôi bên cùng thắng
Sự kiện Đồng Tâm rồi sẽ đi vào lịch sử như một trong những thất bại lớn nhất của đảng cầm quyền - với tư cách một thế lực chuyên chính - trong việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và người dân
Cam kết không truy cứu hình sự hành vi bắt giữ cán bộ/công an của dân làng Đồng Tâm không chỉ là một biệt lệ trong diễn giải pháp luật hình sự, cũng không chỉ là sự thoái lui của giải pháp bạo lực quen thuộc nhằm chiếm thế thượng phong; mà quan trọng hơn còn là chấp nhận tạo ra tiền lệ rằng nếu sự phản kháng của dân chúng đủ mạnh (bắt giữ nhiều cán bộ chẳng hạn), các yêu sách của họ sẽ được chấp thuận mà chẳng ai chịu bất kì trừng phạt gì.
(PLO)- Hôm nay (21-4), là ngày thứ bảy kể từ khi xảy ra vụ việc tại Đồng Tâm: Công an bắt giữ một số người dân thôn Hoành theo lệnh khởi tố và ngược lại, người dân trong một phản ứng tập thể, bắt giữ 38 nhân viên công lực, gồm cảnh sát cơ động TP và công an, cán bộ huyện Mỹ Đức.
Đến sáng nay (21-4), ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức, được thả, 18 cảnh sát cơ động đã được dân thả tối 17-4 như để đánh đổi cho việc công an phóng thích toàn bộ số người thôn Hoành bị bắt giữ.
Nếu tạm coi phản ứng tập thể ban đầu của người dân khi bắt giữ nhân viên công quyền là bột phát, khó kiểm soát, như một sự đáp trả với việc công an bắt người của họ thì dường như việc họ tiếp tục giam giữ 20 công an, cán bộ nhà nước trong bốn ngày qua là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Ngày 20-4, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đại diện Ban Dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng về huyện để đối thoại với đại diện của những người đang có hành vi bắt giữ người trái phép nhưng bị từ chối. Những người đang có hành vi vi phạm pháp luật ấy đòi hỏi ông Chung phải về gặp họ ngay tại thôn Hoành. Nhưng liệu họ có quyền đòi hỏi không, khi tại thời điểm này, họ là bên đang có lỗi?
Tại thời điểm ban đầu có thể nhiều người dân thôn Hoành hoặc thậm chí một bộ phận dư luận có phần thông cảm cho phản ứng bột phát. Nhưng theo thời gian, cái sự thông cảm ấy dần giảm xuống.
Ngay trong nội bộ thôn Hoành, nhiều người dân đã không còn tán đồng với việc tiếp tục bắt giữ công an lâu như thế. Nhưng dường như tiếng nói ôn hòa ấy đang bị thành phần cực đoan che phủ. Đã có thông tin về việc những người có ý kiến thả công an thì bị cách ly, canh chừng…
Tối 20-4, Chủ tịch Chung khẳng định sự kiên trì của chính quyền: Vẫn sẵn sàng đối thoại “trong thời gian tới, rất ngắn thôi, chỉ ngày mai ngày kia, chúng tôi sẵn sàng đối thoại với bà con”. Nhưng ông cũng nói “mỗi một việc làm đều có giới hạn nhất định”.
Sự việc ở thôn Hoành giờ không còn là phản ứng bắt giữ người trái pháp luật một cách bột phát, khó kiểm soát của số đông nữa. Sự việc ấy đang ngày một rõ dấu hiệu vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được Bộ luật Hình sự định danh tại Điều 301 là tội bắt cóc con tin: “…bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin…”. Hình phạt cho hành vi ấy 1-15 năm tùy tính chất, hậu quả.
Tại thôn Hoành, những người “chủ chiến” trong sự việc này, dù với biện luận nào, đều nhận thấy rủi ro pháp lý của mình và đó là nội dung quan trọng mà họ muốn đặt ra để “đàm phán” với chính quyền. Nhưng một điều rõ ràng là càng kéo dài thì rủi ro và trách nhiệm pháp lý sẽ càng tăng.
Lúc này, có lẽ quả bóng đang trong chân những người “chủ chiến” của thôn Hoành. Thành hay bại, rủi ro cao hay thấp, hậu quả pháp lý tới đây thế nào phần nhiều tùy thuộc vào họ. Sự thông cảm của bên ngoài dành cho người dân Đồng Tâm đang suy giảm dần. Và như Chủ tịch Chung nói: “Mỗi việc làm đều có giới hạn nhất định”.
Nghĩa Nhân
Pháp Luật Online
Nguyễn Anh Tuấn
Sự kiện Đồng Tâm rồi sẽ đi vào lịch sử như một trong những thất bại
lớn nhất của đảng cầm quyền - với tư cách một thế lực chuyên chính -
trong việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và người dân.
Cam kết không truy cứu hình sự hành vi bắt giữ cán bộ/công an của dân làng Đồng Tâm không chỉ là một biệt lệ trong diễn giải pháp luật hình sự, cũng không chỉ là sự thoái lui của giải pháp bạo lực quen thuộc nhằm chiếm thế thượng phong; mà quan trọng hơn còn là chấp nhận tạo ra tiền lệ rằng nếu sự phản kháng của dân chúng đủ mạnh (bắt giữ nhiều cán bộ chẳng hạn), các yêu sách của họ sẽ được chấp thuận mà chẳng ai chịu bất kì trừng phạt gì.
Tiền lệ này có sức nặng của một quả bom nguyên tử nổ chậm trong chính
trị Việt Nam khi đặt những người nắm quyền trước chỉ hai lựa chọn. Hoặc
là chấp nhận thay đổi căn bản chính sách đất đai để hạ nhiệt các bất ổn
xã hội. Hoặc là phải đối mặt với hàng loạt Đồng Tâm khác khắp cả nước.
Nhìn dưới góc độ đó, những tiểu tiết như vẫy hoa, căng băng-rôn, khẩu
hiệu chào mừng không nói lên điều gì khác ngoài việc người dân giữ thể
diện cho chính quyền (vì thực tế là họ chẳng được lợi gì nếu làm mất mặt
nhà cầm quyền thêm nữa). Vậy nên, quan trọng hơn là nhìn vào kết quả
cuối cùng xem bên nào đã đạt được mục tiêu của mình để nhận định; những
chuyện khác chỉ là phụ.
Về phía những người nắm quyền mà nói, cũng không nên xấu hổ làm gì nếu
thua dân lần này, và còn có thể nhiều lần sau này nữa, vì lẽ những thất
bại này là cần thiết để họ dần nhận ra quyền lực nhà nước nên để phụng
sự chứ không phải trấn áp quốc dân.
Ấy cũng là lúc họ hiểu ra đôi bên cùng thắng vậy.
Sự lệ thuộc về tư duy hay yếu kém về nghiệp vụ của báo Pháp Luật ?
Chưa biết dân làng Đồng Tâm đã đi quá giới hạn chưa, nhưng chắc chắn Báo
Pháp luật Tp.HCM luôn nằm trong khuôn khổ nô lệ về tư duy, yếu kém về
nghiệp vụ của nó.
Mang danh là báo chuyên về pháp lý mà lại tách sự kiện ra khỏi bối cảnh
để phán xét, cung cấp một cái nhìn phiến diện theo chiều hướng bất lợi
hoàn toàn cho dân làng.
Cụ thể, báo tập trung phê phán hành vi giữ cán bộ, công an của dân làng
Đồng Tâm, mà lờ đi tình tiết quan trọng nhất là hành vi đó phát xuất
trực tiếp từ việc chính quyền lừa bắt dân làng vào sáng 15/4.
Chưa xét tới khả năng dân làng phòng vệ chính đáng đã vội vàng nhận định
việc giữ cán bộ của họ có dấu hiệu của Tội Bắt cóc con tin; song lại cố
tình bỏ qua hành vi của chính quyền rõ mười mươi là Tội Bắt giữ người
trái phép (Điều 123 BLHS) vì lúc bắt không đọc lệnh, không lập biên bản
mà cũng chẳng báo cho thân nhân, vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục
luật định.
Đó là còn chưa nói đến việc báo đưa ra các nhận định đại diện công chúng
rất chủ quan. Chẳng hạn, không biết dựa vào đâu mà báo nói rằng sự
thông cảm của dư luận dành cho dân làng đang giảm sút? Báo đã có khảo
sát nào chưa? Phải nói có sách mách có chứng chứ.
ĐỒNG TÂM : ' MỌI VIỆC ĐỀU CÓ GIỚI HẠN CỦA NÓ'
(PLO)- Hôm nay (21-4), là ngày thứ bảy kể từ khi xảy ra vụ việc tại Đồng Tâm: Công an bắt giữ một số người dân thôn Hoành theo lệnh khởi tố và ngược lại, người dân trong một phản ứng tập thể, bắt giữ 38 nhân viên công lực, gồm cảnh sát cơ động TP và công an, cán bộ huyện Mỹ Đức.
Đến sáng nay (21-4), ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức, được thả, 18 cảnh sát cơ động đã được dân thả tối 17-4 như để đánh đổi cho việc công an phóng thích toàn bộ số người thôn Hoành bị bắt giữ.
Nếu tạm coi phản ứng tập thể ban đầu của người dân khi bắt giữ nhân viên công quyền là bột phát, khó kiểm soát, như một sự đáp trả với việc công an bắt người của họ thì dường như việc họ tiếp tục giam giữ 20 công an, cán bộ nhà nước trong bốn ngày qua là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Ngày 20-4, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đại diện Ban Dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng về huyện để đối thoại với đại diện của những người đang có hành vi bắt giữ người trái phép nhưng bị từ chối. Những người đang có hành vi vi phạm pháp luật ấy đòi hỏi ông Chung phải về gặp họ ngay tại thôn Hoành. Nhưng liệu họ có quyền đòi hỏi không, khi tại thời điểm này, họ là bên đang có lỗi?
Tại thời điểm ban đầu có thể nhiều người dân thôn Hoành hoặc thậm chí một bộ phận dư luận có phần thông cảm cho phản ứng bột phát. Nhưng theo thời gian, cái sự thông cảm ấy dần giảm xuống.
Ngay trong nội bộ thôn Hoành, nhiều người dân đã không còn tán đồng với việc tiếp tục bắt giữ công an lâu như thế. Nhưng dường như tiếng nói ôn hòa ấy đang bị thành phần cực đoan che phủ. Đã có thông tin về việc những người có ý kiến thả công an thì bị cách ly, canh chừng…
Tối 20-4, Chủ tịch Chung khẳng định sự kiên trì của chính quyền: Vẫn sẵn sàng đối thoại “trong thời gian tới, rất ngắn thôi, chỉ ngày mai ngày kia, chúng tôi sẵn sàng đối thoại với bà con”. Nhưng ông cũng nói “mỗi một việc làm đều có giới hạn nhất định”.
Sự việc ở thôn Hoành giờ không còn là phản ứng bắt giữ người trái pháp luật một cách bột phát, khó kiểm soát của số đông nữa. Sự việc ấy đang ngày một rõ dấu hiệu vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được Bộ luật Hình sự định danh tại Điều 301 là tội bắt cóc con tin: “…bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin…”. Hình phạt cho hành vi ấy 1-15 năm tùy tính chất, hậu quả.
Tại thôn Hoành, những người “chủ chiến” trong sự việc này, dù với biện luận nào, đều nhận thấy rủi ro pháp lý của mình và đó là nội dung quan trọng mà họ muốn đặt ra để “đàm phán” với chính quyền. Nhưng một điều rõ ràng là càng kéo dài thì rủi ro và trách nhiệm pháp lý sẽ càng tăng.
Lúc này, có lẽ quả bóng đang trong chân những người “chủ chiến” của thôn Hoành. Thành hay bại, rủi ro cao hay thấp, hậu quả pháp lý tới đây thế nào phần nhiều tùy thuộc vào họ. Sự thông cảm của bên ngoài dành cho người dân Đồng Tâm đang suy giảm dần. Và như Chủ tịch Chung nói: “Mỗi việc làm đều có giới hạn nhất định”.
Nghĩa Nhân
Pháp Luật Online
Nguyễn Anh Tuấn
(FB Nguyễn Anh Tuấn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Kết thúc vụ Đồng Tâm đôi bên cùng thắng
Sự kiện Đồng Tâm rồi sẽ đi vào lịch sử như một trong những thất bại lớn nhất của đảng cầm quyền - với tư cách một thế lực chuyên chính - trong việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và người dân
Sự kiện Đồng Tâm rồi sẽ đi vào lịch sử như một trong những thất bại
lớn nhất của đảng cầm quyền - với tư cách một thế lực chuyên chính -
trong việc giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và người dân.
Cam kết không truy cứu hình sự hành vi bắt giữ cán bộ/công an của dân làng Đồng Tâm không chỉ là một biệt lệ trong diễn giải pháp luật hình sự, cũng không chỉ là sự thoái lui của giải pháp bạo lực quen thuộc nhằm chiếm thế thượng phong; mà quan trọng hơn còn là chấp nhận tạo ra tiền lệ rằng nếu sự phản kháng của dân chúng đủ mạnh (bắt giữ nhiều cán bộ chẳng hạn), các yêu sách của họ sẽ được chấp thuận mà chẳng ai chịu bất kì trừng phạt gì.
Tiền lệ này có sức nặng của một quả bom nguyên tử nổ chậm trong chính
trị Việt Nam khi đặt những người nắm quyền trước chỉ hai lựa chọn. Hoặc
là chấp nhận thay đổi căn bản chính sách đất đai để hạ nhiệt các bất ổn
xã hội. Hoặc là phải đối mặt với hàng loạt Đồng Tâm khác khắp cả nước.
Nhìn dưới góc độ đó, những tiểu tiết như vẫy hoa, căng băng-rôn, khẩu
hiệu chào mừng không nói lên điều gì khác ngoài việc người dân giữ thể
diện cho chính quyền (vì thực tế là họ chẳng được lợi gì nếu làm mất mặt
nhà cầm quyền thêm nữa). Vậy nên, quan trọng hơn là nhìn vào kết quả
cuối cùng xem bên nào đã đạt được mục tiêu của mình để nhận định; những
chuyện khác chỉ là phụ.
Về phía những người nắm quyền mà nói, cũng không nên xấu hổ làm gì nếu
thua dân lần này, và còn có thể nhiều lần sau này nữa, vì lẽ những thất
bại này là cần thiết để họ dần nhận ra quyền lực nhà nước nên để phụng
sự chứ không phải trấn áp quốc dân.
Ấy cũng là lúc họ hiểu ra đôi bên cùng thắng vậy.
Sự lệ thuộc về tư duy hay yếu kém về nghiệp vụ của báo Pháp Luật ?
Chưa biết dân làng Đồng Tâm đã đi quá giới hạn chưa, nhưng chắc chắn Báo
Pháp luật Tp.HCM luôn nằm trong khuôn khổ nô lệ về tư duy, yếu kém về
nghiệp vụ của nó.
Mang danh là báo chuyên về pháp lý mà lại tách sự kiện ra khỏi bối cảnh
để phán xét, cung cấp một cái nhìn phiến diện theo chiều hướng bất lợi
hoàn toàn cho dân làng.
Cụ thể, báo tập trung phê phán hành vi giữ cán bộ, công an của dân làng
Đồng Tâm, mà lờ đi tình tiết quan trọng nhất là hành vi đó phát xuất
trực tiếp từ việc chính quyền lừa bắt dân làng vào sáng 15/4.
Chưa xét tới khả năng dân làng phòng vệ chính đáng đã vội vàng nhận định
việc giữ cán bộ của họ có dấu hiệu của Tội Bắt cóc con tin; song lại cố
tình bỏ qua hành vi của chính quyền rõ mười mươi là Tội Bắt giữ người
trái phép (Điều 123 BLHS) vì lúc bắt không đọc lệnh, không lập biên bản
mà cũng chẳng báo cho thân nhân, vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục
luật định.
Đó là còn chưa nói đến việc báo đưa ra các nhận định đại diện công chúng
rất chủ quan. Chẳng hạn, không biết dựa vào đâu mà báo nói rằng sự
thông cảm của dư luận dành cho dân làng đang giảm sút? Báo đã có khảo
sát nào chưa? Phải nói có sách mách có chứng chứ.
ĐỒNG TÂM : ' MỌI VIỆC ĐỀU CÓ GIỚI HẠN CỦA NÓ'
(PLO)- Hôm nay (21-4), là ngày thứ bảy kể từ khi xảy ra vụ việc tại Đồng Tâm: Công an bắt giữ một số người dân thôn Hoành theo lệnh khởi tố và ngược lại, người dân trong một phản ứng tập thể, bắt giữ 38 nhân viên công lực, gồm cảnh sát cơ động TP và công an, cán bộ huyện Mỹ Đức.
Đến sáng nay (21-4), ông Đặng Văn Cảnh, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức, được thả, 18 cảnh sát cơ động đã được dân thả tối 17-4 như để đánh đổi cho việc công an phóng thích toàn bộ số người thôn Hoành bị bắt giữ.
Nếu tạm coi phản ứng tập thể ban đầu của người dân khi bắt giữ nhân viên công quyền là bột phát, khó kiểm soát, như một sự đáp trả với việc công an bắt người của họ thì dường như việc họ tiếp tục giam giữ 20 công an, cán bộ nhà nước trong bốn ngày qua là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Ngày 20-4, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đại diện Ban Dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng về huyện để đối thoại với đại diện của những người đang có hành vi bắt giữ người trái phép nhưng bị từ chối. Những người đang có hành vi vi phạm pháp luật ấy đòi hỏi ông Chung phải về gặp họ ngay tại thôn Hoành. Nhưng liệu họ có quyền đòi hỏi không, khi tại thời điểm này, họ là bên đang có lỗi?
Tại thời điểm ban đầu có thể nhiều người dân thôn Hoành hoặc thậm chí một bộ phận dư luận có phần thông cảm cho phản ứng bột phát. Nhưng theo thời gian, cái sự thông cảm ấy dần giảm xuống.
Ngay trong nội bộ thôn Hoành, nhiều người dân đã không còn tán đồng với việc tiếp tục bắt giữ công an lâu như thế. Nhưng dường như tiếng nói ôn hòa ấy đang bị thành phần cực đoan che phủ. Đã có thông tin về việc những người có ý kiến thả công an thì bị cách ly, canh chừng…
Tối 20-4, Chủ tịch Chung khẳng định sự kiên trì của chính quyền: Vẫn sẵn sàng đối thoại “trong thời gian tới, rất ngắn thôi, chỉ ngày mai ngày kia, chúng tôi sẵn sàng đối thoại với bà con”. Nhưng ông cũng nói “mỗi một việc làm đều có giới hạn nhất định”.
Sự việc ở thôn Hoành giờ không còn là phản ứng bắt giữ người trái pháp luật một cách bột phát, khó kiểm soát của số đông nữa. Sự việc ấy đang ngày một rõ dấu hiệu vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được Bộ luật Hình sự định danh tại Điều 301 là tội bắt cóc con tin: “…bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin…”. Hình phạt cho hành vi ấy 1-15 năm tùy tính chất, hậu quả.
Tại thôn Hoành, những người “chủ chiến” trong sự việc này, dù với biện luận nào, đều nhận thấy rủi ro pháp lý của mình và đó là nội dung quan trọng mà họ muốn đặt ra để “đàm phán” với chính quyền. Nhưng một điều rõ ràng là càng kéo dài thì rủi ro và trách nhiệm pháp lý sẽ càng tăng.
Lúc này, có lẽ quả bóng đang trong chân những người “chủ chiến” của thôn Hoành. Thành hay bại, rủi ro cao hay thấp, hậu quả pháp lý tới đây thế nào phần nhiều tùy thuộc vào họ. Sự thông cảm của bên ngoài dành cho người dân Đồng Tâm đang suy giảm dần. Và như Chủ tịch Chung nói: “Mỗi việc làm đều có giới hạn nhất định”.
Nghĩa Nhân
Pháp Luật Online
Nguyễn Anh Tuấn
(FB Nguyễn Anh Tuấn)