Sếu đầu đỏ nổi tiếng là loài chim chung thủy, một khi đã kết đôi thì cặp sếu đầu đỏ sẽ chung sống với nhau cả đời.
Sếu đầu đỏ là loài động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. (Nguồn Vnexpress)
Sếu đầu đỏ thường thấy tại các đầm lầy và vùng nước nông. Chúng là loài ăn tạp. Thức ăn của chúng bao gồm côn trùng, rễ cây, động vật giáp xác,...(Nguồn Vnexpress)
Là loài chim quý hiếm nên sếu đầu đỏ còn được pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân bố bảo vệ. (Nguồn Vietnamnet)
Sếu đầu đỏ là loài động vật chung thủy . Một khi đã kết đôi, chúng sẽ ở với nhau trọn đời. Thậm chí, khi con mái chết đi, con sếu đầu đỏ đực sẽ thủy chung, thậm chí còn "tuyệt thực" để đi theo con mái. (Nguồn Zing)
Đặc điểm nổi bật của sếu đầu đỏ là phần đầu và da trần trên cổ có màu đỏ, chân cũng có màu đỏ và phần thân lông màu xám. (Nguồn Saigonzoo)
Sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất trong số các loài chim biết bay trên thế giới. Sếu trưởng thành có chiều cao từ 1,5m - 1m8m với có trọng lượng trung bình 8kg - 10kg. (Nguồn Baobaovephapluat)
Ngoài Việt Nam, trên thế giới, sếu đầu đỏ còn phân bố ở Mianma, Malaysia, Thái Lan và Vân Nam (Trung Quốc). (Nguồn Vietstamp)
Sinh cảnh sống bị thu hẹp là lý do chính khiến cho loài sếu đầu đỏ giảm dần về số lượng ở nước ta. (Nguồn Khoahoc)
Hà Nguyễn (tổng hợp)