Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Khám phá mới về khu mộ "ma cà rồng" ở Ba Lan
Có nhiều hình phạt khác nhau cho những người bị nghi là ma cà rồng, trong đó có việc chặt đầu, treo cổ cho tới khi phần đầu rụng ra khỏi cơ thể theo thời gian được áp dụng nhiều hơn cả.
Những hài cốt được cho là ma cà rồng mới được khai quật ở Ba Lan giúp các nhà nghiên cứu có thêm cái nhìn mới về hình thức chôn cất kỳ dị của người Trung cổ...
Tờ Telegraph đưa tin, vừa qua, các nhà khảo cổ học Ba Lan đã phát hiện và khai quật được những hài cốt được cho là ma cà rồng ở một con đường gần thị trấn Gliwice, Ba Lan.
Một điểm đặc biệt là những bộ xương mà các nhà khảo cổ tìm thấy đều bị chặt đầu, chiếc sọ được đặt ở trên đôi chân. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, hành động chặt đầu và đặt phần đầu của “ma cà rồng” lên chân của nó trước khi chôn cất sẽ khiến con ma sẽ không thể đội mồ sống dậy.
Có nhiều hình phạt khác nhau cho những người bị nghi là ma cà rồng, trong đó có việc chặt đầu, treo cổ cho tới khi phần đầu rụng ra khỏi cơ thể theo thời gian được áp dụng nhiều hơn cả.
Theo nhà nhân chủng học Matteo Borrini, một trong những một cách đối phó với mộ ma cà rồng kỳ quái không kém là nhét chặt một viên gạch ở cửa miệng của ma cà rồng. Đây là một phương pháp phổ biến thời Trung cổ bởi họ sợ "ma cà rồng" có thể quay lại hút máu người sống.
Một trường hợp khác, trong cuộc khảo cổ tại Drawsko ở Ba Lan năm 2009, người ta phát hiện 3 ngôi mộ chứa các thi thể bị đối xử rất bất thường. Hai thi thể trung tuổi có liềm sắt đặt trên cổ họng, thi thể còn lại của một người trẻ tuổi bị trói và có một hòn đá nặng đặt trên cổ họng. Điều này hoàn toàn phù hợp với văn hóa dân gian sử dụng sắt hay đá nặng để chế ngự những người bị cho là ma cà rồng, vì thế vị trí của chiếc liềm như một biện pháp để đảm bảo rằng ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
Thanh sắt đặt trên cổ cái xác như một biện pháp để đảm bảo rằng ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
Trong thực tế, niềm tin của vào ma cà rồng bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan về cái chết và thiếu kiến thức phân hủy xác. Hầu hết các câu chuyện ma cà rồng trong lịch sử có xu hướng đi theo một khuôn mẫu nhất định. Một gia đình có người mắc bệnh lạ rồi chết nhưng khi đó, khoa học chưa thể giải thích nên nhiều người đã chọn "ma cà rồng" để đổ lỗi và lý giải cho sự mất mát này.
Người dân cũng có sự nhầm lẫn quá trình phân hủy xác bình thường với sự siêu nhiên. Nhà nghiên cứu Benjamin Radford có nói: "Một cơ thể sẽ không thể phân hủy ngay lập tức, trong trường hợp quan tài được đậy kín, chôn vào mùa đông, sự thối rữa có thể bị trì hoãn một vài tuần đến vài tháng. Sự phân hủy đường ruột tạo ra hơi, khiến máu có thể trào ngược lên miệng, khiến nhiều người lầm tưởng đó là một xác chết hút máu người".
Chính bởi vậy mà những hình phạt hà khắc và rùng rợn là cái kết không tránh khỏi với những người xấu số bị kết tội là ma cà rồng. Các thức hành hình kỳ dị là giải pháp để những người còn sống tin rằng, ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Khám phá mới về khu mộ "ma cà rồng" ở Ba Lan
Có nhiều hình phạt khác nhau cho những người bị nghi là ma cà rồng, trong đó có việc chặt đầu, treo cổ cho tới khi phần đầu rụng ra khỏi cơ thể theo thời gian được áp dụng nhiều hơn cả.
Những hài cốt được cho là ma cà rồng mới được khai quật ở Ba Lan giúp các nhà nghiên cứu có thêm cái nhìn mới về hình thức chôn cất kỳ dị của người Trung cổ...
Tờ Telegraph đưa tin, vừa qua, các nhà khảo cổ học Ba Lan đã phát hiện và khai quật được những hài cốt được cho là ma cà rồng ở một con đường gần thị trấn Gliwice, Ba Lan.
Một điểm đặc biệt là những bộ xương mà các nhà khảo cổ tìm thấy đều bị chặt đầu, chiếc sọ được đặt ở trên đôi chân. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, hành động chặt đầu và đặt phần đầu của “ma cà rồng” lên chân của nó trước khi chôn cất sẽ khiến con ma sẽ không thể đội mồ sống dậy.
Có nhiều hình phạt khác nhau cho những người bị nghi là ma cà rồng, trong đó có việc chặt đầu, treo cổ cho tới khi phần đầu rụng ra khỏi cơ thể theo thời gian được áp dụng nhiều hơn cả.
Theo nhà nhân chủng học Matteo Borrini, một trong những một cách đối phó với mộ ma cà rồng kỳ quái không kém là nhét chặt một viên gạch ở cửa miệng của ma cà rồng. Đây là một phương pháp phổ biến thời Trung cổ bởi họ sợ "ma cà rồng" có thể quay lại hút máu người sống.
Một trường hợp khác, trong cuộc khảo cổ tại Drawsko ở Ba Lan năm 2009, người ta phát hiện 3 ngôi mộ chứa các thi thể bị đối xử rất bất thường. Hai thi thể trung tuổi có liềm sắt đặt trên cổ họng, thi thể còn lại của một người trẻ tuổi bị trói và có một hòn đá nặng đặt trên cổ họng. Điều này hoàn toàn phù hợp với văn hóa dân gian sử dụng sắt hay đá nặng để chế ngự những người bị cho là ma cà rồng, vì thế vị trí của chiếc liềm như một biện pháp để đảm bảo rằng ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
Thanh sắt đặt trên cổ cái xác như một biện pháp để đảm bảo rằng ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
Trong thực tế, niềm tin của vào ma cà rồng bắt nguồn từ sự mê tín dị đoan về cái chết và thiếu kiến thức phân hủy xác. Hầu hết các câu chuyện ma cà rồng trong lịch sử có xu hướng đi theo một khuôn mẫu nhất định. Một gia đình có người mắc bệnh lạ rồi chết nhưng khi đó, khoa học chưa thể giải thích nên nhiều người đã chọn "ma cà rồng" để đổ lỗi và lý giải cho sự mất mát này.
Người dân cũng có sự nhầm lẫn quá trình phân hủy xác bình thường với sự siêu nhiên. Nhà nghiên cứu Benjamin Radford có nói: "Một cơ thể sẽ không thể phân hủy ngay lập tức, trong trường hợp quan tài được đậy kín, chôn vào mùa đông, sự thối rữa có thể bị trì hoãn một vài tuần đến vài tháng. Sự phân hủy đường ruột tạo ra hơi, khiến máu có thể trào ngược lên miệng, khiến nhiều người lầm tưởng đó là một xác chết hút máu người".
Chính bởi vậy mà những hình phạt hà khắc và rùng rợn là cái kết không tránh khỏi với những người xấu số bị kết tội là ma cà rồng. Các thức hành hình kỳ dị là giải pháp để những người còn sống tin rằng, ma cà rồng sẽ không thể hồi sinh.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Song Phương chuyển