Tham Khảo
Khí Công Hoa Kỳ : Những bước âm thầm của cuộc cách mạng năng lượng tại Hoa Kỳ
Năm năm sau vụ khủng hoảng tài chánh 2008, khi kiểm điểm lại kinh tế Hoa Kỳ, người ta không nên quên một chuyển động tích cực
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Những bước âm thầm của cuộc cách mạng năng lượng tại Hoa Kỳ
* "Khí xa" là xe chạy bằng khí đốt! *
Năm năm sau vụ khủng hoảng tài chánh 2008, khi kiểm điểm lại kinh tế Hoa Kỳ, người ta không nên quên một chuyển động tích cực: nước Mỹ đang lặng lẽ tiến hành cuộc cách mạng năng lượng, với hậu quả có thể đảo lộn quan hệ an ninh và kinh tế trên toàn cầu....
Trong cuộc hội thảo bàn tròn về kinh doanh hôm Thứ Tư 18 tại thủ đô Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama phát biểu rằng người ta lầm tên (misnomer) khi nói đến việc nước Mỹ sẽ tự túc về năng lượng. Lý do là đặc tính toàn cầu của việc mua bán dầu khí. Cách giải thích trừu tượng đó lọt ra khỏi sự quan tâm của giới tiêu thụ khi giá xăng dầu bơm vào xe hơi chưa mấy thay đổi, nhưng thật ra, Hoa Kỳ đã có một lực đẩy mới cho nền kinh tế. Nếu có chơi chữ mà gọi là "khí công" thì cũng đúng....
Trước hết là về bối cảnh của vấn đề.
Một cách nôm na thì ta dùng chữ "năng lượng" để nói về hai lực đẩy phổ biến. Đẩy xe cho nhu cầu vận chuyển, và đẩy chong chóng để phát điện. Muốn có điện, người ta dùng than, khí đốt, lò hạch tâm hay loại năng lượng tái tạo như ánh sáng mặt trời, sức gió và sức nước, gọi cho văn hoa là quang năng, phong năng và thủy điện. Muốn chạy xe, thì xăng dầu vẫn là chính.
Hoa Kỳ đã tự túc về than đá và có thừa cho xuất cảng, sẽ sớm tự túc về khí đốt để có thể xuất cảng kể từ năm 2020 tới đây. Cho nhu cầu vận tải, 90% số năng lượng cần thiết vẫn là dầu thô. Dù có kể thêm trữ lượng dầu thô tại Canada, hai nước Bắc Mỹ chưa sản xuất đủ dầu cho nhu cầu và còn lệ thuộc vào nguồn cung cấp ở nơi khác. Dù mức lệ thuộc này có giảm dần, nước Mỹ chưa thật sự tự túc về dầu. Lời nhắc nhở của ông Obama nhắm vào chuyện đó.
Nhưng vì sao mức lệ thuộc này sẽ lại giảm dần?
Trước hết, vẫn nói về dầu, Hoa Kỳ có tăng sản lượng dầu thô để nâng mức an toàn năng lượng cho nhu cầu vận chuyển. Tuần qua, nhật lượng dầu thô của Mỹ đã lên tới gần tám triệu thùng một ngày, mức cao nhất kể từ đầu năm 1989, và theo đà này, đến năm 2018, Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thế giới. Song song, kỹ thuật cải tiến từ gốc đến ngọn qua hệ thống phân phối, là yếu tố tích cực khác của việc sử dụng, dù sẽ chỉ có kết quả trong dài hạn. Thứ ba, kỹ nghệ xe hơi của Mỹ đang phát triển công nghệ mới để dùng điện và khí thay dầu và chế tạo ra loại bình điện rẻ hơn.
Mà nói đến điện thì người ta có nhiều nguồn cung cấp khác.
Cuộc cách mạng về thuật lý (technology, techno và logos, thuật và lý) cho nhu cầu năng lượng vận tải mới chỉ khởi sự - xe hơi chạy điện vẫn còn đắt. Nhưng việc lái xe chạy điện và tự "xạc" bình điện trong nhà hay trên xa lộ đã là thực tế chứ không còn là chuyện khoa học giả tưởng. Ngoài ra, người ta còn áp dụng kỹ thuật mới để biến khí đốt thành dầu cặn diesel và nhiều sản phẩm khác, nên số cầu về dầu thô cũng giảm. Sau cùng, hiệu năng tiêu thụ với tiêu chuẩn tiết kiệm cao hơn - và cả sự chuyển dịch dân số khiến số xe đăng bộ của giới trẻ tại Nha lộ vận cũng giảm - đang hạ thấp số cầu về dầu thô tại Hoa Kỳ.
Dù chẳng lạc quan nghĩ tới bước đột phá khiến nước Mỹ lập tức bớt dùng dầu, ta không nên đánh giá thấp khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Trong khi chờ đợi, giới nghiên cứu về năng lượng đều cho rằng tới quãng 2040, số tiêu thụ dầu thô tại Mỹ sẽ giảm một phần ba.
Nói cho dễ hiểu thì Mỹ vẫn cần nhập dầu nơi khác, và quan tâm đến an ninh tại Trung Đông, nhưng không còn bị các nước bán dầu bắt bí như trước đây. Ngược lại, nhiều nước khác vẫn bị lệ thuộc vào dầu khí Trung Đông. Sự lệ thuộc đó thu hẹp khả năng ứng phó của họ về ngoại giao.
Bây giờ, ta mới nhìn qua nguồn năng lượng cho điện lực – khác với năng lượng cho vận tải.
Đặc tính của nguồn năng lượng này là địa phương tính. Khác với dầu thô là sản phẩm dễ di chuyển và mua bán, năng lượng cho điện lực như than, khí, quang phong năng hay thủy điện thường khó bán cho các thị trường ở xa. Đấy là lý do khiến giá biểu có khác biệt lớn và nước nào mà sản xuất nhiều thì có lợi lớn ở tại chỗ, và ít bị thị trường quốc tế chi phối.
Hoa Kỳ thuộc vào trường hợp này, lại còn đang cải tiến khả năng tồn trữ và vận chuyện để sẽ thành đại gia bán than và bán khí trong tương lai!
Hãy chỉ nhìn vào thực tại, của thị trường nội địa.
Nước Mỹ có thừa than và sẽ thừa khí đốt, là nguồn cung cấp cho hai phần ba nhu cầu về điện lực, cho nên có điện rẻ hơn nhiều xứ khác (phân nửa giá Âu Châu và một phần ba giá của Nhật). Trong các nhập lượng cần thiết cho sản xuất (đất đai, tư bản, kỹ thuật, lao động, nguyên nhiên vật liệu, v.v...) điện năng khá rẻ tại Hoa Kỳ là một ưu thế kinh tế. Đấy là một nguồn kích thích đầu tư và sản xuất mà nhiều nước công nghiệp hoá khác không có được.
Hiệu năng tiêu thụ và tiêu chuẩn cao về môi sinh khiến nền kinh tế này sản xuất nhiều hơn và sạch hơn. Nghĩa là cuộc cách mạng năng lượng tại Hoa Kỳ chưa làm rung chuyển thị trường giá cả thế giới, nhưng đã tạo ra một lực đẩy khác cho kinh tế Hoa Kỳ.
Một chuyện nữa ít được truyền thông chú ý và loan tải. Trong một giai đoạn quá lâu, từ vài chục năm nay, ta cứ thấy chính trường Mỹ tranh luận về việc doanh nghiệp tham lời mà đầu tư ra ngoài, tạo việc làm cho xứ khác và rút ruột khu vực chế biến tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, lý luận này của cánh tả lạc hậu vẫn được nhiều người cho là chân lý kinh tế chính trị.
Sự thật đã đổi khác mà họ không thấy, hay chưa thấy. Sự thật là giới đầu tư đã lặng lẽ triệt thoái về thị trường Hoa Kỳ, là nơi mà sự sáng tạo trong kinh doanh và tổ chức đang làm thay đổi cơ cấu phí tổn và lời lỗ. Nhiều doanh nghiệp Mỹ và quốc tế đã thấy lập nhà máy tại Hoa Kỳ lại có lời hơn.
Trước hết là về giá điện như vừa nói ở trên. Thứ nữa, nhiều ngành sản xuất áp dụng thuật lý tự động (robotics) và ráp chế chạy điện để khai thác lợi thế giá cả này. Đã vậy, ngoài công nghệ gạn cát ra khí lỏng, Hoa Kỳ còn có trữ lượng rất cao về khí đốt và sẽ là đại gia trong một tương lai lâu dài hơn các đại gia bán dầu hiện nay như Saudi Arabia hay Liên bang Nga.
Ngay trước mắt, một số nước ăn nên làm gia nhờ nhân công rẻ đã bắt đầu đụng trần vì lương tăng và bổng lộc bốc giá trên thời, trường hợp nổi bật của Trung Quốc. Cho nên suy đi tính lại thì doanh nghiệp Mỹ kết luận "ao nhà vẫn hơn", trong, lành và lắm cá hơn!
Kết luận ở đây?
Từ năm 2006, kỹ nghệ Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi và cuộc cách mạng năng lượng đang đảo lộn nhiều tính toán về kinh doanh, kinh tế và an ninh khiến Hoa Kỳ vẫn là siêu cường giàu mạnh nhất. Giàu mạnh tới mức chịu đựng được nhiều sai lầm về chính sách hay chính trị, lẫn sự lúng túng của lãnh đạo tay mơ. Nhờ vậy mà nước Mỹ vẫn có khả năng xoay trở rộng rãi hơn.
Hoa Kỳ vẫn phải quan tâm đến tình hình Trung Đông và sự ổn định tại một trung tâm dầu khí của thế giới vì chiến tranh có thể gây suy trầm kinh tế toàn cầu. Nhưng trong kịch bản gọi là bất lợi chung cho cả thế giới, thí dụ như khủng hoảng Syria lan rộng hoặc Iran phong tỏa Eo biển Hormuz, nước Mỹ vẫn giữ được thế mạnh hơn tất cả các cường quốc kinh tế như Âu Châu, Nhật Bản, Trung Quốc hay Liên bang Nga.
Gọi đó là "Khí công Hoa Kỳ" cũng không ngoa.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/09/khi-cong-hoa-ky.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khí Công Hoa Kỳ : Những bước âm thầm của cuộc cách mạng năng lượng tại Hoa Kỳ
Năm năm sau vụ khủng hoảng tài chánh 2008, khi kiểm điểm lại kinh tế Hoa Kỳ, người ta không nên quên một chuyển động tích cực
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Những bước âm thầm của cuộc cách mạng năng lượng tại Hoa Kỳ
* "Khí xa" là xe chạy bằng khí đốt! *
Năm năm sau vụ khủng hoảng tài chánh 2008, khi kiểm điểm lại kinh tế Hoa Kỳ, người ta không nên quên một chuyển động tích cực: nước Mỹ đang lặng lẽ tiến hành cuộc cách mạng năng lượng, với hậu quả có thể đảo lộn quan hệ an ninh và kinh tế trên toàn cầu....
Trong cuộc hội thảo bàn tròn về kinh doanh hôm Thứ Tư 18 tại thủ đô Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama phát biểu rằng người ta lầm tên (misnomer) khi nói đến việc nước Mỹ sẽ tự túc về năng lượng. Lý do là đặc tính toàn cầu của việc mua bán dầu khí. Cách giải thích trừu tượng đó lọt ra khỏi sự quan tâm của giới tiêu thụ khi giá xăng dầu bơm vào xe hơi chưa mấy thay đổi, nhưng thật ra, Hoa Kỳ đã có một lực đẩy mới cho nền kinh tế. Nếu có chơi chữ mà gọi là "khí công" thì cũng đúng....
Trước hết là về bối cảnh của vấn đề.
Một cách nôm na thì ta dùng chữ "năng lượng" để nói về hai lực đẩy phổ biến. Đẩy xe cho nhu cầu vận chuyển, và đẩy chong chóng để phát điện. Muốn có điện, người ta dùng than, khí đốt, lò hạch tâm hay loại năng lượng tái tạo như ánh sáng mặt trời, sức gió và sức nước, gọi cho văn hoa là quang năng, phong năng và thủy điện. Muốn chạy xe, thì xăng dầu vẫn là chính.
Hoa Kỳ đã tự túc về than đá và có thừa cho xuất cảng, sẽ sớm tự túc về khí đốt để có thể xuất cảng kể từ năm 2020 tới đây. Cho nhu cầu vận tải, 90% số năng lượng cần thiết vẫn là dầu thô. Dù có kể thêm trữ lượng dầu thô tại Canada, hai nước Bắc Mỹ chưa sản xuất đủ dầu cho nhu cầu và còn lệ thuộc vào nguồn cung cấp ở nơi khác. Dù mức lệ thuộc này có giảm dần, nước Mỹ chưa thật sự tự túc về dầu. Lời nhắc nhở của ông Obama nhắm vào chuyện đó.
Nhưng vì sao mức lệ thuộc này sẽ lại giảm dần?
Trước hết, vẫn nói về dầu, Hoa Kỳ có tăng sản lượng dầu thô để nâng mức an toàn năng lượng cho nhu cầu vận chuyển. Tuần qua, nhật lượng dầu thô của Mỹ đã lên tới gần tám triệu thùng một ngày, mức cao nhất kể từ đầu năm 1989, và theo đà này, đến năm 2018, Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thế giới. Song song, kỹ thuật cải tiến từ gốc đến ngọn qua hệ thống phân phối, là yếu tố tích cực khác của việc sử dụng, dù sẽ chỉ có kết quả trong dài hạn. Thứ ba, kỹ nghệ xe hơi của Mỹ đang phát triển công nghệ mới để dùng điện và khí thay dầu và chế tạo ra loại bình điện rẻ hơn.
Mà nói đến điện thì người ta có nhiều nguồn cung cấp khác.
Cuộc cách mạng về thuật lý (technology, techno và logos, thuật và lý) cho nhu cầu năng lượng vận tải mới chỉ khởi sự - xe hơi chạy điện vẫn còn đắt. Nhưng việc lái xe chạy điện và tự "xạc" bình điện trong nhà hay trên xa lộ đã là thực tế chứ không còn là chuyện khoa học giả tưởng. Ngoài ra, người ta còn áp dụng kỹ thuật mới để biến khí đốt thành dầu cặn diesel và nhiều sản phẩm khác, nên số cầu về dầu thô cũng giảm. Sau cùng, hiệu năng tiêu thụ với tiêu chuẩn tiết kiệm cao hơn - và cả sự chuyển dịch dân số khiến số xe đăng bộ của giới trẻ tại Nha lộ vận cũng giảm - đang hạ thấp số cầu về dầu thô tại Hoa Kỳ.
Dù chẳng lạc quan nghĩ tới bước đột phá khiến nước Mỹ lập tức bớt dùng dầu, ta không nên đánh giá thấp khả năng sáng tạo của doanh nghiệp Hoa Kỳ. Trong khi chờ đợi, giới nghiên cứu về năng lượng đều cho rằng tới quãng 2040, số tiêu thụ dầu thô tại Mỹ sẽ giảm một phần ba.
Nói cho dễ hiểu thì Mỹ vẫn cần nhập dầu nơi khác, và quan tâm đến an ninh tại Trung Đông, nhưng không còn bị các nước bán dầu bắt bí như trước đây. Ngược lại, nhiều nước khác vẫn bị lệ thuộc vào dầu khí Trung Đông. Sự lệ thuộc đó thu hẹp khả năng ứng phó của họ về ngoại giao.
Bây giờ, ta mới nhìn qua nguồn năng lượng cho điện lực – khác với năng lượng cho vận tải.
Đặc tính của nguồn năng lượng này là địa phương tính. Khác với dầu thô là sản phẩm dễ di chuyển và mua bán, năng lượng cho điện lực như than, khí, quang phong năng hay thủy điện thường khó bán cho các thị trường ở xa. Đấy là lý do khiến giá biểu có khác biệt lớn và nước nào mà sản xuất nhiều thì có lợi lớn ở tại chỗ, và ít bị thị trường quốc tế chi phối.
Hoa Kỳ thuộc vào trường hợp này, lại còn đang cải tiến khả năng tồn trữ và vận chuyện để sẽ thành đại gia bán than và bán khí trong tương lai!
Hãy chỉ nhìn vào thực tại, của thị trường nội địa.
Nước Mỹ có thừa than và sẽ thừa khí đốt, là nguồn cung cấp cho hai phần ba nhu cầu về điện lực, cho nên có điện rẻ hơn nhiều xứ khác (phân nửa giá Âu Châu và một phần ba giá của Nhật). Trong các nhập lượng cần thiết cho sản xuất (đất đai, tư bản, kỹ thuật, lao động, nguyên nhiên vật liệu, v.v...) điện năng khá rẻ tại Hoa Kỳ là một ưu thế kinh tế. Đấy là một nguồn kích thích đầu tư và sản xuất mà nhiều nước công nghiệp hoá khác không có được.
Hiệu năng tiêu thụ và tiêu chuẩn cao về môi sinh khiến nền kinh tế này sản xuất nhiều hơn và sạch hơn. Nghĩa là cuộc cách mạng năng lượng tại Hoa Kỳ chưa làm rung chuyển thị trường giá cả thế giới, nhưng đã tạo ra một lực đẩy khác cho kinh tế Hoa Kỳ.
Một chuyện nữa ít được truyền thông chú ý và loan tải. Trong một giai đoạn quá lâu, từ vài chục năm nay, ta cứ thấy chính trường Mỹ tranh luận về việc doanh nghiệp tham lời mà đầu tư ra ngoài, tạo việc làm cho xứ khác và rút ruột khu vực chế biến tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, lý luận này của cánh tả lạc hậu vẫn được nhiều người cho là chân lý kinh tế chính trị.
Sự thật đã đổi khác mà họ không thấy, hay chưa thấy. Sự thật là giới đầu tư đã lặng lẽ triệt thoái về thị trường Hoa Kỳ, là nơi mà sự sáng tạo trong kinh doanh và tổ chức đang làm thay đổi cơ cấu phí tổn và lời lỗ. Nhiều doanh nghiệp Mỹ và quốc tế đã thấy lập nhà máy tại Hoa Kỳ lại có lời hơn.
Trước hết là về giá điện như vừa nói ở trên. Thứ nữa, nhiều ngành sản xuất áp dụng thuật lý tự động (robotics) và ráp chế chạy điện để khai thác lợi thế giá cả này. Đã vậy, ngoài công nghệ gạn cát ra khí lỏng, Hoa Kỳ còn có trữ lượng rất cao về khí đốt và sẽ là đại gia trong một tương lai lâu dài hơn các đại gia bán dầu hiện nay như Saudi Arabia hay Liên bang Nga.
Ngay trước mắt, một số nước ăn nên làm gia nhờ nhân công rẻ đã bắt đầu đụng trần vì lương tăng và bổng lộc bốc giá trên thời, trường hợp nổi bật của Trung Quốc. Cho nên suy đi tính lại thì doanh nghiệp Mỹ kết luận "ao nhà vẫn hơn", trong, lành và lắm cá hơn!
Kết luận ở đây?
Từ năm 2006, kỹ nghệ Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi và cuộc cách mạng năng lượng đang đảo lộn nhiều tính toán về kinh doanh, kinh tế và an ninh khiến Hoa Kỳ vẫn là siêu cường giàu mạnh nhất. Giàu mạnh tới mức chịu đựng được nhiều sai lầm về chính sách hay chính trị, lẫn sự lúng túng của lãnh đạo tay mơ. Nhờ vậy mà nước Mỹ vẫn có khả năng xoay trở rộng rãi hơn.
Hoa Kỳ vẫn phải quan tâm đến tình hình Trung Đông và sự ổn định tại một trung tâm dầu khí của thế giới vì chiến tranh có thể gây suy trầm kinh tế toàn cầu. Nhưng trong kịch bản gọi là bất lợi chung cho cả thế giới, thí dụ như khủng hoảng Syria lan rộng hoặc Iran phong tỏa Eo biển Hormuz, nước Mỹ vẫn giữ được thế mạnh hơn tất cả các cường quốc kinh tế như Âu Châu, Nhật Bản, Trung Quốc hay Liên bang Nga.
Gọi đó là "Khí công Hoa Kỳ" cũng không ngoa.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/09/khi-cong-hoa-ky.html