Tham Khảo
Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa
12 máy bay chuyên dụng cho TQLC Mỹ MV-22 Osprey đầu tiên đáp xuống căn cứ KQ Futenma,Ginowan, Okinawa hôm 02/10/2012 vừa qua
Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự phát triển mờ ám của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.
Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật
Đầu tháng 9/2012, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2012, điểm lại thực trạng các mối đe dọa và tiến triển trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản. Như Bộ trưởng Quốc phòng nước này Satoshi Morimoto nhận xét: “Môi trường an ninh quanh Nhật Bản trở nên ngày càng khắc nghiệt”. Theo giới phân tích, đối với Tokyo, vấn đề là phải kiểm soát không những sự bành trướng về quân sự của Trung Quốc, tính khí bất thường của Triều Tiên, mà cả tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc và hoạt động quân sự của Nga ở Viễn Đông.
Cho phép Mỹ bố trí lực lượng quân sự lớn nhất tại Okinawa, Nhật Bản muốn răn đe và đánh bại bất cứ cuộc xâm lược quân sự nào của TQ
Có thể nói rằng, mối đe dọa Trung Quốc đã bao phủ khắp Nhật Bản từ sau khi quân đội Trung Quốc thể hiện sức mạnh trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nhật Bản bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên không những do Tokyo là đồng minh quân sự của Mỹ mà còn vì Okinawa của Nhật Bản là căn cứ quan trọng cung cấp sự yểm trợ cho các nỗ lực chiến tranh của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên để đẩy lùi quân đội Trung Quốc. Vì vậy, sau này Nhật Bản đã trở thành trụ cột trong cơ cấu an ninh của Mỹ ở Đông Á.
Mối đe dọa Trung Quốc được thể hiện rõ trong Sách Trắng Quốc phòng 2012 cũng như trong các tài liệu chiến lược của Nhật Bản. Các nhà quan sát quốc tế cho rằng, cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ gây nỗi lo ngại cho khu vực và toàn cầu. Cuộc cạnh tranh này khiến lợi ích chiến lược của Mỹ cũng như các cam kết an ninh và chiếc ô hạt nhân của Mỹ với Nhật Bản ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau. Không giống Ấn Độ, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và mấy năm gần đây đã áp dụng một loạt biện pháp quân sự, chính trị và chiến lược nhằm đối phó với mối đe dọa đang nổi lên từ nước láng giềng.
Về chiến lược, năm 2013 Nhật Bản và Trung Quốc sẽ không tin tưởng lẫn nhau tới mức có thể coi nhau như mối đe dọa. Việc mất tin tưởng lẫn nhau này của hai nước xuất phát từ hàng loạt nhân tố như lịch sử, chiến lược, chính trị và quân sự. Hiện nay, bất đồng lãnh thổ tập trung ở quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền Trung Quốc trên cơ sở các quyền lịch sử. Thế kỷ XX, trong thời gian sắp xảy ra Thế chiến thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng gần như toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc và tiếp tục thống trị Trung Quốc cho đến khi bị Mỹ đánh bại năm 1945. Trung Quốc cảm thấy bị sỉ nhục trước hành động xâm lược này của Nhật Bản. Trung Quốc nhận thấy Nhật Bản không chỉ là quốc gia châu Á có khả năng ngăn chặn một Trung Quốc có quân đội ngày càng phát triển mà còn cạnh tranh vai trò lãnh đạo châu Á với Trung Quốc.
Liên minh lâu đời của Nhật Bản với Mỹ theo Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật là trở ngại lớn nhất đối với Trung Quốc. Hiệp ước này cho phép Mỹ bố trí lực lượng quân sự lớn tại Nhật Bản và Okinawa - ngay trước ngưỡng cửa Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự phía trước của lực lượng Mỹ kèm theo bộ máy quân sự công nghệ cao mạnh mẽ của Nhật Bản đã đạt được hai mục tiêu quân sự là răn đe và đánh bại bất cứ cuộc xâm lược quân sự nào của Trung Quốc. Trước đó, việc triển khai lực lượng phía trước của quân đội Mỹ chủ yếu nhằm đối phó với bất cứ hành động quân sự nào của Trung Quốc đối với Đài Loan. Năm 2013, như một phần trong chiến lược tái cân bằng lực lượng, Mỹ sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu an ninh Mỹ. Về chính trị, Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đang giúp Mỹ đẩy mạnh hơn nữa các lợi ích quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bằng cách sử dụng sức mạnh mềm của Nhật Bản nhằm nâng cao lợi thế chính trị của Mỹ.
Ưu tiên chiến lược quân sự của Nhật
Về quân sự, để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, từ lâu Nhật Bản đã và đang lặng lẽ thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị. Các kế hoạch quân sự của Nhật Bản nhằm giải quyết hai tình huống: thứ nhất, đáp ứng yêu cầu là một bộ phận của Liên minh Quân sự với Mỹ và một chiến lược quân sự thống nhất của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, Nhật Bản cũng đang đề ra kế hoạch hành động riêng để đề phòng trường hợp vì lý do chính trị nào đó của Mỹ mà Nhật Bản không còn dựa được vào chiếc ô an ninh và hạt nhân của Mỹ. Liên minh quân sự Nhật Bản - Mỹ là cơ sở chiến lược của Nhật Bản để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc. Liên minh quân sự này buộc Nhật Bản cho phép Mỹ bố trí lực lượng lớn tại Nhật Bản và Okinawa gần Trung Quốc, thống nhất các kế hoạch chiến lược, huấn luyện chung và lập kế hoạch phản ứng chung.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang tăng cường các mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Australia. Ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản trong việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ rất quan trọng trong việc cân bằng sức mạnh vì đây là hai cường quốc châu Á đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Mặt khác, Nhật Bản còn nỗ lực phát triển các mối quan hệ đặc biệt với các nước ASEAN để tạo thêm sức mạnh chiến lược chia sẻ mối đe dọa của Trung Quốc.
Thực tế, Nhật Bản là một quốc đảo tách khỏi Trung Quốc bằng một vùng biển rộng lớn nên không sợ Trung Quốc sử dụng sức mạnh của lực lượng mặt đất tấn công đánh chiếm lãnh thổ. Nhưng Nhật Bản coi mối đe dọa của Trung Quốc chủ yếu từ trên biển, bởi vì các tuyến đường hàng hải bảo đảm an ninh năng lượng và thương mại của Nhật Bản chạy song song với bờ biển kéo dài của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Hoa Nam thuộc Tây Thái Bình Dương.
Chưa hết, Nhật Bản cũng nhận thấy mối đe dọa Trung Quốc ngày càng tăng khi Bắc Kinh chi phí hơn 30% ngân sách quốc phòng để phát triển lực lượng hải quân, trong đó chủ yếu tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm, tàu chiến lớn và tàu sân bay. Ngoài ra, mối đe dọa của Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng đối với Nhật Bản khi Trung Quốc đang sở hữu kho vũ khí khổng lồ tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn thông thường, hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân khá lớn. Vì vậy, hiện nay kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản nhằm đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc cơ bản tập trung vào việc đạt được khả năng ngăn chặn hiệu quả mối đe dọa từ trên biển, các loại tên lửa và sử dụng sức mạnh không quân của Trung Quốc. Nhật Bản cũng tập trung nâng cao khả năng phản ứng nhanh trước các cuộc khủng hoảng quân sự.
Hiện nay, Nhật Bản đang nỗ lực phát triển và nâng cấp mạng lưới tình báo, giám sát, trinh sát, hệ thống tuần tra, giám sát biển và phòng không. Nhật Bản cũng bắt đầu chú trọng tái triển khai lực lượng về hướng tây nam để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc thay vì chú trọng phía bắc như trước đây để chống lại Nga; tăng cường triển khai các kế hoạch phát triển và nâng cấp lực lượng hải quân và không quân; nỗ lực hợp tác với Mỹ nhằm phát triển một lá chắn tên lửa đạn đạo được trang bị các tên lửa đánh chặn thế hệ mới và tăng tầm bắn của các phương tiện đánh chặn thông qua việc triển khai các tàu khu trục Aegis trên các vùng biển Nhật Bản gần Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku. Trên cơ sở hành động quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp các hòn đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam, Nhật Bản đang nỗ lực triển khai các kế hoạch phối hợp cả ba cánh quân, theo dõi chặt chẽ và triển khai lực lượng quân sự trên tất cả các đảo kéo dài về phía nam. Nhật Bản không hy vọng mối đe dọa Trung Quốc sẽ giảm. Bởi vì trong những thập kỷ tới, Trung Quốc đang có ý định đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang nhằm chống lại ưu thế quân sự của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương và trở thành một quốc gia chiến lược ngang bằng với Mỹ trong môi trường an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt ở khu vực Đông Á. Nhật Bản không thể là một quốc gia thụ động trước mối đe dọa gây mất ổn định của Trung Quốc đối với môi trường an ninh của Nhật Bản.
Do đó, an ninh của Nhật Bản sẽ được thúc đẩy theo hướng tăng cường răn đe chống lại mối đe dọa của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như: sửa đổi Hiến pháp Hòa bình cho phù hợp với môi trường an ninh mới; tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân nhằm răn đe hiệu quả mối đe dọa của Trung Quốc; tập trung ưu tiên phát triển công nghệ phục vụ cuộc chiến tranh vũ trụ, chiến tranh mạng, tên lửa đạn đạo và tàu ngầm để bảo đảm an ninh toàn diện bằng sức mạnh quân sự độc lập; xóa bỏ những hạn chế về xuất khẩu các loại vũ khí nhằm tạo nên các nguồn đáng kể để xây dựng quốc phòng.
Tóm lại, mối đe dọa Trung Quốc đối với Nhật Bản là thực tế và ngày càng nghiêm trọng khi Bắc Kinh bắt đầu thể hiện sức mạnh quyết đoán hơn. Việc Mỹ thiếu khả năng ngăn chặn hiệu quả Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông dường như đang khích lệ Trung Quốc. Bắc Kinh có thể lặp lại các biện pháp tương tự ở biển Hoa Đông trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn ở khu vực này vì Nhật Bản không phải là quốc gia không có khả năng quân sự như các đối thủ nhỏ hơn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhật Bản vừa độc lập chuẩn bị vừa hợp tác với Mỹ để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc. Trong bối cảnh bình thường, việc Trung Quốc không gây xung đột với Nhật Bản là điều khôn ngoan. Nhưng với xu hướng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Bắc Kinh có thể sẽ hành động tương tự với Tokyo trong tương lai. Do đó, cuộc xung đột giữa hai gã khổng lồ kinh tế và quân sự ở châu Á có thể gây nên những hậu quả nặng nề cho cả khu vực và thế giới. (Petrotimes)
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa
12 máy bay chuyên dụng cho TQLC Mỹ MV-22 Osprey đầu tiên đáp xuống căn cứ KQ Futenma,Ginowan, Okinawa hôm 02/10/2012 vừa qua
Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự phát triển mờ ám của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.
Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật
Đầu tháng 9/2012, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2012, điểm lại thực trạng các mối đe dọa và tiến triển trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản. Như Bộ trưởng Quốc phòng nước này Satoshi Morimoto nhận xét: “Môi trường an ninh quanh Nhật Bản trở nên ngày càng khắc nghiệt”. Theo giới phân tích, đối với Tokyo, vấn đề là phải kiểm soát không những sự bành trướng về quân sự của Trung Quốc, tính khí bất thường của Triều Tiên, mà cả tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc và hoạt động quân sự của Nga ở Viễn Đông.
Cho phép Mỹ bố trí lực lượng quân sự lớn nhất tại Okinawa, Nhật Bản muốn răn đe và đánh bại bất cứ cuộc xâm lược quân sự nào của TQ
Có thể nói rằng, mối đe dọa Trung Quốc đã bao phủ khắp Nhật Bản từ sau khi quân đội Trung Quốc thể hiện sức mạnh trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nhật Bản bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên không những do Tokyo là đồng minh quân sự của Mỹ mà còn vì Okinawa của Nhật Bản là căn cứ quan trọng cung cấp sự yểm trợ cho các nỗ lực chiến tranh của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên để đẩy lùi quân đội Trung Quốc. Vì vậy, sau này Nhật Bản đã trở thành trụ cột trong cơ cấu an ninh của Mỹ ở Đông Á.
Mối đe dọa Trung Quốc được thể hiện rõ trong Sách Trắng Quốc phòng 2012 cũng như trong các tài liệu chiến lược của Nhật Bản. Các nhà quan sát quốc tế cho rằng, cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ gây nỗi lo ngại cho khu vực và toàn cầu. Cuộc cạnh tranh này khiến lợi ích chiến lược của Mỹ cũng như các cam kết an ninh và chiếc ô hạt nhân của Mỹ với Nhật Bản ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau. Không giống Ấn Độ, Nhật Bản đang đứng trước mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và mấy năm gần đây đã áp dụng một loạt biện pháp quân sự, chính trị và chiến lược nhằm đối phó với mối đe dọa đang nổi lên từ nước láng giềng.
Về chiến lược, năm 2013 Nhật Bản và Trung Quốc sẽ không tin tưởng lẫn nhau tới mức có thể coi nhau như mối đe dọa. Việc mất tin tưởng lẫn nhau này của hai nước xuất phát từ hàng loạt nhân tố như lịch sử, chiến lược, chính trị và quân sự. Hiện nay, bất đồng lãnh thổ tập trung ở quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền Trung Quốc trên cơ sở các quyền lịch sử. Thế kỷ XX, trong thời gian sắp xảy ra Thế chiến thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng gần như toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc và tiếp tục thống trị Trung Quốc cho đến khi bị Mỹ đánh bại năm 1945. Trung Quốc cảm thấy bị sỉ nhục trước hành động xâm lược này của Nhật Bản. Trung Quốc nhận thấy Nhật Bản không chỉ là quốc gia châu Á có khả năng ngăn chặn một Trung Quốc có quân đội ngày càng phát triển mà còn cạnh tranh vai trò lãnh đạo châu Á với Trung Quốc.
Liên minh lâu đời của Nhật Bản với Mỹ theo Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật là trở ngại lớn nhất đối với Trung Quốc. Hiệp ước này cho phép Mỹ bố trí lực lượng quân sự lớn tại Nhật Bản và Okinawa - ngay trước ngưỡng cửa Trung Quốc. Sự hiện diện quân sự phía trước của lực lượng Mỹ kèm theo bộ máy quân sự công nghệ cao mạnh mẽ của Nhật Bản đã đạt được hai mục tiêu quân sự là răn đe và đánh bại bất cứ cuộc xâm lược quân sự nào của Trung Quốc. Trước đó, việc triển khai lực lượng phía trước của quân đội Mỹ chủ yếu nhằm đối phó với bất cứ hành động quân sự nào của Trung Quốc đối với Đài Loan. Năm 2013, như một phần trong chiến lược tái cân bằng lực lượng, Mỹ sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu an ninh Mỹ. Về chính trị, Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đang giúp Mỹ đẩy mạnh hơn nữa các lợi ích quốc gia ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bằng cách sử dụng sức mạnh mềm của Nhật Bản nhằm nâng cao lợi thế chính trị của Mỹ.
Ưu tiên chiến lược quân sự của Nhật
Về quân sự, để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, từ lâu Nhật Bản đã và đang lặng lẽ thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị. Các kế hoạch quân sự của Nhật Bản nhằm giải quyết hai tình huống: thứ nhất, đáp ứng yêu cầu là một bộ phận của Liên minh Quân sự với Mỹ và một chiến lược quân sự thống nhất của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, Nhật Bản cũng đang đề ra kế hoạch hành động riêng để đề phòng trường hợp vì lý do chính trị nào đó của Mỹ mà Nhật Bản không còn dựa được vào chiếc ô an ninh và hạt nhân của Mỹ. Liên minh quân sự Nhật Bản - Mỹ là cơ sở chiến lược của Nhật Bản để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc. Liên minh quân sự này buộc Nhật Bản cho phép Mỹ bố trí lực lượng lớn tại Nhật Bản và Okinawa gần Trung Quốc, thống nhất các kế hoạch chiến lược, huấn luyện chung và lập kế hoạch phản ứng chung.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang tăng cường các mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Australia. Ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản trong việc thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ rất quan trọng trong việc cân bằng sức mạnh vì đây là hai cường quốc châu Á đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Mặt khác, Nhật Bản còn nỗ lực phát triển các mối quan hệ đặc biệt với các nước ASEAN để tạo thêm sức mạnh chiến lược chia sẻ mối đe dọa của Trung Quốc.
Thực tế, Nhật Bản là một quốc đảo tách khỏi Trung Quốc bằng một vùng biển rộng lớn nên không sợ Trung Quốc sử dụng sức mạnh của lực lượng mặt đất tấn công đánh chiếm lãnh thổ. Nhưng Nhật Bản coi mối đe dọa của Trung Quốc chủ yếu từ trên biển, bởi vì các tuyến đường hàng hải bảo đảm an ninh năng lượng và thương mại của Nhật Bản chạy song song với bờ biển kéo dài của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Hoa Nam thuộc Tây Thái Bình Dương.
Chưa hết, Nhật Bản cũng nhận thấy mối đe dọa Trung Quốc ngày càng tăng khi Bắc Kinh chi phí hơn 30% ngân sách quốc phòng để phát triển lực lượng hải quân, trong đó chủ yếu tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm, tàu chiến lớn và tàu sân bay. Ngoài ra, mối đe dọa của Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng đối với Nhật Bản khi Trung Quốc đang sở hữu kho vũ khí khổng lồ tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn thông thường, hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân khá lớn. Vì vậy, hiện nay kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản nhằm đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc cơ bản tập trung vào việc đạt được khả năng ngăn chặn hiệu quả mối đe dọa từ trên biển, các loại tên lửa và sử dụng sức mạnh không quân của Trung Quốc. Nhật Bản cũng tập trung nâng cao khả năng phản ứng nhanh trước các cuộc khủng hoảng quân sự.
Hiện nay, Nhật Bản đang nỗ lực phát triển và nâng cấp mạng lưới tình báo, giám sát, trinh sát, hệ thống tuần tra, giám sát biển và phòng không. Nhật Bản cũng bắt đầu chú trọng tái triển khai lực lượng về hướng tây nam để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc thay vì chú trọng phía bắc như trước đây để chống lại Nga; tăng cường triển khai các kế hoạch phát triển và nâng cấp lực lượng hải quân và không quân; nỗ lực hợp tác với Mỹ nhằm phát triển một lá chắn tên lửa đạn đạo được trang bị các tên lửa đánh chặn thế hệ mới và tăng tầm bắn của các phương tiện đánh chặn thông qua việc triển khai các tàu khu trục Aegis trên các vùng biển Nhật Bản gần Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku. Trên cơ sở hành động quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp các hòn đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam, Nhật Bản đang nỗ lực triển khai các kế hoạch phối hợp cả ba cánh quân, theo dõi chặt chẽ và triển khai lực lượng quân sự trên tất cả các đảo kéo dài về phía nam. Nhật Bản không hy vọng mối đe dọa Trung Quốc sẽ giảm. Bởi vì trong những thập kỷ tới, Trung Quốc đang có ý định đẩy mạnh cuộc chạy đua vũ trang nhằm chống lại ưu thế quân sự của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương và trở thành một quốc gia chiến lược ngang bằng với Mỹ trong môi trường an ninh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt ở khu vực Đông Á. Nhật Bản không thể là một quốc gia thụ động trước mối đe dọa gây mất ổn định của Trung Quốc đối với môi trường an ninh của Nhật Bản.
Do đó, an ninh của Nhật Bản sẽ được thúc đẩy theo hướng tăng cường răn đe chống lại mối đe dọa của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như: sửa đổi Hiến pháp Hòa bình cho phù hợp với môi trường an ninh mới; tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân nhằm răn đe hiệu quả mối đe dọa của Trung Quốc; tập trung ưu tiên phát triển công nghệ phục vụ cuộc chiến tranh vũ trụ, chiến tranh mạng, tên lửa đạn đạo và tàu ngầm để bảo đảm an ninh toàn diện bằng sức mạnh quân sự độc lập; xóa bỏ những hạn chế về xuất khẩu các loại vũ khí nhằm tạo nên các nguồn đáng kể để xây dựng quốc phòng.
Tóm lại, mối đe dọa Trung Quốc đối với Nhật Bản là thực tế và ngày càng nghiêm trọng khi Bắc Kinh bắt đầu thể hiện sức mạnh quyết đoán hơn. Việc Mỹ thiếu khả năng ngăn chặn hiệu quả Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông dường như đang khích lệ Trung Quốc. Bắc Kinh có thể lặp lại các biện pháp tương tự ở biển Hoa Đông trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn ở khu vực này vì Nhật Bản không phải là quốc gia không có khả năng quân sự như các đối thủ nhỏ hơn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhật Bản vừa độc lập chuẩn bị vừa hợp tác với Mỹ để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc. Trong bối cảnh bình thường, việc Trung Quốc không gây xung đột với Nhật Bản là điều khôn ngoan. Nhưng với xu hướng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Bắc Kinh có thể sẽ hành động tương tự với Tokyo trong tương lai. Do đó, cuộc xung đột giữa hai gã khổng lồ kinh tế và quân sự ở châu Á có thể gây nên những hậu quả nặng nề cho cả khu vực và thế giới. (Petrotimes)
( Tân Sơn Hòa chuyển )