Tham Khảo
Khi giới lãnh đạo nói dối
Tác giả: Joseph S. Nye
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Lời người dịch: Joseph S. Nye chỉ ra rằng 60% các lời tuyên bố của Trump và 12% các lời tuyên bố của Clinton là sai và cả hai chạy theo tư lợi. Nhưng tại Hoa Kỳ, nhờ có hệ thống báo chí độc lập và phản ứng của công luận nên cử tri có thể chống lại tinh thần đạo đức giả của các ứng cử viên trong các cuộc đối thoại tranh cử và nâng cao giá trị của nền dân chủ.
Các lý giải này không đúng cho Việt Nam khi dối trá lên tới tỷ lệ 100%, đạt loại đẳng cấp cao nhất thế giới, mà cụ thể là lối tuyên truyền về nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đó là một ý thức hệ giả tạo vì không có trong sách vở; chính quyền không có khả năng giải thích trong hiện tại và cũng không bảo đảm là sẽ hoàn thiện trong tương lai.
Thái độ đạo đức giả của chính giới còn hủy diệt các giá trị xã hội. Vì ích kỷ mà chính quyền làm cho lãnh thổ, tài nguyên và nhân lực là một món hàng mua bán cho thân tộc. Vì u tối mà chính quyền thờ ơ trước các ý kiến của công luận, xem là thế lực thù địch và không muốn khai sáng để cải cách. Vì bất lực nội tại và xung đột quyền lợi phe nhóm trong chính quyền nên xã hội có động loạn triền miên; vì tập trung sức để giải quyết trị an và lo sinh tồn cho chế độ, nên chính quyền không còn khả năng để xây dựng một nhà nước trưởng thành và trường cữu.
Phản biện của công luận chưa kiểm tra được hết các gian dối của nhà nước vì chưa có tự do báo chí. Dù các phương tiện truyền thông xã hội đang gây chuyển biến, nhưng đa số dân chúng chưa quan tâm đúng mức đến chính sự, nên Đảng ngang nhiên vi phạm quyền dân tộc tự quyết. Hiện trang này sẽ tạo nhiều bất hạnh hơn cho tương lai của đất nước.
Dù chế độ độc tài không thể hủy diệt dân tộc, nhưng ý thức về một thể chế mới cho toàn dân là một hy vọng khởi đầu. Đã đến lúc xã hội dân sự trở thành là một trào lưu chính đóng góp cho sự thay đổi chính trị để đem lại độc lập dân tộc, bình an xã hội và thịnh vượng đất nước.
_____
Mùa bầu cử này đã được đánh dấu bởi các cáo buộc thường xuyên về vấn đề thiếu thành tín. Trong cuộc tranh luận “Brexit” của Anh, mỗi bên tố giác lẫn nhau về chuyện bóp méo sự thật, dù phe cổ vũ ra đi đã bỏ bớt lời hứa trong chiến dịch vận động của mình, và tuyên bố của phe cổ vũ ở lại đã trở thành sự thật, tốc độ của cả hai cho biết là phe nào đã nói ra sự thật. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Hoa Kỳ, Donald Trump, người đựơc suy đoán là ứng cử viên cho đảng Cộng hòa, hiếm khi đề cập đến đối thủ mạnh nhất trong cuộc bầu cử sơ bộ mà không gọi ông ta là ” Ted Cruz dối trá”.
Cũng tương tự như vậy khi Trump đề cập đến Hillary Clinton, người được suy đoán là ứng cử viên của đảng Dân chủ, ông cũng hiếm khi bỏ lỡ cơ hội không gán cho bà là “kẻ gian”. Gần đây, khi Clinton đã phát biểu trong một bài diễn văn thận trọng về chính sách đối ngoại, Trump trả lời bằng cách gọi Clinton là “người nói dối có đẳng cấp thế giới”. Tuy nhiên, theo PolitiFact, một tổ chức từng đoạt giải Pulitzer, có kiểm tra tính xác thực của các lời tuyên bố chính trị, họ cho là 60% những cáo buộc của Trump kể từ khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử được coi là không đầy đủ hoặc là nói dối, so với 12 % dành cho Clinton.
Một số người đạo đức giả xem thường việc lời qua tiếng lại như vậy giữa các ứng cử viên vì là thái độ tiêu biểu của các chính trị gia. Nhưng như vậy là quá dễ dãi khi bỏ qua các vấn đề nghiêm túc liên quan đến việc chúng ta muốn các nhà lãnh đạo chính trị trung thực và trong các tranh luận chính trị chúng ta cũng muốn như vậy.
Trong thực tế, chúng ta có thể không muốn các nhà lãnh đạo chính trị nói ra hết sự thật như trong nguyên bản qua tất cả thời gian. Trong thời chiến hoặc trong hoạt động chống khủng bố, lừa dối có thể là một điều kiện cần thiết của chiến thắng hay thành công – mà rõ ràng đó là quyền lợi của chúng ta.
Các trường hợp khác có ít bi thảm hơn nhưng không kém phần quan trọng. Đôi khi, các nhà lãnh đạo có những mục tiêu khác với mục tiêu của phần lớn giới ủng hộ họ; thay vì phải là tiết lộ sự khác biệt, họ lừa dối những người hậu thuẫn này. Khi hành động như vậy, họ chạy theo tư lợi, như trong trường hợp có tham nhũng hay để thoả lòng tự mãn, thì sự chỉ trích đạo đức này là dễ dàng và phù hợp. Ngược lại, các nhà lãnh đạo khác, khi họ có các mục tiêu khác với những người ủng hộ, họ bỏ rất nhiều công sức để thuyết phục giới hậu thuẫn nhưng lại có quan điểm khác.
Trong một số trường hợp, các nhà lãnh đạo thấy không thể thuyết phục giới ủng hộ mình một cách phù hợp cho đúng lúc, hoặc thành phần ủng hộ phân hoá đến cùng cực nên khó đạt được đồng thuận để duy trì hành động tập thể. Trong các hoàn cảnh như vậy, một số nhà lãnh đạo có thể có một quan điểm gia trưởng và quyết định đánh lừa giới ủng hộ nhằm làm lợi cho những gì mà họ xem là lớn hơn hay đến sau này cho họ.
Ví dụ, khi nhà lãnh đạo đa số của Thượng viện, Lyndon B. Johnson lừa dối người ủng hộ thuộc phía Nam để vượt qua dự luật về dân quyền vào năm 1957. Charles de Gaulle đã không tiết lộ chiến lược cho nền độc lập của Algeria khi ông lên nắm quyền vào năm 1958, bởi de Gaulles biết rằng làm như vậy sẽ đi đến thất bại. John F. Kennedy lừa dối công chúng về sự rút lui các đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba năm 1962 một cách êm thắm.
Hơn nữa, Franklin D. Roosevelt đã nói dối với công chúng Mỹ về một cuộc tấn công của Đức vào một khu trục hạm của Mỹ, trong một nỗ lực để vượt qua kháng cự theo chủ thuyết cô lập để giúp Anh Quốc trước Đệ II Thế Chiến. Và Winston Churchill từng nói rằng sự thật có thể là “quý giá đến nỗi nó phải luôn luôn được canh chừng bởi một vệ sĩ của những lời nói dối.”
Thực tế là cứu cánh của các nhà lãnh đạo đôi khi có thể biện minh cho việc vi phạm các tiêu chuẩn về thành tín, điều này không có nghĩa là tất cả những lời nói dối đều giống nhau, hay chúng ta phải thôi phán xét đạo đức trong những trường hợp như vậy. Ví dụ như lừa dối xảo quyệt theo kiểu của Machiavellli thường là một phần của một chiến lược trong thương lượng hoặc thậm chí trong việc đưa tới việc chấp nhận những mục tiêu mới. Nhưng các ý định là quan trọng cho vấn đề. Lừa đảo hoàn toàn là các thay đổi làm lợi cho mình từ một chiến lược có thể cho những người khác được hưởng lợi bằng cách dàn dựng ích kỷ.
Thậm chí nếu người ta thừa nhận rằng lừa dối đôi khi có thể cần thiết, người ta vẫn có thể hỏi về tầm quan trọng của mục tiêu, sự khả dụng của các phương tiện thay thế để đạt được mục tiêu, cho dù sự lừa dối có thể lan rộng qua tiền lệ hoặc ví dụ, những tổn hại cho các nạn nhân khác nhau, và sự quy trách cho những kẻ lừa đảo (cho dù về sau hành vi của họ có thể được phát hiện và giải thích). Trong cuốn sách When President Lie, nhà sử học Eric Alterman kết luận rằng, những lời nói dối của vị tổng thống tạo nên các quái vật bóp nghẹt người sáng tạo nó, một hậu quả không thể tránh.
Các vị tổng thống có thể tạo các tiền lệ xấu. Khi Roosevelt đã nói dối về các cuộc tấn công của Đức trên một khu trục hạm Greer vào năm 1941, ông đã đặt một mức độ thấp về sự mô tả có thêm thắt cho trầm trọng của Johnson về một cuộc tấn công Bắc Việt với chiến hạm của hải quân Mỹ, dẫn đến của Nghị quyết 1964 về Vịnh Bắc Bộ.
Đối các nhà lãnh đạo, tất cả quá dễ dàng để họ tự thuyết phục rằng họ đang nói dối cho mục tiêu cao cả vì lợi ích của giới ủng hộ, trong thực tế, họ chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu thuận tiện cho chính trị hoặc cho cá nhân. Điều đó làm cho nói dối là quan trọng trong một nền dân chủ mà chúng ta nên xem xét kỹ bản chất của sự cân nhắc quân bình giữa các cứu cánh và phương tiện của các nhà lãnh đạo tạo ra. Thực vậy, có những tình huống mà chúng ta sẽ chấp nhận khi một nhà lãnh đạo chính trị nói dối, nhưng những trường hợp như vậy là khan hiếm và phải chịu sự kiểm soát nghiêm túc. Nếu không, chúng ta làm mất giá trị của nền dân chủ và làm giảm phẩm chất của các cuộc thảo luận chính trị.
Đó là lý do tại sao có một sai lầm cho những người đạo đức giả khi họ xem thường các tài hùng biện của Trump. Họ chỉ đơn giản xem là một trong những điều mà các nhà chính trị làm. Nếu quan điểm của PolitiFact và các tổ chức tương tự khác là chính xác, thì các chính trị gia không phải là tất cả giống như nhau khi họ nói dối. Trump đã có nhiều lời tuyên bố sai lạc nhiều hơn so với bất kỳ đối thủ của mình, và có ít người (nếu có) có thể vượt qua các thử thách không màng tư lợi. Báo chí độc lập và mạnh mẽ để kiểm tra sự thật là rất quan trọng để giữ gìn sự liêm chính của nền dân chủ; nhưng như vậy báo chí là cử tri chống lại tinh thần đạo đức giả và sự hạ thấp giá trị của các cuộc đối thoại chính trị.
***
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over?
Nguyên tác: Lying and Leadership
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi giới lãnh đạo nói dối
Tác giả: Joseph S. Nye
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Lời người dịch: Joseph S. Nye chỉ ra rằng 60% các lời tuyên bố của Trump và 12% các lời tuyên bố của Clinton là sai và cả hai chạy theo tư lợi. Nhưng tại Hoa Kỳ, nhờ có hệ thống báo chí độc lập và phản ứng của công luận nên cử tri có thể chống lại tinh thần đạo đức giả của các ứng cử viên trong các cuộc đối thoại tranh cử và nâng cao giá trị của nền dân chủ.
Các lý giải này không đúng cho Việt Nam khi dối trá lên tới tỷ lệ 100%, đạt loại đẳng cấp cao nhất thế giới, mà cụ thể là lối tuyên truyền về nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đó là một ý thức hệ giả tạo vì không có trong sách vở; chính quyền không có khả năng giải thích trong hiện tại và cũng không bảo đảm là sẽ hoàn thiện trong tương lai.
Thái độ đạo đức giả của chính giới còn hủy diệt các giá trị xã hội. Vì ích kỷ mà chính quyền làm cho lãnh thổ, tài nguyên và nhân lực là một món hàng mua bán cho thân tộc. Vì u tối mà chính quyền thờ ơ trước các ý kiến của công luận, xem là thế lực thù địch và không muốn khai sáng để cải cách. Vì bất lực nội tại và xung đột quyền lợi phe nhóm trong chính quyền nên xã hội có động loạn triền miên; vì tập trung sức để giải quyết trị an và lo sinh tồn cho chế độ, nên chính quyền không còn khả năng để xây dựng một nhà nước trưởng thành và trường cữu.
Phản biện của công luận chưa kiểm tra được hết các gian dối của nhà nước vì chưa có tự do báo chí. Dù các phương tiện truyền thông xã hội đang gây chuyển biến, nhưng đa số dân chúng chưa quan tâm đúng mức đến chính sự, nên Đảng ngang nhiên vi phạm quyền dân tộc tự quyết. Hiện trang này sẽ tạo nhiều bất hạnh hơn cho tương lai của đất nước.
Dù chế độ độc tài không thể hủy diệt dân tộc, nhưng ý thức về một thể chế mới cho toàn dân là một hy vọng khởi đầu. Đã đến lúc xã hội dân sự trở thành là một trào lưu chính đóng góp cho sự thay đổi chính trị để đem lại độc lập dân tộc, bình an xã hội và thịnh vượng đất nước.
_____
Mùa bầu cử này đã được đánh dấu bởi các cáo buộc thường xuyên về vấn đề thiếu thành tín. Trong cuộc tranh luận “Brexit” của Anh, mỗi bên tố giác lẫn nhau về chuyện bóp méo sự thật, dù phe cổ vũ ra đi đã bỏ bớt lời hứa trong chiến dịch vận động của mình, và tuyên bố của phe cổ vũ ở lại đã trở thành sự thật, tốc độ của cả hai cho biết là phe nào đã nói ra sự thật. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Hoa Kỳ, Donald Trump, người đựơc suy đoán là ứng cử viên cho đảng Cộng hòa, hiếm khi đề cập đến đối thủ mạnh nhất trong cuộc bầu cử sơ bộ mà không gọi ông ta là ” Ted Cruz dối trá”.
Cũng tương tự như vậy khi Trump đề cập đến Hillary Clinton, người được suy đoán là ứng cử viên của đảng Dân chủ, ông cũng hiếm khi bỏ lỡ cơ hội không gán cho bà là “kẻ gian”. Gần đây, khi Clinton đã phát biểu trong một bài diễn văn thận trọng về chính sách đối ngoại, Trump trả lời bằng cách gọi Clinton là “người nói dối có đẳng cấp thế giới”. Tuy nhiên, theo PolitiFact, một tổ chức từng đoạt giải Pulitzer, có kiểm tra tính xác thực của các lời tuyên bố chính trị, họ cho là 60% những cáo buộc của Trump kể từ khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử được coi là không đầy đủ hoặc là nói dối, so với 12 % dành cho Clinton.
Một số người đạo đức giả xem thường việc lời qua tiếng lại như vậy giữa các ứng cử viên vì là thái độ tiêu biểu của các chính trị gia. Nhưng như vậy là quá dễ dãi khi bỏ qua các vấn đề nghiêm túc liên quan đến việc chúng ta muốn các nhà lãnh đạo chính trị trung thực và trong các tranh luận chính trị chúng ta cũng muốn như vậy.
Trong thực tế, chúng ta có thể không muốn các nhà lãnh đạo chính trị nói ra hết sự thật như trong nguyên bản qua tất cả thời gian. Trong thời chiến hoặc trong hoạt động chống khủng bố, lừa dối có thể là một điều kiện cần thiết của chiến thắng hay thành công – mà rõ ràng đó là quyền lợi của chúng ta.
Các trường hợp khác có ít bi thảm hơn nhưng không kém phần quan trọng. Đôi khi, các nhà lãnh đạo có những mục tiêu khác với mục tiêu của phần lớn giới ủng hộ họ; thay vì phải là tiết lộ sự khác biệt, họ lừa dối những người hậu thuẫn này. Khi hành động như vậy, họ chạy theo tư lợi, như trong trường hợp có tham nhũng hay để thoả lòng tự mãn, thì sự chỉ trích đạo đức này là dễ dàng và phù hợp. Ngược lại, các nhà lãnh đạo khác, khi họ có các mục tiêu khác với những người ủng hộ, họ bỏ rất nhiều công sức để thuyết phục giới hậu thuẫn nhưng lại có quan điểm khác.
Trong một số trường hợp, các nhà lãnh đạo thấy không thể thuyết phục giới ủng hộ mình một cách phù hợp cho đúng lúc, hoặc thành phần ủng hộ phân hoá đến cùng cực nên khó đạt được đồng thuận để duy trì hành động tập thể. Trong các hoàn cảnh như vậy, một số nhà lãnh đạo có thể có một quan điểm gia trưởng và quyết định đánh lừa giới ủng hộ nhằm làm lợi cho những gì mà họ xem là lớn hơn hay đến sau này cho họ.
Ví dụ, khi nhà lãnh đạo đa số của Thượng viện, Lyndon B. Johnson lừa dối người ủng hộ thuộc phía Nam để vượt qua dự luật về dân quyền vào năm 1957. Charles de Gaulle đã không tiết lộ chiến lược cho nền độc lập của Algeria khi ông lên nắm quyền vào năm 1958, bởi de Gaulles biết rằng làm như vậy sẽ đi đến thất bại. John F. Kennedy lừa dối công chúng về sự rút lui các đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba năm 1962 một cách êm thắm.
Hơn nữa, Franklin D. Roosevelt đã nói dối với công chúng Mỹ về một cuộc tấn công của Đức vào một khu trục hạm của Mỹ, trong một nỗ lực để vượt qua kháng cự theo chủ thuyết cô lập để giúp Anh Quốc trước Đệ II Thế Chiến. Và Winston Churchill từng nói rằng sự thật có thể là “quý giá đến nỗi nó phải luôn luôn được canh chừng bởi một vệ sĩ của những lời nói dối.”
Thực tế là cứu cánh của các nhà lãnh đạo đôi khi có thể biện minh cho việc vi phạm các tiêu chuẩn về thành tín, điều này không có nghĩa là tất cả những lời nói dối đều giống nhau, hay chúng ta phải thôi phán xét đạo đức trong những trường hợp như vậy. Ví dụ như lừa dối xảo quyệt theo kiểu của Machiavellli thường là một phần của một chiến lược trong thương lượng hoặc thậm chí trong việc đưa tới việc chấp nhận những mục tiêu mới. Nhưng các ý định là quan trọng cho vấn đề. Lừa đảo hoàn toàn là các thay đổi làm lợi cho mình từ một chiến lược có thể cho những người khác được hưởng lợi bằng cách dàn dựng ích kỷ.
Thậm chí nếu người ta thừa nhận rằng lừa dối đôi khi có thể cần thiết, người ta vẫn có thể hỏi về tầm quan trọng của mục tiêu, sự khả dụng của các phương tiện thay thế để đạt được mục tiêu, cho dù sự lừa dối có thể lan rộng qua tiền lệ hoặc ví dụ, những tổn hại cho các nạn nhân khác nhau, và sự quy trách cho những kẻ lừa đảo (cho dù về sau hành vi của họ có thể được phát hiện và giải thích). Trong cuốn sách When President Lie, nhà sử học Eric Alterman kết luận rằng, những lời nói dối của vị tổng thống tạo nên các quái vật bóp nghẹt người sáng tạo nó, một hậu quả không thể tránh.
Các vị tổng thống có thể tạo các tiền lệ xấu. Khi Roosevelt đã nói dối về các cuộc tấn công của Đức trên một khu trục hạm Greer vào năm 1941, ông đã đặt một mức độ thấp về sự mô tả có thêm thắt cho trầm trọng của Johnson về một cuộc tấn công Bắc Việt với chiến hạm của hải quân Mỹ, dẫn đến của Nghị quyết 1964 về Vịnh Bắc Bộ.
Đối các nhà lãnh đạo, tất cả quá dễ dàng để họ tự thuyết phục rằng họ đang nói dối cho mục tiêu cao cả vì lợi ích của giới ủng hộ, trong thực tế, họ chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu thuận tiện cho chính trị hoặc cho cá nhân. Điều đó làm cho nói dối là quan trọng trong một nền dân chủ mà chúng ta nên xem xét kỹ bản chất của sự cân nhắc quân bình giữa các cứu cánh và phương tiện của các nhà lãnh đạo tạo ra. Thực vậy, có những tình huống mà chúng ta sẽ chấp nhận khi một nhà lãnh đạo chính trị nói dối, nhưng những trường hợp như vậy là khan hiếm và phải chịu sự kiểm soát nghiêm túc. Nếu không, chúng ta làm mất giá trị của nền dân chủ và làm giảm phẩm chất của các cuộc thảo luận chính trị.
Đó là lý do tại sao có một sai lầm cho những người đạo đức giả khi họ xem thường các tài hùng biện của Trump. Họ chỉ đơn giản xem là một trong những điều mà các nhà chính trị làm. Nếu quan điểm của PolitiFact và các tổ chức tương tự khác là chính xác, thì các chính trị gia không phải là tất cả giống như nhau khi họ nói dối. Trump đã có nhiều lời tuyên bố sai lạc nhiều hơn so với bất kỳ đối thủ của mình, và có ít người (nếu có) có thể vượt qua các thử thách không màng tư lợi. Báo chí độc lập và mạnh mẽ để kiểm tra sự thật là rất quan trọng để giữ gìn sự liêm chính của nền dân chủ; nhưng như vậy báo chí là cử tri chống lại tinh thần đạo đức giả và sự hạ thấp giá trị của các cuộc đối thoại chính trị.
***
Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Ông là tác giả Is the American Century Over?
Nguyên tác: Lying and Leadership