Cà Kê Dê Ngỗng
Khi người GIÀU đóng thuế, người NGHÈO trả
Tôi xin bắt đầu với một nguyên lý cơ bản mà gần như đại đa số người dân không hề nhận ra. Đó là “Khi người giàu đóng thuế thì người nghèo sẽ là người trả.” Hoặc nói cách khác “tất cả những khoản thuế đánh lên người g
Tôi xin bắt đầu với một nguyên lý cơ bản mà gần như đại đa số người dân không hề nhận ra. Đó là “Khi người giàu đóng thuế thì người nghèo sẽ là người trả.” Hoặc nói cách khác “tất cả những khoản thuế đánh lên người giàu đều được chi trả bởi người nghèo gián tiếp hoặc trực tiếp.”
Tôi xin bắt đầu với một nguyên lý cơ bản mà gần như đại đa số người dân không hề nhận ra. Đó là “Khi người giàu đóng thuế thì người nghèo sẽ là người trả.” Hoặc nói cách khác “tất cả những khoản thuế đánh lên người giàu đều được chi trả bởi người nghèo gián tiếp hoặc trực tiếp.”
Khi
đọc thì bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng tôi đã viết lộn hay gì đó, nhưng tôi
không hề, đó là sự thật. Chính sự ngộ nhận này đã cho phép chính phủ và
các chính trị gia ở Việt Nam và Phương Tây mị dân để kiếm phiếu. Câu phổ
biến nhất mà chúng ta hay nghe họ nói là “người giàu nên đóng nhiều
thuế hơn,” “người giàu ngày càng giàu” hay câu kinh điển “phải đem lại
sự công bằng cho xã hội.’’ Mấy câu đó nghe quen thuộc không? Đó chính là
vấn đề.
Khi
chính phủ ban hành một khoản thuế để nhắm đến người giàu, trên bề mặt
thì chúng ta nghĩ rằng người giàu chính là người đóng. Nhưng bức ảnh đó
không hề nói lên sự thật đằng sau. Đó chính là người nghèo mới là người
trả chi phí và gánh nặng của khoản thuế đó, trực tiếp và gián tiếp. Trực
tiếp là các ông chủ doanh nghiệp sẽ không có thêm tiền để tăng lương
cho nhân viên, và gián tiếp qua việc người có tiền sẽ không chịu đầu tư
thêm hoặc tạo thêm việc làm. Và ai sẽ là người gánh chịu những hậu quả
đó? Người giàu? Không hề. Các chính trị gia? Càng không. Chẳng ai khác
ngoài người nghèo. Tôi tin dùng 3 ví dụ để minh chứng cho nguyên lý
trên.
THUẾ XE HƠI NHẬP KHẨU
– Trước tiên là khoản thuế đánh lên xe hơi nhập khẩu. Hiện tại thì chỉ
những người khá giả mới có tiền để mua xe, nên việc đánh thuế lên xe hơi
thì sẽ ép người giàu trả. Nghe đúng không? Ai là người trả? Có phải là
người giàu không? Không hề. Nếu một người không phải trả thuế 300% đó
thì với số tiền đó họ sẽ dùng để đầu tư, để tạo thêm công ăn việc làm,
hay mua sắm và khoản đó sẽ tạo ra việc làm những người khác. Nhưng đằng
này họ phải đóng thuế 300% và số tiền đó sẽ không được tận dụng trong
giới tư nhân một cách hiệu quả được.
Nếu
xe đó được nhập để kinh doanh vận tải, chạy Uber hay taxi thì doanh
nghiệp nhập sẽ phải tăng phí vận hành và ai sẽ là người trả? Những người
sử dụng xe. Và ai sẽ là chịu gánh nặng nhất? Chính những người nghèo.
Họ trả khi đi xe đò, đi taxi, đi Uber, đi xe liên tỉnh hay đơn giản là
khi thuê xe để đi đâu đó. Người giàu trong trường hợp này là người trung
gian thu tiền từ người nghèo để đưa vào túi mình.
THUẾ THU NHẬP CAO
– Tương tự, khi người giàu bị ép phải trả thêm tiền thuê thu nhập của
mình thì họ sẽ có ít tiền hơn để đầu tư và tạo công ăn việc làm. Số tiền
tuy lớn nhưng người giàu không chịu thiệt hại lớn bằng người nghèo.
Thay vì có 100đ để tạo ra hàng chục việc làm cho người nghèo thì người
giàu chỉ còn 30đ. Điều này cũng lấy đi động lực phát triển của tầng lớp
tinh hoa và ưu tú của xã hội. Họ sẽ nói “tại sao tôi phải làm nhiều, tại
sao tôi phải chấp nhận rủi ro để tạo công ăn việc làm cho người khác?”
Rồi một ngày họ bất mãn, họ ra nước ngoài, họ ngừng làm việc thì lúc đó
nền kinh tế sẽ chỉ còn là số không. Lúc đó ai sẽ là người chịu thiệt
hại? Người nghèo.
THUẾ NHÀ TRỌ
– Đây là một trong những khoản thuế mà người nghèo chi trả nhưng họ cứ
nghĩ là người giàu trả. Ông chủ kia có dãy nhà trọ cho thuê. Cán bộ thuế
thu tầm 1 triệu VND mỗi năm. Hỏi ai là người trả? Người nghèo sẽ nói
“Ông chủ nhà trọ chứ ai. Thuế đó là thuế nhà trọ, chủ nhà trọ không trả
thì ai trả?” Đó là câu trả lời phổ biến thiếu hiểu biết. Ai là người
thực sự trả? Đó là người nghèo. Vì sao? Vì khi ông chủ kia xây nhà trọ
thì ông ta đã tính chi phí và thuế vào mức giá thuê nhà rồi. Nếu không
có khoản thuế 1 triệu/năm đó thì ông ta sẽ giảm 1 triệu một năm cho
người thuê. Nếu không thì ông ta sẽ có thêm tiền để xây thêm nhà trọ và
nó sẽ hạ giá thuê xuống. Còn không nữa thì nền kinh tế sẽ có thêm 1
triệu VND để đầu tư và tạo công ăn việc làm. Đó là sự thật.
KẾT
LUẬN – Đó là vì sao những khoản thuế đáng lên người giàu được thúc đẩy
bởi các chính trị gia chỉ là một trò mị dân. Thực chất là nó là những
khoản thuế đánh lên người nghèo và được chi trả bởi người nghèo. Tại sao
một điều vô lý như vậy vẫn tồn tại? Vì đó là hình thức dễ nhất để kiếm
phiếu, nó đánh vào lòng GATO của người dân. Những khoản thuế đó giúp tạo
sự chênh lệch giữa người giàu và nghèo và bất công xã hội. Đó mới là
vấn đề. Khi chính phủ đánh thuế lên người giàu thì họ vô tình đánh thuê
lên người nghèo nhưng nói với người nghèo là người giàu là người trả.
Khi người giàu đóng thuế, người nghèo sẽ là người trả. Mị dân đỉnh cao.
Tôi là Ku Búa viết cho Cafe Ku Búa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi người GIÀU đóng thuế, người NGHÈO trả
Tôi xin bắt đầu với một nguyên lý cơ bản mà gần như đại đa số người dân không hề nhận ra. Đó là “Khi người giàu đóng thuế thì người nghèo sẽ là người trả.” Hoặc nói cách khác “tất cả những khoản thuế đánh lên người g
Tôi xin bắt đầu với một nguyên lý cơ bản mà gần như đại đa số người dân không hề nhận ra. Đó là “Khi người giàu đóng thuế thì người nghèo sẽ là người trả.” Hoặc nói cách khác “tất cả những khoản thuế đánh lên người giàu đều được chi trả bởi người nghèo gián tiếp hoặc trực tiếp.”
Khi
đọc thì bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng tôi đã viết lộn hay gì đó, nhưng tôi
không hề, đó là sự thật. Chính sự ngộ nhận này đã cho phép chính phủ và
các chính trị gia ở Việt Nam và Phương Tây mị dân để kiếm phiếu. Câu phổ
biến nhất mà chúng ta hay nghe họ nói là “người giàu nên đóng nhiều
thuế hơn,” “người giàu ngày càng giàu” hay câu kinh điển “phải đem lại
sự công bằng cho xã hội.’’ Mấy câu đó nghe quen thuộc không? Đó chính là
vấn đề.
Khi
chính phủ ban hành một khoản thuế để nhắm đến người giàu, trên bề mặt
thì chúng ta nghĩ rằng người giàu chính là người đóng. Nhưng bức ảnh đó
không hề nói lên sự thật đằng sau. Đó chính là người nghèo mới là người
trả chi phí và gánh nặng của khoản thuế đó, trực tiếp và gián tiếp. Trực
tiếp là các ông chủ doanh nghiệp sẽ không có thêm tiền để tăng lương
cho nhân viên, và gián tiếp qua việc người có tiền sẽ không chịu đầu tư
thêm hoặc tạo thêm việc làm. Và ai sẽ là người gánh chịu những hậu quả
đó? Người giàu? Không hề. Các chính trị gia? Càng không. Chẳng ai khác
ngoài người nghèo. Tôi tin dùng 3 ví dụ để minh chứng cho nguyên lý
trên.
THUẾ XE HƠI NHẬP KHẨU
– Trước tiên là khoản thuế đánh lên xe hơi nhập khẩu. Hiện tại thì chỉ
những người khá giả mới có tiền để mua xe, nên việc đánh thuế lên xe hơi
thì sẽ ép người giàu trả. Nghe đúng không? Ai là người trả? Có phải là
người giàu không? Không hề. Nếu một người không phải trả thuế 300% đó
thì với số tiền đó họ sẽ dùng để đầu tư, để tạo thêm công ăn việc làm,
hay mua sắm và khoản đó sẽ tạo ra việc làm những người khác. Nhưng đằng
này họ phải đóng thuế 300% và số tiền đó sẽ không được tận dụng trong
giới tư nhân một cách hiệu quả được.
Nếu
xe đó được nhập để kinh doanh vận tải, chạy Uber hay taxi thì doanh
nghiệp nhập sẽ phải tăng phí vận hành và ai sẽ là người trả? Những người
sử dụng xe. Và ai sẽ là chịu gánh nặng nhất? Chính những người nghèo.
Họ trả khi đi xe đò, đi taxi, đi Uber, đi xe liên tỉnh hay đơn giản là
khi thuê xe để đi đâu đó. Người giàu trong trường hợp này là người trung
gian thu tiền từ người nghèo để đưa vào túi mình.
THUẾ THU NHẬP CAO
– Tương tự, khi người giàu bị ép phải trả thêm tiền thuê thu nhập của
mình thì họ sẽ có ít tiền hơn để đầu tư và tạo công ăn việc làm. Số tiền
tuy lớn nhưng người giàu không chịu thiệt hại lớn bằng người nghèo.
Thay vì có 100đ để tạo ra hàng chục việc làm cho người nghèo thì người
giàu chỉ còn 30đ. Điều này cũng lấy đi động lực phát triển của tầng lớp
tinh hoa và ưu tú của xã hội. Họ sẽ nói “tại sao tôi phải làm nhiều, tại
sao tôi phải chấp nhận rủi ro để tạo công ăn việc làm cho người khác?”
Rồi một ngày họ bất mãn, họ ra nước ngoài, họ ngừng làm việc thì lúc đó
nền kinh tế sẽ chỉ còn là số không. Lúc đó ai sẽ là người chịu thiệt
hại? Người nghèo.
THUẾ NHÀ TRỌ
– Đây là một trong những khoản thuế mà người nghèo chi trả nhưng họ cứ
nghĩ là người giàu trả. Ông chủ kia có dãy nhà trọ cho thuê. Cán bộ thuế
thu tầm 1 triệu VND mỗi năm. Hỏi ai là người trả? Người nghèo sẽ nói
“Ông chủ nhà trọ chứ ai. Thuế đó là thuế nhà trọ, chủ nhà trọ không trả
thì ai trả?” Đó là câu trả lời phổ biến thiếu hiểu biết. Ai là người
thực sự trả? Đó là người nghèo. Vì sao? Vì khi ông chủ kia xây nhà trọ
thì ông ta đã tính chi phí và thuế vào mức giá thuê nhà rồi. Nếu không
có khoản thuế 1 triệu/năm đó thì ông ta sẽ giảm 1 triệu một năm cho
người thuê. Nếu không thì ông ta sẽ có thêm tiền để xây thêm nhà trọ và
nó sẽ hạ giá thuê xuống. Còn không nữa thì nền kinh tế sẽ có thêm 1
triệu VND để đầu tư và tạo công ăn việc làm. Đó là sự thật.
KẾT
LUẬN – Đó là vì sao những khoản thuế đáng lên người giàu được thúc đẩy
bởi các chính trị gia chỉ là một trò mị dân. Thực chất là nó là những
khoản thuế đánh lên người nghèo và được chi trả bởi người nghèo. Tại sao
một điều vô lý như vậy vẫn tồn tại? Vì đó là hình thức dễ nhất để kiếm
phiếu, nó đánh vào lòng GATO của người dân. Những khoản thuế đó giúp tạo
sự chênh lệch giữa người giàu và nghèo và bất công xã hội. Đó mới là
vấn đề. Khi chính phủ đánh thuế lên người giàu thì họ vô tình đánh thuê
lên người nghèo nhưng nói với người nghèo là người giàu là người trả.
Khi người giàu đóng thuế, người nghèo sẽ là người trả. Mị dân đỉnh cao.
Tôi là Ku Búa viết cho Cafe Ku Búa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa