Thân Hữu Tiếp Tay...
Khi người phụ nữ Việt Nam... trần truồng
Không có người phụ nữ VN hậu sinh nào lại không biết, không nhớ đến tấm gương tiết liệt ấy của hai Bà và họ đã sống, làm những hậu duệ xứng đáng, không làm vong linh của hai Bà nơi chín suối phải tủi hổ.
Không có người phụ nữ VN hậu sinh nào lại không biết, không nhớ đến tấm gương tiết liệt ấy của hai Bà và họ đã sống, làm những hậu duệ xứng đáng, không làm vong linh của hai Bà nơi chín suối phải tủi hổ. Nói như thế không có nghĩa là qua những thăng trầm trong dòng lịch sử của dân tộc, không có những người phụ nữ lỡ lầm đánh mất chính mình trong dòng chảy của cuộc sống. Luôn có và có không ít. Nhưng đó luôn là những nỗi đau thân phận riêng lẻ của những kiếp phận má hồng truân chuyên, không may mắn trong cuộc đời. Đó chưa bao giờ là một sự lựa chọn cá nhân. Nếu cho họ một sự lựa chọn, có thể tin rằng đa phần họ sẽ chọn cái chết hơn là một cuộc sống vong thân đầy tủi nhục.
Họ lựa chọn để đứng đó trần truồng và... lạnh lẽo. Trần truồng thì đã rõ vì trên người họ chẳng còn gì để che thân. Còn lạnh lẽo vì... món hàng nào cũng luôn lạnh lẽo khi được trưng bày trên kệ qua năm tháng để người mua sờ mó, lựa chọn. Những người có quyền gọi việc đứng trần truồng như thế là một... tệ nạn. Đúng! Dù hèn cũng thể, huống hồ gì cái thể này là cái thể rất lớn. Đứng trần truồng như thế để người ta săm soi dĩ nhiên là không đúng... thể, và do đó, không đúng... pháp luật. Những người không có quyền thì gọi việc đứng trần truồng như thế là một... nỗi đau. Đúng! Đó rõ ràng là một nỗi đau thân phận - nỗi đau của một kiếp người, hơn nữa, một kiếp người phụ nữ. Nếu không đau thì sao lại phải... trần truồng?
Tính cho đến thời điểm cách đây không quá xa, hình ảnh người phụ nữ VN vốn là một hình ảnh đẹp, thậm chí là quá đẹp đến mức trở thành một biểu tượng. Chẳng những chỉ đẹp về dung nhan, mà còn đẹp cả về đức hạnh. Chẳng những chỉ đẹp đối với con mắt người dân VN, mà còn đẹp trong con mắt của mọi dân tộc trên thế giới. Mỗi khi nhắc đến họ, người ta bắt gặp niềm tự hào, kiêu hãnh trong con mắt người dân bản xứ, và sự ngưỡng mộ, xuýt xoa từ những người dân ngoại chủng. Trong chiếc áo bà ba đơn giản, mộc mạc, hay trong chiếc áo dài truyền thống kín đáo, trang đài; người phụ nữ VN hiện ra với dáng vẻ của một thánh nữ hơn là một con người trần tục.
Nét đẹp song toàn ấy của người phụ nữ VN có cả một quá trình lịch sử lâu dài của nó, đặc biệt là nét đẹp ở bên trong - nét đẹp của nhân cách, của tâm hồn. Khác với những gì được ghi trong lịch sử chính thống, truyền thuyết xa xưa kể rằng Hai Bà Trưng và đoàn quân nữ tướng của hai Bà đã thua trận chỉ vì bọn quân giặc Hán đã chơi trò đốn mạt khi xuất quân ra trận trong bộ dạng của Adam. Không chịu đựng được sự sỉ nhục ấy, đoàn quân của hai Bà đã tan tác và hai Bà đã nhảy xuống dòng sông Hát Giang mà tuẫn tiết để bảo toàn danh tiết. Gọi câu chuyện ấy là truyền thuyết vì người ta không chắc về tính chân thực của nó. Nhưng có một điều người ta luôn chắc chắn lắm: Đó là nhân cách và khí tiết rạng ngời của hai Bà, của người phụ nữ VN.
Tất cả những điều vừa nói trên về người phụ nữ VN đã đúng và rất đúng tính cho đến thời điểm cách đây hơn một thập kỷ. Thế thì sau đó thì sao? Điều gì đã xảy ra? Có. Có điều bất thường đã xảy ra: Một đột biến. Gọi đó là một đột biến vì nó lạ quá, khác xưa quá, gây bất ngờ, choáng váng quá. Đó là: có những người phụ nữ VN quyết định... trần truồng. Không phải là một người mà là nhiều người. Nếu không cho đó là một con số lớn thì cũng không thể vô tâm gọi đó là một con số nhỏ. Không phải là trần truồng lúc một mình trong phòng vắng mà là trần truồng tự nguyện trước mặt những người đàn ông đến từ một quốc gia không xa lắm - những người đàn ông không hẳn trẻ trung, đẹp trai, cũng không hẳn giàu có, chỉ đơn thuần là có chút tiền còm giắt lưng.
Có những người, không rõ là có quyền hay không có quyền, gọi việc đứng trần truồng "đông vui" như vậy là... nỗi nhục quốc thể. Nghe hơi có vẻ nặng nề, nhưng cũng không thể nói là... sai. Họ dùng từ "quốc" có lẽ vì họ thấy "đông vui" quá. Chưa có một con số thống kê cụ thể là bao nhiêu nhưng có một cảnh tượng rất thực mà vô số người đã nhìn thấy là nhiều làng quê trở nên vắng ngắt, tiêu điều. Thêm một thực trạng nữa là: nhiều trai làng trở nên... ế vợ. Đã gọi là nhục thì điều nhất thiết là phải truy tìm thủ phạm để... rửa nhục. Ai là thủ phạm? (Ai là kẻ đã gây ra nỗi nhục tày đình này?) Một câu hỏi vô cùng quen thuộc trong mọi cuộc điều tra hình sự, lạ kỳ thay, lại chưa ai thấy được đặt ra trong vụ án oái ăm này, và do đó, đã chưa hề có một cuộc truy tầm.
Họ chăng - những người phụ nữ VN đứng trần truồng? Hãy hỏi thử họ xem sao: "Em ơi, sao em... nỡ nào?" Nghe câu hỏi, người con gái ôm mặt, bật khóc nức nở. Tiếng khóc cất lên như tiếng thét, thật lớn. Nghe thật đau đớn, thật thảm sầu. Tiếng khóc cứ ngân dài mãi như thế, như không bao giờ có thể dứt được. Ngày xưa, lúc Kiều bán mình chuộc cha chắc cũng không khóc nhiều và lớn đến thế. Khóc xong, cô thì thào nói: "Lúc mà mảnh y phục cuối cùng rơi khỏi cơ thể mình, em xem như mình... đã chết. Em chết để cha em, mẹ em, em em còn có cái để mà ăn, để mà sống. Người chết rồi thì có mặc hay không mặc gì, có khác gì đâu?" Câu trả lời làm người hỏi há hốc mồm, tê liệt, không nói gì nữa. Có ai lại tiếp tục đi nói chuyện với người chết? Có ai lại kết án người chết bao giờ? Rõ ra, thủ phạm không phải là họ.
Một cuộn phim phóng sự với tựa đề "Những người con xa xứ" được thực hiện tại Hàn Quốc bởi một đài truyền hình trong nước đã cho thấy có nhiều người con gái đã xem như mình đã chết như thế trong cuộc hành trình vong thân để tìm cho mình, hay nói đúng hơn là cho những người thân của mình, một cơ hội sống. Có một số may mắn chỉ chết một lần thôi vào cái ngày "trần truồng" ấy. Những tháng ngày còn lại không thể gọi là vinh quang, nhưng cũng không hẳn là tệ hại hơn, vì người đã chết chẳng đòi hỏi nhiều quá bao giờ. Chỉ tội cho một số không may mắn khác lại chết thêm một lần nữa. Lần chết này là lần chết thực sự và vĩnh viễn. (Lý do cho đa số trường hợp là bạo hành. Thống kê cho thấy là đàn ông Hàn Quốc bạo hành rất dã man.) Và vì đã chết hai lần nên họ - những người phụ nữ VN trần truồng ấy - chẳng bao giờ còn có thể đầu thai được nữa!
Câu chuyện về những người phụ nữ VN trần truồng tưởng chỉ có thế. Vì chỉ thế thôi, đau đã lắm, nhục đã đầy. Nhưng không! Đạm Tiên một lần nữa hiện hồn về báo mộng rằng trong sổ đoạn trường tên các nàng vẫn còn đó.
Mộng đã ứng thực: Vào một ngày cách đây hơn một tháng, tại mảnh đất rất gần lắm với Tây Đô - thủ phủ của miền Tây, có hai người phụ nữ VN, một trung niên, một trẻ lại... trần truồng. Và lần này họ đã rời khỏi những căn phòng kín để bước ra ngoài một cõi đất trời mênh mông với sinh thực khí lồ lộ giữa đám đông người, giữa nắng và gió. Có lẽ trong lịch sử dân tộc VN, chưa có lúc nào như lúc này đây, hình ảnh người phụ nữ lại trở nên ê chề, xót xa đến như thế! Nắng. Nắng dường như cũng học đòi thói vô tình, nhẫn tâm của con người. Nắng như trút lửa làm nóng và rát thêm những cơ thể trần trụi, lõa lồ đang bị lôi kéo lết lê trên đất, trên đá trông hệt như những con vật trên đường đến lò sát sinh cuối đời.
"Sao thế chị ơi? Sao chị... nỡ nào?" Người phụ nữ trung niên không trả lời, mắt ngùn ngụt niềm căm phẫn. Trong đôi mắt ấy, trong đôi mắt không còn tinh anh lắm ấy, người ta đọc thấy rất rõ một nỗi oan khiên tày đình không thể diễn tả bằng lời. Và người ta cũng đọc được trong đôi mắt ấy một điều này nữa: Chị xem như mình... đã chết. Mà đối với người đã chết, mặc hay không mặc quần áo còn có ý nghĩa gì đâu.
"Sao thế em ơi? Sao em... nỡ nào?" Người con gái trẻ không trả lời, mắt đớn đau một niềm tin đã mất. Trong đôi mắt ấy, trong đôi mắt vẫn còn rất tinh anh ấy, người ta đọc thấy rất rõ một nỗi tuyệt vọng cùng cực không thể diễn tả bằng lời. Và người ta cũng đọc được trong đôi mắt ấy một điều này nữa: Em xem như mình... đã chết. Mà đối với người đã chết, mặc hay không mặc quần áo còn có ý nghĩa gì đâu.
Khi người phụ nữ VN trần truồng, đau thương đã lắm, nước mắt rơi đã nhiều.
Khi người phụ nữ VN trần truồng, nhục nhằn đã lắm, oan khiên đã cực cùng.
Vì đâu nên nỗi?
Khi người phụ nữ Việt Nam... trần truồng
Không có người phụ nữ VN hậu sinh nào lại không biết, không nhớ đến tấm gương tiết liệt ấy của hai Bà và họ đã sống, làm những hậu duệ xứng đáng, không làm vong linh của hai Bà nơi chín suối phải tủi hổ.
Tính cho đến thời điểm cách đây không quá xa, hình ảnh người phụ nữ VN vốn là một hình ảnh đẹp, thậm chí là quá đẹp đến mức trở thành một biểu tượng. Chẳng những chỉ đẹp về dung nhan, mà còn đẹp cả về đức hạnh. Chẳng những chỉ đẹp đối với con mắt người dân VN, mà còn đẹp trong con mắt của mọi dân tộc trên thế giới. Mỗi khi nhắc đến họ, người ta bắt gặp niềm tự hào, kiêu hãnh trong con mắt người dân bản xứ, và sự ngưỡng mộ, xuýt xoa từ những người dân ngoại chủng. Trong chiếc áo bà ba đơn giản, mộc mạc, hay trong chiếc áo dài truyền thống kín đáo, trang đài; người phụ nữ VN hiện ra với dáng vẻ của một thánh nữ hơn là một con người trần tục.
Nét đẹp song toàn ấy của người phụ nữ VN có cả một quá trình lịch sử lâu dài của nó, đặc biệt là nét đẹp ở bên trong - nét đẹp của nhân cách, của tâm hồn. Khác với những gì được ghi trong lịch sử chính thống, truyền thuyết xa xưa kể rằng Hai Bà Trưng và đoàn quân nữ tướng của hai Bà đã thua trận chỉ vì bọn quân giặc Hán đã chơi trò đốn mạt khi xuất quân ra trận trong bộ dạng của Adam. Không chịu đựng được sự sỉ nhục ấy, đoàn quân của hai Bà đã tan tác và hai Bà đã nhảy xuống dòng sông Hát Giang mà tuẫn tiết để bảo toàn danh tiết. Gọi câu chuyện ấy là truyền thuyết vì người ta không chắc về tính chân thực của nó. Nhưng có một điều người ta luôn chắc chắn lắm: Đó là nhân cách và khí tiết rạng ngời của hai Bà, của người phụ nữ VN.
Tất cả những điều vừa nói trên về người phụ nữ VN đã đúng và rất đúng tính cho đến thời điểm cách đây hơn một thập kỷ. Thế thì sau đó thì sao? Điều gì đã xảy ra? Có. Có điều bất thường đã xảy ra: Một đột biến. Gọi đó là một đột biến vì nó lạ quá, khác xưa quá, gây bất ngờ, choáng váng quá. Đó là: có những người phụ nữ VN quyết định... trần truồng. Không phải là một người mà là nhiều người. Nếu không cho đó là một con số lớn thì cũng không thể vô tâm gọi đó là một con số nhỏ. Không phải là trần truồng lúc một mình trong phòng vắng mà là trần truồng tự nguyện trước mặt những người đàn ông đến từ một quốc gia không xa lắm - những người đàn ông không hẳn trẻ trung, đẹp trai, cũng không hẳn giàu có, chỉ đơn thuần là có chút tiền còm giắt lưng.
Có những người, không rõ là có quyền hay không có quyền, gọi việc đứng trần truồng "đông vui" như vậy là... nỗi nhục quốc thể. Nghe hơi có vẻ nặng nề, nhưng cũng không thể nói là... sai. Họ dùng từ "quốc" có lẽ vì họ thấy "đông vui" quá. Chưa có một con số thống kê cụ thể là bao nhiêu nhưng có một cảnh tượng rất thực mà vô số người đã nhìn thấy là nhiều làng quê trở nên vắng ngắt, tiêu điều. Thêm một thực trạng nữa là: nhiều trai làng trở nên... ế vợ. Đã gọi là nhục thì điều nhất thiết là phải truy tìm thủ phạm để... rửa nhục. Ai là thủ phạm? (Ai là kẻ đã gây ra nỗi nhục tày đình này?) Một câu hỏi vô cùng quen thuộc trong mọi cuộc điều tra hình sự, lạ kỳ thay, lại chưa ai thấy được đặt ra trong vụ án oái ăm này, và do đó, đã chưa hề có một cuộc truy tầm.
Họ chăng - những người phụ nữ VN đứng trần truồng? Hãy hỏi thử họ xem sao: "Em ơi, sao em... nỡ nào?" Nghe câu hỏi, người con gái ôm mặt, bật khóc nức nở. Tiếng khóc cất lên như tiếng thét, thật lớn. Nghe thật đau đớn, thật thảm sầu. Tiếng khóc cứ ngân dài mãi như thế, như không bao giờ có thể dứt được. Ngày xưa, lúc Kiều bán mình chuộc cha chắc cũng không khóc nhiều và lớn đến thế. Khóc xong, cô thì thào nói: "Lúc mà mảnh y phục cuối cùng rơi khỏi cơ thể mình, em xem như mình... đã chết. Em chết để cha em, mẹ em, em em còn có cái để mà ăn, để mà sống. Người chết rồi thì có mặc hay không mặc gì, có khác gì đâu?" Câu trả lời làm người hỏi há hốc mồm, tê liệt, không nói gì nữa. Có ai lại tiếp tục đi nói chuyện với người chết? Có ai lại kết án người chết bao giờ? Rõ ra, thủ phạm không phải là họ.
Một cuộn phim phóng sự với tựa đề "Những người con xa xứ" được thực hiện tại Hàn Quốc bởi một đài truyền hình trong nước đã cho thấy có nhiều người con gái đã xem như mình đã chết như thế trong cuộc hành trình vong thân để tìm cho mình, hay nói đúng hơn là cho những người thân của mình, một cơ hội sống. Có một số may mắn chỉ chết một lần thôi vào cái ngày "trần truồng" ấy. Những tháng ngày còn lại không thể gọi là vinh quang, nhưng cũng không hẳn là tệ hại hơn, vì người đã chết chẳng đòi hỏi nhiều quá bao giờ. Chỉ tội cho một số không may mắn khác lại chết thêm một lần nữa. Lần chết này là lần chết thực sự và vĩnh viễn. (Lý do cho đa số trường hợp là bạo hành. Thống kê cho thấy là đàn ông Hàn Quốc bạo hành rất dã man.) Và vì đã chết hai lần nên họ - những người phụ nữ VN trần truồng ấy - chẳng bao giờ còn có thể đầu thai được nữa!
Câu chuyện về những người phụ nữ VN trần truồng tưởng chỉ có thế. Vì chỉ thế thôi, đau đã lắm, nhục đã đầy. Nhưng không! Đạm Tiên một lần nữa hiện hồn về báo mộng rằng trong sổ đoạn trường tên các nàng vẫn còn đó.
Mộng đã ứng thực: Vào một ngày cách đây hơn một tháng, tại mảnh đất rất gần lắm với Tây Đô - thủ phủ của miền Tây, có hai người phụ nữ VN, một trung niên, một trẻ lại... trần truồng. Và lần này họ đã rời khỏi những căn phòng kín để bước ra ngoài một cõi đất trời mênh mông với sinh thực khí lồ lộ giữa đám đông người, giữa nắng và gió. Có lẽ trong lịch sử dân tộc VN, chưa có lúc nào như lúc này đây, hình ảnh người phụ nữ lại trở nên ê chề, xót xa đến như thế! Nắng. Nắng dường như cũng học đòi thói vô tình, nhẫn tâm của con người. Nắng như trút lửa làm nóng và rát thêm những cơ thể trần trụi, lõa lồ đang bị lôi kéo lết lê trên đất, trên đá trông hệt như những con vật trên đường đến lò sát sinh cuối đời.
"Sao thế chị ơi? Sao chị... nỡ nào?" Người phụ nữ trung niên không trả lời, mắt ngùn ngụt niềm căm phẫn. Trong đôi mắt ấy, trong đôi mắt không còn tinh anh lắm ấy, người ta đọc thấy rất rõ một nỗi oan khiên tày đình không thể diễn tả bằng lời. Và người ta cũng đọc được trong đôi mắt ấy một điều này nữa: Chị xem như mình... đã chết. Mà đối với người đã chết, mặc hay không mặc quần áo còn có ý nghĩa gì đâu.
"Sao thế em ơi? Sao em... nỡ nào?" Người con gái trẻ không trả lời, mắt đớn đau một niềm tin đã mất. Trong đôi mắt ấy, trong đôi mắt vẫn còn rất tinh anh ấy, người ta đọc thấy rất rõ một nỗi tuyệt vọng cùng cực không thể diễn tả bằng lời. Và người ta cũng đọc được trong đôi mắt ấy một điều này nữa: Em xem như mình... đã chết. Mà đối với người đã chết, mặc hay không mặc quần áo còn có ý nghĩa gì đâu.
Khi người phụ nữ VN trần truồng, đau thương đã lắm, nước mắt rơi đã nhiều.
Khi người phụ nữ VN trần truồng, nhục nhằn đã lắm, oan khiên đã cực cùng.
Vì đâu nên nỗi?