Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Khi thiên tài hiểu rằng mọi thành công của mình đều có dấu ấn của Chúa
Bóng đá, có ai ngờ lại là một minh chứng của đức tin, khi kể cả thiên tài cũng hiểu rằng mọi thành công của mình đều có dấu ấn ban phước của Đấng tối cao nào đó.
Trong làng túc cầu, đời sống tâm linh vốn đã ăn sâu và ghi đậm dấu ấn từ lâu. Nhưng câu như “Tôi thuộc về Người”, “100% Jesus” trên áo của ngôi sao bóng đá nổi tiếng người Brazil, Kaka là một câu chuyện điển hình. Hay Man City còn đồng ý lập hẳn một phòng cầu nguyện ngay trong phòng thay đồ khi huấn luyện viên Mancini và đa số các cầu thủ đều là những người sùng tín.
Và trong những ngày World Cup đang diễn ra, có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh những cầu thủ “ngoan đạo” khi chứng kiến những hành động của họ trên sân cỏ. Những cánh tay giơ lên trời, những ánh mắt cầu cứu hoặc cảm ân hướng về Đức Chúa đang ngự trị trên cao.
Niềm tin của Messi
“Tôi biết rằng Chúa đã đứng về phía chúng tôi và không để Argentina phải ra về sớm. Trước trận đấu cả đội đã rất tự tin vào một chiến thắng” – Messi đã xúc động nói như vậy sau trận thắng nghẹt thở trước Nigieria và cánh cửa quá hẹp bỗng thần kỳ mở ra cho đội tuyển Argentina bước vào vòng 1/8 mùa World Cup 2018.
Messi luôn công khai mình là một người mộ đạo và luôn có hành động cảm ơn Chúa sau những bàn thắng được vinh danh là tuyệt phẩm ở mọi giải đấu. Điều đó có nghĩa, cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá như lời Arsene Wenger đã tán thưởng, cũng tin rằng thành công không chỉ là nhờ nỗ lực của bản thân mà thôi, và tài năng cũng là một món quà của Chúa.
Để hình dung được “món quà” mà Messi được trao tặng, hãy cùng xem lại kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Pieter Medendorp (Giáo sư đại học Hà Lan), Norbert Hagemann (nhà nghiên cứu người Đức) và Daniel Kahneman (nhà tâm lý học được trao giải Nobel năm 2002) về “các cơ chế cho phép một người suy nghĩ và quyết định nhanh” từ Lionel Messi.
Các nhà khoa học này cho biết ngôi sao của Barcelona có một thứ gọi là “trực giác chuyên gia”. Nó là phương pháp bản năng để giải quyết vấn đề cụ thể mà ở đây là bóng đá. Ví dụ như trong một tích tắc, Messi có thể phán đoán được có bao nhiêu khả năng xảy ra và với mỗi một khả năng thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó nữa. Như khi đưa bóng sang hướng này thì cầu thủ đội bạn sẽ ngăn chặn thế nào, khi đưa chân theo hướng kia thì đối thủ sẽ chuyển động tương ứng ra sao…
Như các kỳ thủ cờ vua bình thường có thể tính trước 5-6 nước cờ thì thần đồng Magnus Carlsen tính được trước tới 25 nước. Và Messi, với bộ não hoạt động quá mạnh nên có thể đưa ra các quyết định tức thời trong thời gian nhanh hơn cầu thủ bình thường rất nhiều lần.
Các nhà khoa học ở Thụy Điển cũng có chung quan điểm này, đồng thời bổ sung một phát hiện thú vị khác. Theo họ, đối thủ không có đủ thời gian để ngăn chặn Messi vì thời gian trong hệ thống thần kinh của Messi đi như kiểu cảnh quay chậm trong bộ phim Ma Trận (Matrix). Hay cách bộ não anh ta nhìn mọi thứ như cách Người Nhện (Spiderman) nhìn con muỗi bay vậy. Mặc dù hình dạng quỹ đạo của hệ thống nơ-ron thần kinh không thay đổi nhưng thời gian cần thiết để đi hết quảng đường sẽ giảm đi rất nhiều. Theo lý thuyết tương đối, khi vận tốc trở nên quá nhanh, thời gian sẽ trôi chậm lại.
Ngoài việc có thể biểu diễn những pha lừa bóng thách thức cả quy luật vật lý như đang chạy tốc độ cao đột ngột dừng lại để chuyển hướng mà không bị đổ người do quán tính, tất cả các hoạt động diễn ra trong trí não Messi đều không thể mô phỏng, bắt chước hay học hỏi. Đó đơn giản là món quà của Thượng Đế.
Người ta cứ ca ngợi anh hết lời bằng những từ ngữ hoa mỹ nhất và rất dễ “làm hư” anh nhất. Nhưng niềm tin vào Chúa có lẽ là một sợi dây đủ chắc nhất để không kéo anh ta xuống hố sâu của sự tự mãn và kiêu ngạo. Chừng nào vĩ nhân còn biết mình vẫn sẽ mãi ở dưới một người và biết hàm ơn thì anh ta sẽ không đánh mất chính mình.
Có lẽ ngoài “món quà” của Chúa là yếu tố cần thiết để đưa Messi đến đỉnh cao trong sự nghiệp, nhưng tín ngưỡng của anh mới chính là yếu tố đủ để hoàn thiện bước đường vinh quang đó.
Niềm tin tôn giáo đã tác động thế nào tới các vận động viên
Những người vô thần có thể sẽ coi rằng ý tưởng về việc tôn giáo có thể đem đến sự khác biệt trong kết quả thi đấu thể thao là chuyện huyền hoặc. Nhưng hãy đặt chuyện đúng sai về sự tồn tại của Chúa sang một bên, để chỉ xét đến ảnh hưởng của niềm tin đối với hiệu quả thi đấu.
Vào năm 2000, ông Park Jung Keun thuộc trường Đại học Seoul đã nghiên cứu các vận động viên điền kinh Hàn Quốc và nhận ra, lời cầu nguyện không chỉ giúp họ bình tình lại, mà còn có khiến các vận động viên đạt được phong độ trình diễn tốt nhất.
Một người tham dự chương trình nghiên cứ của Park cho hay: “Tôi luôn sẵn sàng bước vào thi đấu bằng việc cầu nguyện. Tôi đặt mọi thứ vào Chúa, không lo lắng gì. Những lời cầu nguyện làm cho tôi bình tĩnh hơn, vững tâm hơn và quên đi nỗi sợ thua cuộc. Kết quả là tôi luôn chơi tốt”.
Katie Ledecky là một siêu sao trong làng bơi lội nữ. Cô đã đạt năm huy chương tại Olympic Rio, trong đó có bốn vàng chia sẻ rằng: “Tôi đọc một hai bài kinh trước bất kỳ cuộc đua nào. Kinh Kính Mừng là một lời cầu nguyện đẹp đẽ và khiến tôi cảm thấy bình tĩnh”.
Simone Manuel, người giành huy chương vàng bơi cự ly 100 mét Thế vận hội xúc động trả lời phỏng vấn sau khi chiến thằng: “Tất cả những gì tôi có thể nói là Vinh danh Thiên Chúa, đúng là một cuộc hành trình dài bốn năm… và tôi đã được ban ân phước khi thắng huy chương vàng.”
Nhà vô địch cuộc đua điền kinh vượt chướng ngại vật Brianna Rollins nói với hãng tin NBC: “Tôi chỉ biết tuân theo ý Thiên Chúa trước hết và tiếp tục để Người dẫn dắt tôi trong suốt vòng đua… Sáng hôm nay chúng tôi quây thành vòng tròn cầu nguyện và chúng tôi chỉ đơn giản để cho sự hiện hữu của Người đến với chúng tôi… Chúa đã giúp chúng tôi suốt cuộc đua ở đây và chúng tôi tiếp tục tôn vinh Người và làm tốt nhất điều chúng tôi có thể làm, và đó là những gì chúng tôi đã làm”.
Sức mạnh đã được chứng minh
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu đặc biệt về sức mạnh của niềm tin trong giới y khoa. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, một loạt các cuộc nghiên cứu cho thấy các đối tượng có đức tin tôn giáo ít bị mắc bệnh tim hơn so với các đối tượng khác, dù họ có lối sống thế nào đi nữa.
Một trong những điều kỳ diệu khác của niềm tin là hiệu ứng giả dược, một hiện tượng đã khiến thế giới sửng sốt khi Theodor Kocker, bác sĩ phẫu thuật người Thụy Sĩ đã thực hiện 1.600 ca phẫu thuật không cần gây mê tại Berne vào những năm 90 của thế kỷ 19.
Các bệnh nhân được cho biết rằng họ đã được gây mê nên có thể chịu đựng phẫu thuật mà không cần dùng thiết bị chặn hàm. Nhưng trên thực tế, họ chỉ được truyền nước biển vào tĩnh mạch mà thôi.
Bước tiến của giả dược trong những năm gần đây còn kinh ngạc hơn. Nó đã được dùng để chữa bệnh loét, buồn nôn chóng mặt và các bệnh khác nữa chứ không chỉ trong lĩnh vực gây mê. Điều này cho thấy sức mạnh của niềm tin đã gây tác động tới cơ thể con người theo hướng tích cực như thế nào.
Và cũng giống như tin vào khả năng chữa bệnh của giả dược, người có niềm tin tôn giáo cũng có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và đạt tiềm năng tối đa của bản thân bằng niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Niềm tin thật sự có thể ngăn chặn những hành động sai trái
Và niềm tin vào Chúa không những giúp thúc đẩy những tiềm năng trong các vận động viên, nó còn giúp họ có được kim chỉ nam về đạo đức để thực hành những việc tốt, ngăn chặn những ý đồ phi thể thao.
Những người có niềm tin vào Chúa thật sự, sẽ hiểu rằng, tin Chúa và mong được Chúa che chở thì anh ta phải thực hành theo những lời răn dạy của Ngài. Không có Chúa nào cho anh tất cả những gì anh mong mỏi chỉ bởi anh là người chăm chỉ cầu nguyện và xin xỏ. Anh phải có lối sống lành mạnh, khiêm nhường và trung thực. Sẽ không có những scandal với các cô gái nóng bỏng, không có những màn khoe mẽ khoa trương về độ giàu có, không có sử dụng doping, tiểu xảo trong thi đấu… Và đó chính là cách để duy trì phong độ và đỉnh cao lâu dài hơn mọi thủ đoạn.
Huấn luyện viên Park Hang Seo, người đã làm nên kỳ tích cùng U23 Việt Nam cũng là một người có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ. Bên cạnh việc giúp các cầu thủ Việt Nam phát triển những kỹ năng chuyên môn, ông luôn nhấn mạnh tới đạo đức và tinh thần của các cầu thủ trẻ. Và có vẻ như đã có một sự thay đổi rõ rệt trong phẩm chất của đội tuyển trẻ Việt Nam tại giải U23 châu Á. Các cầu thủ thi đấu với thái độ trầm tĩnh, tự tin, đoàn kết, và kiên cường, không có những tiểu xảo được sử dụng. Và Liên Đoàn Bóng Đá châu Á đã trao giải Fair Play cho tuyển U23 Việt Nam.
Trước thế giới đầy cám dỗ bởi vinh quang và vật chất như thế giới thể thao chuyên nghiệp, người ta ngày càng thấy ngán ngẩm vì căn bệnh ngôi sao, ăn chơi sa đọa và ngủ quên trên thành tích của nhiều thiên tài ở tuổi còn quá trẻ. Nhưng niềm tin tôn giáo lại có thể kìm chân những “ông hoàng”, “bà chúa” ở đỉnh cao danh vọng để họ không tự đánh mất chính mình bằng sự khiêm tốn và biết ơn. Bởi tài năng của họ được ban tặng là để họ thực thi một sứ mệnh nào đó khác giúp nhiều người hơn, bằng danh vị và tiền bạc hay tiếng nói có trọng lượng của mình.
Có vẻ như niềm tín ngưỡng đã có tác động tích cực có thể nhận biết được đối với các vận động viên thể thao, và vì thế có thể trong đời sống bình thường niềm tin cũng đóng vai trò tương tự đối với những người thực hành tôn giáo và tín ngưỡng. Ít nhất, nó khiến con người sống có đạo đức và khiêm nhường hơn, bình tĩnh và không tự đẩy mình vào bi kịch khi gặp khó khăn. Và khi con người có niềm tin, họ sẽ cố gắng để hoàn thiện mình.
Thuần Dương
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Khi thiên tài hiểu rằng mọi thành công của mình đều có dấu ấn của Chúa
Bóng đá, có ai ngờ lại là một minh chứng của đức tin, khi kể cả thiên tài cũng hiểu rằng mọi thành công của mình đều có dấu ấn ban phước của Đấng tối cao nào đó.
Trong làng túc cầu, đời sống tâm linh vốn đã ăn sâu và ghi đậm dấu ấn từ lâu. Nhưng câu như “Tôi thuộc về Người”, “100% Jesus” trên áo của ngôi sao bóng đá nổi tiếng người Brazil, Kaka là một câu chuyện điển hình. Hay Man City còn đồng ý lập hẳn một phòng cầu nguyện ngay trong phòng thay đồ khi huấn luyện viên Mancini và đa số các cầu thủ đều là những người sùng tín.
Và trong những ngày World Cup đang diễn ra, có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh những cầu thủ “ngoan đạo” khi chứng kiến những hành động của họ trên sân cỏ. Những cánh tay giơ lên trời, những ánh mắt cầu cứu hoặc cảm ân hướng về Đức Chúa đang ngự trị trên cao.
Niềm tin của Messi
“Tôi biết rằng Chúa đã đứng về phía chúng tôi và không để Argentina phải ra về sớm. Trước trận đấu cả đội đã rất tự tin vào một chiến thắng” – Messi đã xúc động nói như vậy sau trận thắng nghẹt thở trước Nigieria và cánh cửa quá hẹp bỗng thần kỳ mở ra cho đội tuyển Argentina bước vào vòng 1/8 mùa World Cup 2018.
Messi luôn công khai mình là một người mộ đạo và luôn có hành động cảm ơn Chúa sau những bàn thắng được vinh danh là tuyệt phẩm ở mọi giải đấu. Điều đó có nghĩa, cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá như lời Arsene Wenger đã tán thưởng, cũng tin rằng thành công không chỉ là nhờ nỗ lực của bản thân mà thôi, và tài năng cũng là một món quà của Chúa.
Để hình dung được “món quà” mà Messi được trao tặng, hãy cùng xem lại kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Pieter Medendorp (Giáo sư đại học Hà Lan), Norbert Hagemann (nhà nghiên cứu người Đức) và Daniel Kahneman (nhà tâm lý học được trao giải Nobel năm 2002) về “các cơ chế cho phép một người suy nghĩ và quyết định nhanh” từ Lionel Messi.
Các nhà khoa học này cho biết ngôi sao của Barcelona có một thứ gọi là “trực giác chuyên gia”. Nó là phương pháp bản năng để giải quyết vấn đề cụ thể mà ở đây là bóng đá. Ví dụ như trong một tích tắc, Messi có thể phán đoán được có bao nhiêu khả năng xảy ra và với mỗi một khả năng thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó nữa. Như khi đưa bóng sang hướng này thì cầu thủ đội bạn sẽ ngăn chặn thế nào, khi đưa chân theo hướng kia thì đối thủ sẽ chuyển động tương ứng ra sao…
Như các kỳ thủ cờ vua bình thường có thể tính trước 5-6 nước cờ thì thần đồng Magnus Carlsen tính được trước tới 25 nước. Và Messi, với bộ não hoạt động quá mạnh nên có thể đưa ra các quyết định tức thời trong thời gian nhanh hơn cầu thủ bình thường rất nhiều lần.
Các nhà khoa học ở Thụy Điển cũng có chung quan điểm này, đồng thời bổ sung một phát hiện thú vị khác. Theo họ, đối thủ không có đủ thời gian để ngăn chặn Messi vì thời gian trong hệ thống thần kinh của Messi đi như kiểu cảnh quay chậm trong bộ phim Ma Trận (Matrix). Hay cách bộ não anh ta nhìn mọi thứ như cách Người Nhện (Spiderman) nhìn con muỗi bay vậy. Mặc dù hình dạng quỹ đạo của hệ thống nơ-ron thần kinh không thay đổi nhưng thời gian cần thiết để đi hết quảng đường sẽ giảm đi rất nhiều. Theo lý thuyết tương đối, khi vận tốc trở nên quá nhanh, thời gian sẽ trôi chậm lại.
Ngoài việc có thể biểu diễn những pha lừa bóng thách thức cả quy luật vật lý như đang chạy tốc độ cao đột ngột dừng lại để chuyển hướng mà không bị đổ người do quán tính, tất cả các hoạt động diễn ra trong trí não Messi đều không thể mô phỏng, bắt chước hay học hỏi. Đó đơn giản là món quà của Thượng Đế.
Người ta cứ ca ngợi anh hết lời bằng những từ ngữ hoa mỹ nhất và rất dễ “làm hư” anh nhất. Nhưng niềm tin vào Chúa có lẽ là một sợi dây đủ chắc nhất để không kéo anh ta xuống hố sâu của sự tự mãn và kiêu ngạo. Chừng nào vĩ nhân còn biết mình vẫn sẽ mãi ở dưới một người và biết hàm ơn thì anh ta sẽ không đánh mất chính mình.
Có lẽ ngoài “món quà” của Chúa là yếu tố cần thiết để đưa Messi đến đỉnh cao trong sự nghiệp, nhưng tín ngưỡng của anh mới chính là yếu tố đủ để hoàn thiện bước đường vinh quang đó.
Niềm tin tôn giáo đã tác động thế nào tới các vận động viên
Những người vô thần có thể sẽ coi rằng ý tưởng về việc tôn giáo có thể đem đến sự khác biệt trong kết quả thi đấu thể thao là chuyện huyền hoặc. Nhưng hãy đặt chuyện đúng sai về sự tồn tại của Chúa sang một bên, để chỉ xét đến ảnh hưởng của niềm tin đối với hiệu quả thi đấu.
Vào năm 2000, ông Park Jung Keun thuộc trường Đại học Seoul đã nghiên cứu các vận động viên điền kinh Hàn Quốc và nhận ra, lời cầu nguyện không chỉ giúp họ bình tình lại, mà còn có khiến các vận động viên đạt được phong độ trình diễn tốt nhất.
Một người tham dự chương trình nghiên cứ của Park cho hay: “Tôi luôn sẵn sàng bước vào thi đấu bằng việc cầu nguyện. Tôi đặt mọi thứ vào Chúa, không lo lắng gì. Những lời cầu nguyện làm cho tôi bình tĩnh hơn, vững tâm hơn và quên đi nỗi sợ thua cuộc. Kết quả là tôi luôn chơi tốt”.
Katie Ledecky là một siêu sao trong làng bơi lội nữ. Cô đã đạt năm huy chương tại Olympic Rio, trong đó có bốn vàng chia sẻ rằng: “Tôi đọc một hai bài kinh trước bất kỳ cuộc đua nào. Kinh Kính Mừng là một lời cầu nguyện đẹp đẽ và khiến tôi cảm thấy bình tĩnh”.
Simone Manuel, người giành huy chương vàng bơi cự ly 100 mét Thế vận hội xúc động trả lời phỏng vấn sau khi chiến thằng: “Tất cả những gì tôi có thể nói là Vinh danh Thiên Chúa, đúng là một cuộc hành trình dài bốn năm… và tôi đã được ban ân phước khi thắng huy chương vàng.”
Nhà vô địch cuộc đua điền kinh vượt chướng ngại vật Brianna Rollins nói với hãng tin NBC: “Tôi chỉ biết tuân theo ý Thiên Chúa trước hết và tiếp tục để Người dẫn dắt tôi trong suốt vòng đua… Sáng hôm nay chúng tôi quây thành vòng tròn cầu nguyện và chúng tôi chỉ đơn giản để cho sự hiện hữu của Người đến với chúng tôi… Chúa đã giúp chúng tôi suốt cuộc đua ở đây và chúng tôi tiếp tục tôn vinh Người và làm tốt nhất điều chúng tôi có thể làm, và đó là những gì chúng tôi đã làm”.
Sức mạnh đã được chứng minh
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu đặc biệt về sức mạnh của niềm tin trong giới y khoa. Trong những năm 60 của thế kỷ trước, một loạt các cuộc nghiên cứu cho thấy các đối tượng có đức tin tôn giáo ít bị mắc bệnh tim hơn so với các đối tượng khác, dù họ có lối sống thế nào đi nữa.
Một trong những điều kỳ diệu khác của niềm tin là hiệu ứng giả dược, một hiện tượng đã khiến thế giới sửng sốt khi Theodor Kocker, bác sĩ phẫu thuật người Thụy Sĩ đã thực hiện 1.600 ca phẫu thuật không cần gây mê tại Berne vào những năm 90 của thế kỷ 19.
Các bệnh nhân được cho biết rằng họ đã được gây mê nên có thể chịu đựng phẫu thuật mà không cần dùng thiết bị chặn hàm. Nhưng trên thực tế, họ chỉ được truyền nước biển vào tĩnh mạch mà thôi.
Bước tiến của giả dược trong những năm gần đây còn kinh ngạc hơn. Nó đã được dùng để chữa bệnh loét, buồn nôn chóng mặt và các bệnh khác nữa chứ không chỉ trong lĩnh vực gây mê. Điều này cho thấy sức mạnh của niềm tin đã gây tác động tới cơ thể con người theo hướng tích cực như thế nào.
Và cũng giống như tin vào khả năng chữa bệnh của giả dược, người có niềm tin tôn giáo cũng có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và đạt tiềm năng tối đa của bản thân bằng niềm tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Niềm tin thật sự có thể ngăn chặn những hành động sai trái
Và niềm tin vào Chúa không những giúp thúc đẩy những tiềm năng trong các vận động viên, nó còn giúp họ có được kim chỉ nam về đạo đức để thực hành những việc tốt, ngăn chặn những ý đồ phi thể thao.
Những người có niềm tin vào Chúa thật sự, sẽ hiểu rằng, tin Chúa và mong được Chúa che chở thì anh ta phải thực hành theo những lời răn dạy của Ngài. Không có Chúa nào cho anh tất cả những gì anh mong mỏi chỉ bởi anh là người chăm chỉ cầu nguyện và xin xỏ. Anh phải có lối sống lành mạnh, khiêm nhường và trung thực. Sẽ không có những scandal với các cô gái nóng bỏng, không có những màn khoe mẽ khoa trương về độ giàu có, không có sử dụng doping, tiểu xảo trong thi đấu… Và đó chính là cách để duy trì phong độ và đỉnh cao lâu dài hơn mọi thủ đoạn.
Huấn luyện viên Park Hang Seo, người đã làm nên kỳ tích cùng U23 Việt Nam cũng là một người có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ. Bên cạnh việc giúp các cầu thủ Việt Nam phát triển những kỹ năng chuyên môn, ông luôn nhấn mạnh tới đạo đức và tinh thần của các cầu thủ trẻ. Và có vẻ như đã có một sự thay đổi rõ rệt trong phẩm chất của đội tuyển trẻ Việt Nam tại giải U23 châu Á. Các cầu thủ thi đấu với thái độ trầm tĩnh, tự tin, đoàn kết, và kiên cường, không có những tiểu xảo được sử dụng. Và Liên Đoàn Bóng Đá châu Á đã trao giải Fair Play cho tuyển U23 Việt Nam.
Trước thế giới đầy cám dỗ bởi vinh quang và vật chất như thế giới thể thao chuyên nghiệp, người ta ngày càng thấy ngán ngẩm vì căn bệnh ngôi sao, ăn chơi sa đọa và ngủ quên trên thành tích của nhiều thiên tài ở tuổi còn quá trẻ. Nhưng niềm tin tôn giáo lại có thể kìm chân những “ông hoàng”, “bà chúa” ở đỉnh cao danh vọng để họ không tự đánh mất chính mình bằng sự khiêm tốn và biết ơn. Bởi tài năng của họ được ban tặng là để họ thực thi một sứ mệnh nào đó khác giúp nhiều người hơn, bằng danh vị và tiền bạc hay tiếng nói có trọng lượng của mình.
Có vẻ như niềm tín ngưỡng đã có tác động tích cực có thể nhận biết được đối với các vận động viên thể thao, và vì thế có thể trong đời sống bình thường niềm tin cũng đóng vai trò tương tự đối với những người thực hành tôn giáo và tín ngưỡng. Ít nhất, nó khiến con người sống có đạo đức và khiêm nhường hơn, bình tĩnh và không tự đẩy mình vào bi kịch khi gặp khó khăn. Và khi con người có niềm tin, họ sẽ cố gắng để hoàn thiện mình.
Thuần Dương