Hình Ảnh & Sự Kiện
Kho tàu cũ của Mỹ là mơ ước của nhiều quốc gia
Mỹ vẫn là nước có Hải quân lớn nhất thế giới hiện nay. Không những lực lượng hiện đang hoạt động mà đến cả những tàu họ đã cho nghỉ hưu vẫn là niềm mơ ước của nhiều nước khác.
Trang mạng tiếng Nga bmpd mới đây đăng tải hình ảnh về những con tàu đã bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ, đang neo đậu tại một căn cứ ở Philadelphia.
Hải quân Mỹ là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo, hiện đại và đa dạng nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu khu trục, khinh hạm, tàu đổ bộ, tàu hậu cần,... Để duy trì được đội tàu chiến hiện đại, ngoài việc thường xuyên bổ sung các tàu mới với công nghệ tiên tiến, Hải quân Mỹ cũng cần loại bỏ các tàu cũ hơn.
Dưới đây là hình ảnh những chiếc tàu đã bị Hải quân Mỹ loại khỏi biên chế đang neo đậu tại căn cứ bảo dưỡng tàu loại biên ở Philadelphia, đây vốn là một nhà máy đóng tàu cũ của Hải quân Mỹ.
3 tuần dương hạm lớp Ticonderoga, từ trái qua phải: tàu USS Thomas S. Gates (CG-51), USS Ticonderoga (CG-47) và USS Yorktown (CG-48). Trong đó tàu USS Ticonderoga (CG-47) là tàu chiến đầu tiên được trang bị hệ thống Aegis (con tàu hạ thủy vào năm 1981 và bị loại biên vào năm 2004).
Tàu USS Yorktown (CG-48) có lịch sử khá đặc biệt khi vào năm 1988, trong khi đang hoạt động tại Biển Đen, con tàu đã chạy cắt vào trong vùng lãnh hải của Liên Xô và bị một tàu chiến của hải quân Liên Xô húc vào. Trong 3 tàu trên, 2 tàu USS Thomas S. Gates và USS Yorktown sẽ bị "xẻ thịt", tàu USS Ticonderoga được giữ lại làm bảo tàng nổi.
Cần biết rằng hiện nay các tàu lớp Ticonderoga vẫn là những con tàu mạnh nhất của Hải quân Mỹ nhưng người Mỹ vẫn sẵn sàng loại bỏ một số chiếc kể cả khi thời gian hoạt động của chúng chỉ là 20 năm. Nhiều cường quốc hải quân trên thế giới cho đến nay vẫn chưa sở hữu được loại tàu chiến nào có sức mạnh ngang ngửa các tàu lớp Ticonderoga.
Những con tàu khi đến căn cứ này có nhiều số phận khác nhau, một số được đưa vào dạng dự bị (tức là sẽ được sử dụng lại nếu cần thiết), chuyển thành bảo tàng nổi, chuyển giao/bán cho các quốc gia là đồng minh của Mỹ, bị đánh chìm thành nơi trú ngụ cho san hô hay hẩm hiu nhất là bị làm sắt vụn.
Nhìn chung các con tàu ở đây đều trong tình trạng kỹ thuật khá tốt. Những con tàu như lớp Oliver Hazard Perry như hình trên vẫn còn là loại tàu mơ ước của nhiều quốc gia. Trong những năm vừa qua Mỹ đã bán hoặc tặng nhiều tàu lớp Oliver Hazard Perry cho các quốc gia đồng minh như: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Pakistan, Đài Loan,...
Các loại tàu chiến ở căn cứ này rất đa dạng, ngoài các tàu tuần dương, tàu khu trục, khinh hạm thì còn có các tàu đổ bộ...
... tàu chở quân cao tốc dạng 2 thân...
... tàu tiếp liệu...
... hay thậm chí là tàu sân bay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Kho tàu cũ của Mỹ là mơ ước của nhiều quốc gia
Mỹ vẫn là nước có Hải quân lớn nhất thế giới hiện nay. Không những lực lượng hiện đang hoạt động mà đến cả những tàu họ đã cho nghỉ hưu vẫn là niềm mơ ước của nhiều nước khác.
Trang mạng tiếng Nga bmpd mới đây đăng tải hình ảnh về những con tàu đã bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ, đang neo đậu tại một căn cứ ở Philadelphia.
Hải quân Mỹ là lực lượng có số lượng tàu chiến đông đảo, hiện đại và đa dạng nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tuần dương hạm, tàu khu trục, khinh hạm, tàu đổ bộ, tàu hậu cần,... Để duy trì được đội tàu chiến hiện đại, ngoài việc thường xuyên bổ sung các tàu mới với công nghệ tiên tiến, Hải quân Mỹ cũng cần loại bỏ các tàu cũ hơn.
Dưới đây là hình ảnh những chiếc tàu đã bị Hải quân Mỹ loại khỏi biên chế đang neo đậu tại căn cứ bảo dưỡng tàu loại biên ở Philadelphia, đây vốn là một nhà máy đóng tàu cũ của Hải quân Mỹ.