Mỗi Ngày Một Chuyện
Không bao giờ lỗi thời
Dù tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm chưa đến 1% nhưng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, vẫn giữ ngành này ở vị trí đặc biệt và có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, vượt xa so với những gì mà Việt Nam, quốc gia có tới trên 60% lao động làm nông nghiệp đang thể hiện.
Nước Mỹ hiện có khoảng 2,1 triệu trang trại với diện tích gần 400 triệu ha và gần 1/5 cư dân sống ở nông thôn nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% GDP và sử dụng 0,7% lao động của quốc gia này.
Tuy nhiên, trong báo cáo khái quát về nền kinh tế được đăng tải trên website chính thức của Đại sứ quán Mỹ, ngành nông nghiệp của quốc gia này vẫn được “đánh giá đặc biệt”. Sự “đánh giá cao” của nước Mỹ đối với nông nghiệp không chỉ được thể hiện bằng những bài phát biểu khen ngợi, bằng những khẩu hiệu cổ vũ, động viên, bằng những chính sách “giấy” mà còn được minh chứng bằng những khoản chi ngân sách hỗ trợ thu nhập, bảo lãnh giá cả hoặc giống cây trồng cho nhà nông. Năm 2006, nước Mỹ đã chi đến 25 tỷ USD để thực hiện chính sách kể trên. Kể từ đó tới nay, mặc dù giá trị của các chương trình hỗ trợ nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt 16 tỷ USD vào năm 2011.
Nếu nhìn vào những gì đang diễn ra ở nước Mỹ thì có thể dễ dàng nhận thấy sự đầu tư cho nông nghiệp của một quốc gia có trên 60% lao động làm nông nghiệp và đóng góp hơn 20% vào GDP như Việt Nam là quá nhỏ bé.
Thu hoạch lúa mỳ ở Mỹ
Chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cũng thừa nhận: “Các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa thể hiện vai trò được kỳ vọng là đột phá thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này” trong báo cáo “Đánh giá tác động của việc ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” vừa được công bố.
Cụ thể, Bộ KH-ĐT cho biết, hiện mới chỉ có 9/40 tỉnh cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” cho 42 dự án của 42 doanh nghiệp, tức là chỉ chiếm chưa đầy 0,2% trên tổng số khoảng 25.760 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Cũng theo bộ này thì hầu hết các khoản hỗ trợ mang tính chất trực tiếp từ ngân sách Nhà nước đều chưa được thực hiện trong khi mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bởi thế nên tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số vốn của đội ngũ doanh nghiệp cả nước.
Một bằng chứng khác cho thấy sự thờ ơ trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cơ quan chức năng là tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục giảm trong những năm gần đây, từ mức 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống còn 1% năm 2010 và vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm.
Những con số nói trên cho thấy sự quan tâm của Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp là chưa xứng với vai trò và vị trí vốn có của ngành này. Trong khi đó, sự đầu tư, về cả chính sách lẫn ngân sách, của một số cơ quan chức năng mới chỉ xuất hiện trên giấy tờ mà chưa được hiện thực hóa.
Nếu nhìn vào xu hướng gia tăng dân số thế giới, dự kiến sẽ lên tới 8 tỷ người vào năm 2025 và 10 tỷ người vào năm 2050 thì có thể thấy rằng việc đầu tư cho nông nghiệp chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là “lỗi thời” bởi đây là ngành nuôi sống con người để con người có thể tồn tại trước khi tính đến bất kỳ chiến lược phát triển nào.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/77/104732/Khong-bao-gio-loi-thoi.aspx
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Không bao giờ lỗi thời
Dù tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm chưa đến 1% nhưng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, vẫn giữ ngành này ở vị trí đặc biệt và có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, vượt xa so với những gì mà Việt Nam, quốc gia có tới trên 60% lao động làm nông nghiệp đang thể hiện.
Nước Mỹ hiện có khoảng 2,1 triệu trang trại với diện tích gần 400 triệu ha và gần 1/5 cư dân sống ở nông thôn nhưng nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% GDP và sử dụng 0,7% lao động của quốc gia này.
Tuy nhiên, trong báo cáo khái quát về nền kinh tế được đăng tải trên website chính thức của Đại sứ quán Mỹ, ngành nông nghiệp của quốc gia này vẫn được “đánh giá đặc biệt”. Sự “đánh giá cao” của nước Mỹ đối với nông nghiệp không chỉ được thể hiện bằng những bài phát biểu khen ngợi, bằng những khẩu hiệu cổ vũ, động viên, bằng những chính sách “giấy” mà còn được minh chứng bằng những khoản chi ngân sách hỗ trợ thu nhập, bảo lãnh giá cả hoặc giống cây trồng cho nhà nông. Năm 2006, nước Mỹ đã chi đến 25 tỷ USD để thực hiện chính sách kể trên. Kể từ đó tới nay, mặc dù giá trị của các chương trình hỗ trợ nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt 16 tỷ USD vào năm 2011.
Nếu nhìn vào những gì đang diễn ra ở nước Mỹ thì có thể dễ dàng nhận thấy sự đầu tư cho nông nghiệp của một quốc gia có trên 60% lao động làm nông nghiệp và đóng góp hơn 20% vào GDP như Việt Nam là quá nhỏ bé.
Thu hoạch lúa mỳ ở Mỹ
Chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cũng thừa nhận: “Các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa thể hiện vai trò được kỳ vọng là đột phá thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này” trong báo cáo “Đánh giá tác động của việc ban hành Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” vừa được công bố.
Cụ thể, Bộ KH-ĐT cho biết, hiện mới chỉ có 9/40 tỉnh cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” cho 42 dự án của 42 doanh nghiệp, tức là chỉ chiếm chưa đầy 0,2% trên tổng số khoảng 25.760 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Cũng theo bộ này thì hầu hết các khoản hỗ trợ mang tính chất trực tiếp từ ngân sách Nhà nước đều chưa được thực hiện trong khi mức hỗ trợ từ ngân sách và các chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn… chưa đủ hấp dẫn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bởi thế nên tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số vốn của đội ngũ doanh nghiệp cả nước.
Một bằng chứng khác cho thấy sự thờ ơ trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cơ quan chức năng là tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục giảm trong những năm gần đây, từ mức 8% trong tổng cơ cấu FDI của cả nước năm 2001 xuống còn 1% năm 2010 và vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm.
Những con số nói trên cho thấy sự quan tâm của Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp là chưa xứng với vai trò và vị trí vốn có của ngành này. Trong khi đó, sự đầu tư, về cả chính sách lẫn ngân sách, của một số cơ quan chức năng mới chỉ xuất hiện trên giấy tờ mà chưa được hiện thực hóa.
Nếu nhìn vào xu hướng gia tăng dân số thế giới, dự kiến sẽ lên tới 8 tỷ người vào năm 2025 và 10 tỷ người vào năm 2050 thì có thể thấy rằng việc đầu tư cho nông nghiệp chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là “lỗi thời” bởi đây là ngành nuôi sống con người để con người có thể tồn tại trước khi tính đến bất kỳ chiến lược phát triển nào.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/77/104732/Khong-bao-gio-loi-thoi.aspx