Đoạn Đường Chiến Binh

Không chỉ là mơ thôi.

Hàng ngàn thanh niên đã hy sinh bởi sự đàn áp dã man cuả bạo quyền Việt cộng, nhưng hàng hàng lớp lớp khác lại tiếp tục đứng lên. Lực luợng công an Việt cộng đang từ thế đàn áp tấn công bị đẩy lui vào thế phòng thủ

Đoàn trọng Hiếu


Sau những ngày dầu sôi lửa bỏng của làn sóng “Cách Mạng Hoa Nhài” nổi lên đấu tranh đòi hỏi Tự Do, cơm ăn áo mặc tại các nước Ả rập dâng cao, cuốn theo sự xụp đổ của nhiều chế độ độc tài, quân chủ quân phiệt. Cuối cùng thì làn sóng ấy đã tràn vào Việt Nam như sự mong chờ bao năm của hàng mấy chục triệu đồng bào, bắt đầu từ cái chết của kỹ sư Phạm Thành Sơn vì quá phẫn uất trước việc bị đuổi nhà cướp đất không được bồi hòan thỏa đáng. Anh đã tự tẩm xăng tự thiêu trước ubnd thành phố Đà Nẵng. Sự việc này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong mọi tầng lớp dân chúng. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đồng lọat đứng lên biểu tình hỗ trợ lẫn nhau, sau gần hai tháng kiên trì đấu tranh chấp nhận hy sinh để đòi quyền sống, quyền được làm người tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, và Sài Gòn.

Hàng ngàn thanh niên đã hy sinh bởi sự đàn áp dã man cuả bạo quyền Việt cộng, nhưng hàng hàng lớp lớp khác lại tiếp tục đứng lên. Lực luợng công an Việt cộng đang từ thế đàn áp tấn công bị đẩy lui vào thế phòng thủ, cuối cùng bạo quyền đã phải huy động một binh đòan thiết giáp vào bao vây đòan biểu tình tại quảng trường Ba Đình Hà Nộ. Thọat đầu đoàn biểu tình hàng mấy chục ngàn người có phần lúng túng tưởng chừng như tan rã đến nơi. Tiếng máy gầm thét và tiếng xích sắt nghiến trên mặt đường khiến người ta rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến hình ảnh một Thiên An Môn, Trung Quốc, hai muơi năm về trước. Đòan thiết giáp hạ nòng súng vào đoàn biểu tình sẵn sàng chỉ đợi lệnh là nhả đạn. Để giữ vững tinh thần tranh đấu có những người lãnh đạo cuộc biểu tình đã phải can đảm chấp nhận hy sinh đứng trước họng súng thách thức. Các linh mục cùng giáo dân Thái Hà, Đồng Chiêm và các vùng lân cận hát vang lên để trấn áp cái sợ

Mẹ ơi đoái thương xem nước Vệt Nam Trời u ám chiến tranh điêu tàn Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an Nước Việt Nam qua phút nguy nan Trong khi đó thì nhiều nhà sư trong chiếc áo vàng cũng đang cùng tín đồ tụng kinh cầu xin Bồ Tát cứu nạn cứu khổ. Cả công trường Ba Đình vang lên tiếng hát kinh cầu xen lẫn với tiếng hô yêu cầu bọn Việt công hãy trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân ch úng. Không khí căng thẳng chết chóc bao trùm lên toàn cảnh vật. Nhưng bất ngờ một sự việc xảy đến như một phép màu không một ai có thể ngờ được, một âm thanh phát ra từ một chiếc loa trên tay một viên chỉ huy đứng trên pháo tháp của một chiếc xe thiết giáp đang án ngữ mặt tiền lăng Hồ:tiểu đoàn 52 BĐQ

- Xin đồng bào bình tĩnh, xin đồng bào bình tĩnh quân đội là của đồng bào. Chúng tôi đứng về phía đồng bào. Đất nước này phải được tự do.

Rồi họng súng đại bác từ pháo tháp của chiếc xe này từ từ quay 180 độ chĩa thẳng vào cánh cửa lăng Hồ khai hỏa làm xập một phần lớn mặt tiền. Thoạt đầu đoàn biểu tình quá ngỡ ngàng không tin đây là sự thật, nhưng rồi nhìn vào lăng Hồ người ta thấy gạch đá bụi cát bay mù mị, mọi người mới đồng thanh reo hò hoan hô quân đôi. Trước tiếng reo hò hoan hô nồng nhiệt của đồng bào, đoàn chiến xa gầm lên làm rung chuyển mặt đường, tiến đi đầu vẫy gọi đồng bào đi theo, rồi hàng chục ngàn người tiến theo sau các xe thiết giáp tỏa ra các nẻo đường phố lần lượt chiếm các cơ sở quan trọng. Trước diễn biến thay đổi đột ngột của quân đội, bọn công an vội vàng buông súng bỏ chạy. Hầu hết 18 tên chóp bu của bộ chính trị cũng như đám viên chức cao cấp đều bị bắt tống vào tạm giam tại Hỏa Lò.

Phát súng đó xảy ra như một trùng hợp kỳ diệu. Mùa xuân Ất Mão 1975 vào lúc 11 giờ ngày 30-4 chiếc xe tăng Việt cộng đầu tiên ủi xập cánh cổng Dinh Độc Lâp đánh dấu ngày chúng thôn tính trọn Miền Nam. 36 năm sau, vào Mùa Xuân Tân Mão 2011, đúng vào lúc 11 giờ ngày 30-4, phát súng chiến xa đầu tiên đã bắn xập mặt tiền lăng Hồ đánh dấu sự xụp đổ của chế độ độc tài đảng trị Việt cộng trên quê hương yêu dấu Việt Nam, và cũng đánh dấu sự xụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba tiếp theo sau đó.

o O o

Thấm thoát vậy mà đã gần một năm kể từ sau biến cố lịch sử trọng đại ấy. Suốt gần một năm qua, ông Hiếu lo thu xếp chuẩn bị để thực hiện cái hoài bão cuối đời mà ông cũng như nhiều chiến hữu của ông hằng ấp ủ. Đó là đi thăm lại “chiến trường xưa”nơi mà ông đã đem xương máu mình bảo vệ từng tấc đất từng bờ lau ngọn cỏ, đi thăm lại những trại tù nơi mà ông và chiến hữu của ông đã bị giam giữ gần hết cả tuổi thanh xuân, nơi mà nhiều anh em đã phải chết rũ tù vì đói ăn bệnh tật.

Ông rủ bà cùng về nhưng bà nại lý do không chịu nổi cảnh ngồi trên máy bay gần hai mươi tiếng. Bà bảo,

- Bao giờ mình về luôn lúc đó tôi sẽ ráng để về.

Thực ra thì bà cũng biết hoàn cảnh tài chánh eo hẹp, vì đã hai năm nay ông tự cho mình được nghỉ hưu. Trước đây, ông làm “self employed” nên làm gì có đồng hưu nào. Mà tiền già thì chưa đến tuổi. Mọi chi phí sinh hoạt đều trông vào mấy trăm bạc hưu non của bà cộng với thỉnh thỏang con cái cho thêm chút ít tiêu vặt. Nghe ông ao ước thực hiện ước vọng cuối đời của mình nên mấy đứa nhỏ cũng cố dành dụm hùn nhau mua cho ông cái vé máy bay cộng thêm ít ngàn dằn túi. Mọi vật dụng đã được ông xếp gọn ghẽ trong một cái valy mang theo. Ông cũng không quên mang theo một cái “backpack”để làm “Việt Kiều balô”. Ông tự nhủ bây giờ mình mới thực sự là “Việt Kiều”, chứ mấy năm trước trông thấy mấy thằng được Việt công gọi là “Việt kiều yêu nước” ông chỉ muốn cho chúng vài bạt tai nhưng ngặt nỗi luật pháp Hoa Kỳ quá nghiêm ngặt nên ông đành phải nén giận làm ngơ.

Nao nức đến gần sáng ông mới chợp mắt được hơn

hai tiếng rồi ông lại lật đật sửa sọan ra phi trường. Sau hơn hai giờ bay từ Albuquerque New Mexico ông đáp xuống phi trường San Fancisco. Cũng sau gần 3 tiếng chờ đợi và làm thủ tục, ông bước vào cửa máy bay, nơi đây một cô tiếp viên hàng không của Air Vietnam trong chiếc áo dài màu xanh da trời duyên dáng chào đón tại cửa. Thấy ông cô cúi đầu nhoẻn một nụ cười

- Thưa bác! Chào mừng bác về thăm quê hương Chưa rời khỏi nước Mỹ, chỉ vừa mới bước vào cửa phi cơ mà ông đã thấy Việt Nam mình thay đổi. Chỉ hơn năm trước đây thôi, cũng cái Air Vietnam này, cũng mấy cô gái này vậy mà ông nghe nhiều người Việt cũng như Mỹ phàn nàn là thiếu lịch sự, là mặt mày cứ vênh lên thiếu vắng nụ cười. Ấy vậy mà hôm họ nay đã thay đổi hẳn. Ôi kỳ diệu làm sao hai chữ TỰ DO!

o O o

Máy bay đang hạ dần cao độ, còn đang trên vùng Hóc Môn. Qua ô cửa sổ ông đã nhìn thấy lá cờ Vàng bay phất phới trên nóc nhà của phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi ra khỏi phi cơ và làm thủ tục nhập cảnh, ông bước ra khỏi tòa nhà. Vạt nắng vàng đầu tiên chạm vào da thịt ông không làm cho ông khó chịu. Ông dừng lại khoan khoái hít thở không khí, đón cái nắng gay gắt thân quen đã ăn xâu vào làn da xạm nắng của ông, cái làn da đen xạm cuả ngươì lính năm xưa cho dù có ở Mỹ thêm vài thế kỷ nữa cũng không nhả được.

Nghĩa, cô em gái kế cuả ông, chạy đến ôm chầm lấy ông nghẹn ngào không nói đựơc câu nào. Mấy năm trước, mỗi lần Tết đến ông thường gọi điện thoại về thăm. Lần nào cô cũng khẩn khoản mong ông về laị một lần, nhưng lần nào ông cũng đều trả lời “Thày Mẹ qua đời tôi phận làm con trai trưởng thì tôi phải về. Còn bây giờ thì bao giờ hết bọn việt cộng thì anh em mình mới lại găp nhau”.

Ông biết thế nào chúng cũng xập nhưng không biết ngày ấy ông có còn sống để chứng kiến hay không. Nhưng hôm nay đây ước mơ cuả ông đã thành hiện thực, ông đang gặp lại em gái cuả ông đây. Ông đang đứng giữa bầu trời Sài Gòn tràn ngập nắng vàng, mắt ông bỗng nhoà lệ vì sung sướng. Thằng Ù đứa con trai cuả Hiền, cô em gái thứ tư, vừa cúi xuống kéo giúp cho ông cái vali, vừa nói:

- Thôi mình ra xe đi bác. Mẹ cháu ở nhà chắc cũng đang trông. Chiều nay cháu còn phải đi đón một gia đình Việt kiều khác, dạo này ở bển họ về nườm nượp chứ không như trước đây chỉ đợi đến Tết mới về. Chiều hôm ấy ông đi thăm vài người bạn thuở nhỏ ở cùng khu phố. Gặp nhau ai nấy đều hân hoan tay bắt mặt mừng, kể cả những người đã từng là “cách mạng 30” mà ông đã không thèm nhìn mặt bọn chúng khi ở tù về, nhưng hôm nay ông cũng rất vui mừng vì họ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc đổi đời trước đây. Bây giờ kẻ đại thù đã không còn nữa thì chấp gì ba cái lẻ tẻ làm mất đi phần nào cái niềm vui ấp ủ bao năm.

Đêm hôm ấy ông ngủ một giấc thật say không mộng mị. Sáng hôm sau ông hỏi mượn cô em chiếc Honda ít ngày. Việc đầu tiên ông ghé vào một tiệm tạp hóa mua một bó nhang và chiếc hộp quẹt rồi thẳng lên Hố Nai thăm mộ “ông bà già”. Trong khung cảnh tĩnh mịch của nghĩa trang ông nhớ lần chôn cất Mẹ bên cạnh mộ bố ông, ông đã ôm tấm bia mộ của bố và nói “Thầy ơi! Hôm nay anh em con mang Mẹ con về với Thầy đây”Sau đ ó, cả bảy anh em ông cùng ôm nhau khóc. Sau khi đốt nhang và đọc mấy kinh cầu nguyện xin ông bà phù hộ cho cuộc hành trình sắp tới, ông leo lên xe chạy ra khỏi nghĩa trang.

o O o

Người đầu tiên mà tôi dự tính sẽ cùng đi với tôi trong hành trình “thăm lại chiến trường xưa” là “Thường trọc”, thằng em mang máy truyền tin từ khi tôi còn là trung đội trưởng cho đến hết thời gian làm đại đội trưởng ở tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân. Ngày tôi ở tù về nó thỉnh thoảng vẫn xuống thăm. Nhà của nó ở giáo xứ Bình An trên Bàu Cá.

Xe thẳng đường qua khu rừng cao su Trảng Bom nơi mà đại đội, tôi đã làm một cú xung phong thật ngoạn mục giải tỏa các chốt địch tháng 7/1972. Khi đến Bàu Cá, tôi quẹo vào ngang nhà thờ, bị cháy năm nào nay đã được thay thế bằng một ngôi thánh đường thật khang trang. Ngừng lại hỏi thăm, tôi được một cháu bé dắt đến một ngôi nhà khá tươm tất rộng rãi, trước hàng hiên nhà là một giẫy gần chục chậu hoa sứ đỏ rực rỡ. Tôi cất cao tiếng như vẫn quen gọi ngày xưa:

- Thường ơi! Thường!

Khi một người đàn ông khỏang ngót sáu mươi dáng dấp còn nhanh nhẹn từ trong nhà bước ra, tôi nhận ra ngay là “Thường trọc” nhờ cái đầu chỉ le hoe vài cọng tóc hai bên thái dương. Nó đứng chần chừ gãi đầu suy nghĩ một chút như để nhớ lại xem đây là ai rồi buột miệng:

- Giêsu Ma! Đại úy, đúng ông thầy rồi.

- Thì tao đây chứ Su với Ma gì.

- Ông thầy về hồi nào? Hồi trước tôi có ghé thì ông bà nói gia đình ông thầy đi Mỹ rồi. Mấy mươi năm không gặp tưởng ông thầy quên thằng em rồi?

- Quên thế nào được. Sao bây giờ mày thế nào? Vợ con ra sao?

- Hồi sau khi ông thầy đi rồi thì em lấy vợ, nhưng chẳng có đứa con nào. Bác sĩ thì bảo có thể là tại hồi em bị sốt rét nặng ở La Ngà nên bị như vậy. Không con cái nghĩ cũng buồn nhưng đành chịu. Tụi em có hai mẫu rẫy ông bà già để lại, với lại nhà em nó có mấy anh em ở Mỹ thỉnh thoảng gởi cho ít quà nên cũng đỡ vất vả. Nhà em đi chợ cũng sắp về. Bữa nay ông thầy ở lại đây ăn cơm với vợ chồng em. Chút xíu em chạy đi mua ít thịt chó thầy trò mình nhậu nghe, ông thầy.

- Nhậu nhẹt tính sau. Kỳ này tao về mục đích là để cùng tụi mày mình đi thăm lại chiến trường xưa. Mày còn liên lạc với mấy anh em cũ quanh đây không?

- Chết hết rồi, đại úy ơi. Anh Cưu chết năm 98, Sáu Mực năm 2002, thằng Hạnh mang máy thì chết vì sa vào sìke. Thằng Hùng thợ may cũng mới “đi đứt”cách nay hai năm.

- Thế mày có còn gặp trung úy Nghị không?

- Từ ngày ông thầy đi rồi thì ông Nghị cũng không thấy xuống Biên Hòa nữa. Lần cuối em tình cờ gặp ổng ở Sài Gòn cách nay hơn mười năm thì ổng nói dọn về chỗ cầu Tham Lương ở chung với ông bà già chờ đi bảo lãnh. Không biết ông ấy đã đi chưa?

Trong lúc ăn cơm trưa với vợ chồng “Thường trọc”, tôi nói sơ về kế họach “thăm lại chiến trường xưa” trong vòng nửa tháng và ngỏ ý muốn nó đi cùng. Nghe xong, nó nhận lời ngay. Trước khi ra về tôi dặn nó,

- Sáng thứ bảy này tao sẽ lên chở mày đi. Hành quân dã chiến trang bị gọn nhẹ. Ráng kiếm lấy hai cái võng nylon và vải nhựa nếu có poncho thì càng tốt. Tao nhớ rừng không thể tả. Mình sẽ rủ ông Nghị cùng, nếu nó còn ở nhà.

Quay sang vợ “Thường trọc” tôi nói:

- Chị cho tôi mượn anh ấy nửa tháng. Có gì làm phiền chị không? Mấy chục năm nay anh em chúng tôi mới lại gặp nhau. Đây là cuộc “hành quân” cuối đời, được chị vui vẻ chấp thuận anh em chúng tôi cám ơn chị nhiều.

o O o

Sáng thứ bảy tôi thức dậy rất sớm, kiểm tra lại “quân trang quân dụng” mang theo, hai bộ quần áo cùng đồ lót, mấy đôi vớ, một cái đèn pin, chiếc máy ảnh digital thằng con cho mấy năm trước, tất cả được nhét vào chiếc “back pack”, khoác bên ngoài chiếc áo trận rằn ri có phù hiệu đầu cọp bên vai trái, chiếc mũ lưỡi trai màu nâu với mũi tên bay và nhành dương liễu. Balô lên vai, tôi nổ máy xe phóng đi lòng lâng lâng như sắp được sống lại cái thuở của một thời ngang dọc.

Đến nơi thì “Thường trọc” đã sẵn sàng hai phin cà phê chờ tôi đến là đổ nước. Trong lúc uống cà phê tôi bảo nó nhớ mang theo hai cây nến, lát nữa đi ngang Nghĩa Trang Quân Đôi Biên Hòa sẽ nghé vào thăm. Cà phê cà pháo xong xuôi, Thường dặn vợ nó săn sóc việc nhà rồi chúng tôi lên đường.

Ngang qua hậu cứ cũ tôi bảo Thường ghé vào,tất cả đều đã đổi thay. Khu nhà tôn trong doanh trại nay đã biến thành khu dân cư nhà mọc lên san sát, khu trại gia binh của tiểu đòan giờ là khu sản xuất đồ gỗ xuất cảng, trường tiểu học Phan Hạnh nay là chợ Thánh Tâm. Tiếp tục lên đường hai mươi phút sau đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, chúng tôi quẹo vào. Tuy bức tượng Thương Tiếc chưa làm lại được nhưng bên trong nghĩa trang đang được tu bổ theo như hình dạng cũ. Hôm nay thứ bảy nên rất đông người đến viếng. Đứng trên Trung Nghĩa Đài nhìn bao quát cảnh vật chung quanh lòng bỗng ngậm ngùi nhớ đến chỉ hơn năm trước đây thôi nơi đây mồ hoang huyệt lạnh, cỏ mọc hoang tàn. Cùng là người Việt mà sao bọn CS nhẫn tâm dối xử với nhau đến thế?

Thường đốt nến và chúng tôi bắt đầu đọc kinh. Trước khi rời Nghĩa Trang tôi nói với nó,

- Tao đã làm di chúc để lại, khi nào tao chết hãy thiêu tao rồi giao cho thằng cháu “đích tôn”mang tro cốt về đây, đứng trên Trung Nghĩa Đài này rồi tung lên cho nó bay theo gió. Được về đây nằm với anh em đã quá, phải không mày?

- Đại đôi mình có ai nằm ở đây không, đại úy?

- Tao cũng không còn nhớ nữa. Chỉ nhớ có thiếu úy Công chôn ở đây, một số thì mang về quê chôn cất. Số anh em hy sinh ở Bình Long thì vẫn còn nằm ở đó. Không biết giờ như thế nào? Ít ngày nữa lên đến thế nào mình cũng phải tìm xem.

Lên đến Thủ Đức chúng tôi đi đường trong ngang qua khu cầu Gò Dưa, cầu Hiệp Bình rồi đến An Phú Đông. Thường hỏi tôi,

- Ông thầy còn nhớ những chỗ này không? Năm 69, khi mình nằm bên kia sông thỉnh thoảng thiếu úy Hải lại cùng ông bơiqua sông đi thăm chị Thu. Tôi nghiệp ổng hiền quá mà lại chết sớm.

- Phải dữ như tao mới thọ, phải không mày?

- Ông thầy thì rất thương em út, nhưng ông dữ quá, cả đại đội đứa nào cũng ngán. Nhớ hôm thượng sĩ Lữ với trung sĩ I Bá cùng với hai nhỏ ca sĩ ban chính huấn đang “phê”, thằng Hạnh trông thấy nó báo cho ông, thế là ông thầy rút ngay cái cọc đầu giường bố xuống phang mấy ông đó túi bụi, sẵn tay ông còn tặng cho mỗi cô mấy cái bạt tai phun máu mũi máu mồm. Từ sau hôm đó mấy tay chích chóac xanh máu mặt. Ông Lữ, Bá mới tập chơi cũng tởn nên bỏ luôn.

Tới khu vực cầu Tham Lương, chúng tôi vào mấy cái quán bên đường dọ hỏi tin về trung úy Nghị thì được họ cho biết đã bán nhà dọn đi mấy năm nay và không ai biết là dọn đi đâu. Thế là cuộc hành trình chỉ có hai thầy trò chúng tôi.

Địa điểm đầu tiên chúng tôi đi là xuống Mương Chuối Nhà Bè, qua đò thăm xã Phước Khánh, thuận đường thuê ghe chở sang tận Đặc Khu Rừng Sát. Đây là vùng mà chúng tôi đã hành quân liên tục trong những tháng đầu năm 1969. Chiều đến hai thầy trò kéo nhau về Xuân Thới Thượng Hóc Môn tìm nơi trọ nghỉ qua đêm.

Sáng hôm sau, thẳng đường Quốc Lộ I qua Củ Chi xuống đến Gò Dầu rẽ trái, chúng tôi đến biên giới Gò Dầu và Kampuchia. Bên kia cầu Gò Dầu là con đường dẫn đến Chipu rồi Svay Yêng (Soài Riêng). Đây là nơi mà trước đây trung ương cục R của Việt cộng đặt đại bản doanh. Nhớ những ngày đầu hành quân vượt biên khi vào Chipu tháng 4/69 lại nhớ đến Tướng Đỗ Cao Trí luôn luôn có mặt mỗi khi đơn vị chạm địch, nhớ đến thiếu úy Sơn trung đội trưởng thám báo tay không bắt hai tên Vc đầu hàng. Lòng lâng lâng tôi thầm hát,

Bên cầu biên giới, tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi

Mây nước xa xôi, không tỏ một đôi lời

Tiếp tục dọc theo QLI, xế chiều chúng tôi đến Tây Ninh quẹo trái vào thăm Trảng Lớn. Gần đó tháp chuông nhà thờ Cao Xá vẫn vươn lên trên bầu trời xanh, trong những năm chiến tranh đây là cái gai mà bọn Vc nhiều lần tập trung tấn công muốn san giáo xứ thành bình địa nhưng thảy đều thất bại trước ý chí chống cộng quyết liệt của bà con giáo dân gốc Cao Xá. Đêm nay đêm Cao Xá thật êm đềm hiền hòa không tiếng súng, không tiếng kẻng báo động,và đặc biệt không tiếng gào thét xung phong man rợ của bầy quỷ đỏ năm xưa.

Ngày hôm sau lại thẳng QLI qua Trại Bí, Mỏ Công đến ngã ba Lò Gò rồi đến bờ sông Vàm Cỏ. Nơi này vào một đêm cuối năm 70, khi chuyển quân thần tốc dọc sông Vàm Cỏ để tiếp viện cho TĐ31 BĐQ chúng tôi đã bị Vc dồn ra đến bờ sông. Ngày đó bên kia sông là căn cứ địa của Vc cấp sư đoàn.

Quành trở ra chúng tôi quẹo trái đi Thiện Ngôn, lại một cây cầu biên giới, ngày xưa có một lần trung đội tôi nằm bảo vệ cây cầu này. Đứng bên này cầu, tôi cảm thấy cái nắng Tây ninh dù như thiêu như đốt nhưng vẫn còn dễ chịu hơn cái nắng của đất Kampuchia bên kia cầu. Hôm nay đây cái cảm giác này lại một lần nữa trở về

Vươt biên giới chúng tôi đi sang đất Miên. Đoạn đường từ đây đến ngã ba Krêk giao điểm của QLI và QL7. Nhớ ngày xưa có lần thay vì xin bột nghệ để giả càri không ngờ mấy ông Lục vì ngôn ngữ bất đồng cho luôn một chén thuốc nhuộm áo. Ấy vậy mà nồi càri gà hôm ấy thầy trò chúng tôi ăn xít xoa khen ngon đáo để.

Tôi bảo Thường trọc quẹo phải để lên Mimốt trước. Chỗ bìa rừng cao su bên trái này là nơi trung úy Điểu, chi đoàn trưởng chi đoàn Sao Bắc Đẩu, tử trận. Đi hơn cây số nữa bên tay phải nơi ngọn đồi thoai thoải là căn cứ Alpha, cái ngọn đồi máu 46 mà vào tháng 8/71 chúng tôi đã đánh một trận để đời giải vây cho TĐ 30 BĐQ. Tôi hỏi Thường,

- Mày nhớ chỗ này không?

- Chỗ này là nơi em, và đại úy Trương Thanh Minh bị thương, xe bị trúng trái B40. Lúc đó ông thầy ở đại đội 1 bên cánh phải.

- Ngừng lại đây tao muốn mình chụp vài tấm hình. Có thể đêm nay thầy trò mình vào bìa rừng cao su kia giăng võng ngủ. Nơi đó 40 năm về trước sau khi giải tỏa căn cứ này xong mình cũng đã căng võng nghỉ đêm nghe đài CS loan tin ba xạo, “ngày hôm nay MTGPMN và Nhân Dân Giải Phóng Khờme đã tiêu diệt toàn bộ…” Còn gì thú hơn là 40 năm sau mày và tao lại có dịp ngủ lại trên vùng đất máu lửa năm xưa.

Đi thêm hơn hai cây số nữa, là khu rừng cao su bạt ngàn, nơi này đã có những cuôc giao tranh đẫm máu giữa Chiến đòan 333 chúng tôi với các sư đoàn Công trường 5, 7, 9 của Vc.

Mới hơn 4 giờ chiều mà đã không còn ánh nắng, không khí nặng nề ngột ngạt, tiếng muỗi bay kêu vo ve vang cả cánh rừng, chúng tôi quay trở lại ngọn đồi 46. Thường thì lo căng lều còn tôi lấy mấy nhánh củi khô làm một ca cà phê vợt rồi lấy bánh mì ra cho bữa ăn tối. Ăn xong leo lên võng nằm lan man ôn lại chuyện xưa cho đến khi cả hai thiếp đi vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau mặt trời lên cao chúng tôi mới thức dậy thu dọn hành lý tiếp tục lên đường. Lần này chúng tôi quay trở lại Krêk theo QL7 đi về hướng Kamponcham. Đến ngã ba Krêk, tôi bảo Thường quẹo phải tạt lên ghé thăm hai ngôi làng Việt Nam 1 và 2. Đây là nơi định cư của những người gốc Bùi Chu, Nam Định đi làm phu đồn điền từ những năm 1940. Năm 70 khi chúng tôi gặp, họ còn duy trì cách ăn mặc, ngôn ngữ phong tục Việt Nam. Nhưng hôm nay dường như chẳng còn ai. Thế hệ đi phu đồn điền thì chắc chắn chẳng còn ai. Thế hệ thứ hai nay cũng đã ngoài bẩy chuc nên họa hoằn lắm mới có vài người nói được ít câu tiếng Việt còn toàn là nói tiếng Miên. Đàn ông cũng như đàn bà quấn xà rông hoa lá cành. Nhìn họ rồi lại nghĩ đến con cháu ta. Rồi đây ít chục năm nữa không biết cái thế hệ thứ 4 thứ 5 có còn nói được câu tiếng Việt nào chăng?

Quành trở ra đi về hướng Kamponcham chừng 2km qua khỏi xóm Miên là đến căn cứ Lò than (quen gọi vì có mấy lò than ở gần). Nơi đây tháng 7/70, Việt cộng đã dùng 3 mũi đặc công tấn công tiểu đòan chúng tôi nhưng bị thất bại nặng. Qua khỏi đây chừng vài cây số là đến chợ Stưng, chạy một đọan xa nữa là đến đồn điền cao su Chup.Tháng 2/71 khi vừa ăn Tết xong đại đội tôi đã được bốc từ Trảng Lớn đổ vào đây để làm đầu cầu cho Chiến đoàn 333 tiến vào Dambe. Khi chi đoàn chiến xa 1/18 vừa lên đến chỉ kịp bắt tay phòng thủ đêm phía bên này sân bay Chup là Vc từ phía bìa rừng cao su bên kia sân bay dùng hai tiểu đòan tấn công. Tôi bảo Thường,

- Đây là chặng đường cuối của mình bên Miên. Mình đi ngược lại chừng non cây số, nếu gặp cái ấp tên Chlong mình quẹo trái là đúng, nếu đúng đường thì tối nay mình sẽ ngủ ở Dambe. Đúng như những gì còn nhớ. Đến Srok Chlong, chúng tôi quẹo trái và đi theo con đường đất. Hai bên đường là những bụi cây thấp xen lẫn với những cây thốt nốt, đi chừng 5 km là đến một cái chùa, nếu đúng thì đây là chùa Thiếu Tá Xanh (tiểu đoàn trưởng TĐ30 BĐQ). Chúng tôi đặt tên cho dễ nhớ vì ông tử trận tại nơi này. Khỏang hơn 2km nữa lại có một ngôi chùa. Tôi bảo Thường,

- Chắc mình đi đúng đường rồi. Chùa này là chùa Thiếu Tá Roong (thiết đoàn phó 15). Xe của ông bị trúng B41, nên ông tử trận tại đây. Chỗ này cũng là nơi đặt Bộ chỉ huy của Liên đoàn 3 mình, lên hai cây số nữa là vào đến Dambe. Tiểu đoàn mình tiến đến đây thì ông Trí bị rớt trực thăng nên có lệnh ngừng lại. Từ đây đến bờ sông Mêkong chỉ hơn cây số. Chút xíu nữa mình sẽ lên đến cái đoạn, mà gần mười ngày ngày nào tao cũng dắt hai trung đội đi mở đường cho đòan xe tiếp tế lên. Cứ khi tao vừa bắt tay được với thằng 36 ở dưới mở lên là lại bị chúng tấn công. Ngày mình triệt thoái ra cũng tại đoạn đường này, chỉ dài đúng một cây số, mà Tiểu đoàn mình với Liên đoàn 5 cùng với Lữ đoàn 3 thiết kỵ đã bị hai Công trường 7 và 9 của chúng vây ở đây.

- Ngày đó em mang máy cho trung úy Minh. Em bị chúng bắn từ trên ngọn thốt nốt xuống lủng máy truyền tin đạn xuyên qua vai phải và nằm lại tại trận địa. May nhờ đến tối Thiết đòan 15 cùng với anh em mình liều mạng trở vào lại để mang anh em bị chết và bị thương ra nên mới còn sống. Mẹ… bọn Viêt cộng ở đâu mà chúng đông thế…

- Lát nữa mày chạy thẳng đến bờ sông nơi đại đội 4 lúc đó nằm giử đầu cầu phao để đón LĐ5 BĐQ từ bên kia sông trở về, xong rồi tối nay mình sẽ quay về ngủ ở cái đoạn đường đi vào lịch sử này. Mẹ kiếp, còn gì thú hơn được ngủ lại ở một nơi mà 40 năm trước nếu không may mắn thì mình đã chết ở chỗ này. Ngày đó, tao bị một miểng pháo dài như cái đinh 10 phân ghim ngay vào bắp chân trái. Trận này riêng tiểu đoàn mình hy sinh cũng gần cả trăm, nhưng phía Việt cộng thì lúc tối tao theo thiết giáp vào thấy nằm lền khên trên trận địa đếm không xuể. Sau này, tao nghe đâu bên cố vấn Mỹ họ bay trực thăng vào, ghi nhân là ít nhất cũng trên 3000 mạng. Bốn năm ngàn con dân Việt chết trong một trận giao tranh không đầy 10 tiếng đồng hồ trên một đoạn đường không hơn 1 cây số thật quá thảm khốc đớn đau.

Đêm nay nằm giữa Dambe mà không tài nào chúng tôi chợp mắt ngủ được. Hình ảnh những lính CS trong quân phục kaki Nam Định gào thét xung phong tràn vào, trộn trấu với chúng tôi. Chúng đông đến nỗi không còn nhìn thấy đồ bông. Hình ảnh những cây đại liên 50 và 30 trên các xe M113 liên tục nhả đạn nòng súng đỏ rực mà không dám ngưng để thay nòng, hình ảnh của Chuẩn Úy Khổng Hữu Lực trong trận chiến đầu đời ôm cây M16 đứng xổng lưng vừa siết cò vừa đôn đốc trung đội giữ vững vị trí cho đến lúc ngã gục bởi một loạt đạn AK, hình ảnh hạ sĩ nhất Khách bị xe thiết giáp khi xoay qua xoay lại đã cán nát đôi chân, và còn nhiều hình ảnh cũ chập chờn trong ký ức…..

Tôi ra khỏi võng đi nấu một ca càphê thật đậm đặc và nói với Thường, - Tao muốn thức hết đêm nay, muốn được sống lại những giây phút căng thẳng cực độ của 40 năm về trước. Tao còn nhớ rõ từ nét mặt của tên Việt cộng tung nắp hầm lên ghiến răng siết cò đẩy về phía tao nguyên băng RPD (trung liên nồi) trong khoảng cách không đầy 10 thước từ phía sau lưng. Tao đứng chết trân nhìn xuống thì đạn đan hai bên giầy có cái hố bom ngay bên cạnh mà tao cũng không nhẩy xuống. Hết nhìn xuống chân rồi lại ngoái cổ nhìn tên Việt cộng ở phía sau đang nghiến răng nghiến lợi bóp cò, tay tao cầm cây M16 mà cũng không phản ứng nổ được một phát. Lúc ấy, tâm trạng tao không sợ, không hoảng hốt, nhưng sự việc xảy ra quá bất ngờ làm thần kinh tao tê liệt. Đến khi nghe một tiếng “cách” tức là nó hết đạn tao mới quăng mình xuống miệng hố bom nhưng lại phải vội lăn lên vì nó quăng tiếp một quả beta. Sau đó, tao và nó chơi trò “cút bắt”. Khi tao bảo nó “đù mẹ mày ngon thì ngóc đầu lên”, nó liền hướng súng về phía tao nổ vài tiếng. Tao dùng cây M79 của hạ sĩ Khách đẩy vào hầm nó nhưng trật. Cứ như thế lập đi lập lại. Sau cùng khi nó nhô cao lên cả cái đầu, tao bắn trúng ngay giữa trán nó nhưng không nổ vì quá gần. Nó bật ngửa ra sau. Tao đã phải bắn đến viên M79 thứ 10 mới hạ được nó. Ngay lúc đó đạn pháo của chúng rót xuống dồn dập, rồi AK, B40 từ khắp nơi cả từ trên ngọn cây bắn tới tấp. Tao thì lúc nằm xấp đối phó với đằng trước lúc nằm ngửa bắn bọn ở trên cây. Và thằng trúng đạn rơi xuống treo tòong teng vì bụng cột dây dính vào ngọn thốt nốt. Mẹ…, đi lính chỉ cần đánh một trận như trận Dambe cũng đã đủ một đời. Giờ nằm đây nhớ lại mà lồng ngực cuả tao vẫn còn căng. Mày có buồn ngủ thì ngủ đi mai còn chạy xe.

Tuy nói thế và dù có làm hết ca cà phê nhưng rồi mệt mỏi đến gần sáng cả hai đã thiếp vào giấc ngủ. Giật mình tỉnh giấc khi mặt trời gần đứng bóng, tôi giải quyết cá nhân xong lại vội vã lên đường. Nơi đến cuối cùng của cuộc “di hành dã trại” thăm lại chiến trường xưa là Lộc Ninh, Bình Long.

Quay ngược trở lại Việt Nam, qua khỏi Thiện Ngôn đến ngã ba đi Kà Tum, tôi nói với Thường.

- Mình quẹo trái đi tắt qua Kà Tum. Tao nhớ thì ngày xưa có con đường dân xe be đi kéo cây quen gọi là dường “Trần Thị Lệ Xuân”, theo đường này mình đi qua ấp Bổ Túc rồi mình vào Sóc Con Trăng thăm lại nơi cuối năm 68 mình đã hành quân ở nơi này, rồi quẹo phải về hướng Nam chừng non muời cây số thăm lại Tống Lê Chân của anh em 92. Thế nào đêm nay mình sẽ ngủ lại đây, vùng đất có quá nhiều kỷ niệm vui buồn của một thời chinh chiến.

- Hồi “mùa hè đỏ lửa” ông thầy còn nhớ mình bị mất mấy người không? Em chỉ còn nhớ tên có thằng Hạ Sĩ Thương cùng khóa Biệt Động với em tại Dục Mỹ. - Tiểu đoàn mình bị chết trên trăm, nhưng đại đội mình thiệt hại ít nhất chỉ có 9 người. Tao chỉ còn nhớ có thằng Thương, thằng Vân, thằng Thụy. Ba đứa này mình chôn nó bên hông nhà, còn thằng Sắc và mấy đứa kia tải thương chúng nó lên bệnh viên tiểu khu không biết được chôn ở đâu? Lâu quá tao cũng quên tên rồi.Một đơn vị BĐQ tại An Lộc, 1972

Con đường đến Kà Tum cũng đã được trải nhựa nên cũng dễ đi. Sau vài lần hỏi thăm dân dọc đường chúng tôi cũng đã đến ngã ba Phú Lố dẫn vào Bình Long. Tôi nói với Thường, - Mày nhớ chỗ này không? Ngay ngã ba này ngày đó, có hai cái T54 và một cái PT76 bị trúng bom nằm chỏng gọng ở đây. Tết năm 1972 mình lên lại Bình Long đại đôi mình nằm ở đây. Tao nhớ có mời cha Phan Đức Đổng, tuyên úy tiểu khu, vào ăn Tết với đại đội mình. Thẳng đường này chỉ hơn cây số là mình vào ngay nhà thờ Bình Long, nơi có tượng KiTô Vua đứng ngay ngã ba Đại lộ Hoàng Hôn và Tiểu lộ Ái Ân. Vẫn còn sớm, ghé vào tiệm tạp hóa để tao mua ít nhang, và nến viếng anh em.

Đến ngay ngã tư QL13, và Đại Lộ Trần Hưng Đạo (Hoàng Hôn), dù nhà cửa đã khác nhưng tôi vẫn nhận ra. Bên kia là trường Quốc Quang, còn bên này là ngôi nhà ba tầng lầu đại đội tôi đã tử thủ. Hai chiếc chiến xa bị bắn cháy nằm hai bên hông nhà. Chỗ này là chiếc T54 bị chúng tôi bắn cháy nằm trên Đại lộ Hoàng Hôn khi chúng tấn công bằng chiến xa lần thứ 2 ngày 13/4/72. Bên phía QL13 là chiếc PT76 bị bắn cháy khi tấn công lần thứ 3 ngày 19/5/72. Miếng đất trống bên hông nhà là nơi chôn cất anh đã tử trận. Chỗ này là chỗ chôn một cô gái khoảng 17 tuổi bị trúng đạn pháo ngay đùi mấy ngày sau bị phong đòn gánh chết. Thằng Thụy, y tá, chết sau ít ngày được chôn bên cạnh. Vào trong hơn hai mét nữa là đến thằng Thương, thằng Vân chết cùng ngày. Bên trong nữa là 6 cán binh CSBV. Ngày đơn vị trở lại Bình Long vì mộ chôn còn quá mới chúng tôi có đắp mộ lại, và làm cho mỗi đứa một cái bia xi măng định sau ít năm sẽ cải táng về khu nghĩa trang của LĐ 3 BĐQ nằm cạnh Tiểu Khu, nhưng ít tháng sau rời Bình Long xuống Chơn Thành chúng tôi không còn dịp trở lại.

Tôi bảo Thường thắp nhang và đốt hai cây nến rồi cùng nhau đọc mấy kinh cầu nguyện. Trong lúc đọc kinh hình ảnh hai thằng Thương, và Vân bị trúng đạn chiến xa nát hết mặt mày thoi thóp thở được đặt cạnh hầm chỉ huy vẫn còn lởn vởn trong đầu tôi. Viếng mấy đứa em xong tôi và Thường chạy lên khu Nghĩa Trang Liên Đoàn nơi có hai đại đôi trưởng là Tr/u Tỉnh, và Tr/u Hiếu. Có Th/u Đức, và cả trăm anh em khác nằm lại ở đây. Tôi nói thầm với trung úy Hiếu,

- Hiếu ơi, ngày đó tao có hứa sẽ đưa vợ và hai đứa con mày lên thăm mày, nhưng chưa kịp thu xếp thì chưa đến giỗ đầu mày vợ mày lại chết. Tao đi tù về được tin ông bà ngọai đã mang hai con mày vượt biên đến Mỹ. Được như vậy linh hồn mày cũng ngậm cười nơi chín suối. Tao đâu ngờ còn có ngày hôm nay được lên đây để thăm lại chúng mày.

Chiều xuống thật mau, quay trở lại xuống khu nhà lồng chợ, thắp cho anh em Liên Đòan 81 một nén nhang dù rằng khu nghĩa trang với hai câu thơ nổi tiếng “An Lộc địa sử ghi chiến tích. Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân” cũng đã không còn nữa.

Ngày đó đại đội chúng tôi nằm bên cánh phải của đại đội 3/81 BCD suốt gần ba tháng tử thủ ròng rã. Ngày 10/6/72, tổng phản công thì đại đội 4/52 BĐQ của tôi tiến bên phải QL13 chiếm lại sân bay An Lộc lúc 4 giờ chiều. Đêm hôm ấy, đại đội 3/81 BCD chiếm lại Đồi Đồng Long chấm dứt hơn hai tháng bị địch bao vây.

Đêm nay chúng tôi ngủ ở hiên nhà thờ Bình Long, gặp lại cha Minh chánh xứ năm xưa nay về nghỉ hưu ở đây. Ngài mời chúng tôi vào ngủ đỡ trong nhà hội quán, chúng tôi cám ơn và từ chối vì muốn ngủ ngoài trời tìm lại cảm giác ngày xưa.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy thật sớm, ra quán làm một ly cà phê đậm đặc sản phẩm của địa phương rồi thẳng đường lên Quận Lộc Ninh cách Bình Long 27 cây số về hướng Bắc. Dọc đường cũng vẫn những nọc tiêu quen thuộc. Cái tiệm sách mà mỗi lần chúng tôi lên Lộc Ninh hành quân đều được ông cụ chủ tiệm cho mượn các tiểu thuyết của nhà văn Lý Thụy Ý để đọc nay cũng không còn nữa, nghe nói ông cụ là thân sinh của nhà văn này không biết có đúng không? Các làng 5, làng 7, làng 8 trước đây đa số là dân Quảng Bình thì bây giờ hầu hết lại là dân Nam Định.

Cơm trưa xong chúng tôi thấy thăm Lộc Ninh cũng tạm đủ, bây giờ xuôi nam để chấm dứt cuộc hành trình. Chúng tôi quay ngược về Bình Long qua Xa Cam, Xa Trạch nơi đoạn đường này đã được dùng làm sân bay Chinook những năm 72-73, rồi đến Suối Tàu Ô. Qua khỏi đây chừng non 10 cây số là đến ngã ba Chơn Thành, quẹo trái thì lên Nha Bích rồi đến Đôn Luân, Đồng Xoài; chạy thẳng xuống thì qua Xóm Ruộng, Bàu Bàng, Rạch Bắp, Lai Khê.

Tôi và Thường vào quán Thành Danh quen thuộc năm xưa làm mỗi người một dĩa cơm sườn, ra quán cà phê chị Ba Đầu Lèo làm một ly sây chừng rồi hỏi thăm tìm nhà TPB Võ Phùng Dương cụt chân phải. Dương bị thương tại Chơn Thành đúng ngay hôm tôi bàn giao đại đội cho Trung úy Lành, sau 75 đã lên sống ở đây. Thầy trò, anh em gặp nhau mừng mừng, tủi tủi thức trọn cả đêm ôn lại chuyện xưa. Dương hỏi tôi còn nhớ Trung sĩ Tắc không?

- Nhớ chứ sao không. Nó là y tá của trung đội 3. Sau khi tao về làm đại đội trưởng tao đề nghị nó đi học CC2 quân y rồi nó đặc cách trung sĩ năm 72. Nhà nó ở Long Khánh nhưng nó lấy vợ ở dưới Xóm Ruộng. Tao là người đi làm đám hỏi và tổ chức đám cưới cho nó. Tụi tao đi rước dâu bằng hai cái xe Honda ôm, hai vợ chồng nó một cái, tao với thằng Thường này một cái. Tao bảo ông Thóc thường vụ cho làm thịt hơn hai chục con gà của đại đội nuôi. Ngoài ra còn phải tốn 60 lít xăng cho Chín tài xế xuống tận Cái Bè mua một can rượu đậu nành nguyên chất thượng hảo hạng rồi theo trực thăng tiếp tế mang lên. Lúc rước dâu về đến còn có cả một tiểu đội dàn chào. Không biết sau này nó ra sao?

-Hồi sau 75, ổng có lên Xóm Ruộng trên này, nhưng chỉ được hơn chục năm. Lúc đó khổ quá chỉ ăn toàn củ mì với bobo chịu không nổi ông lại bỏ về Long Khánh. Sau này thỉnh thoảng vẫn về đây thăm gia đình bên vợ. Ổng được 5 đứa hết thảy. Nghe nói bây giờ mấy đứa nhỏ cũng có ăn có học nên ổng cũng khỏe rồi.

Sáng hôm sau từ giã Võ Phùng Dương, chúng tôi lên đường về Biên Hòa, giã từ Xóm Ruộng với người dân Quảng Bình hiền hòa chất phác. Đi ngang Bàu Bàng lại nhớ một buổi chiều mưa lất phất vào tháng 9/72, lơi dụng lúc đang thay đổi quân giữa hai Liên Đoàn 3 & 6 BĐQ, gần 30 địch quân mặc quân phục BĐQ giả làm đơn vị bạn định đánh úp chúng tôi, nhưng đã bị thua to vì chúng tôi đã biết trước nên giăng bẫy chỉ đợi chúng lọt vào là khai hỏa. Một số chết tại chỗ, số còn lại ôm đầu máu bỏ chạy.

Còn quá nhiều nơi tôi muốn đi như Tánh Linh, Bình Giả, Hắc Dịch, Mây Tào, Phứơc Thiền, Hang Nai v…v.., nhưng phải để lại lần sau nếu còn có dịp.

Về đến Bàu Cá là đúng 7 giờ tối, tôi cám ơn vợ Thường đã cho tôi mượn nó hơn chục ngày qua và hẹn với nó thế nào trước khi đi cũng sẽ ghé lại cùng nhau làm một bữa thịt chó thỏa thê.

o O o

Nghỉ ngơi vài ngày lấy lại sức rồi lấy vé máy ra Hà Nội, chặng đi cuối cùng của tôi lần này trước hết là lên Yên Báy rồi trên đường về ghé Vĩnh Phú thăm lại những nơi mình đã phải sống những ngày cơ cực tăm tối nhất trong đời. Xuống Phi trường Gia Lâm tôi liền ra ngay ga Hàng Cỏ lấy vé tàu đi Yên Báy rồi đi xe ôm lên Nghĩa Lộ, nơi đây rừng núi chập chùng rặng Hoàng Liên Sơn bọc quanh phía Bắc theo hình cánh cung. Ngày xưa bị nhốt ở trong cốc có bao giờ được ra ngoài nên không nhận được nơi nào, nhưng cũng chẳng sao, miễn là tôi lại được đến đây để thấy lại cái sơn lam chướng khí, nhớ lại cái tai trời ách nước nó khủng khiếp thế nào, mà mình vẫn vượt qua để còn sống đến hôm nay.

Ngủ đêm tại Yên Báy, sáng hôm sau đáp tàu xuôi xuống ga Ấm Thượng, qua đò sông Hồng rồi leo xe ôm chạy vào K1 Tân Lập. Ngang qua cây cầu Bến Ngọc do anh em tù “cải tạo” làm là đến xóm dân Công Giáo. Ngày xưa khi đi lao động trên đoạn đường này vào những dịp Lễ Phục Sinh vẫn có chị Mùi mù hai mắt mỗi sáng đứng bên đường thường nhắc nhở “các anh phạm ơi, ngày mai Thứ Tư Lễ Tro nhớ ăn chay” hay “ngày mai Thứ Sáu Tuần Thánh nhớ ăn chay, các anh phạm ơi”. Không biết giờ này chị còn sống hay đã qua đời? “Giáo Hội Thầm Lặng” ngoài Bắc là thế đấy thì làm sao Việt cộng nó tiêu diệt được. Ấy vậy mà cái “Giáo Hội Ồn Ào” ở trong Nam chỉ sau ngày mất nước vài năm đã khiếp nhược khuất phục với cái tên “Tổng Giáo Phận Hồ Chí Minh”nghe quái đản làm sao.

Qua K5, tôi bảo anh lái xe ôm quẹo phải chạy thẳng theo con đường đất về phía chân núi. Tôi muốn ghé thăm các anh em đã “quay đầu về núi” được chôn sơ sài ở nơi này, nhưng đến nơi không còn một dấu vết. Có thể không còn nữa vì sau bao nhiêu năm hoang phế mưa nắng dãi dầu dễ gì tồn tại được, hay cũng có thể gia đình đã cải táng về Nam. Đứng tần ngần tại đây, tôi nhớ đến Trung Tá Nguyễn Văn Lạc, buổi chiều hôm trước còn mặc cái áo field jacket CSDC chạy sang,

- Tôi cho chú ít quà chia vui với tôi. Tôi vừa có các cháu thăm.

Ngày thăm nuôi tới, nếu các con anh lên lại thì anh không còn nữa, vì anh đã chết vì bị trúng gió (tai biến mạch máu não?) vào chiều hôm sau. Anh Hà Sỹ Phong được mẹ từ Hưng Yên lên thăm,

- Tội nghiệp Mẹ tôi. Bà cụ đã ngoài 70 mà phải lặn lội thăm con. Ngày di cư tôi vào Nam có một mình, ông bà cụ ở lại. Ít lâu sau, ông cụ bị đấu tố địa chủ. Tài sản ruộng đất bị bọn chúng lấy hết nên cụ buồn quá sinh bệnh mà chết. Ông anh lớn thì chết rũ trong tù, do đó chỉ còn người chị sống với bà.

Nói đoạn anh thổn thức khóc. Sáng hôm sau, khi điểm danh ra khỏi buồng thì thiếu một người, tôi chạy vào thì thấy anh đã hôn mê. Anh mất tiếng sau thì chết. Nghe y tá Bách nói anh bị lủng ruột vì cảm thương hàn. Còn anh Mai Xuân Hậu, anh Lý… Năm 78, tôi chỉ còn khoảng 35 kg, đã nằm trên “waiting list”để leo đồi, nhưng ông trời chưa gọi. Lúc nằm ở trạm xá chờ tới tên thì anh “Tư bụng”, Hải Quân, đi trước; rồi đến Đặng Đình Thân, tuy vào trạm xá sau nhưng lại được gọi trước. Thấy vậy anh Tr/tá Lý mới nói đùa “Đ.M! Thằng Thân qua mặt ông mà đíu bóp còi” Đáng phục lắm thay! Anh coi cái chết thật nhẹ nhàng thanh thản. Bài hát “Quay đầu về núi” của “Thọ móm” nhẩy dù lại chợt hiện ra:

Rồi một ngày mai không có anh,
em không còn phải nhớ phải mong
Rồi một ngày mai thân xác anh “quay đầu về núi”.
Cô đơn phủ kín đời mình, không một lần kịp vuốt mắt anh

Men theo con đường mòn chân núi dẫn vào khu lâm trường. Không biết cái thằng chột “thủ trưởng”có còn sống hay không? Ngày xưa nó thường hăm dọa sẽ bắn chúng tôi khi bắt gặp chúng tôi chặt lén cây bạch đàn về làm củi. Mấy ông cụ sống gần trại, thấy tôi là người lạ nên lên tiếng hỏi. Tôi cũng thành thật trả lời,

- Tôi là Sĩ Quan Miền Nam bị nhốt tù ở nơi này gần bốn mươi năm trước, nay lên thăm lại.

- À vậy tôi nhớ ra các ông rồi, nhờ có các ông mà ngày đó chúng tôi mới biết miền Nam thế nào, chứ không thì suốt đời chẳng mở mắt ra được. Mời ông vào nhà uống miếng nước chè.

Tôi theo ông cụ vào trong nhà. Thấy có khách lạ một người đàn ông trung niên bước ra gật đầu chào, ông cụ bảo người đàn ông,

- Anh Phú vào pha cho bố ấm trà loại trà “cặm tăm”đấy nhé. Tiện thể anh mang cho bố mỗi người một ly rượu cẩm uống cho máu huyết lưu thông đã.

Quay sang tôi ông cụ nói tiếp,

- Mới có nếp đỏ để nấu rượu chừng gần năm nay thôi “ngon “cực kỳ” đấy. Ngày các ông ở đây lúc đó chỉ toàn rượu sắn, vậy mà đám”chó vàng”chúng nó cứ rình rập ngày đêm.

o O o

Sau khi cùng ông cụ thưởng thức xong ly rượu cẩm “cực kỳ” và tách trà “cặm tăm”, ông cám ơn ông cụ và bảo người lái xe ôm chở về cổng K1, qua mấy thửa ruộng rồi đến Ao Xả. Cảnh vật thật quen ông không có gì thay đổi. Đến cổng trại, ông lại càng ngạc nhiên. Sao mà kỳ lạ thế này? Thằng Mạc, cán bộ trực trại, bước ra cùng tên thường trực thi đua,

- Anh Hiếu hôm nay có mang chè lá gì vào trại không? Anh Đ… ngửi xem anh Hiếu có mùi rượu không?

Tên Đ… khám tôi xong nghé mũi vào miệng tôi ngửi:

- Báo cáo “ban” có mùi.

- Biết ngay mà. Gần tết là anh hay xuống khu lâm trường quan hệ linh tinh lắm. Anh Đ. ra cơ quan mời ông Vinh vào làm biên bản nhốt anh Hiếu vào nhà kỷ luật.

Sao lại lạ thế này, chẳng lẽ ở đây chúng không biết là cái chính quyền Việt cộng của chúng nó đã bị dân chúng lật đổ rồi sao? Ông tức quá hét lớn lên:

- Mẹ chúng mày! Giờ này mà còn “ban” với “bệ”.

Rồi thuận chân ông cho thằng Mạc một cái đá “thẳng cánh cò bay”

o O o

Nghe tiếng hét bà Hiếu chạy sang phòng ông,

- Ông làm gì mà hét to thế.

Ông vừa ôm chân suýt xoa vừa nói,

- Bà bật giùm tôi cái đèn, tôi vừa cho thằng công an Vc một cái đá.

- Rõ thật khổ chưa! Để tôi xem nào. Ông thì cả đời lúc nào cũng chỉ mơ đi hành quân với đánh việt cộng. Việt cộng đâu chẳng thấy chỉ thấy mấy cái ngón chân ông nó tím bầm, cái móng chân cái nó bật ngược về đằng sau. Để tôi đi tìm chai dầu con ó với ít bông băng cho ông xoa đỡ.

Nói xong bà đi ra vài phút sau trở lại. Bà thoa dầu vào mấy ngón chân cho ông. Cảm độngvì sự chăm sóc, ông nhẹ vuốt tóc bà, thầm cám ơn bà đã một đời vất vả vì ông. Ông cố giỗ lại giấc ngủ. Từng hình ảnh trong mơ lại hiện ra trước mắt. Đó chính là hình ảnh một nửa đời ông đã đi qua. Đó là những nơi ông đã sống, đã chiến đấu một mất một còn cho sự sống cuả ông, cuả đơn vị ông, cuả gia đình ông, cuả cả dân chúng miền Nam. Ông tin những điều vừa trải qua sẽ KHÔNG CHỈ LÀ MƠ THÔI, chắc chắn nó sắp thành sự thật. Vận hội đất nước đã đến ngày thăng hoa, hết cơn bĩ cực, vì bọn quỷ đỏ cũng sắp tới ngày sụp đổ. Dân chúngViệt nam trước sau cũng được hưởng tự do, no ấm.

Một lời ca chợt hiện ra trong trí,

“Tàu đưa ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương”,

ông nhẹ mỉm cười chìm dần lại vào giấc ngủ sâu…

Tân Sơn Hòa chuyển

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/khongchilamo.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Không chỉ là mơ thôi.

Hàng ngàn thanh niên đã hy sinh bởi sự đàn áp dã man cuả bạo quyền Việt cộng, nhưng hàng hàng lớp lớp khác lại tiếp tục đứng lên. Lực luợng công an Việt cộng đang từ thế đàn áp tấn công bị đẩy lui vào thế phòng thủ

Đoàn trọng Hiếu


Sau những ngày dầu sôi lửa bỏng của làn sóng “Cách Mạng Hoa Nhài” nổi lên đấu tranh đòi hỏi Tự Do, cơm ăn áo mặc tại các nước Ả rập dâng cao, cuốn theo sự xụp đổ của nhiều chế độ độc tài, quân chủ quân phiệt. Cuối cùng thì làn sóng ấy đã tràn vào Việt Nam như sự mong chờ bao năm của hàng mấy chục triệu đồng bào, bắt đầu từ cái chết của kỹ sư Phạm Thành Sơn vì quá phẫn uất trước việc bị đuổi nhà cướp đất không được bồi hòan thỏa đáng. Anh đã tự tẩm xăng tự thiêu trước ubnd thành phố Đà Nẵng. Sự việc này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong mọi tầng lớp dân chúng. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đồng lọat đứng lên biểu tình hỗ trợ lẫn nhau, sau gần hai tháng kiên trì đấu tranh chấp nhận hy sinh để đòi quyền sống, quyền được làm người tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, và Sài Gòn.

Hàng ngàn thanh niên đã hy sinh bởi sự đàn áp dã man cuả bạo quyền Việt cộng, nhưng hàng hàng lớp lớp khác lại tiếp tục đứng lên. Lực luợng công an Việt cộng đang từ thế đàn áp tấn công bị đẩy lui vào thế phòng thủ, cuối cùng bạo quyền đã phải huy động một binh đòan thiết giáp vào bao vây đòan biểu tình tại quảng trường Ba Đình Hà Nộ. Thọat đầu đoàn biểu tình hàng mấy chục ngàn người có phần lúng túng tưởng chừng như tan rã đến nơi. Tiếng máy gầm thét và tiếng xích sắt nghiến trên mặt đường khiến người ta rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến hình ảnh một Thiên An Môn, Trung Quốc, hai muơi năm về trước. Đòan thiết giáp hạ nòng súng vào đoàn biểu tình sẵn sàng chỉ đợi lệnh là nhả đạn. Để giữ vững tinh thần tranh đấu có những người lãnh đạo cuộc biểu tình đã phải can đảm chấp nhận hy sinh đứng trước họng súng thách thức. Các linh mục cùng giáo dân Thái Hà, Đồng Chiêm và các vùng lân cận hát vang lên để trấn áp cái sợ

Mẹ ơi đoái thương xem nước Vệt Nam Trời u ám chiến tranh điêu tàn Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an Nước Việt Nam qua phút nguy nan Trong khi đó thì nhiều nhà sư trong chiếc áo vàng cũng đang cùng tín đồ tụng kinh cầu xin Bồ Tát cứu nạn cứu khổ. Cả công trường Ba Đình vang lên tiếng hát kinh cầu xen lẫn với tiếng hô yêu cầu bọn Việt công hãy trả lại quyền làm chủ đất nước cho dân ch úng. Không khí căng thẳng chết chóc bao trùm lên toàn cảnh vật. Nhưng bất ngờ một sự việc xảy đến như một phép màu không một ai có thể ngờ được, một âm thanh phát ra từ một chiếc loa trên tay một viên chỉ huy đứng trên pháo tháp của một chiếc xe thiết giáp đang án ngữ mặt tiền lăng Hồ:tiểu đoàn 52 BĐQ

- Xin đồng bào bình tĩnh, xin đồng bào bình tĩnh quân đội là của đồng bào. Chúng tôi đứng về phía đồng bào. Đất nước này phải được tự do.

Rồi họng súng đại bác từ pháo tháp của chiếc xe này từ từ quay 180 độ chĩa thẳng vào cánh cửa lăng Hồ khai hỏa làm xập một phần lớn mặt tiền. Thoạt đầu đoàn biểu tình quá ngỡ ngàng không tin đây là sự thật, nhưng rồi nhìn vào lăng Hồ người ta thấy gạch đá bụi cát bay mù mị, mọi người mới đồng thanh reo hò hoan hô quân đôi. Trước tiếng reo hò hoan hô nồng nhiệt của đồng bào, đoàn chiến xa gầm lên làm rung chuyển mặt đường, tiến đi đầu vẫy gọi đồng bào đi theo, rồi hàng chục ngàn người tiến theo sau các xe thiết giáp tỏa ra các nẻo đường phố lần lượt chiếm các cơ sở quan trọng. Trước diễn biến thay đổi đột ngột của quân đội, bọn công an vội vàng buông súng bỏ chạy. Hầu hết 18 tên chóp bu của bộ chính trị cũng như đám viên chức cao cấp đều bị bắt tống vào tạm giam tại Hỏa Lò.

Phát súng đó xảy ra như một trùng hợp kỳ diệu. Mùa xuân Ất Mão 1975 vào lúc 11 giờ ngày 30-4 chiếc xe tăng Việt cộng đầu tiên ủi xập cánh cổng Dinh Độc Lâp đánh dấu ngày chúng thôn tính trọn Miền Nam. 36 năm sau, vào Mùa Xuân Tân Mão 2011, đúng vào lúc 11 giờ ngày 30-4, phát súng chiến xa đầu tiên đã bắn xập mặt tiền lăng Hồ đánh dấu sự xụp đổ của chế độ độc tài đảng trị Việt cộng trên quê hương yêu dấu Việt Nam, và cũng đánh dấu sự xụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc, Bắc Hàn và Cuba tiếp theo sau đó.

o O o

Thấm thoát vậy mà đã gần một năm kể từ sau biến cố lịch sử trọng đại ấy. Suốt gần một năm qua, ông Hiếu lo thu xếp chuẩn bị để thực hiện cái hoài bão cuối đời mà ông cũng như nhiều chiến hữu của ông hằng ấp ủ. Đó là đi thăm lại “chiến trường xưa”nơi mà ông đã đem xương máu mình bảo vệ từng tấc đất từng bờ lau ngọn cỏ, đi thăm lại những trại tù nơi mà ông và chiến hữu của ông đã bị giam giữ gần hết cả tuổi thanh xuân, nơi mà nhiều anh em đã phải chết rũ tù vì đói ăn bệnh tật.

Ông rủ bà cùng về nhưng bà nại lý do không chịu nổi cảnh ngồi trên máy bay gần hai mươi tiếng. Bà bảo,

- Bao giờ mình về luôn lúc đó tôi sẽ ráng để về.

Thực ra thì bà cũng biết hoàn cảnh tài chánh eo hẹp, vì đã hai năm nay ông tự cho mình được nghỉ hưu. Trước đây, ông làm “self employed” nên làm gì có đồng hưu nào. Mà tiền già thì chưa đến tuổi. Mọi chi phí sinh hoạt đều trông vào mấy trăm bạc hưu non của bà cộng với thỉnh thỏang con cái cho thêm chút ít tiêu vặt. Nghe ông ao ước thực hiện ước vọng cuối đời của mình nên mấy đứa nhỏ cũng cố dành dụm hùn nhau mua cho ông cái vé máy bay cộng thêm ít ngàn dằn túi. Mọi vật dụng đã được ông xếp gọn ghẽ trong một cái valy mang theo. Ông cũng không quên mang theo một cái “backpack”để làm “Việt Kiều balô”. Ông tự nhủ bây giờ mình mới thực sự là “Việt Kiều”, chứ mấy năm trước trông thấy mấy thằng được Việt công gọi là “Việt kiều yêu nước” ông chỉ muốn cho chúng vài bạt tai nhưng ngặt nỗi luật pháp Hoa Kỳ quá nghiêm ngặt nên ông đành phải nén giận làm ngơ.

Nao nức đến gần sáng ông mới chợp mắt được hơn

hai tiếng rồi ông lại lật đật sửa sọan ra phi trường. Sau hơn hai giờ bay từ Albuquerque New Mexico ông đáp xuống phi trường San Fancisco. Cũng sau gần 3 tiếng chờ đợi và làm thủ tục, ông bước vào cửa máy bay, nơi đây một cô tiếp viên hàng không của Air Vietnam trong chiếc áo dài màu xanh da trời duyên dáng chào đón tại cửa. Thấy ông cô cúi đầu nhoẻn một nụ cười

- Thưa bác! Chào mừng bác về thăm quê hương Chưa rời khỏi nước Mỹ, chỉ vừa mới bước vào cửa phi cơ mà ông đã thấy Việt Nam mình thay đổi. Chỉ hơn năm trước đây thôi, cũng cái Air Vietnam này, cũng mấy cô gái này vậy mà ông nghe nhiều người Việt cũng như Mỹ phàn nàn là thiếu lịch sự, là mặt mày cứ vênh lên thiếu vắng nụ cười. Ấy vậy mà hôm họ nay đã thay đổi hẳn. Ôi kỳ diệu làm sao hai chữ TỰ DO!

o O o

Máy bay đang hạ dần cao độ, còn đang trên vùng Hóc Môn. Qua ô cửa sổ ông đã nhìn thấy lá cờ Vàng bay phất phới trên nóc nhà của phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi ra khỏi phi cơ và làm thủ tục nhập cảnh, ông bước ra khỏi tòa nhà. Vạt nắng vàng đầu tiên chạm vào da thịt ông không làm cho ông khó chịu. Ông dừng lại khoan khoái hít thở không khí, đón cái nắng gay gắt thân quen đã ăn xâu vào làn da xạm nắng của ông, cái làn da đen xạm cuả ngươì lính năm xưa cho dù có ở Mỹ thêm vài thế kỷ nữa cũng không nhả được.

Nghĩa, cô em gái kế cuả ông, chạy đến ôm chầm lấy ông nghẹn ngào không nói đựơc câu nào. Mấy năm trước, mỗi lần Tết đến ông thường gọi điện thoại về thăm. Lần nào cô cũng khẩn khoản mong ông về laị một lần, nhưng lần nào ông cũng đều trả lời “Thày Mẹ qua đời tôi phận làm con trai trưởng thì tôi phải về. Còn bây giờ thì bao giờ hết bọn việt cộng thì anh em mình mới lại găp nhau”.

Ông biết thế nào chúng cũng xập nhưng không biết ngày ấy ông có còn sống để chứng kiến hay không. Nhưng hôm nay đây ước mơ cuả ông đã thành hiện thực, ông đang gặp lại em gái cuả ông đây. Ông đang đứng giữa bầu trời Sài Gòn tràn ngập nắng vàng, mắt ông bỗng nhoà lệ vì sung sướng. Thằng Ù đứa con trai cuả Hiền, cô em gái thứ tư, vừa cúi xuống kéo giúp cho ông cái vali, vừa nói:

- Thôi mình ra xe đi bác. Mẹ cháu ở nhà chắc cũng đang trông. Chiều nay cháu còn phải đi đón một gia đình Việt kiều khác, dạo này ở bển họ về nườm nượp chứ không như trước đây chỉ đợi đến Tết mới về. Chiều hôm ấy ông đi thăm vài người bạn thuở nhỏ ở cùng khu phố. Gặp nhau ai nấy đều hân hoan tay bắt mặt mừng, kể cả những người đã từng là “cách mạng 30” mà ông đã không thèm nhìn mặt bọn chúng khi ở tù về, nhưng hôm nay ông cũng rất vui mừng vì họ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc đổi đời trước đây. Bây giờ kẻ đại thù đã không còn nữa thì chấp gì ba cái lẻ tẻ làm mất đi phần nào cái niềm vui ấp ủ bao năm.

Đêm hôm ấy ông ngủ một giấc thật say không mộng mị. Sáng hôm sau ông hỏi mượn cô em chiếc Honda ít ngày. Việc đầu tiên ông ghé vào một tiệm tạp hóa mua một bó nhang và chiếc hộp quẹt rồi thẳng lên Hố Nai thăm mộ “ông bà già”. Trong khung cảnh tĩnh mịch của nghĩa trang ông nhớ lần chôn cất Mẹ bên cạnh mộ bố ông, ông đã ôm tấm bia mộ của bố và nói “Thầy ơi! Hôm nay anh em con mang Mẹ con về với Thầy đây”Sau đ ó, cả bảy anh em ông cùng ôm nhau khóc. Sau khi đốt nhang và đọc mấy kinh cầu nguyện xin ông bà phù hộ cho cuộc hành trình sắp tới, ông leo lên xe chạy ra khỏi nghĩa trang.

o O o

Người đầu tiên mà tôi dự tính sẽ cùng đi với tôi trong hành trình “thăm lại chiến trường xưa” là “Thường trọc”, thằng em mang máy truyền tin từ khi tôi còn là trung đội trưởng cho đến hết thời gian làm đại đội trưởng ở tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân. Ngày tôi ở tù về nó thỉnh thoảng vẫn xuống thăm. Nhà của nó ở giáo xứ Bình An trên Bàu Cá.

Xe thẳng đường qua khu rừng cao su Trảng Bom nơi mà đại đội, tôi đã làm một cú xung phong thật ngoạn mục giải tỏa các chốt địch tháng 7/1972. Khi đến Bàu Cá, tôi quẹo vào ngang nhà thờ, bị cháy năm nào nay đã được thay thế bằng một ngôi thánh đường thật khang trang. Ngừng lại hỏi thăm, tôi được một cháu bé dắt đến một ngôi nhà khá tươm tất rộng rãi, trước hàng hiên nhà là một giẫy gần chục chậu hoa sứ đỏ rực rỡ. Tôi cất cao tiếng như vẫn quen gọi ngày xưa:

- Thường ơi! Thường!

Khi một người đàn ông khỏang ngót sáu mươi dáng dấp còn nhanh nhẹn từ trong nhà bước ra, tôi nhận ra ngay là “Thường trọc” nhờ cái đầu chỉ le hoe vài cọng tóc hai bên thái dương. Nó đứng chần chừ gãi đầu suy nghĩ một chút như để nhớ lại xem đây là ai rồi buột miệng:

- Giêsu Ma! Đại úy, đúng ông thầy rồi.

- Thì tao đây chứ Su với Ma gì.

- Ông thầy về hồi nào? Hồi trước tôi có ghé thì ông bà nói gia đình ông thầy đi Mỹ rồi. Mấy mươi năm không gặp tưởng ông thầy quên thằng em rồi?

- Quên thế nào được. Sao bây giờ mày thế nào? Vợ con ra sao?

- Hồi sau khi ông thầy đi rồi thì em lấy vợ, nhưng chẳng có đứa con nào. Bác sĩ thì bảo có thể là tại hồi em bị sốt rét nặng ở La Ngà nên bị như vậy. Không con cái nghĩ cũng buồn nhưng đành chịu. Tụi em có hai mẫu rẫy ông bà già để lại, với lại nhà em nó có mấy anh em ở Mỹ thỉnh thoảng gởi cho ít quà nên cũng đỡ vất vả. Nhà em đi chợ cũng sắp về. Bữa nay ông thầy ở lại đây ăn cơm với vợ chồng em. Chút xíu em chạy đi mua ít thịt chó thầy trò mình nhậu nghe, ông thầy.

- Nhậu nhẹt tính sau. Kỳ này tao về mục đích là để cùng tụi mày mình đi thăm lại chiến trường xưa. Mày còn liên lạc với mấy anh em cũ quanh đây không?

- Chết hết rồi, đại úy ơi. Anh Cưu chết năm 98, Sáu Mực năm 2002, thằng Hạnh mang máy thì chết vì sa vào sìke. Thằng Hùng thợ may cũng mới “đi đứt”cách nay hai năm.

- Thế mày có còn gặp trung úy Nghị không?

- Từ ngày ông thầy đi rồi thì ông Nghị cũng không thấy xuống Biên Hòa nữa. Lần cuối em tình cờ gặp ổng ở Sài Gòn cách nay hơn mười năm thì ổng nói dọn về chỗ cầu Tham Lương ở chung với ông bà già chờ đi bảo lãnh. Không biết ông ấy đã đi chưa?

Trong lúc ăn cơm trưa với vợ chồng “Thường trọc”, tôi nói sơ về kế họach “thăm lại chiến trường xưa” trong vòng nửa tháng và ngỏ ý muốn nó đi cùng. Nghe xong, nó nhận lời ngay. Trước khi ra về tôi dặn nó,

- Sáng thứ bảy này tao sẽ lên chở mày đi. Hành quân dã chiến trang bị gọn nhẹ. Ráng kiếm lấy hai cái võng nylon và vải nhựa nếu có poncho thì càng tốt. Tao nhớ rừng không thể tả. Mình sẽ rủ ông Nghị cùng, nếu nó còn ở nhà.

Quay sang vợ “Thường trọc” tôi nói:

- Chị cho tôi mượn anh ấy nửa tháng. Có gì làm phiền chị không? Mấy chục năm nay anh em chúng tôi mới lại gặp nhau. Đây là cuộc “hành quân” cuối đời, được chị vui vẻ chấp thuận anh em chúng tôi cám ơn chị nhiều.

o O o

Sáng thứ bảy tôi thức dậy rất sớm, kiểm tra lại “quân trang quân dụng” mang theo, hai bộ quần áo cùng đồ lót, mấy đôi vớ, một cái đèn pin, chiếc máy ảnh digital thằng con cho mấy năm trước, tất cả được nhét vào chiếc “back pack”, khoác bên ngoài chiếc áo trận rằn ri có phù hiệu đầu cọp bên vai trái, chiếc mũ lưỡi trai màu nâu với mũi tên bay và nhành dương liễu. Balô lên vai, tôi nổ máy xe phóng đi lòng lâng lâng như sắp được sống lại cái thuở của một thời ngang dọc.

Đến nơi thì “Thường trọc” đã sẵn sàng hai phin cà phê chờ tôi đến là đổ nước. Trong lúc uống cà phê tôi bảo nó nhớ mang theo hai cây nến, lát nữa đi ngang Nghĩa Trang Quân Đôi Biên Hòa sẽ nghé vào thăm. Cà phê cà pháo xong xuôi, Thường dặn vợ nó săn sóc việc nhà rồi chúng tôi lên đường.

Ngang qua hậu cứ cũ tôi bảo Thường ghé vào,tất cả đều đã đổi thay. Khu nhà tôn trong doanh trại nay đã biến thành khu dân cư nhà mọc lên san sát, khu trại gia binh của tiểu đòan giờ là khu sản xuất đồ gỗ xuất cảng, trường tiểu học Phan Hạnh nay là chợ Thánh Tâm. Tiếp tục lên đường hai mươi phút sau đến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, chúng tôi quẹo vào. Tuy bức tượng Thương Tiếc chưa làm lại được nhưng bên trong nghĩa trang đang được tu bổ theo như hình dạng cũ. Hôm nay thứ bảy nên rất đông người đến viếng. Đứng trên Trung Nghĩa Đài nhìn bao quát cảnh vật chung quanh lòng bỗng ngậm ngùi nhớ đến chỉ hơn năm trước đây thôi nơi đây mồ hoang huyệt lạnh, cỏ mọc hoang tàn. Cùng là người Việt mà sao bọn CS nhẫn tâm dối xử với nhau đến thế?

Thường đốt nến và chúng tôi bắt đầu đọc kinh. Trước khi rời Nghĩa Trang tôi nói với nó,

- Tao đã làm di chúc để lại, khi nào tao chết hãy thiêu tao rồi giao cho thằng cháu “đích tôn”mang tro cốt về đây, đứng trên Trung Nghĩa Đài này rồi tung lên cho nó bay theo gió. Được về đây nằm với anh em đã quá, phải không mày?

- Đại đôi mình có ai nằm ở đây không, đại úy?

- Tao cũng không còn nhớ nữa. Chỉ nhớ có thiếu úy Công chôn ở đây, một số thì mang về quê chôn cất. Số anh em hy sinh ở Bình Long thì vẫn còn nằm ở đó. Không biết giờ như thế nào? Ít ngày nữa lên đến thế nào mình cũng phải tìm xem.

Lên đến Thủ Đức chúng tôi đi đường trong ngang qua khu cầu Gò Dưa, cầu Hiệp Bình rồi đến An Phú Đông. Thường hỏi tôi,

- Ông thầy còn nhớ những chỗ này không? Năm 69, khi mình nằm bên kia sông thỉnh thoảng thiếu úy Hải lại cùng ông bơiqua sông đi thăm chị Thu. Tôi nghiệp ổng hiền quá mà lại chết sớm.

- Phải dữ như tao mới thọ, phải không mày?

- Ông thầy thì rất thương em út, nhưng ông dữ quá, cả đại đội đứa nào cũng ngán. Nhớ hôm thượng sĩ Lữ với trung sĩ I Bá cùng với hai nhỏ ca sĩ ban chính huấn đang “phê”, thằng Hạnh trông thấy nó báo cho ông, thế là ông thầy rút ngay cái cọc đầu giường bố xuống phang mấy ông đó túi bụi, sẵn tay ông còn tặng cho mỗi cô mấy cái bạt tai phun máu mũi máu mồm. Từ sau hôm đó mấy tay chích chóac xanh máu mặt. Ông Lữ, Bá mới tập chơi cũng tởn nên bỏ luôn.

Tới khu vực cầu Tham Lương, chúng tôi vào mấy cái quán bên đường dọ hỏi tin về trung úy Nghị thì được họ cho biết đã bán nhà dọn đi mấy năm nay và không ai biết là dọn đi đâu. Thế là cuộc hành trình chỉ có hai thầy trò chúng tôi.

Địa điểm đầu tiên chúng tôi đi là xuống Mương Chuối Nhà Bè, qua đò thăm xã Phước Khánh, thuận đường thuê ghe chở sang tận Đặc Khu Rừng Sát. Đây là vùng mà chúng tôi đã hành quân liên tục trong những tháng đầu năm 1969. Chiều đến hai thầy trò kéo nhau về Xuân Thới Thượng Hóc Môn tìm nơi trọ nghỉ qua đêm.

Sáng hôm sau, thẳng đường Quốc Lộ I qua Củ Chi xuống đến Gò Dầu rẽ trái, chúng tôi đến biên giới Gò Dầu và Kampuchia. Bên kia cầu Gò Dầu là con đường dẫn đến Chipu rồi Svay Yêng (Soài Riêng). Đây là nơi mà trước đây trung ương cục R của Việt cộng đặt đại bản doanh. Nhớ những ngày đầu hành quân vượt biên khi vào Chipu tháng 4/69 lại nhớ đến Tướng Đỗ Cao Trí luôn luôn có mặt mỗi khi đơn vị chạm địch, nhớ đến thiếu úy Sơn trung đội trưởng thám báo tay không bắt hai tên Vc đầu hàng. Lòng lâng lâng tôi thầm hát,

Bên cầu biên giới, tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi

Mây nước xa xôi, không tỏ một đôi lời

Tiếp tục dọc theo QLI, xế chiều chúng tôi đến Tây Ninh quẹo trái vào thăm Trảng Lớn. Gần đó tháp chuông nhà thờ Cao Xá vẫn vươn lên trên bầu trời xanh, trong những năm chiến tranh đây là cái gai mà bọn Vc nhiều lần tập trung tấn công muốn san giáo xứ thành bình địa nhưng thảy đều thất bại trước ý chí chống cộng quyết liệt của bà con giáo dân gốc Cao Xá. Đêm nay đêm Cao Xá thật êm đềm hiền hòa không tiếng súng, không tiếng kẻng báo động,và đặc biệt không tiếng gào thét xung phong man rợ của bầy quỷ đỏ năm xưa.

Ngày hôm sau lại thẳng QLI qua Trại Bí, Mỏ Công đến ngã ba Lò Gò rồi đến bờ sông Vàm Cỏ. Nơi này vào một đêm cuối năm 70, khi chuyển quân thần tốc dọc sông Vàm Cỏ để tiếp viện cho TĐ31 BĐQ chúng tôi đã bị Vc dồn ra đến bờ sông. Ngày đó bên kia sông là căn cứ địa của Vc cấp sư đoàn.

Quành trở ra chúng tôi quẹo trái đi Thiện Ngôn, lại một cây cầu biên giới, ngày xưa có một lần trung đội tôi nằm bảo vệ cây cầu này. Đứng bên này cầu, tôi cảm thấy cái nắng Tây ninh dù như thiêu như đốt nhưng vẫn còn dễ chịu hơn cái nắng của đất Kampuchia bên kia cầu. Hôm nay đây cái cảm giác này lại một lần nữa trở về

Vươt biên giới chúng tôi đi sang đất Miên. Đoạn đường từ đây đến ngã ba Krêk giao điểm của QLI và QL7. Nhớ ngày xưa có lần thay vì xin bột nghệ để giả càri không ngờ mấy ông Lục vì ngôn ngữ bất đồng cho luôn một chén thuốc nhuộm áo. Ấy vậy mà nồi càri gà hôm ấy thầy trò chúng tôi ăn xít xoa khen ngon đáo để.

Tôi bảo Thường trọc quẹo phải để lên Mimốt trước. Chỗ bìa rừng cao su bên trái này là nơi trung úy Điểu, chi đoàn trưởng chi đoàn Sao Bắc Đẩu, tử trận. Đi hơn cây số nữa bên tay phải nơi ngọn đồi thoai thoải là căn cứ Alpha, cái ngọn đồi máu 46 mà vào tháng 8/71 chúng tôi đã đánh một trận để đời giải vây cho TĐ 30 BĐQ. Tôi hỏi Thường,

- Mày nhớ chỗ này không?

- Chỗ này là nơi em, và đại úy Trương Thanh Minh bị thương, xe bị trúng trái B40. Lúc đó ông thầy ở đại đội 1 bên cánh phải.

- Ngừng lại đây tao muốn mình chụp vài tấm hình. Có thể đêm nay thầy trò mình vào bìa rừng cao su kia giăng võng ngủ. Nơi đó 40 năm về trước sau khi giải tỏa căn cứ này xong mình cũng đã căng võng nghỉ đêm nghe đài CS loan tin ba xạo, “ngày hôm nay MTGPMN và Nhân Dân Giải Phóng Khờme đã tiêu diệt toàn bộ…” Còn gì thú hơn là 40 năm sau mày và tao lại có dịp ngủ lại trên vùng đất máu lửa năm xưa.

Đi thêm hơn hai cây số nữa, là khu rừng cao su bạt ngàn, nơi này đã có những cuôc giao tranh đẫm máu giữa Chiến đòan 333 chúng tôi với các sư đoàn Công trường 5, 7, 9 của Vc.

Mới hơn 4 giờ chiều mà đã không còn ánh nắng, không khí nặng nề ngột ngạt, tiếng muỗi bay kêu vo ve vang cả cánh rừng, chúng tôi quay trở lại ngọn đồi 46. Thường thì lo căng lều còn tôi lấy mấy nhánh củi khô làm một ca cà phê vợt rồi lấy bánh mì ra cho bữa ăn tối. Ăn xong leo lên võng nằm lan man ôn lại chuyện xưa cho đến khi cả hai thiếp đi vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau mặt trời lên cao chúng tôi mới thức dậy thu dọn hành lý tiếp tục lên đường. Lần này chúng tôi quay trở lại Krêk theo QL7 đi về hướng Kamponcham. Đến ngã ba Krêk, tôi bảo Thường quẹo phải tạt lên ghé thăm hai ngôi làng Việt Nam 1 và 2. Đây là nơi định cư của những người gốc Bùi Chu, Nam Định đi làm phu đồn điền từ những năm 1940. Năm 70 khi chúng tôi gặp, họ còn duy trì cách ăn mặc, ngôn ngữ phong tục Việt Nam. Nhưng hôm nay dường như chẳng còn ai. Thế hệ đi phu đồn điền thì chắc chắn chẳng còn ai. Thế hệ thứ hai nay cũng đã ngoài bẩy chuc nên họa hoằn lắm mới có vài người nói được ít câu tiếng Việt còn toàn là nói tiếng Miên. Đàn ông cũng như đàn bà quấn xà rông hoa lá cành. Nhìn họ rồi lại nghĩ đến con cháu ta. Rồi đây ít chục năm nữa không biết cái thế hệ thứ 4 thứ 5 có còn nói được câu tiếng Việt nào chăng?

Quành trở ra đi về hướng Kamponcham chừng 2km qua khỏi xóm Miên là đến căn cứ Lò than (quen gọi vì có mấy lò than ở gần). Nơi đây tháng 7/70, Việt cộng đã dùng 3 mũi đặc công tấn công tiểu đòan chúng tôi nhưng bị thất bại nặng. Qua khỏi đây chừng vài cây số là đến chợ Stưng, chạy một đọan xa nữa là đến đồn điền cao su Chup.Tháng 2/71 khi vừa ăn Tết xong đại đội tôi đã được bốc từ Trảng Lớn đổ vào đây để làm đầu cầu cho Chiến đoàn 333 tiến vào Dambe. Khi chi đoàn chiến xa 1/18 vừa lên đến chỉ kịp bắt tay phòng thủ đêm phía bên này sân bay Chup là Vc từ phía bìa rừng cao su bên kia sân bay dùng hai tiểu đòan tấn công. Tôi bảo Thường,

- Đây là chặng đường cuối của mình bên Miên. Mình đi ngược lại chừng non cây số, nếu gặp cái ấp tên Chlong mình quẹo trái là đúng, nếu đúng đường thì tối nay mình sẽ ngủ ở Dambe. Đúng như những gì còn nhớ. Đến Srok Chlong, chúng tôi quẹo trái và đi theo con đường đất. Hai bên đường là những bụi cây thấp xen lẫn với những cây thốt nốt, đi chừng 5 km là đến một cái chùa, nếu đúng thì đây là chùa Thiếu Tá Xanh (tiểu đoàn trưởng TĐ30 BĐQ). Chúng tôi đặt tên cho dễ nhớ vì ông tử trận tại nơi này. Khỏang hơn 2km nữa lại có một ngôi chùa. Tôi bảo Thường,

- Chắc mình đi đúng đường rồi. Chùa này là chùa Thiếu Tá Roong (thiết đoàn phó 15). Xe của ông bị trúng B41, nên ông tử trận tại đây. Chỗ này cũng là nơi đặt Bộ chỉ huy của Liên đoàn 3 mình, lên hai cây số nữa là vào đến Dambe. Tiểu đoàn mình tiến đến đây thì ông Trí bị rớt trực thăng nên có lệnh ngừng lại. Từ đây đến bờ sông Mêkong chỉ hơn cây số. Chút xíu nữa mình sẽ lên đến cái đoạn, mà gần mười ngày ngày nào tao cũng dắt hai trung đội đi mở đường cho đòan xe tiếp tế lên. Cứ khi tao vừa bắt tay được với thằng 36 ở dưới mở lên là lại bị chúng tấn công. Ngày mình triệt thoái ra cũng tại đoạn đường này, chỉ dài đúng một cây số, mà Tiểu đoàn mình với Liên đoàn 5 cùng với Lữ đoàn 3 thiết kỵ đã bị hai Công trường 7 và 9 của chúng vây ở đây.

- Ngày đó em mang máy cho trung úy Minh. Em bị chúng bắn từ trên ngọn thốt nốt xuống lủng máy truyền tin đạn xuyên qua vai phải và nằm lại tại trận địa. May nhờ đến tối Thiết đòan 15 cùng với anh em mình liều mạng trở vào lại để mang anh em bị chết và bị thương ra nên mới còn sống. Mẹ… bọn Viêt cộng ở đâu mà chúng đông thế…

- Lát nữa mày chạy thẳng đến bờ sông nơi đại đội 4 lúc đó nằm giử đầu cầu phao để đón LĐ5 BĐQ từ bên kia sông trở về, xong rồi tối nay mình sẽ quay về ngủ ở cái đoạn đường đi vào lịch sử này. Mẹ kiếp, còn gì thú hơn được ngủ lại ở một nơi mà 40 năm trước nếu không may mắn thì mình đã chết ở chỗ này. Ngày đó, tao bị một miểng pháo dài như cái đinh 10 phân ghim ngay vào bắp chân trái. Trận này riêng tiểu đoàn mình hy sinh cũng gần cả trăm, nhưng phía Việt cộng thì lúc tối tao theo thiết giáp vào thấy nằm lền khên trên trận địa đếm không xuể. Sau này, tao nghe đâu bên cố vấn Mỹ họ bay trực thăng vào, ghi nhân là ít nhất cũng trên 3000 mạng. Bốn năm ngàn con dân Việt chết trong một trận giao tranh không đầy 10 tiếng đồng hồ trên một đoạn đường không hơn 1 cây số thật quá thảm khốc đớn đau.

Đêm nay nằm giữa Dambe mà không tài nào chúng tôi chợp mắt ngủ được. Hình ảnh những lính CS trong quân phục kaki Nam Định gào thét xung phong tràn vào, trộn trấu với chúng tôi. Chúng đông đến nỗi không còn nhìn thấy đồ bông. Hình ảnh những cây đại liên 50 và 30 trên các xe M113 liên tục nhả đạn nòng súng đỏ rực mà không dám ngưng để thay nòng, hình ảnh của Chuẩn Úy Khổng Hữu Lực trong trận chiến đầu đời ôm cây M16 đứng xổng lưng vừa siết cò vừa đôn đốc trung đội giữ vững vị trí cho đến lúc ngã gục bởi một loạt đạn AK, hình ảnh hạ sĩ nhất Khách bị xe thiết giáp khi xoay qua xoay lại đã cán nát đôi chân, và còn nhiều hình ảnh cũ chập chờn trong ký ức…..

Tôi ra khỏi võng đi nấu một ca càphê thật đậm đặc và nói với Thường, - Tao muốn thức hết đêm nay, muốn được sống lại những giây phút căng thẳng cực độ của 40 năm về trước. Tao còn nhớ rõ từ nét mặt của tên Việt cộng tung nắp hầm lên ghiến răng siết cò đẩy về phía tao nguyên băng RPD (trung liên nồi) trong khoảng cách không đầy 10 thước từ phía sau lưng. Tao đứng chết trân nhìn xuống thì đạn đan hai bên giầy có cái hố bom ngay bên cạnh mà tao cũng không nhẩy xuống. Hết nhìn xuống chân rồi lại ngoái cổ nhìn tên Việt cộng ở phía sau đang nghiến răng nghiến lợi bóp cò, tay tao cầm cây M16 mà cũng không phản ứng nổ được một phát. Lúc ấy, tâm trạng tao không sợ, không hoảng hốt, nhưng sự việc xảy ra quá bất ngờ làm thần kinh tao tê liệt. Đến khi nghe một tiếng “cách” tức là nó hết đạn tao mới quăng mình xuống miệng hố bom nhưng lại phải vội lăn lên vì nó quăng tiếp một quả beta. Sau đó, tao và nó chơi trò “cút bắt”. Khi tao bảo nó “đù mẹ mày ngon thì ngóc đầu lên”, nó liền hướng súng về phía tao nổ vài tiếng. Tao dùng cây M79 của hạ sĩ Khách đẩy vào hầm nó nhưng trật. Cứ như thế lập đi lập lại. Sau cùng khi nó nhô cao lên cả cái đầu, tao bắn trúng ngay giữa trán nó nhưng không nổ vì quá gần. Nó bật ngửa ra sau. Tao đã phải bắn đến viên M79 thứ 10 mới hạ được nó. Ngay lúc đó đạn pháo của chúng rót xuống dồn dập, rồi AK, B40 từ khắp nơi cả từ trên ngọn cây bắn tới tấp. Tao thì lúc nằm xấp đối phó với đằng trước lúc nằm ngửa bắn bọn ở trên cây. Và thằng trúng đạn rơi xuống treo tòong teng vì bụng cột dây dính vào ngọn thốt nốt. Mẹ…, đi lính chỉ cần đánh một trận như trận Dambe cũng đã đủ một đời. Giờ nằm đây nhớ lại mà lồng ngực cuả tao vẫn còn căng. Mày có buồn ngủ thì ngủ đi mai còn chạy xe.

Tuy nói thế và dù có làm hết ca cà phê nhưng rồi mệt mỏi đến gần sáng cả hai đã thiếp vào giấc ngủ. Giật mình tỉnh giấc khi mặt trời gần đứng bóng, tôi giải quyết cá nhân xong lại vội vã lên đường. Nơi đến cuối cùng của cuộc “di hành dã trại” thăm lại chiến trường xưa là Lộc Ninh, Bình Long.

Quay ngược trở lại Việt Nam, qua khỏi Thiện Ngôn đến ngã ba đi Kà Tum, tôi nói với Thường.

- Mình quẹo trái đi tắt qua Kà Tum. Tao nhớ thì ngày xưa có con đường dân xe be đi kéo cây quen gọi là dường “Trần Thị Lệ Xuân”, theo đường này mình đi qua ấp Bổ Túc rồi mình vào Sóc Con Trăng thăm lại nơi cuối năm 68 mình đã hành quân ở nơi này, rồi quẹo phải về hướng Nam chừng non muời cây số thăm lại Tống Lê Chân của anh em 92. Thế nào đêm nay mình sẽ ngủ lại đây, vùng đất có quá nhiều kỷ niệm vui buồn của một thời chinh chiến.

- Hồi “mùa hè đỏ lửa” ông thầy còn nhớ mình bị mất mấy người không? Em chỉ còn nhớ tên có thằng Hạ Sĩ Thương cùng khóa Biệt Động với em tại Dục Mỹ. - Tiểu đoàn mình bị chết trên trăm, nhưng đại đội mình thiệt hại ít nhất chỉ có 9 người. Tao chỉ còn nhớ có thằng Thương, thằng Vân, thằng Thụy. Ba đứa này mình chôn nó bên hông nhà, còn thằng Sắc và mấy đứa kia tải thương chúng nó lên bệnh viên tiểu khu không biết được chôn ở đâu? Lâu quá tao cũng quên tên rồi.Một đơn vị BĐQ tại An Lộc, 1972

Con đường đến Kà Tum cũng đã được trải nhựa nên cũng dễ đi. Sau vài lần hỏi thăm dân dọc đường chúng tôi cũng đã đến ngã ba Phú Lố dẫn vào Bình Long. Tôi nói với Thường, - Mày nhớ chỗ này không? Ngay ngã ba này ngày đó, có hai cái T54 và một cái PT76 bị trúng bom nằm chỏng gọng ở đây. Tết năm 1972 mình lên lại Bình Long đại đôi mình nằm ở đây. Tao nhớ có mời cha Phan Đức Đổng, tuyên úy tiểu khu, vào ăn Tết với đại đội mình. Thẳng đường này chỉ hơn cây số là mình vào ngay nhà thờ Bình Long, nơi có tượng KiTô Vua đứng ngay ngã ba Đại lộ Hoàng Hôn và Tiểu lộ Ái Ân. Vẫn còn sớm, ghé vào tiệm tạp hóa để tao mua ít nhang, và nến viếng anh em.

Đến ngay ngã tư QL13, và Đại Lộ Trần Hưng Đạo (Hoàng Hôn), dù nhà cửa đã khác nhưng tôi vẫn nhận ra. Bên kia là trường Quốc Quang, còn bên này là ngôi nhà ba tầng lầu đại đội tôi đã tử thủ. Hai chiếc chiến xa bị bắn cháy nằm hai bên hông nhà. Chỗ này là chiếc T54 bị chúng tôi bắn cháy nằm trên Đại lộ Hoàng Hôn khi chúng tấn công bằng chiến xa lần thứ 2 ngày 13/4/72. Bên phía QL13 là chiếc PT76 bị bắn cháy khi tấn công lần thứ 3 ngày 19/5/72. Miếng đất trống bên hông nhà là nơi chôn cất anh đã tử trận. Chỗ này là chỗ chôn một cô gái khoảng 17 tuổi bị trúng đạn pháo ngay đùi mấy ngày sau bị phong đòn gánh chết. Thằng Thụy, y tá, chết sau ít ngày được chôn bên cạnh. Vào trong hơn hai mét nữa là đến thằng Thương, thằng Vân chết cùng ngày. Bên trong nữa là 6 cán binh CSBV. Ngày đơn vị trở lại Bình Long vì mộ chôn còn quá mới chúng tôi có đắp mộ lại, và làm cho mỗi đứa một cái bia xi măng định sau ít năm sẽ cải táng về khu nghĩa trang của LĐ 3 BĐQ nằm cạnh Tiểu Khu, nhưng ít tháng sau rời Bình Long xuống Chơn Thành chúng tôi không còn dịp trở lại.

Tôi bảo Thường thắp nhang và đốt hai cây nến rồi cùng nhau đọc mấy kinh cầu nguyện. Trong lúc đọc kinh hình ảnh hai thằng Thương, và Vân bị trúng đạn chiến xa nát hết mặt mày thoi thóp thở được đặt cạnh hầm chỉ huy vẫn còn lởn vởn trong đầu tôi. Viếng mấy đứa em xong tôi và Thường chạy lên khu Nghĩa Trang Liên Đoàn nơi có hai đại đôi trưởng là Tr/u Tỉnh, và Tr/u Hiếu. Có Th/u Đức, và cả trăm anh em khác nằm lại ở đây. Tôi nói thầm với trung úy Hiếu,

- Hiếu ơi, ngày đó tao có hứa sẽ đưa vợ và hai đứa con mày lên thăm mày, nhưng chưa kịp thu xếp thì chưa đến giỗ đầu mày vợ mày lại chết. Tao đi tù về được tin ông bà ngọai đã mang hai con mày vượt biên đến Mỹ. Được như vậy linh hồn mày cũng ngậm cười nơi chín suối. Tao đâu ngờ còn có ngày hôm nay được lên đây để thăm lại chúng mày.

Chiều xuống thật mau, quay trở lại xuống khu nhà lồng chợ, thắp cho anh em Liên Đòan 81 một nén nhang dù rằng khu nghĩa trang với hai câu thơ nổi tiếng “An Lộc địa sử ghi chiến tích. Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân” cũng đã không còn nữa.

Ngày đó đại đội chúng tôi nằm bên cánh phải của đại đội 3/81 BCD suốt gần ba tháng tử thủ ròng rã. Ngày 10/6/72, tổng phản công thì đại đội 4/52 BĐQ của tôi tiến bên phải QL13 chiếm lại sân bay An Lộc lúc 4 giờ chiều. Đêm hôm ấy, đại đội 3/81 BCD chiếm lại Đồi Đồng Long chấm dứt hơn hai tháng bị địch bao vây.

Đêm nay chúng tôi ngủ ở hiên nhà thờ Bình Long, gặp lại cha Minh chánh xứ năm xưa nay về nghỉ hưu ở đây. Ngài mời chúng tôi vào ngủ đỡ trong nhà hội quán, chúng tôi cám ơn và từ chối vì muốn ngủ ngoài trời tìm lại cảm giác ngày xưa.

Sáng hôm sau chúng tôi dậy thật sớm, ra quán làm một ly cà phê đậm đặc sản phẩm của địa phương rồi thẳng đường lên Quận Lộc Ninh cách Bình Long 27 cây số về hướng Bắc. Dọc đường cũng vẫn những nọc tiêu quen thuộc. Cái tiệm sách mà mỗi lần chúng tôi lên Lộc Ninh hành quân đều được ông cụ chủ tiệm cho mượn các tiểu thuyết của nhà văn Lý Thụy Ý để đọc nay cũng không còn nữa, nghe nói ông cụ là thân sinh của nhà văn này không biết có đúng không? Các làng 5, làng 7, làng 8 trước đây đa số là dân Quảng Bình thì bây giờ hầu hết lại là dân Nam Định.

Cơm trưa xong chúng tôi thấy thăm Lộc Ninh cũng tạm đủ, bây giờ xuôi nam để chấm dứt cuộc hành trình. Chúng tôi quay ngược về Bình Long qua Xa Cam, Xa Trạch nơi đoạn đường này đã được dùng làm sân bay Chinook những năm 72-73, rồi đến Suối Tàu Ô. Qua khỏi đây chừng non 10 cây số là đến ngã ba Chơn Thành, quẹo trái thì lên Nha Bích rồi đến Đôn Luân, Đồng Xoài; chạy thẳng xuống thì qua Xóm Ruộng, Bàu Bàng, Rạch Bắp, Lai Khê.

Tôi và Thường vào quán Thành Danh quen thuộc năm xưa làm mỗi người một dĩa cơm sườn, ra quán cà phê chị Ba Đầu Lèo làm một ly sây chừng rồi hỏi thăm tìm nhà TPB Võ Phùng Dương cụt chân phải. Dương bị thương tại Chơn Thành đúng ngay hôm tôi bàn giao đại đội cho Trung úy Lành, sau 75 đã lên sống ở đây. Thầy trò, anh em gặp nhau mừng mừng, tủi tủi thức trọn cả đêm ôn lại chuyện xưa. Dương hỏi tôi còn nhớ Trung sĩ Tắc không?

- Nhớ chứ sao không. Nó là y tá của trung đội 3. Sau khi tao về làm đại đội trưởng tao đề nghị nó đi học CC2 quân y rồi nó đặc cách trung sĩ năm 72. Nhà nó ở Long Khánh nhưng nó lấy vợ ở dưới Xóm Ruộng. Tao là người đi làm đám hỏi và tổ chức đám cưới cho nó. Tụi tao đi rước dâu bằng hai cái xe Honda ôm, hai vợ chồng nó một cái, tao với thằng Thường này một cái. Tao bảo ông Thóc thường vụ cho làm thịt hơn hai chục con gà của đại đội nuôi. Ngoài ra còn phải tốn 60 lít xăng cho Chín tài xế xuống tận Cái Bè mua một can rượu đậu nành nguyên chất thượng hảo hạng rồi theo trực thăng tiếp tế mang lên. Lúc rước dâu về đến còn có cả một tiểu đội dàn chào. Không biết sau này nó ra sao?

-Hồi sau 75, ổng có lên Xóm Ruộng trên này, nhưng chỉ được hơn chục năm. Lúc đó khổ quá chỉ ăn toàn củ mì với bobo chịu không nổi ông lại bỏ về Long Khánh. Sau này thỉnh thoảng vẫn về đây thăm gia đình bên vợ. Ổng được 5 đứa hết thảy. Nghe nói bây giờ mấy đứa nhỏ cũng có ăn có học nên ổng cũng khỏe rồi.

Sáng hôm sau từ giã Võ Phùng Dương, chúng tôi lên đường về Biên Hòa, giã từ Xóm Ruộng với người dân Quảng Bình hiền hòa chất phác. Đi ngang Bàu Bàng lại nhớ một buổi chiều mưa lất phất vào tháng 9/72, lơi dụng lúc đang thay đổi quân giữa hai Liên Đoàn 3 & 6 BĐQ, gần 30 địch quân mặc quân phục BĐQ giả làm đơn vị bạn định đánh úp chúng tôi, nhưng đã bị thua to vì chúng tôi đã biết trước nên giăng bẫy chỉ đợi chúng lọt vào là khai hỏa. Một số chết tại chỗ, số còn lại ôm đầu máu bỏ chạy.

Còn quá nhiều nơi tôi muốn đi như Tánh Linh, Bình Giả, Hắc Dịch, Mây Tào, Phứơc Thiền, Hang Nai v…v.., nhưng phải để lại lần sau nếu còn có dịp.

Về đến Bàu Cá là đúng 7 giờ tối, tôi cám ơn vợ Thường đã cho tôi mượn nó hơn chục ngày qua và hẹn với nó thế nào trước khi đi cũng sẽ ghé lại cùng nhau làm một bữa thịt chó thỏa thê.

o O o

Nghỉ ngơi vài ngày lấy lại sức rồi lấy vé máy ra Hà Nội, chặng đi cuối cùng của tôi lần này trước hết là lên Yên Báy rồi trên đường về ghé Vĩnh Phú thăm lại những nơi mình đã phải sống những ngày cơ cực tăm tối nhất trong đời. Xuống Phi trường Gia Lâm tôi liền ra ngay ga Hàng Cỏ lấy vé tàu đi Yên Báy rồi đi xe ôm lên Nghĩa Lộ, nơi đây rừng núi chập chùng rặng Hoàng Liên Sơn bọc quanh phía Bắc theo hình cánh cung. Ngày xưa bị nhốt ở trong cốc có bao giờ được ra ngoài nên không nhận được nơi nào, nhưng cũng chẳng sao, miễn là tôi lại được đến đây để thấy lại cái sơn lam chướng khí, nhớ lại cái tai trời ách nước nó khủng khiếp thế nào, mà mình vẫn vượt qua để còn sống đến hôm nay.

Ngủ đêm tại Yên Báy, sáng hôm sau đáp tàu xuôi xuống ga Ấm Thượng, qua đò sông Hồng rồi leo xe ôm chạy vào K1 Tân Lập. Ngang qua cây cầu Bến Ngọc do anh em tù “cải tạo” làm là đến xóm dân Công Giáo. Ngày xưa khi đi lao động trên đoạn đường này vào những dịp Lễ Phục Sinh vẫn có chị Mùi mù hai mắt mỗi sáng đứng bên đường thường nhắc nhở “các anh phạm ơi, ngày mai Thứ Tư Lễ Tro nhớ ăn chay” hay “ngày mai Thứ Sáu Tuần Thánh nhớ ăn chay, các anh phạm ơi”. Không biết giờ này chị còn sống hay đã qua đời? “Giáo Hội Thầm Lặng” ngoài Bắc là thế đấy thì làm sao Việt cộng nó tiêu diệt được. Ấy vậy mà cái “Giáo Hội Ồn Ào” ở trong Nam chỉ sau ngày mất nước vài năm đã khiếp nhược khuất phục với cái tên “Tổng Giáo Phận Hồ Chí Minh”nghe quái đản làm sao.

Qua K5, tôi bảo anh lái xe ôm quẹo phải chạy thẳng theo con đường đất về phía chân núi. Tôi muốn ghé thăm các anh em đã “quay đầu về núi” được chôn sơ sài ở nơi này, nhưng đến nơi không còn một dấu vết. Có thể không còn nữa vì sau bao nhiêu năm hoang phế mưa nắng dãi dầu dễ gì tồn tại được, hay cũng có thể gia đình đã cải táng về Nam. Đứng tần ngần tại đây, tôi nhớ đến Trung Tá Nguyễn Văn Lạc, buổi chiều hôm trước còn mặc cái áo field jacket CSDC chạy sang,

- Tôi cho chú ít quà chia vui với tôi. Tôi vừa có các cháu thăm.

Ngày thăm nuôi tới, nếu các con anh lên lại thì anh không còn nữa, vì anh đã chết vì bị trúng gió (tai biến mạch máu não?) vào chiều hôm sau. Anh Hà Sỹ Phong được mẹ từ Hưng Yên lên thăm,

- Tội nghiệp Mẹ tôi. Bà cụ đã ngoài 70 mà phải lặn lội thăm con. Ngày di cư tôi vào Nam có một mình, ông bà cụ ở lại. Ít lâu sau, ông cụ bị đấu tố địa chủ. Tài sản ruộng đất bị bọn chúng lấy hết nên cụ buồn quá sinh bệnh mà chết. Ông anh lớn thì chết rũ trong tù, do đó chỉ còn người chị sống với bà.

Nói đoạn anh thổn thức khóc. Sáng hôm sau, khi điểm danh ra khỏi buồng thì thiếu một người, tôi chạy vào thì thấy anh đã hôn mê. Anh mất tiếng sau thì chết. Nghe y tá Bách nói anh bị lủng ruột vì cảm thương hàn. Còn anh Mai Xuân Hậu, anh Lý… Năm 78, tôi chỉ còn khoảng 35 kg, đã nằm trên “waiting list”để leo đồi, nhưng ông trời chưa gọi. Lúc nằm ở trạm xá chờ tới tên thì anh “Tư bụng”, Hải Quân, đi trước; rồi đến Đặng Đình Thân, tuy vào trạm xá sau nhưng lại được gọi trước. Thấy vậy anh Tr/tá Lý mới nói đùa “Đ.M! Thằng Thân qua mặt ông mà đíu bóp còi” Đáng phục lắm thay! Anh coi cái chết thật nhẹ nhàng thanh thản. Bài hát “Quay đầu về núi” của “Thọ móm” nhẩy dù lại chợt hiện ra:

Rồi một ngày mai không có anh,
em không còn phải nhớ phải mong
Rồi một ngày mai thân xác anh “quay đầu về núi”.
Cô đơn phủ kín đời mình, không một lần kịp vuốt mắt anh

Men theo con đường mòn chân núi dẫn vào khu lâm trường. Không biết cái thằng chột “thủ trưởng”có còn sống hay không? Ngày xưa nó thường hăm dọa sẽ bắn chúng tôi khi bắt gặp chúng tôi chặt lén cây bạch đàn về làm củi. Mấy ông cụ sống gần trại, thấy tôi là người lạ nên lên tiếng hỏi. Tôi cũng thành thật trả lời,

- Tôi là Sĩ Quan Miền Nam bị nhốt tù ở nơi này gần bốn mươi năm trước, nay lên thăm lại.

- À vậy tôi nhớ ra các ông rồi, nhờ có các ông mà ngày đó chúng tôi mới biết miền Nam thế nào, chứ không thì suốt đời chẳng mở mắt ra được. Mời ông vào nhà uống miếng nước chè.

Tôi theo ông cụ vào trong nhà. Thấy có khách lạ một người đàn ông trung niên bước ra gật đầu chào, ông cụ bảo người đàn ông,

- Anh Phú vào pha cho bố ấm trà loại trà “cặm tăm”đấy nhé. Tiện thể anh mang cho bố mỗi người một ly rượu cẩm uống cho máu huyết lưu thông đã.

Quay sang tôi ông cụ nói tiếp,

- Mới có nếp đỏ để nấu rượu chừng gần năm nay thôi “ngon “cực kỳ” đấy. Ngày các ông ở đây lúc đó chỉ toàn rượu sắn, vậy mà đám”chó vàng”chúng nó cứ rình rập ngày đêm.

o O o

Sau khi cùng ông cụ thưởng thức xong ly rượu cẩm “cực kỳ” và tách trà “cặm tăm”, ông cám ơn ông cụ và bảo người lái xe ôm chở về cổng K1, qua mấy thửa ruộng rồi đến Ao Xả. Cảnh vật thật quen ông không có gì thay đổi. Đến cổng trại, ông lại càng ngạc nhiên. Sao mà kỳ lạ thế này? Thằng Mạc, cán bộ trực trại, bước ra cùng tên thường trực thi đua,

- Anh Hiếu hôm nay có mang chè lá gì vào trại không? Anh Đ… ngửi xem anh Hiếu có mùi rượu không?

Tên Đ… khám tôi xong nghé mũi vào miệng tôi ngửi:

- Báo cáo “ban” có mùi.

- Biết ngay mà. Gần tết là anh hay xuống khu lâm trường quan hệ linh tinh lắm. Anh Đ. ra cơ quan mời ông Vinh vào làm biên bản nhốt anh Hiếu vào nhà kỷ luật.

Sao lại lạ thế này, chẳng lẽ ở đây chúng không biết là cái chính quyền Việt cộng của chúng nó đã bị dân chúng lật đổ rồi sao? Ông tức quá hét lớn lên:

- Mẹ chúng mày! Giờ này mà còn “ban” với “bệ”.

Rồi thuận chân ông cho thằng Mạc một cái đá “thẳng cánh cò bay”

o O o

Nghe tiếng hét bà Hiếu chạy sang phòng ông,

- Ông làm gì mà hét to thế.

Ông vừa ôm chân suýt xoa vừa nói,

- Bà bật giùm tôi cái đèn, tôi vừa cho thằng công an Vc một cái đá.

- Rõ thật khổ chưa! Để tôi xem nào. Ông thì cả đời lúc nào cũng chỉ mơ đi hành quân với đánh việt cộng. Việt cộng đâu chẳng thấy chỉ thấy mấy cái ngón chân ông nó tím bầm, cái móng chân cái nó bật ngược về đằng sau. Để tôi đi tìm chai dầu con ó với ít bông băng cho ông xoa đỡ.

Nói xong bà đi ra vài phút sau trở lại. Bà thoa dầu vào mấy ngón chân cho ông. Cảm độngvì sự chăm sóc, ông nhẹ vuốt tóc bà, thầm cám ơn bà đã một đời vất vả vì ông. Ông cố giỗ lại giấc ngủ. Từng hình ảnh trong mơ lại hiện ra trước mắt. Đó chính là hình ảnh một nửa đời ông đã đi qua. Đó là những nơi ông đã sống, đã chiến đấu một mất một còn cho sự sống cuả ông, cuả đơn vị ông, cuả gia đình ông, cuả cả dân chúng miền Nam. Ông tin những điều vừa trải qua sẽ KHÔNG CHỈ LÀ MƠ THÔI, chắc chắn nó sắp thành sự thật. Vận hội đất nước đã đến ngày thăng hoa, hết cơn bĩ cực, vì bọn quỷ đỏ cũng sắp tới ngày sụp đổ. Dân chúngViệt nam trước sau cũng được hưởng tự do, no ấm.

Một lời ca chợt hiện ra trong trí,

“Tàu đưa ta đi, tàu sẽ đón ta hồi hương”,

ông nhẹ mỉm cười chìm dần lại vào giấc ngủ sâu…

Tân Sơn Hòa chuyển

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/khongchilamo.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm