Nhân Vật
Không có Pavillon cho "Bác Hồ"
Không có Pavillon cho "Bác Hồ"
Moritzburg khuỵu xuống trước trận chiến đấu chống lại một nơi tưởng nhớ cho trẻ em Việt Nam đã cư trú cách đây 60 năm !
(Kein Pavillon für »Onkel Ho«. Moritzburg knickt im Streit um einen Erinnerungsort für den Aufenthalt vietnamesischer Kinder vor 60 Jahren ein)
• Lê-Ngọc Châu phóng dịch
* Von Hendrik Lasch, Moritzburg, Neues Deutschland, 31. Dec 2016
Lời phi lộ: Cách đây hơn hai tuần, tôi có viết tóm lược vài điểm chính của buổi hội thảo quan trọng về cuộc gặp gỡ hôm 09.12.2016 giữa lãnh đạo Diakonenhaus Moritzburg và phái đoàn người Việt tỵ nạn gồm 8 người, trong đó có tôi do Bs Mỹ Lâm, chủ tịch của Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. làm trưởng phái đoàn hướng dẫn, với mục đích trực tiếp trình bày rõ lập trường của NVTN chúng ta với cấp lãnh đạo trách nhiệm của Hội Thánh Tin Lành Moritzburg về dự án muốn trùng tu địa danh mà Hồ chí Minh đã có lần ghé thăm vào năm 1957. Kết quả thuận lợi liên quan đến sự chống đối của NVTN. Tưởng rằng mọi sự tạm lắng đọng nhân cuối năm nhưng hôm nay, ngày chót của 2016 tôi tình cờ biết được bài viết của ký giả Hendrik Lasch, Moritzburg/Neues Deutschland nên tôi chuyển ngữ nhanh để giới thiệu đến đồng hương xa gần tin vui cuối năm 2016 trước khi năm cũ vẫy tay từ giã vá chúng ta chào đón năm mới "Con Gà" đến. Là một bài phóng dịch, hành văn cho dễ đọc nên thiếu sót khó tránh khỏi, mong quý độc giả hoan hỷ cho mọi sự. Trân trọng cám ơn (LNC).
* * *
Một chuyến viếng thăm trẻ em Việt Nam của Hồ Chí Minh cách đây
60 năm gây ra những cuộc tranh cãi ở Moritzburg/Sachsen. Các kế hoạch mở
rộng nơi tưởng niệm đã bị "chết đuối" do phe đối lập chính trị !.
Chuyến thăm kéo dài chỉ có một buổi chiều. Ngày 29 tháng 7 năm 1957 Hồ
Chí Minh cha đẻ và là chủ tịch của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam đã ghé thăm
trẻ em và thanh thiếu niên cư ngụ tại ký túc xá 'Kaethe Kollwitz ' ở
Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen. Họ nằm trong số một nhóm 350 trẻ em
từ chín đến 15 tuổi, những trẻ em hai năm trước đó đã được gửi sang Đông
Đức (DDR cũ) để có thể ăn học một cách an toàn và bình yên.
Hình ảnh của buổi trình diễn buổi chiều mùa hè cho thấy "Bác Hồ",
được gọi là chủ tịch cùng ngồi với chính trị gia SED Otto Buchwitz
trong một vòng tròn của con đang cười. Nơi tạm trú xa nhà của họ đã kết
thúc hai năm sau đó. Nhưng nhiều người trong số các "Moritzburger", như
chính họ tự gọi, vẫn tiếp tục liên lạc cho đến ngày nay. Năm 2005, kỷ
niệm 50 năm của việc gửi sang DDR, nhiều người trong số họ gặp nhau một
lần nữa tại Moritzburg qua sáng kiến của một hiệp hội.
Một thời gian ngắn trước khi sắp tới năm 2017 kỷ niệm 60 năm chuyến thăm của Hồ Chí Minh ở nơi đó, lần nữa người ta nhớ đến chủ đề. Các tập phim Việt trong lịch sử Moritzburg là một "chương căng thẳng của sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc (ein spannendes Kapitel der Voelkerverstaendigung)", Joerg Haenisch, thị trưởng của thành phố không xa Dresden đã viết vào mùa thu năm 2015 trong bản tin của thị xã. Tuy nhiên, phần lớn nó đã bị rơi vào quên lãng đối với công chúng Đức: Một nơi tưởng niệm trên khu đất cũ (Gelaende) của các nhà trẻ và nhà evangelisch-lutherischen Diakonenhaus ngày nay cung cấp một cái nhìn khá ảm đạm; một tấm bảng bằng đồng, kỷ niệm chuyến thăm Hồ Chí Minh với các trẻ em, đã được người ta gỡ bỏ.
Điều đó sẽ thay đổi - chủ yếu theo sự xúi giục của hai doanh nhân từ Việt Nam đang sống tại Cộng hòa Liên bang Đức, những người muốn mướn khu vực. Họ ký kết với chủ sở hữu một hợp đồng thuê; khu đất 1.000 mét vuông sẽ được chỉnh đốn lại, tu bổ lại những cột đá granite, cải tạo lối đi. Tuy nhiên những người khởi xướng còn ấp ủ kế hoạch xa hơn nữa. Trong một gian hàng (Pavillon) nhỏ - cũng được nói đến là một túp lều tre - được dùng để trưng bày tài liệu từ thời gian của những năm 50 . Kế hoạch hoạt động thậm chí còn giải thích với Đại sứ Việt Nam vào ngày 18 tháng 5 năm 2016, hiện diện ở Moritzburg. Mời đại sứ csVN là thượng nghị sĩ (TNS) Andreas Laemmel CDU từ Dresden, người mà trước đó đã đi theo một phái đoàn đến Việt Nam và cũng đã gặp ở đó những cựu "Moritzburger". Điều này giữ mối quan hệ với Đức, ông Laemmel đã ca ngợi và sau đó cho biết trong một thông cáo báo chí là "vui mừng rằng đại sứ đã chấp nhận lời mời của tôi".
Chính trị gia kinh tế Laemmel cũng như thị trưởng Moritzburg dường
như đã mơ ước được các đoàn khách du lịch Việt Nam sẽ làm cuộc hành
hương đến nơi này. Do đó, ông Haenisch đã kê khai trong bản tin của thị
xã vào tháng 6 năm 2016, rằng ông có thể. "hỗ trợ cho dự án". Ngoài ra
một số tài liệu cho các cuộc quy hoạch triển lãm đã được chuyển giao.
Nhưng đã có những gì mà cả hai có lẽ không mong đợi/tính đến: Các kế hoạch đã gặp sự kháng cự mạnh mẽ - đặc biệt là từ các đồng nghiệp của Laemmel. Chi nhánh địa phương của CDU lưu ý, Hồ Chí Minh đã giam giữ 200 000 đối thủ chính trị trong các trại tù, và yêu cầu: "Không có tính cách sùng bái cá nhân cho một nhà độc tài cộng sản! (nguyên văn tiếng Đức: Kein Personenkult für einen kommunistischen Diktator!)". Sự diễn đạt hầu như không khác biệt so với ý nghĩ của nghị sĩ nghị viện Sachsen (Landtagsabgeordnete) Kirsten (AfD) đã yêu cầu rằng: " không tưởng niệm cho một nhà độc tài cộng sản! (nguyên văn tiếng Đức: »Kein Erinnerungsort für einen kommunistischen Diktator!)".
Lãnh đạo hùng biện nhất của cuộc chống đối là một đồng nghiệp của
Laemmel: TNS Vera Lengsfeld (CDU). Bà cảnh báo, trong nơi tưởng niệm
"một hình ảnh hoàn toàn không phê phán của một kẻ giết người hàng loạt
được " demokratisch geadelt (tạm dịch là phong vào tầng lớp dân chủ)",
và nói về một "chương trình tuyên truyền của nhà nước Việt Nam." Để ngăn
chặn điều này, không thể ít hơn so với sự "thử nghiệm cho nền dân chủ
của chúng ta".
Tuy nhiên, họ không chỉ gặp sự chống đối từ "cánh hữu của các chính trị gia Đức" trong hoạt động, mà còn gặp phải sự chống đối của cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Liên bang Đức- đặc biệt từ nhóm tên tuổi của những người tị nạn cộng sản, từ chối một mối quan hệ rõ ràng với hồ chí minh. Từ những nhóm tỵ nạn này, một bản kiến nghị đã được đưa ra, trong đó đã ghi nhận rằng sự ngăn chận làm nơi tưởng niệm của bà Vera Lengsfeld thậm chí còn được coi là một "phép thử cho nền dân chủ của chúng tôi".
Những đứa trẻ được gửi sang DDR là các mầm trẻ của "cán bộ", không phải đã được đưa đến đây vì chiến tranh (như báo Saesische Zeitung viết): Điều này bắt đầu ở Bắc Việt Nam kể từ năm 1964. Thỉnh nguyện thư kêu gọi các nhà lãnh đạo nên chôn vùi các kế hoạch, và (mặc dù trục trặn vì lý do kỹ thuật khi vào ký online) đã nhận được 1.865 chữ ký ủng hộ.
Mặt khác, trưởng quản trị viên lưu ý, một "nơi tưởng niệm" cho những
học sinh đã sống trong trường nội trú cũ, chắc chắn là "quyền cá nhân"
của mình. Nhưng câu hỏi liệu và hình thức nào từ sáng kiến của "người
Việt" cho khu công viên nhỏ, hiện nay còn đang " hoàn toàn mở ".
Thay lời kết:
Quý vị ở xa hay ngoài nước Đức đôi khi không nắm rõ sự việc vì các dèm pha vô ý thức, thiếu cơ sở từ những kẻ giấu mặt, sử dụng nick name ma nên tui mạn phép giới thiệu ngắn. Nhóm chúng tôi là những người Việt tỵ nạn trong đó có một số nhân sĩ, bác sĩ, cử nhân, tiến sĩ và kỹ sư với sự hỗ trợ của ký giả cũng như chính trị gia tên tuổi Đức đã âm thầm nhưng cương quyết chống lại những việc làm không đúng của chính giới vùng Moritzburg, đồng thời lên án họ đã có cái nhìn hoàn toàn sai lầm về lịch sử Việt Nam. Mặc dù tiếng Đức không như người bản xứ nhưng chúng tôi cố gắng như có thể không đao to búa lớn, - cương có, nhu có và ngoại giao cũng có với ngôn từ ôn hòa qua những văn thư hàm chứa, phản ảnh " sự thật về lịch sử VN " nên cuối cùng các chính trị gia Đức chủ xướng "dự án Moritzburg" phải đầu hàng, theo thiển ý của tôi.
Ngay với tiêu đề mà tôi tạm dịch là " Moritzburg khuỵu xuống trước trận chiến đấu chống lại một nơi tưởng nhớ ..." do ký giả Hendrik
Lasch đặt cũng đủ nói lên kết quả khả quan nhờ sự đấu tranh mạnh mẽ,
kiên trì của nhóm chúng tôi được gọi khi trao đổi emails với nhau là
"Liebe Mitstreiterinnen / Mitstreiter (tạm dịch là những người bạn chiến
đấu/ những chiến hữu đáng (hay dễ) mến". Nhóm chúng tôi (đa số tốt
nghiệp Đại học Đức) quan niệm rất đơn giản là vì nhờ sống ở xứ Tự Do như
Đức khi Tự Do Ngôn Luận là một đặc quyền, khi tự do phát biểu ý kiến
được tôn trọng mà không phải lo sợ bi công an bắt bớ giam cầm như ở VN
bây giờ hay DDR ngày xưa thi không có gì làm cho chúng tôi sợ hãi để
phải im lặng đối với chính giới Đức nói riêng. Nếu tất cả chúng ta bởi
một lý do nào đó im lặng hoặc làm ngơ thì chắc chắn dự án Moritzburg sẽ
được thông qua một cách dễ dàng. Trong suốt hơn sáu tháng kiên trì đấu
tranh với chính giới Đức bằng ngôn ngữ của họ (dù không giỏi bằng họ) nhưng có thể nói cuối cùng NVTN chúng ta đã "giành chiến thắng", dựa theo bài viết cuối năm 2016 của ký giả Hendrik Lasch đăng trên báo Neues Deutschland.
Xin mượn , trích dẫn câu nói của chính trị gia Đức khác để kết thúc bài viết:
Tại buổi lễ kỷ niệm 25 năm Đức thống nhất ở Hannover, Thống đốc
Niedersachsen và là Chủ Tịch Thượng Viện (Bundesrat) Stephan Weil (SPD)
nhớ lại cuộc cách mạng ôn hòa diễn ra tại DDR (tức cộng sản Đông Đức)
trước đây. Ông nói khi đề cập đến các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại
nhà cầm quyền cộng sản DDR trước khi bức tường bị sụp đổ ngày 09 tháng
11 năm 1989: Những người dân ở Đông Đức đã có "đầy quyết tâm và đồng
thời triệt để ôn hòa ", đầu tiên đòi hỏi thi hành Tự Do và rồi sau đó đã
đạt được chiến thắng!.
Điều mà " Mitstreiterinnen / Mitstreiter" chúng tôi đã sử dụng và
khai thác tối đa trong cuộc đấu trí, đấu tranh chính trị với chính giới
Moritzburg/Sachsen, nói chung!.
Nữ Thủ tướng Đức, Ts Merkel cũng
đã nói vào ngày 03.10.2014 trong buổi Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Đức Thống Nhất
tại Hannover để chúng ta cùng suy ngẫm:
"Nếu không có sự can đảm của người dân, bức tường sẽ không sụp!".
"Không có sự can đảm của các công dân, không đưa đến Sự Thống Nhất !. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này !".
Xin phép Ts Merkel cho tôi (LNC) được sửa câu nói trên dựa theo sự kiện Moritzburg:
" Nếu người Việt tỵ nạn chúng ta không (dám) lên tiếng, dự án Moritzburg sẽ được hình thành (chưa nói đến thất bại ê chề đối với NVTNcs tại CHLB Đức) và
"Nếu không có sự chống đối mạnh của NVTN thì chính giới thị xã Moritzburg/Dresden Đức sẽ không khuỵu !". Ngươi Việt tỵ nạn chúng ta đừng bao giờ quên điều này !.
Mong lắm thay !.
- © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Chiều cuối năm 2016, 31. December)
Nguồn: Hendrik Lasch, Moritzburg 31.12.2016 / Politik
https://www.neues-deutschland.de/artikel/1037011.kein-pavillon-fuer-onkel-ho.html
http://www.pressreader.com/germany/neues-deutschland/20161231/282020441962549
( Việt Báo )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Không có Pavillon cho "Bác Hồ"
Không có Pavillon cho "Bác Hồ"
Moritzburg khuỵu xuống trước trận chiến đấu chống lại một nơi tưởng nhớ cho trẻ em Việt Nam đã cư trú cách đây 60 năm !
(Kein Pavillon für »Onkel Ho«. Moritzburg knickt im Streit um einen Erinnerungsort für den Aufenthalt vietnamesischer Kinder vor 60 Jahren ein)
• Lê-Ngọc Châu phóng dịch
* Von Hendrik Lasch, Moritzburg, Neues Deutschland, 31. Dec 2016
Lời phi lộ: Cách đây hơn hai tuần, tôi có viết tóm lược vài điểm chính của buổi hội thảo quan trọng về cuộc gặp gỡ hôm 09.12.2016 giữa lãnh đạo Diakonenhaus Moritzburg và phái đoàn người Việt tỵ nạn gồm 8 người, trong đó có tôi do Bs Mỹ Lâm, chủ tịch của Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. làm trưởng phái đoàn hướng dẫn, với mục đích trực tiếp trình bày rõ lập trường của NVTN chúng ta với cấp lãnh đạo trách nhiệm của Hội Thánh Tin Lành Moritzburg về dự án muốn trùng tu địa danh mà Hồ chí Minh đã có lần ghé thăm vào năm 1957. Kết quả thuận lợi liên quan đến sự chống đối của NVTN. Tưởng rằng mọi sự tạm lắng đọng nhân cuối năm nhưng hôm nay, ngày chót của 2016 tôi tình cờ biết được bài viết của ký giả Hendrik Lasch, Moritzburg/Neues Deutschland nên tôi chuyển ngữ nhanh để giới thiệu đến đồng hương xa gần tin vui cuối năm 2016 trước khi năm cũ vẫy tay từ giã vá chúng ta chào đón năm mới "Con Gà" đến. Là một bài phóng dịch, hành văn cho dễ đọc nên thiếu sót khó tránh khỏi, mong quý độc giả hoan hỷ cho mọi sự. Trân trọng cám ơn (LNC).
* * *
Một chuyến viếng thăm trẻ em Việt Nam của Hồ Chí Minh cách đây
60 năm gây ra những cuộc tranh cãi ở Moritzburg/Sachsen. Các kế hoạch mở
rộng nơi tưởng niệm đã bị "chết đuối" do phe đối lập chính trị !.
Chuyến thăm kéo dài chỉ có một buổi chiều. Ngày 29 tháng 7 năm 1957 Hồ
Chí Minh cha đẻ và là chủ tịch của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam đã ghé thăm
trẻ em và thanh thiếu niên cư ngụ tại ký túc xá 'Kaethe Kollwitz ' ở
Moritzburg thuộc tiểu bang Sachsen. Họ nằm trong số một nhóm 350 trẻ em
từ chín đến 15 tuổi, những trẻ em hai năm trước đó đã được gửi sang Đông
Đức (DDR cũ) để có thể ăn học một cách an toàn và bình yên.
Hình ảnh của buổi trình diễn buổi chiều mùa hè cho thấy "Bác Hồ",
được gọi là chủ tịch cùng ngồi với chính trị gia SED Otto Buchwitz
trong một vòng tròn của con đang cười. Nơi tạm trú xa nhà của họ đã kết
thúc hai năm sau đó. Nhưng nhiều người trong số các "Moritzburger", như
chính họ tự gọi, vẫn tiếp tục liên lạc cho đến ngày nay. Năm 2005, kỷ
niệm 50 năm của việc gửi sang DDR, nhiều người trong số họ gặp nhau một
lần nữa tại Moritzburg qua sáng kiến của một hiệp hội.
Một thời gian ngắn trước khi sắp tới năm 2017 kỷ niệm 60 năm chuyến thăm của Hồ Chí Minh ở nơi đó, lần nữa người ta nhớ đến chủ đề. Các tập phim Việt trong lịch sử Moritzburg là một "chương căng thẳng của sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc (ein spannendes Kapitel der Voelkerverstaendigung)", Joerg Haenisch, thị trưởng của thành phố không xa Dresden đã viết vào mùa thu năm 2015 trong bản tin của thị xã. Tuy nhiên, phần lớn nó đã bị rơi vào quên lãng đối với công chúng Đức: Một nơi tưởng niệm trên khu đất cũ (Gelaende) của các nhà trẻ và nhà evangelisch-lutherischen Diakonenhaus ngày nay cung cấp một cái nhìn khá ảm đạm; một tấm bảng bằng đồng, kỷ niệm chuyến thăm Hồ Chí Minh với các trẻ em, đã được người ta gỡ bỏ.
Điều đó sẽ thay đổi - chủ yếu theo sự xúi giục của hai doanh nhân từ Việt Nam đang sống tại Cộng hòa Liên bang Đức, những người muốn mướn khu vực. Họ ký kết với chủ sở hữu một hợp đồng thuê; khu đất 1.000 mét vuông sẽ được chỉnh đốn lại, tu bổ lại những cột đá granite, cải tạo lối đi. Tuy nhiên những người khởi xướng còn ấp ủ kế hoạch xa hơn nữa. Trong một gian hàng (Pavillon) nhỏ - cũng được nói đến là một túp lều tre - được dùng để trưng bày tài liệu từ thời gian của những năm 50 . Kế hoạch hoạt động thậm chí còn giải thích với Đại sứ Việt Nam vào ngày 18 tháng 5 năm 2016, hiện diện ở Moritzburg. Mời đại sứ csVN là thượng nghị sĩ (TNS) Andreas Laemmel CDU từ Dresden, người mà trước đó đã đi theo một phái đoàn đến Việt Nam và cũng đã gặp ở đó những cựu "Moritzburger". Điều này giữ mối quan hệ với Đức, ông Laemmel đã ca ngợi và sau đó cho biết trong một thông cáo báo chí là "vui mừng rằng đại sứ đã chấp nhận lời mời của tôi".
Chính trị gia kinh tế Laemmel cũng như thị trưởng Moritzburg dường
như đã mơ ước được các đoàn khách du lịch Việt Nam sẽ làm cuộc hành
hương đến nơi này. Do đó, ông Haenisch đã kê khai trong bản tin của thị
xã vào tháng 6 năm 2016, rằng ông có thể. "hỗ trợ cho dự án". Ngoài ra
một số tài liệu cho các cuộc quy hoạch triển lãm đã được chuyển giao.
Nhưng đã có những gì mà cả hai có lẽ không mong đợi/tính đến: Các kế hoạch đã gặp sự kháng cự mạnh mẽ - đặc biệt là từ các đồng nghiệp của Laemmel. Chi nhánh địa phương của CDU lưu ý, Hồ Chí Minh đã giam giữ 200 000 đối thủ chính trị trong các trại tù, và yêu cầu: "Không có tính cách sùng bái cá nhân cho một nhà độc tài cộng sản! (nguyên văn tiếng Đức: Kein Personenkult für einen kommunistischen Diktator!)". Sự diễn đạt hầu như không khác biệt so với ý nghĩ của nghị sĩ nghị viện Sachsen (Landtagsabgeordnete) Kirsten (AfD) đã yêu cầu rằng: " không tưởng niệm cho một nhà độc tài cộng sản! (nguyên văn tiếng Đức: »Kein Erinnerungsort für einen kommunistischen Diktator!)".
Lãnh đạo hùng biện nhất của cuộc chống đối là một đồng nghiệp của
Laemmel: TNS Vera Lengsfeld (CDU). Bà cảnh báo, trong nơi tưởng niệm
"một hình ảnh hoàn toàn không phê phán của một kẻ giết người hàng loạt
được " demokratisch geadelt (tạm dịch là phong vào tầng lớp dân chủ)",
và nói về một "chương trình tuyên truyền của nhà nước Việt Nam." Để ngăn
chặn điều này, không thể ít hơn so với sự "thử nghiệm cho nền dân chủ
của chúng ta".
Tuy nhiên, họ không chỉ gặp sự chống đối từ "cánh hữu của các chính trị gia Đức" trong hoạt động, mà còn gặp phải sự chống đối của cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Liên bang Đức- đặc biệt từ nhóm tên tuổi của những người tị nạn cộng sản, từ chối một mối quan hệ rõ ràng với hồ chí minh. Từ những nhóm tỵ nạn này, một bản kiến nghị đã được đưa ra, trong đó đã ghi nhận rằng sự ngăn chận làm nơi tưởng niệm của bà Vera Lengsfeld thậm chí còn được coi là một "phép thử cho nền dân chủ của chúng tôi".
Những đứa trẻ được gửi sang DDR là các mầm trẻ của "cán bộ", không phải đã được đưa đến đây vì chiến tranh (như báo Saesische Zeitung viết): Điều này bắt đầu ở Bắc Việt Nam kể từ năm 1964. Thỉnh nguyện thư kêu gọi các nhà lãnh đạo nên chôn vùi các kế hoạch, và (mặc dù trục trặn vì lý do kỹ thuật khi vào ký online) đã nhận được 1.865 chữ ký ủng hộ.
Mặt khác, trưởng quản trị viên lưu ý, một "nơi tưởng niệm" cho những
học sinh đã sống trong trường nội trú cũ, chắc chắn là "quyền cá nhân"
của mình. Nhưng câu hỏi liệu và hình thức nào từ sáng kiến của "người
Việt" cho khu công viên nhỏ, hiện nay còn đang " hoàn toàn mở ".
Thay lời kết:
Quý vị ở xa hay ngoài nước Đức đôi khi không nắm rõ sự việc vì các dèm pha vô ý thức, thiếu cơ sở từ những kẻ giấu mặt, sử dụng nick name ma nên tui mạn phép giới thiệu ngắn. Nhóm chúng tôi là những người Việt tỵ nạn trong đó có một số nhân sĩ, bác sĩ, cử nhân, tiến sĩ và kỹ sư với sự hỗ trợ của ký giả cũng như chính trị gia tên tuổi Đức đã âm thầm nhưng cương quyết chống lại những việc làm không đúng của chính giới vùng Moritzburg, đồng thời lên án họ đã có cái nhìn hoàn toàn sai lầm về lịch sử Việt Nam. Mặc dù tiếng Đức không như người bản xứ nhưng chúng tôi cố gắng như có thể không đao to búa lớn, - cương có, nhu có và ngoại giao cũng có với ngôn từ ôn hòa qua những văn thư hàm chứa, phản ảnh " sự thật về lịch sử VN " nên cuối cùng các chính trị gia Đức chủ xướng "dự án Moritzburg" phải đầu hàng, theo thiển ý của tôi.
Ngay với tiêu đề mà tôi tạm dịch là " Moritzburg khuỵu xuống trước trận chiến đấu chống lại một nơi tưởng nhớ ..." do ký giả Hendrik
Lasch đặt cũng đủ nói lên kết quả khả quan nhờ sự đấu tranh mạnh mẽ,
kiên trì của nhóm chúng tôi được gọi khi trao đổi emails với nhau là
"Liebe Mitstreiterinnen / Mitstreiter (tạm dịch là những người bạn chiến
đấu/ những chiến hữu đáng (hay dễ) mến". Nhóm chúng tôi (đa số tốt
nghiệp Đại học Đức) quan niệm rất đơn giản là vì nhờ sống ở xứ Tự Do như
Đức khi Tự Do Ngôn Luận là một đặc quyền, khi tự do phát biểu ý kiến
được tôn trọng mà không phải lo sợ bi công an bắt bớ giam cầm như ở VN
bây giờ hay DDR ngày xưa thi không có gì làm cho chúng tôi sợ hãi để
phải im lặng đối với chính giới Đức nói riêng. Nếu tất cả chúng ta bởi
một lý do nào đó im lặng hoặc làm ngơ thì chắc chắn dự án Moritzburg sẽ
được thông qua một cách dễ dàng. Trong suốt hơn sáu tháng kiên trì đấu
tranh với chính giới Đức bằng ngôn ngữ của họ (dù không giỏi bằng họ) nhưng có thể nói cuối cùng NVTN chúng ta đã "giành chiến thắng", dựa theo bài viết cuối năm 2016 của ký giả Hendrik Lasch đăng trên báo Neues Deutschland.
Xin mượn , trích dẫn câu nói của chính trị gia Đức khác để kết thúc bài viết:
Tại buổi lễ kỷ niệm 25 năm Đức thống nhất ở Hannover, Thống đốc
Niedersachsen và là Chủ Tịch Thượng Viện (Bundesrat) Stephan Weil (SPD)
nhớ lại cuộc cách mạng ôn hòa diễn ra tại DDR (tức cộng sản Đông Đức)
trước đây. Ông nói khi đề cập đến các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại
nhà cầm quyền cộng sản DDR trước khi bức tường bị sụp đổ ngày 09 tháng
11 năm 1989: Những người dân ở Đông Đức đã có "đầy quyết tâm và đồng
thời triệt để ôn hòa ", đầu tiên đòi hỏi thi hành Tự Do và rồi sau đó đã
đạt được chiến thắng!.
Điều mà " Mitstreiterinnen / Mitstreiter" chúng tôi đã sử dụng và
khai thác tối đa trong cuộc đấu trí, đấu tranh chính trị với chính giới
Moritzburg/Sachsen, nói chung!.
Nữ Thủ tướng Đức, Ts Merkel cũng
đã nói vào ngày 03.10.2014 trong buổi Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Đức Thống Nhất
tại Hannover để chúng ta cùng suy ngẫm:
"Nếu không có sự can đảm của người dân, bức tường sẽ không sụp!".
"Không có sự can đảm của các công dân, không đưa đến Sự Thống Nhất !. Chúng ta đừng bao giờ quên điều này !".
Xin phép Ts Merkel cho tôi (LNC) được sửa câu nói trên dựa theo sự kiện Moritzburg:
" Nếu người Việt tỵ nạn chúng ta không (dám) lên tiếng, dự án Moritzburg sẽ được hình thành (chưa nói đến thất bại ê chề đối với NVTNcs tại CHLB Đức) và
"Nếu không có sự chống đối mạnh của NVTN thì chính giới thị xã Moritzburg/Dresden Đức sẽ không khuỵu !". Ngươi Việt tỵ nạn chúng ta đừng bao giờ quên điều này !.
Mong lắm thay !.
- © Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, Chiều cuối năm 2016, 31. December)
Nguồn: Hendrik Lasch, Moritzburg 31.12.2016 / Politik
https://www.neues-deutschland.de/artikel/1037011.kein-pavillon-fuer-onkel-ho.html
http://www.pressreader.com/germany/neues-deutschland/20161231/282020441962549
( Việt Báo )