Kinh Đời
Không quên tiểu tiết mới có thể thành tựu đại sự
Trong cuộc sống hàng ngày, điều mà người ta rất dễ dàng xem nhẹ chính là những việc nhỏ như lau bàn làm việc, rửa kẽ tay, hay quét những “góc chết” trong nhà… Nhưng chính những điều mà người ta cho là nhỏ nhặt ấy lại có thể thành tựu hoặc phá hỏng việc lớn của đời người.
Cổ nhân có câu: “Kiến vi tri trứ” (Thấy mầm biết cây), ý nói rằng, phàm là việc gì cũng đều phải nhìn sự vật khi nó mới xuất hiện, như thế mới có thể đoán biết tương lai của nó. “Kế hoạch khó ở chỗ dễ”, nếu không để ý từ việc nhỏ thì thông thường người ta sẽ dễ phạm phải sai lầm như nôn nóng, rối loạn, lộn xộn mà hỏng việc lớn.
Như chúng ta biết, trong lịch sử đã xảy ra thảm kịch tàu Titanic. Vụ thảm kịch nổi tiếng đến mức dường như bất kỳ ai cũng đều biết. Nhưng một trong những nguyên nhân có thể khiến nó bị chìm đó là vì một chiếc chìa khóa rất bình thường thì không phải ai cũng biết.
Khi bàn giao để con tàu Titanic rời bến cảng, chiếc chìa khóa tủ chứa kính viễn vọng đã nằm trong túi áo khoác của một sĩ quan hạng nhì tên là David Blair. Có điều, Blair đã không theo con tàu Titanic, mà lại thực hiện nhiệm vụ ở một con tàu khác. Do đó, trong suốt chặng đường, đống kính viễn vọng của Titanic đã nằm lăn lóc trong tủ và không thể được sử dụng.
Sau khi tấn thảm kịch Titanic xảy ra, một thủy thủ được giao nhiệm vụ quan sát biển, tên là Fred Fleet, đã có một lời khai được ghi nhận trong biên bản là: “Giá có kính viễn vọng thì mọi thứ sẽ khác hẳn”. Bởi vì, theo suy nghĩ của ông, nếu như có kính viễn vọng thì đã có thể phát hiện ra núi băng từ sớm và kết quả có thể đã khác.
Cho dù đến nay, các sử gia vẫn chưa thống nhất rằng việc không sử dụng kính viễn vọng có vai trò ra sao trong tai nạn của Titanic, nhưng một thực tế là các thủy thủ đã quan sát biển bằng mắt thường vào lúc con tàu đâm vào băng.
Kỳ thực, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, nhưng cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành một vĩ nhân. Thế giới thực sự rất kỳ diệu, việc lớn và việc nhỏ thông thường đều luôn song hành cùng “nhịp thở” với nhau.
Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, mỗi một khổ đau mà ta phải chịu đều sẽ trở thành kinh nghiệm. Nếu kịp thời tích lũy, nắm vững kinh nghiệm thì những việc nhỏ “vụn vặt” ấy có thể giúp ta hoàn thành đại nghiệp.
Câu nói “Thiên lý chi đê, hội vu nghĩ huyệt” (Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập) xuất phát từ “Hàn Phi Tử – Dụ Lão” của Hàn Phi.
“Bờ kè ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến. Nhà cao trăm tầng, vì khói trong ống khói mà cháy”, nghĩa là, một tổ kiến nhỏ bé, có thể khiến bờ kè cao trăm dặm đổ sập, cũng như vậy, chuyện nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra họa lớn.
Tương truyền, ở Trung Hoa thời xưa có một thôn trang gần bờ sông Hoàng Hà. Vì để phòng chống lụt lội, nông dân trong thôn đã cùng nhau xây đắp một bờ kè kiên cố.
Ngày nọ, một người nông dân lớn tuổi vô tình phát hiện ra một lỗ kiến, chỉ trong chốc lát ông đã thấy chúng sinh sôi nảy nở đông lên. Trong lòng ông tự hỏi: “Liệu những lỗ kiến này có ảnh hưởng đến an toàn của bờ kè hay không?”
Ông quay về, định bụng sẽ lên thôn báo cáo. Trên đường trở về ông gặp con trai mình. Sau khi nghe xong ý định của cha, con trai ông lão tỏ ra không chút quan tâm và nói rằng: “Bờ kè kiên cố như vậy, còn sợ mấy con kiến nhỏ bé sao?”
Không ngờ, đúng buổi tối hôm đó, mưa gió bão bùng làm cho mực nước sông Hoàng Hà dâng cao. Nước sông liên tục chảy vào các lỗ kiến và thẩm thấu vào bờ đê, cuối cùng làm cho bờ kè bị vỡ tung, nước tràn ngập một vùng thôn trang và ruộng vườn bên sông.
Việc nhỏ có thể thành tựu một người, nhưng việc nhỏ cũng có thể làm hủy hoại một con người, thậm chí một quốc gia. Vậy nên mới có câu: “Ôm chí lớn, không quên tiểu tiết”. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều xung quanh mình, làm đến nơi đến chốn, ắt sẽ thành tựu được bản thân.
An Hòa (t/h)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Không quên tiểu tiết mới có thể thành tựu đại sự
Trong cuộc sống hàng ngày, điều mà người ta rất dễ dàng xem nhẹ chính là những việc nhỏ như lau bàn làm việc, rửa kẽ tay, hay quét những “góc chết” trong nhà… Nhưng chính những điều mà người ta cho là nhỏ nhặt ấy lại có thể thành tựu hoặc phá hỏng việc lớn của đời người.
Cổ nhân có câu: “Kiến vi tri trứ” (Thấy mầm biết cây), ý nói rằng, phàm là việc gì cũng đều phải nhìn sự vật khi nó mới xuất hiện, như thế mới có thể đoán biết tương lai của nó. “Kế hoạch khó ở chỗ dễ”, nếu không để ý từ việc nhỏ thì thông thường người ta sẽ dễ phạm phải sai lầm như nôn nóng, rối loạn, lộn xộn mà hỏng việc lớn.
Như chúng ta biết, trong lịch sử đã xảy ra thảm kịch tàu Titanic. Vụ thảm kịch nổi tiếng đến mức dường như bất kỳ ai cũng đều biết. Nhưng một trong những nguyên nhân có thể khiến nó bị chìm đó là vì một chiếc chìa khóa rất bình thường thì không phải ai cũng biết.
Khi bàn giao để con tàu Titanic rời bến cảng, chiếc chìa khóa tủ chứa kính viễn vọng đã nằm trong túi áo khoác của một sĩ quan hạng nhì tên là David Blair. Có điều, Blair đã không theo con tàu Titanic, mà lại thực hiện nhiệm vụ ở một con tàu khác. Do đó, trong suốt chặng đường, đống kính viễn vọng của Titanic đã nằm lăn lóc trong tủ và không thể được sử dụng.
Sau khi tấn thảm kịch Titanic xảy ra, một thủy thủ được giao nhiệm vụ quan sát biển, tên là Fred Fleet, đã có một lời khai được ghi nhận trong biên bản là: “Giá có kính viễn vọng thì mọi thứ sẽ khác hẳn”. Bởi vì, theo suy nghĩ của ông, nếu như có kính viễn vọng thì đã có thể phát hiện ra núi băng từ sớm và kết quả có thể đã khác.
Cho dù đến nay, các sử gia vẫn chưa thống nhất rằng việc không sử dụng kính viễn vọng có vai trò ra sao trong tai nạn của Titanic, nhưng một thực tế là các thủy thủ đã quan sát biển bằng mắt thường vào lúc con tàu đâm vào băng.
Kỳ thực, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, nhưng cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành một vĩ nhân. Thế giới thực sự rất kỳ diệu, việc lớn và việc nhỏ thông thường đều luôn song hành cùng “nhịp thở” với nhau.
Đời người chính là một dãy các việc nhỏ xếp lại cùng nhau, mỗi một khổ đau mà ta phải chịu đều sẽ trở thành kinh nghiệm. Nếu kịp thời tích lũy, nắm vững kinh nghiệm thì những việc nhỏ “vụn vặt” ấy có thể giúp ta hoàn thành đại nghiệp.
Câu nói “Thiên lý chi đê, hội vu nghĩ huyệt” (Bờ kè ngàn dặm vì hang kiến mà sập) xuất phát từ “Hàn Phi Tử – Dụ Lão” của Hàn Phi.
“Bờ kè ngàn dặm, cũng sập vì hang kiến. Nhà cao trăm tầng, vì khói trong ống khói mà cháy”, nghĩa là, một tổ kiến nhỏ bé, có thể khiến bờ kè cao trăm dặm đổ sập, cũng như vậy, chuyện nhỏ không cẩn thận sẽ gây ra họa lớn.
Tương truyền, ở Trung Hoa thời xưa có một thôn trang gần bờ sông Hoàng Hà. Vì để phòng chống lụt lội, nông dân trong thôn đã cùng nhau xây đắp một bờ kè kiên cố.
Ngày nọ, một người nông dân lớn tuổi vô tình phát hiện ra một lỗ kiến, chỉ trong chốc lát ông đã thấy chúng sinh sôi nảy nở đông lên. Trong lòng ông tự hỏi: “Liệu những lỗ kiến này có ảnh hưởng đến an toàn của bờ kè hay không?”
Ông quay về, định bụng sẽ lên thôn báo cáo. Trên đường trở về ông gặp con trai mình. Sau khi nghe xong ý định của cha, con trai ông lão tỏ ra không chút quan tâm và nói rằng: “Bờ kè kiên cố như vậy, còn sợ mấy con kiến nhỏ bé sao?”
Không ngờ, đúng buổi tối hôm đó, mưa gió bão bùng làm cho mực nước sông Hoàng Hà dâng cao. Nước sông liên tục chảy vào các lỗ kiến và thẩm thấu vào bờ đê, cuối cùng làm cho bờ kè bị vỡ tung, nước tràn ngập một vùng thôn trang và ruộng vườn bên sông.
Việc nhỏ có thể thành tựu một người, nhưng việc nhỏ cũng có thể làm hủy hoại một con người, thậm chí một quốc gia. Vậy nên mới có câu: “Ôm chí lớn, không quên tiểu tiết”. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, từ những điều xung quanh mình, làm đến nơi đến chốn, ắt sẽ thành tựu được bản thân.
An Hòa (t/h)