Tham Khảo
Không thể “một mình một chợ”!
Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc.
Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc.
Trưa tôi gởi bài ra tòa soạn, khoảng hơn 2 tiếng sau tôi nhận được một cú điện thoại do một lãnh đạo tòa soạn cho biết "do có chỉ đạo ngưng đăng bài về vụ này nên ban biên tập bảo phải gác lại bài viết của anh".
Hehehe... gác thì gác. Nhưng bảo có chỉ đạo ngưng thông tin về vụ kiện thì tôi ngạc nhiên quá.
Ai chỉ đạo? Nếu có thì chỉ đạo như thế nào? Đúng là "thắc mắc biết hỏi ai?".
Toàn văn bài viết đã gởi cho BBT báo ĐĐK và bị gác lại như sau:
Hữu Nguyên
Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc.
Trưa tôi gởi bài ra tòa soạn, khoảng hơn 2 tiếng sau tôi nhận được một cú điện thoại do một lãnh đạo tòa soạn cho biết "do có chỉ đạo ngưng đăng bài về vụ này nên ban biên tập bảo phải gác lại bài viết của anh".
Hehehe... gác thì gác. Nhưng bảo có chỉ đạo ngưng thông tin về vụ kiện thì tôi ngạc nhiên quá.
Ai chỉ đạo? Nếu có thì chỉ đạo như thế nào? Đúng là "thắc mắc biết hỏi ai?".
Toàn văn bài viết đã gởi cho BBT báo ĐĐK và bị gác lại như sau:
Thời
luận:
Không
thể “một mình một chợ”!
Phán
quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration "PCA") ở The Hague (Hà Lan)
hôm 12/7 về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc được xem
như là bước ngoặt lịch sử, mở ra một giai đoạn mới trong việc giải
quyết các bất đồng, tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở tuân thủ tối đa cơ chế trọng tài và luật pháp quốc
tế.
Phán quyết cuối
cùng của PCA tuyên bố yêu sách “đường lưỡi bò” bao chiếm gần như toàn
bộ Biển Đông của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, các đòi hỏi
về “quyền lịch sử” trên vùng biển này của Trung Quốc cũng không được
chấp nhận. Toà kết luận không một cấu trúc nào
tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng.
Kết luận này của PCA đã
làm rõ yêu sách phi lý về “đường lưỡi bò” (còn gọi là “đường chín đoạn”)
của Trung Quốc là không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào, qua đó giúp làm sáng tỏ và
thu hẹp các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông, chấm dứt được
tình trạng mập mờ dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột và leo thang tranh chấp ở Biển
Đông.
PCA cũng tuyên bố
Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) của Phillippines thông qua việc: Can thiệp vào hoạt động đánh cá và
khai thác dầu khí của Philippines; Xây dựng
các đảo nhân tạo; Không ngăn được các
ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng EEZ của Philippines.
Đồng thời xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các
hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo do Trung Quốc thực hiện trên 7 cấu
trúc của quần đảo Trường Sa gần đây, PCA nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại
nghiêm trọng với môi trường của các rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn, bảo
vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu,
bị đe doạ và bị huỷ diệt.
Rất nhiều vấn đề quan
trọng liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã được làm sáng tỏ
trong phán quyết. Nếu các nước thiện chí thực hiện và tuân thủ phán quyết thì
đây là cơ hội tốt để đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Ngoại trưởng
Philippines, Perfecto Yasay, ra tuyên bố chỉ vài phút sau khi PCA ra phán quyết
rằng "Philippines hoan nghênh phán quyết mang tính lịch sử”. Ông Yasay
"kêu gọi các bên kiềm chế và tỉnh táo", đồng thời khẳng định
Philippines cam kết sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
UNCLOS
quy định phán quyết của PCA là có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên
trong tranh chấp. Việc không thực thi phán quyết được coi là hành vi vi phạm luật
quốc tế. Trung Quốc là thành viên của UNCLOS do đó quốc gia này có
nghĩa vụ phải tuân thủ và thực hiện các quy định của Công ước, trong
đó có phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII.
Thế
nhưng, trước và sau phán quyết của PCA, Bắc Kinh liên tục đưa ra các
tuyên bố không thừa nhận PCA cũng
như không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài được
thành lập theo quy định của UNCLOS mà Trung Quốc là một thành viên.
Ngay
sau phán quyết của PCA, Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk, và
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ở Bắc Kinh ngày 12/7 rằng
"chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của
tòa PCA". Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng
thời cũng xác nhận, "quyền chủ quyền và quyền lãnh thổ" của nước này
tại khu vực Biển Đông "không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa
PCA". Trung Quốc phản đối và sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ khiếu nại
hay hành động nào dựa trên phán quyết của PCA.
Mặc
dù tuyên bố phản đối và không tuân thủ bất kỳ phán quyết nào của
PCA được thành lập theo Công ước của Liên Hợp Quốc, song Bộ Ngoại giao
Trung Quốc vẫn cho rằng: "Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật
pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc". Thậm chí, Bắc Kinh còn tiếp tục khẳng định
cái mà họ gọi là “chủ quyền trên
tất cả các vùng biển Nam Hải (Biển Đông, theo cách gọi của Trung
Quốc) từ hơn 2.000 năm qua” (!). Họ quên rằng chỉ mới đây, trước 1974
quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã do người Việt Nam làm chủ; trước năm 1988
tại quần đảo Trường sa không có chỗ nào cho người Trung Quốc. Họ chỉ
chiếm đóng được những vùng đảo đá đó bằng vũ lực, cưỡng chiếm
bằng sức mạnh quân sự một cách trái phép, vi phạm trắng trợn luật
pháp quốc tế.
Tuy vậy, các tuyên bố mới đây của Bắc Kinh đã chẳng
dám nhắc đến cái gọi là “đường chín đoạn” (tức “đường lưỡi bò”) mà dư luận thế
giới từ lâu đã không công nhận và vừa bị PCA phản bác thẳng thừng. Nhưng họ
lại vòng vèo bằng cách khẳng định các đảo “Nam Hải” có nội thủy, lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải; có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; có quyền lợi
lịch sử ở “Nam Hải”… Bắc Kinh gần như ngay lập tức, tiếp tục nói ngược lại
tất cả những điều mà PCA vừa tuyên bố bác bỏ. Tuyên bố bất chấp luật
pháp quốc tế như thế, Bắc Kinh liệu có thể làm cho người ta tin được
rằng “Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ
luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong
Hiến chương Liên Hợp Quốc"?
Bằng sự từ chối các phán quyết quốc tế, Trung Quốc tự đặt
mình ra khỏi luật chơi chung của nhân loại và về lâu dài có thể sẽ
gặp phải tình trạng "gậy ông đập lưng ông" trong các
tình huống tương tự với các quốc gia khác. Là quốc gia với địa dư chia sẻ
nhiều đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, Trung Quốc đã và đang phải tìm
kiếm các mô thức hợp lý để giải quyết một cách hòa bình với 19 quốc gia láng giềng.
Luật pháp quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế là những công cụ “an toàn” và
“kinh tế” nhất đối với Trung Quốc để bảo vệ mình tại đấu trường toàn cầu, vốn
ngày càng đa dạng và phức tạp.
Bất chấp sự vắng mặt của Trung Quốc tại tòa, cũng như các lập luận phủ định
“thẩm quyền” của Tòa trọng tài hay cho rằng phán quyết của tòa sẽ không có ý
nghĩa gì với Bắc Kinh, Tòa PCA khẳng định phán quyết của tòa mang giá trị pháp
lý ràng buộc với tất cả các bên và Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS
không là ngoại lệ.
Với tư cách là một nước
lớn có trách nhiệm, Trung Quốc cần được nhìn nhận trong hình ảnh là một người
tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội
giao thương chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.
Hữu Nguyên
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Không thể “một mình một chợ”!
Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc.
Sáng nay, 14/7/2016, Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết có phân công cho tôi viết một bài cho mục Thời Luận của báo xung quanh phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines và Trung Quốc.
Trưa tôi gởi bài ra tòa soạn, khoảng hơn 2 tiếng sau tôi nhận được một cú điện thoại do một lãnh đạo tòa soạn cho biết "do có chỉ đạo ngưng đăng bài về vụ này nên ban biên tập bảo phải gác lại bài viết của anh".
Hehehe... gác thì gác. Nhưng bảo có chỉ đạo ngưng thông tin về vụ kiện thì tôi ngạc nhiên quá.
Ai chỉ đạo? Nếu có thì chỉ đạo như thế nào? Đúng là "thắc mắc biết hỏi ai?".
Toàn văn bài viết đã gởi cho BBT báo ĐĐK và bị gác lại như sau:
Thời
luận:
Không
thể “một mình một chợ”!
Phán
quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration "PCA") ở The Hague (Hà Lan)
hôm 12/7 về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc được xem
như là bước ngoặt lịch sử, mở ra một giai đoạn mới trong việc giải
quyết các bất đồng, tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở tuân thủ tối đa cơ chế trọng tài và luật pháp quốc
tế.
Phán quyết cuối
cùng của PCA tuyên bố yêu sách “đường lưỡi bò” bao chiếm gần như toàn
bộ Biển Đông của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, các đòi hỏi
về “quyền lịch sử” trên vùng biển này của Trung Quốc cũng không được
chấp nhận. Toà kết luận không một cấu trúc nào
tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng.
Kết luận này của PCA đã
làm rõ yêu sách phi lý về “đường lưỡi bò” (còn gọi là “đường chín đoạn”)
của Trung Quốc là không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào, qua đó giúp làm sáng tỏ và
thu hẹp các vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia ở Biển Đông, chấm dứt được
tình trạng mập mờ dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột và leo thang tranh chấp ở Biển
Đông.
PCA cũng tuyên bố
Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) của Phillippines thông qua việc: Can thiệp vào hoạt động đánh cá và
khai thác dầu khí của Philippines; Xây dựng
các đảo nhân tạo; Không ngăn được các
ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng EEZ của Philippines.
Đồng thời xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các
hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo do Trung Quốc thực hiện trên 7 cấu
trúc của quần đảo Trường Sa gần đây, PCA nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại
nghiêm trọng với môi trường của các rạn san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn, bảo
vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu,
bị đe doạ và bị huỷ diệt.
Rất nhiều vấn đề quan
trọng liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã được làm sáng tỏ
trong phán quyết. Nếu các nước thiện chí thực hiện và tuân thủ phán quyết thì
đây là cơ hội tốt để đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Ngoại trưởng
Philippines, Perfecto Yasay, ra tuyên bố chỉ vài phút sau khi PCA ra phán quyết
rằng "Philippines hoan nghênh phán quyết mang tính lịch sử”. Ông Yasay
"kêu gọi các bên kiềm chế và tỉnh táo", đồng thời khẳng định
Philippines cam kết sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
UNCLOS
quy định phán quyết của PCA là có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên
trong tranh chấp. Việc không thực thi phán quyết được coi là hành vi vi phạm luật
quốc tế. Trung Quốc là thành viên của UNCLOS do đó quốc gia này có
nghĩa vụ phải tuân thủ và thực hiện các quy định của Công ước, trong
đó có phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII.
Thế
nhưng, trước và sau phán quyết của PCA, Bắc Kinh liên tục đưa ra các
tuyên bố không thừa nhận PCA cũng
như không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng tài được
thành lập theo quy định của UNCLOS mà Trung Quốc là một thành viên.
Ngay
sau phán quyết của PCA, Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk, và
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ở Bắc Kinh ngày 12/7 rằng
"chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của
tòa PCA". Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng
thời cũng xác nhận, "quyền chủ quyền và quyền lãnh thổ" của nước này
tại khu vực Biển Đông "không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa
PCA". Trung Quốc phản đối và sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ khiếu nại
hay hành động nào dựa trên phán quyết của PCA.
Mặc
dù tuyên bố phản đối và không tuân thủ bất kỳ phán quyết nào của
PCA được thành lập theo Công ước của Liên Hợp Quốc, song Bộ Ngoại giao
Trung Quốc vẫn cho rằng: "Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ luật
pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến
chương Liên Hợp Quốc". Thậm chí, Bắc Kinh còn tiếp tục khẳng định
cái mà họ gọi là “chủ quyền trên
tất cả các vùng biển Nam Hải (Biển Đông, theo cách gọi của Trung
Quốc) từ hơn 2.000 năm qua” (!). Họ quên rằng chỉ mới đây, trước 1974
quần đảo Hoàng Sa từ lâu đã do người Việt Nam làm chủ; trước năm 1988
tại quần đảo Trường sa không có chỗ nào cho người Trung Quốc. Họ chỉ
chiếm đóng được những vùng đảo đá đó bằng vũ lực, cưỡng chiếm
bằng sức mạnh quân sự một cách trái phép, vi phạm trắng trợn luật
pháp quốc tế.
Tuy vậy, các tuyên bố mới đây của Bắc Kinh đã chẳng
dám nhắc đến cái gọi là “đường chín đoạn” (tức “đường lưỡi bò”) mà dư luận thế
giới từ lâu đã không công nhận và vừa bị PCA phản bác thẳng thừng. Nhưng họ
lại vòng vèo bằng cách khẳng định các đảo “Nam Hải” có nội thủy, lãnh hải và
vùng tiếp giáp lãnh hải; có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; có quyền lợi
lịch sử ở “Nam Hải”… Bắc Kinh gần như ngay lập tức, tiếp tục nói ngược lại
tất cả những điều mà PCA vừa tuyên bố bác bỏ. Tuyên bố bất chấp luật
pháp quốc tế như thế, Bắc Kinh liệu có thể làm cho người ta tin được
rằng “Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ
luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong
Hiến chương Liên Hợp Quốc"?
Bằng sự từ chối các phán quyết quốc tế, Trung Quốc tự đặt
mình ra khỏi luật chơi chung của nhân loại và về lâu dài có thể sẽ
gặp phải tình trạng "gậy ông đập lưng ông" trong các
tình huống tương tự với các quốc gia khác. Là quốc gia với địa dư chia sẻ
nhiều đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, Trung Quốc đã và đang phải tìm
kiếm các mô thức hợp lý để giải quyết một cách hòa bình với 19 quốc gia láng giềng.
Luật pháp quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế là những công cụ “an toàn” và
“kinh tế” nhất đối với Trung Quốc để bảo vệ mình tại đấu trường toàn cầu, vốn
ngày càng đa dạng và phức tạp.
Bất chấp sự vắng mặt của Trung Quốc tại tòa, cũng như các lập luận phủ định
“thẩm quyền” của Tòa trọng tài hay cho rằng phán quyết của tòa sẽ không có ý
nghĩa gì với Bắc Kinh, Tòa PCA khẳng định phán quyết của tòa mang giá trị pháp
lý ràng buộc với tất cả các bên và Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS
không là ngoại lệ.
Với tư cách là một nước
lớn có trách nhiệm, Trung Quốc cần được nhìn nhận trong hình ảnh là một người
tuân thủ pháp luật, chứ không phải kẻ phá luật, cũng như là người đem lại cơ hội
giao thương chứ không phải những mối đe dọa về an ninh.
Hữu Nguyên