Thân Hữu Tiếp Tay...
Khủng hoảng và niềm tin _Trần Vinh Dự
Đây là lúc phải nói thật, toàn bộ sự thật, thẳng thắn và can đảm. Chúng ta không thể trốn tránh việc đối diện với các hiện trạng của đất nước ngày hôm nay
“Đây là lúc phải nói thật, toàn bộ sự thật, thẳng thắn và can đảm. Chúng ta không thể trốn tránh việc đối diện với các hiện trạng của đất nước ngày hôm nay. Đất nước vĩ đại này sẽ vượt qua như nó đã từng vượt qua, sẽ hồi phục và thịnh vượng. Vì thế, trước hết hãy cho tôi cơ hội bày tỏ lòng tin sâu sắc rằng điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi – những mối đe dọa không tên, vô lý, thiếu cơ sở đang làm tê liệt các nỗ lực cần thiết để biến bước lùi thành bước tiến. Trong mỗi giờ phút tối tăm của lịch sử quốc gia, một phong cách lãnh đạo thẳng thắn và mạnh mẽ luôn luôn được đáp ứng bằng sự chia sẻ và ủng hộ của công chúng và đó là mấu chốt để thắng lợi. Tôi cho rằng các bạn sẽ thêm một lần nữa ủng hộ những người lãnh đạo trong những ngày quan trọng sống còn này”.
Đó là lời phát biểu của tân Thổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) vào cuối mùa đông giá lạnh của năm 1933.
Không có gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ hãi vô hình
Tính tới cuối năm 1933, nước Mỹ đã trải qua hơn 3 năm của cuộc Đại Khủng hoảng. Sự xuất hiện của cơn sóng thần này được đánh dấu bằng một chuỗi những ngày “đen tối” trong tháng 10 năm 1929. Ngày 24 tháng 10 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày Thứ 5 Đen tối với việc thị trường chứng khoán Mỹ mất 11% giá trị. Ngay tiếp đó, ngày Thứ 2 Đen tối (28 tháng 10) chứng kiến thị trường mất thêm 13% và tiếp tục mất thêm 12% nữa vào Ngày Thứ 3 Đen tối (29 tháng 10).
So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%. Tính đến thời điểm cuối năm 1933, đã có hơn 11 nghìn ngân hàng trong số 24 nghìn ngân hàng của Mỹ phá sản và hơn 20% (cao điểm lên tới 25%) người lao động ở Mỹ mất việc làm. Tiền gửi ngân hàng bị tiêu tán và công việc không còn khiến hàng triệu gia đình bị lâm vào cảnh thiếu đói. Nghịch cảnh là giá lương thực cũng giảm sút trầm trọng tới 60% khiến cho ngay cả nông dân cũng lâm vào cảnh khốn quẫn.
Tại thời điểm đó, Roosevelt đứng ra đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ tranh cử và đánh bại Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover trong tháng 11 năm 1933.
Roosevelt là tổng thống để lại dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thế kỷ 20. Ông được đánh giá bởi tuyệt đại đa số các cuộc thăm dò của học giả Mỹ trong lịch sử là một trong 3 tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong mọi thời đại, và trong nhiều cuộc thăm dò, người ta xếp ông ở vị trí số 1, vượt trên cả George Washington và Abraham Lincoln.
Đứng trước cơn sóng thần của cuộc Đại Khủng hoảng, ngay từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên trong mùa đông năm 1933, Roosevelt đã nhắm vào việc khôi phục lòng tin của công chúng vào khả năng có thể vượt qua khủng hoảng. “Cái duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi” trở thành lời tuyên chiến của ông với cuộc Đại Khủng hoảng. Ông chỉ ra bản chất của cuộc khủng hoảng này không phải là một thứ tai nạn của tự nhiên, mà là do sự thất bại của loài người trong việc điều tiết nhu cầu và phân bổ nguồn lực, do tham lam quá độ, do chạy theo vật chất, do ích kỷ, và do lãng quên các giá trị cơ bản của loài người. Nỗi sợ hãi mà nó tạo ra cho con người là vì lòng tin chỉ có thể trường tồn dựa trên sự trung thực, tự trọng, tính thiêng liêng của tinh thần nghĩa vụ, sự bảo vệ trung thành, và sự phấn đấu quên mình.
Vì nó là sai lầm của con người, nó có thể được sửa chữa bởi con người, nếu có đủ lòng tin. Tuy nhiên, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động.
Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã yêu cầu công chúng ủng hộ để “cho phép tôi đòi hỏi từ Quốc hội một công cụ duy nhất còn lại để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là quyền lực của Tổng thống để tuyên chiến với tình trạng nguy cấp, mạnh như thứ quyền lực mà tôi có được khi chúng ta trên thực tế bị ngoại xâm.” Lời yêu cầu của ông đã được đáp ứng. Chính sách “New Deal” được ban hành với hàng loạt các chương trình của chính phủ được thiết kế để tạo công ăn việc làm cho người dân, khôi phục kinh tế, và cải tổ hàng loạt các thị trường như ngân hàng, tài chính, và vận tải. Nhiều đứa con tinh thần của chính sách này ngày nay vẫn tồn tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – là cơ quan giám sát thị trường tài chính Mỹ - Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và chế độ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.
Hai nỗ lực của Roosevelt - khôi phục lòng tin và sử dụng sức mạnh của nhà nước để đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái - đã kết hợp hoàn hảo với nhau. Các chính sách của nhà nước được công chúng hỗ trợ gần như tuyệt đối, và vì thế nó đã phát huy sức mạnh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại rất nhanh trong giai đoạn 1933-1937, khi chiến tranh thế giới bắt đầu được Nhật và Đức châm ngòi.
Khó nhưng không phải không có giải đáp
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đã trải qua 5 năm nền kinh tế vấp phải khó khăn và bất ổn định. Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trên 5%/năm kể từ năm 2008 và thất nghiệp chính thức vẫn ở mức thấp dưới 4% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và nạn thất nghiệp cũng đang có xu hướng nhích lên. Đáng lo ngại hơn, lạm phát trong nhiều năm ở mức 2 con số - là mức đặc biệt nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến đời sống của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2008 lạm phát của Việt Nam là trên 20%, năm 2011 cũng xấp xỉ 20%, năm 2010 là trên 10%, chỉ có năm 2009 và 2012 là ở mức một con số do các nỗ lực thắt chặt tiền tệ của năm trước đem lại.
Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam còn trải qua nhiều diễn biến đáng lo ngại hơn nữa. Hàng loạt các ngành của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ dư thừa công suất, từ sắt thép, xi măng, dược phẩm, hàng không đến bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Nghiêm trọng nhất trong các ngành này là bất động sản.
Việc dư thừa công suất này bắt nguồn từ chính sách tín dụng dễ dãi trong nhiều năm, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp nội địa, kể cả tư nhân và nhà nước, đã lạm dụng nguồn tín dụng ngắn hạn rẻ để đầu tư vào các dự án dài hạn. Kết cục là từ năm 2011 trở lại đây, khi thị trường đầu ra khó khăn và tín dụng bị thắt chặt, việc trả nợ ngân hàng của hầu hết doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các khoản nợ xấu ngày càng chồng chất đang làm tê liệt dần hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, quá trình “giảm nợ” bắt buộc của hệ thống doanh nghiệp khiến cho tăng trưởng tự nhiên của nó không còn được như trước, đẩy mạnh hơn đà giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đó là lời phát biểu của tân Thổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) vào cuối mùa đông giá lạnh của năm 1933.
Không có gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ hãi vô hình
Tính tới cuối năm 1933, nước Mỹ đã trải qua hơn 3 năm của cuộc Đại Khủng hoảng. Sự xuất hiện của cơn sóng thần này được đánh dấu bằng một chuỗi những ngày “đen tối” trong tháng 10 năm 1929. Ngày 24 tháng 10 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày Thứ 5 Đen tối với việc thị trường chứng khoán Mỹ mất 11% giá trị. Ngay tiếp đó, ngày Thứ 2 Đen tối (28 tháng 10) chứng kiến thị trường mất thêm 13% và tiếp tục mất thêm 12% nữa vào Ngày Thứ 3 Đen tối (29 tháng 10).
So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%. Tính đến thời điểm cuối năm 1933, đã có hơn 11 nghìn ngân hàng trong số 24 nghìn ngân hàng của Mỹ phá sản và hơn 20% (cao điểm lên tới 25%) người lao động ở Mỹ mất việc làm. Tiền gửi ngân hàng bị tiêu tán và công việc không còn khiến hàng triệu gia đình bị lâm vào cảnh thiếu đói. Nghịch cảnh là giá lương thực cũng giảm sút trầm trọng tới 60% khiến cho ngay cả nông dân cũng lâm vào cảnh khốn quẫn.
Tại thời điểm đó, Roosevelt đứng ra đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ tranh cử và đánh bại Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover trong tháng 11 năm 1933.
Roosevelt là tổng thống để lại dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thế kỷ 20. Ông được đánh giá bởi tuyệt đại đa số các cuộc thăm dò của học giả Mỹ trong lịch sử là một trong 3 tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong mọi thời đại, và trong nhiều cuộc thăm dò, người ta xếp ông ở vị trí số 1, vượt trên cả George Washington và Abraham Lincoln.
Đứng trước cơn sóng thần của cuộc Đại Khủng hoảng, ngay từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên trong mùa đông năm 1933, Roosevelt đã nhắm vào việc khôi phục lòng tin của công chúng vào khả năng có thể vượt qua khủng hoảng. “Cái duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi” trở thành lời tuyên chiến của ông với cuộc Đại Khủng hoảng. Ông chỉ ra bản chất của cuộc khủng hoảng này không phải là một thứ tai nạn của tự nhiên, mà là do sự thất bại của loài người trong việc điều tiết nhu cầu và phân bổ nguồn lực, do tham lam quá độ, do chạy theo vật chất, do ích kỷ, và do lãng quên các giá trị cơ bản của loài người. Nỗi sợ hãi mà nó tạo ra cho con người là vì lòng tin chỉ có thể trường tồn dựa trên sự trung thực, tự trọng, tính thiêng liêng của tinh thần nghĩa vụ, sự bảo vệ trung thành, và sự phấn đấu quên mình.
Vì nó là sai lầm của con người, nó có thể được sửa chữa bởi con người, nếu có đủ lòng tin. Tuy nhiên, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động.
Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã yêu cầu công chúng ủng hộ để “cho phép tôi đòi hỏi từ Quốc hội một công cụ duy nhất còn lại để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là quyền lực của Tổng thống để tuyên chiến với tình trạng nguy cấp, mạnh như thứ quyền lực mà tôi có được khi chúng ta trên thực tế bị ngoại xâm.” Lời yêu cầu của ông đã được đáp ứng. Chính sách “New Deal” được ban hành với hàng loạt các chương trình của chính phủ được thiết kế để tạo công ăn việc làm cho người dân, khôi phục kinh tế, và cải tổ hàng loạt các thị trường như ngân hàng, tài chính, và vận tải. Nhiều đứa con tinh thần của chính sách này ngày nay vẫn tồn tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – là cơ quan giám sát thị trường tài chính Mỹ - Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và chế độ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.
Hai nỗ lực của Roosevelt - khôi phục lòng tin và sử dụng sức mạnh của nhà nước để đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái - đã kết hợp hoàn hảo với nhau. Các chính sách của nhà nước được công chúng hỗ trợ gần như tuyệt đối, và vì thế nó đã phát huy sức mạnh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại rất nhanh trong giai đoạn 1933-1937, khi chiến tranh thế giới bắt đầu được Nhật và Đức châm ngòi.
Khó nhưng không phải không có giải đáp
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đã trải qua 5 năm nền kinh tế vấp phải khó khăn và bất ổn định. Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trên 5%/năm kể từ năm 2008 và thất nghiệp chính thức vẫn ở mức thấp dưới 4% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và nạn thất nghiệp cũng đang có xu hướng nhích lên. Đáng lo ngại hơn, lạm phát trong nhiều năm ở mức 2 con số - là mức đặc biệt nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến đời sống của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2008 lạm phát của Việt Nam là trên 20%, năm 2011 cũng xấp xỉ 20%, năm 2010 là trên 10%, chỉ có năm 2009 và 2012 là ở mức một con số do các nỗ lực thắt chặt tiền tệ của năm trước đem lại.
Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam còn trải qua nhiều diễn biến đáng lo ngại hơn nữa. Hàng loạt các ngành của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ dư thừa công suất, từ sắt thép, xi măng, dược phẩm, hàng không đến bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Nghiêm trọng nhất trong các ngành này là bất động sản.
Việc dư thừa công suất này bắt nguồn từ chính sách tín dụng dễ dãi trong nhiều năm, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp nội địa, kể cả tư nhân và nhà nước, đã lạm dụng nguồn tín dụng ngắn hạn rẻ để đầu tư vào các dự án dài hạn. Kết cục là từ năm 2011 trở lại đây, khi thị trường đầu ra khó khăn và tín dụng bị thắt chặt, việc trả nợ ngân hàng của hầu hết doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các khoản nợ xấu ngày càng chồng chất đang làm tê liệt dần hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, quá trình “giảm nợ” bắt buộc của hệ thống doanh nghiệp khiến cho tăng trưởng tự nhiên của nó không còn được như trước, đẩy mạnh hơn đà giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Khủng hoảng và niềm tin _Trần Vinh Dự
Đây là lúc phải nói thật, toàn bộ sự thật, thẳng thắn và can đảm. Chúng ta không thể trốn tránh việc đối diện với các hiện trạng của đất nước ngày hôm nay
“Đây là lúc phải nói thật, toàn bộ sự thật, thẳng thắn và can đảm. Chúng ta không thể trốn tránh việc đối diện với các hiện trạng của đất nước ngày hôm nay. Đất nước vĩ đại này sẽ vượt qua như nó đã từng vượt qua, sẽ hồi phục và thịnh vượng. Vì thế, trước hết hãy cho tôi cơ hội bày tỏ lòng tin sâu sắc rằng điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi – những mối đe dọa không tên, vô lý, thiếu cơ sở đang làm tê liệt các nỗ lực cần thiết để biến bước lùi thành bước tiến. Trong mỗi giờ phút tối tăm của lịch sử quốc gia, một phong cách lãnh đạo thẳng thắn và mạnh mẽ luôn luôn được đáp ứng bằng sự chia sẻ và ủng hộ của công chúng và đó là mấu chốt để thắng lợi. Tôi cho rằng các bạn sẽ thêm một lần nữa ủng hộ những người lãnh đạo trong những ngày quan trọng sống còn này”.
Đó là lời phát biểu của tân Thổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) vào cuối mùa đông giá lạnh của năm 1933.
Không có gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ hãi vô hình
Tính tới cuối năm 1933, nước Mỹ đã trải qua hơn 3 năm của cuộc Đại Khủng hoảng. Sự xuất hiện của cơn sóng thần này được đánh dấu bằng một chuỗi những ngày “đen tối” trong tháng 10 năm 1929. Ngày 24 tháng 10 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày Thứ 5 Đen tối với việc thị trường chứng khoán Mỹ mất 11% giá trị. Ngay tiếp đó, ngày Thứ 2 Đen tối (28 tháng 10) chứng kiến thị trường mất thêm 13% và tiếp tục mất thêm 12% nữa vào Ngày Thứ 3 Đen tối (29 tháng 10).
So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%. Tính đến thời điểm cuối năm 1933, đã có hơn 11 nghìn ngân hàng trong số 24 nghìn ngân hàng của Mỹ phá sản và hơn 20% (cao điểm lên tới 25%) người lao động ở Mỹ mất việc làm. Tiền gửi ngân hàng bị tiêu tán và công việc không còn khiến hàng triệu gia đình bị lâm vào cảnh thiếu đói. Nghịch cảnh là giá lương thực cũng giảm sút trầm trọng tới 60% khiến cho ngay cả nông dân cũng lâm vào cảnh khốn quẫn.
Tại thời điểm đó, Roosevelt đứng ra đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ tranh cử và đánh bại Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover trong tháng 11 năm 1933.
Roosevelt là tổng thống để lại dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thế kỷ 20. Ông được đánh giá bởi tuyệt đại đa số các cuộc thăm dò của học giả Mỹ trong lịch sử là một trong 3 tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong mọi thời đại, và trong nhiều cuộc thăm dò, người ta xếp ông ở vị trí số 1, vượt trên cả George Washington và Abraham Lincoln.
Đứng trước cơn sóng thần của cuộc Đại Khủng hoảng, ngay từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên trong mùa đông năm 1933, Roosevelt đã nhắm vào việc khôi phục lòng tin của công chúng vào khả năng có thể vượt qua khủng hoảng. “Cái duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi” trở thành lời tuyên chiến của ông với cuộc Đại Khủng hoảng. Ông chỉ ra bản chất của cuộc khủng hoảng này không phải là một thứ tai nạn của tự nhiên, mà là do sự thất bại của loài người trong việc điều tiết nhu cầu và phân bổ nguồn lực, do tham lam quá độ, do chạy theo vật chất, do ích kỷ, và do lãng quên các giá trị cơ bản của loài người. Nỗi sợ hãi mà nó tạo ra cho con người là vì lòng tin chỉ có thể trường tồn dựa trên sự trung thực, tự trọng, tính thiêng liêng của tinh thần nghĩa vụ, sự bảo vệ trung thành, và sự phấn đấu quên mình.
Vì nó là sai lầm của con người, nó có thể được sửa chữa bởi con người, nếu có đủ lòng tin. Tuy nhiên, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động.
Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã yêu cầu công chúng ủng hộ để “cho phép tôi đòi hỏi từ Quốc hội một công cụ duy nhất còn lại để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là quyền lực của Tổng thống để tuyên chiến với tình trạng nguy cấp, mạnh như thứ quyền lực mà tôi có được khi chúng ta trên thực tế bị ngoại xâm.” Lời yêu cầu của ông đã được đáp ứng. Chính sách “New Deal” được ban hành với hàng loạt các chương trình của chính phủ được thiết kế để tạo công ăn việc làm cho người dân, khôi phục kinh tế, và cải tổ hàng loạt các thị trường như ngân hàng, tài chính, và vận tải. Nhiều đứa con tinh thần của chính sách này ngày nay vẫn tồn tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – là cơ quan giám sát thị trường tài chính Mỹ - Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và chế độ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.
Hai nỗ lực của Roosevelt - khôi phục lòng tin và sử dụng sức mạnh của nhà nước để đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái - đã kết hợp hoàn hảo với nhau. Các chính sách của nhà nước được công chúng hỗ trợ gần như tuyệt đối, và vì thế nó đã phát huy sức mạnh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại rất nhanh trong giai đoạn 1933-1937, khi chiến tranh thế giới bắt đầu được Nhật và Đức châm ngòi.
Khó nhưng không phải không có giải đáp
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đã trải qua 5 năm nền kinh tế vấp phải khó khăn và bất ổn định. Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trên 5%/năm kể từ năm 2008 và thất nghiệp chính thức vẫn ở mức thấp dưới 4% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và nạn thất nghiệp cũng đang có xu hướng nhích lên. Đáng lo ngại hơn, lạm phát trong nhiều năm ở mức 2 con số - là mức đặc biệt nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến đời sống của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2008 lạm phát của Việt Nam là trên 20%, năm 2011 cũng xấp xỉ 20%, năm 2010 là trên 10%, chỉ có năm 2009 và 2012 là ở mức một con số do các nỗ lực thắt chặt tiền tệ của năm trước đem lại.
Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam còn trải qua nhiều diễn biến đáng lo ngại hơn nữa. Hàng loạt các ngành của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ dư thừa công suất, từ sắt thép, xi măng, dược phẩm, hàng không đến bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Nghiêm trọng nhất trong các ngành này là bất động sản.
Việc dư thừa công suất này bắt nguồn từ chính sách tín dụng dễ dãi trong nhiều năm, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp nội địa, kể cả tư nhân và nhà nước, đã lạm dụng nguồn tín dụng ngắn hạn rẻ để đầu tư vào các dự án dài hạn. Kết cục là từ năm 2011 trở lại đây, khi thị trường đầu ra khó khăn và tín dụng bị thắt chặt, việc trả nợ ngân hàng của hầu hết doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các khoản nợ xấu ngày càng chồng chất đang làm tê liệt dần hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, quá trình “giảm nợ” bắt buộc của hệ thống doanh nghiệp khiến cho tăng trưởng tự nhiên của nó không còn được như trước, đẩy mạnh hơn đà giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đó là lời phát biểu của tân Thổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) vào cuối mùa đông giá lạnh của năm 1933.
Không có gì phải sợ ngoài chính nỗi sợ hãi vô hình
Tính tới cuối năm 1933, nước Mỹ đã trải qua hơn 3 năm của cuộc Đại Khủng hoảng. Sự xuất hiện của cơn sóng thần này được đánh dấu bằng một chuỗi những ngày “đen tối” trong tháng 10 năm 1929. Ngày 24 tháng 10 đã đi vào lịch sử nước Mỹ là ngày Thứ 5 Đen tối với việc thị trường chứng khoán Mỹ mất 11% giá trị. Ngay tiếp đó, ngày Thứ 2 Đen tối (28 tháng 10) chứng kiến thị trường mất thêm 13% và tiếp tục mất thêm 12% nữa vào Ngày Thứ 3 Đen tối (29 tháng 10).
So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%. Tính đến thời điểm cuối năm 1933, đã có hơn 11 nghìn ngân hàng trong số 24 nghìn ngân hàng của Mỹ phá sản và hơn 20% (cao điểm lên tới 25%) người lao động ở Mỹ mất việc làm. Tiền gửi ngân hàng bị tiêu tán và công việc không còn khiến hàng triệu gia đình bị lâm vào cảnh thiếu đói. Nghịch cảnh là giá lương thực cũng giảm sút trầm trọng tới 60% khiến cho ngay cả nông dân cũng lâm vào cảnh khốn quẫn.
Tại thời điểm đó, Roosevelt đứng ra đại diện cho Đảng Dân chủ Mỹ tranh cử và đánh bại Tổng thống đương nhiệm Herbert Hoover trong tháng 11 năm 1933.
Roosevelt là tổng thống để lại dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ ở thế kỷ 20. Ông được đánh giá bởi tuyệt đại đa số các cuộc thăm dò của học giả Mỹ trong lịch sử là một trong 3 tổng thống Mỹ xuất sắc nhất trong mọi thời đại, và trong nhiều cuộc thăm dò, người ta xếp ông ở vị trí số 1, vượt trên cả George Washington và Abraham Lincoln.
Đứng trước cơn sóng thần của cuộc Đại Khủng hoảng, ngay từ bài phát biểu nhậm chức đầu tiên trong mùa đông năm 1933, Roosevelt đã nhắm vào việc khôi phục lòng tin của công chúng vào khả năng có thể vượt qua khủng hoảng. “Cái duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi” trở thành lời tuyên chiến của ông với cuộc Đại Khủng hoảng. Ông chỉ ra bản chất của cuộc khủng hoảng này không phải là một thứ tai nạn của tự nhiên, mà là do sự thất bại của loài người trong việc điều tiết nhu cầu và phân bổ nguồn lực, do tham lam quá độ, do chạy theo vật chất, do ích kỷ, và do lãng quên các giá trị cơ bản của loài người. Nỗi sợ hãi mà nó tạo ra cho con người là vì lòng tin chỉ có thể trường tồn dựa trên sự trung thực, tự trọng, tính thiêng liêng của tinh thần nghĩa vụ, sự bảo vệ trung thành, và sự phấn đấu quên mình.
Vì nó là sai lầm của con người, nó có thể được sửa chữa bởi con người, nếu có đủ lòng tin. Tuy nhiên, sự phục hưng không chỉ dựa trên những thay đổi về đạo đức, mà nó còn phải dựa trên hành động.
Bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Roosevelt đã yêu cầu công chúng ủng hộ để “cho phép tôi đòi hỏi từ Quốc hội một công cụ duy nhất còn lại để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là quyền lực của Tổng thống để tuyên chiến với tình trạng nguy cấp, mạnh như thứ quyền lực mà tôi có được khi chúng ta trên thực tế bị ngoại xâm.” Lời yêu cầu của ông đã được đáp ứng. Chính sách “New Deal” được ban hành với hàng loạt các chương trình của chính phủ được thiết kế để tạo công ăn việc làm cho người dân, khôi phục kinh tế, và cải tổ hàng loạt các thị trường như ngân hàng, tài chính, và vận tải. Nhiều đứa con tinh thần của chính sách này ngày nay vẫn tồn tại như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) – là cơ quan giám sát thị trường tài chính Mỹ - Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), và chế độ An sinh Xã hội của Hoa Kỳ.
Hai nỗ lực của Roosevelt - khôi phục lòng tin và sử dụng sức mạnh của nhà nước để đẩy nền kinh tế ra khỏi suy thoái - đã kết hợp hoàn hảo với nhau. Các chính sách của nhà nước được công chúng hỗ trợ gần như tuyệt đối, và vì thế nó đã phát huy sức mạnh. Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại rất nhanh trong giai đoạn 1933-1937, khi chiến tranh thế giới bắt đầu được Nhật và Đức châm ngòi.
Khó nhưng không phải không có giải đáp
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam đã trải qua 5 năm nền kinh tế vấp phải khó khăn và bất ổn định. Trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao trên 5%/năm kể từ năm 2008 và thất nghiệp chính thức vẫn ở mức thấp dưới 4% nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại và nạn thất nghiệp cũng đang có xu hướng nhích lên. Đáng lo ngại hơn, lạm phát trong nhiều năm ở mức 2 con số - là mức đặc biệt nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến đời sống của tầng lớp trung lưu và người nghèo. Trong vòng 5 năm trở lại đây, năm 2008 lạm phát của Việt Nam là trên 20%, năm 2011 cũng xấp xỉ 20%, năm 2010 là trên 10%, chỉ có năm 2009 và 2012 là ở mức một con số do các nỗ lực thắt chặt tiền tệ của năm trước đem lại.
Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam còn trải qua nhiều diễn biến đáng lo ngại hơn nữa. Hàng loạt các ngành của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ dư thừa công suất, từ sắt thép, xi măng, dược phẩm, hàng không đến bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Nghiêm trọng nhất trong các ngành này là bất động sản.
Việc dư thừa công suất này bắt nguồn từ chính sách tín dụng dễ dãi trong nhiều năm, khiến cho phần lớn các doanh nghiệp nội địa, kể cả tư nhân và nhà nước, đã lạm dụng nguồn tín dụng ngắn hạn rẻ để đầu tư vào các dự án dài hạn. Kết cục là từ năm 2011 trở lại đây, khi thị trường đầu ra khó khăn và tín dụng bị thắt chặt, việc trả nợ ngân hàng của hầu hết doanh nghiệp trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Các khoản nợ xấu ngày càng chồng chất đang làm tê liệt dần hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, quá trình “giảm nợ” bắt buộc của hệ thống doanh nghiệp khiến cho tăng trưởng tự nhiên của nó không còn được như trước, đẩy mạnh hơn đà giảm tăng trưởng và gia tăng thất nghiệp. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA