Tham Khảo
Kiến thức phổ thông: “VÙNG CẤM BAY MỀM”
Một hệ thống kiểm soát bay được lập trình sẵn trên máy bay để ngăn nó đi vào các khu vực hạn chế: "vùng cấm bay mềm".
Một hệ thống kiểm soát bay được lập trình sẵn trên máy bay để ngăn nó đi vào các khu vực hạn chế: "vùng cấm bay mềm". Đây là sáng kiến của một giáo sư người Mỹ. Hệ thống này được kiểm soát từ mặt đất, không chịu sự tác động của phi công. Nó có thể buộc máy bay đáp xuống một phi trường gần nhất.
Sau thảm kịch 11/9, đã có không ít giải pháp được đưa ra để tránh lặp lại trường hợp máy bay bị cưỡng bức lao vào cao ốc. Ý tưởng được chú ý nhất là lắp hệ thống kiểm soát bay được lập trình sẵn trên máy bay của Edward A. Lee, giáo sư kỹ thuật hàng không ĐH California ở Berkeley. Ông gọi "vùng cấm bay mềm" là “những bức tường mềm” (còn núi non là “những bức tường cứng”), nơi máy bay không thể tiếp cận cho dù phi công có muốn. Nó là các khối không gian ảo 3 chiều mà máy bay không được phép vào.
Khái niệm “vùng cấm bay”.
Ý tưởng vùng cấm bay phát sinh từ thực tế: Một số máy bay dù phi công đã tuân thủ nghiêm ngặt mọi nguyên tắc vẫn đâm đầu vào núi hoặc xuống biển, ví dụ như chiếc Boeing 757 của Hãng hàng không American Airlines rơi ở Colombia năm 1995 và vụ chiếc Boeing 747 của hãng Korean Airlines rơi ở Guam năm 1997.
Để ngăn chặn các thảm họa như vậy, hàng nghìn máy bay đã được trang bị một công cụ có tên “Hệ thống cảnh báo gần tiếp đất”. Hệ thống này làm việc nhờ vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các phương tiện không lưu khác liên tục truyền dữ liệu mới nhất đến buồng lái. Hệ thống cảnh báo chính xác vị trí, cao độ, vĩ độ cũng như tốc độ cất cánh, hạ cánh của máy bay, nhất là xác định chính xác khoảng cách của máy bay với những “bức tường cứng”. Nếu hệ thống phát hiện ra máy bay sắp đâm đầu vào núi và sắp ra khỏi khoảng cách an toàn, nó sẽ hiện ảnh ngọn núi trên màn hình. Máy bay càng đến gần, núi càng sáng và lúc gần đến mức báo nguy, hệ thống sẽ phát ra tiếng nói “lên cao, lên cao” với cường độ càng lúc càng mạnh.
Nhưng hệ thống này cũng có nhược điểm là nó vẫn lệ thuộc vào điều khiển của phi công. Chính phi công sẽ cho máy bay lên cao hoặc đổi hướng để tránh khỏi vùng nguy hiểm. Như vậy, khi không tặc ngồi ở ghế phi công, hắn sẽ bỏ qua tất cả các cảnh báo và cho máy bay lao thẳng vào cao ốc.
Hệ thống mới "tước quyền của phi công"
Hệ thống mới của GS Edward A. Lee vẫn tuân thủ các nguyên tắc cảnh báo trên nhưng quyền làm chủ máy bay có thể được trao cho những người dưới mặt đất. Vùng cấm bay không chỉ có núi non mà cả những "bức tường mềm". Đó có thể là khu vực Manhattan, New York dưới dạng một khối bê tông ảo cao 1.200 m. Máy bay nào lăm le đi vào khu vực này sẽ bị tắt động cơ hoặc đổi hướng.
Hiện nay, hệ thống mới chỉ có thể áp dụng được đối với các máy bay có sẵn hệ thống không lưu bằng máy tính, nơi các hoạt động của phi công trên máy bay như lệnh hạ và cất cánh đều có thể thực hiện bằng cách điều khiển máy tính, như Boeing 777 và Airbus A320. Với những thế hệ máy bay cũ sử dụng các hệ thống điều khiển cơ học không có khái niệm “vùng cấm bay”, việc trang bị hệ thống không lưu bằng máy tính còn tốn kém hơn nhiều là sản xuất máy bay mới với hệ thống mới.
Một số phi công không thích chung sống với hệ thống kiểm soát mới này, vì theo họ có lúc thời tiết khắc nghiệt đến nỗi chỉ có đưa máy bay vào “vùng cấm bay mềm” mới tránh được tai nạn. “Nếu vùng cấm bay mềm là Tòa Bạch Ốc, máy bay buộc phải chuyển sang hướng khác ngoài ý đồ của phi công thì tai nạn hầu như chắc chắn xảy ra” - một phi công lão luyện nói.
Ngoài ra, hệ thống vùng cấm bay mềm cũng xem nhẹ sinh mạng của những người ngồi trên máy bay hơn là những công trình dưới mặt đất. Đây là một yếu tố nhạy cảm cần tính đến.
Tài liệu tham Khảo:
The New York Times. TH Le chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Kiến thức phổ thông: “VÙNG CẤM BAY MỀM”
Một hệ thống kiểm soát bay được lập trình sẵn trên máy bay để ngăn nó đi vào các khu vực hạn chế: "vùng cấm bay mềm".
Một hệ thống kiểm soát bay được lập trình sẵn trên máy bay để ngăn nó đi vào các khu vực hạn chế: "vùng cấm bay mềm". Đây là sáng kiến của một giáo sư người Mỹ. Hệ thống này được kiểm soát từ mặt đất, không chịu sự tác động của phi công. Nó có thể buộc máy bay đáp xuống một phi trường gần nhất.
Sau thảm kịch 11/9, đã có không ít giải pháp được đưa ra để tránh lặp lại trường hợp máy bay bị cưỡng bức lao vào cao ốc. Ý tưởng được chú ý nhất là lắp hệ thống kiểm soát bay được lập trình sẵn trên máy bay của Edward A. Lee, giáo sư kỹ thuật hàng không ĐH California ở Berkeley. Ông gọi "vùng cấm bay mềm" là “những bức tường mềm” (còn núi non là “những bức tường cứng”), nơi máy bay không thể tiếp cận cho dù phi công có muốn. Nó là các khối không gian ảo 3 chiều mà máy bay không được phép vào.
Khái niệm “vùng cấm bay”.
Ý tưởng vùng cấm bay phát sinh từ thực tế: Một số máy bay dù phi công đã tuân thủ nghiêm ngặt mọi nguyên tắc vẫn đâm đầu vào núi hoặc xuống biển, ví dụ như chiếc Boeing 757 của Hãng hàng không American Airlines rơi ở Colombia năm 1995 và vụ chiếc Boeing 747 của hãng Korean Airlines rơi ở Guam năm 1997.
Để ngăn chặn các thảm họa như vậy, hàng nghìn máy bay đã được trang bị một công cụ có tên “Hệ thống cảnh báo gần tiếp đất”. Hệ thống này làm việc nhờ vào hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các phương tiện không lưu khác liên tục truyền dữ liệu mới nhất đến buồng lái. Hệ thống cảnh báo chính xác vị trí, cao độ, vĩ độ cũng như tốc độ cất cánh, hạ cánh của máy bay, nhất là xác định chính xác khoảng cách của máy bay với những “bức tường cứng”. Nếu hệ thống phát hiện ra máy bay sắp đâm đầu vào núi và sắp ra khỏi khoảng cách an toàn, nó sẽ hiện ảnh ngọn núi trên màn hình. Máy bay càng đến gần, núi càng sáng và lúc gần đến mức báo nguy, hệ thống sẽ phát ra tiếng nói “lên cao, lên cao” với cường độ càng lúc càng mạnh.
Nhưng hệ thống này cũng có nhược điểm là nó vẫn lệ thuộc vào điều khiển của phi công. Chính phi công sẽ cho máy bay lên cao hoặc đổi hướng để tránh khỏi vùng nguy hiểm. Như vậy, khi không tặc ngồi ở ghế phi công, hắn sẽ bỏ qua tất cả các cảnh báo và cho máy bay lao thẳng vào cao ốc.
Hệ thống mới "tước quyền của phi công"
Hệ thống mới của GS Edward A. Lee vẫn tuân thủ các nguyên tắc cảnh báo trên nhưng quyền làm chủ máy bay có thể được trao cho những người dưới mặt đất. Vùng cấm bay không chỉ có núi non mà cả những "bức tường mềm". Đó có thể là khu vực Manhattan, New York dưới dạng một khối bê tông ảo cao 1.200 m. Máy bay nào lăm le đi vào khu vực này sẽ bị tắt động cơ hoặc đổi hướng.
Hiện nay, hệ thống mới chỉ có thể áp dụng được đối với các máy bay có sẵn hệ thống không lưu bằng máy tính, nơi các hoạt động của phi công trên máy bay như lệnh hạ và cất cánh đều có thể thực hiện bằng cách điều khiển máy tính, như Boeing 777 và Airbus A320. Với những thế hệ máy bay cũ sử dụng các hệ thống điều khiển cơ học không có khái niệm “vùng cấm bay”, việc trang bị hệ thống không lưu bằng máy tính còn tốn kém hơn nhiều là sản xuất máy bay mới với hệ thống mới.
Một số phi công không thích chung sống với hệ thống kiểm soát mới này, vì theo họ có lúc thời tiết khắc nghiệt đến nỗi chỉ có đưa máy bay vào “vùng cấm bay mềm” mới tránh được tai nạn. “Nếu vùng cấm bay mềm là Tòa Bạch Ốc, máy bay buộc phải chuyển sang hướng khác ngoài ý đồ của phi công thì tai nạn hầu như chắc chắn xảy ra” - một phi công lão luyện nói.
Ngoài ra, hệ thống vùng cấm bay mềm cũng xem nhẹ sinh mạng của những người ngồi trên máy bay hơn là những công trình dưới mặt đất. Đây là một yếu tố nhạy cảm cần tính đến.
Tài liệu tham Khảo:
The New York Times. TH Le chuyen