Di Sản Hồ Chí Minh
Kiểu gì cũng là xử kín và một vài hạn chế của luật sư bào chữa những vụ án an ninh quốc gia. - Người Buôn Gió
Mấy năm trước mình đi theo Huỳnh Văn Đông bào chữa cho vụ Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội. Lúc đó được phép đi vào toà án tối cao ở Đội Cấn để chụp hình những hồ sơ, tài liệu.
Hồ sơ, tài liệu rất đầy đủ. Kể cả biên bản lấy lời khai của bị can, cả lời khai của nhân chứng, biên bản giám định.... Thủ tục vào xem hồ sơ cũng dễ. Luật sư đưa giấy, giới thiệu người đi cùng là thợ ảnh. Hai thằng vào trong gặp thư ký toà. Người của toà dẫn ra một phòng riêng có bàn ghế, đưa cho tập hồ sơ, luật sư ký nhận , sau đó tha hồ xem. Kể cả đóng cửa lại cho yên tĩnh. Xem hết giờ hành chính thì nghỉ, thích thì trưa lại vào xem hay chụp ảnh tiếp.
Bỗng nhiên đến năm 2011 thì phải, quy định ban ra từ bộ trưởng công an là các tội xâm phạm an ninh quốc gia không được sao chụp. Luật sư chỉ được đến toà ngồi xem, thích thì ghi chép lại bằng tay.
Không hiểu sao chỉ phía công an ra quy định mà viện kiểm sát và toà án lại chấp hành. ?
Việc cấm như thế rất tai hại cho luật sư, nhất là những luật sư ở xa. Ngồi đọc hàng xấp bút lục trong thời gian vài tiếng một buổi, thì làm sao phân tích được hết những tình tiết. Có bản pho to hay ảnh chụp mang về nhà mới có thể nghiên cứu kỹ được. Thời gian của công an thì dài dằng dặc , gia hạn tạm giam để hoàn thiện hồ sơ có khi đển cả năm. Trong khi đưa sang viện, toà thì lúc ấy luật sư mới được tiếp xúc hồ sơ. Bất công cả về thời gian lẫn không gian làm việc.
Thế nhưng chả thấy luật sư nào nói gì, ca thán gì, hoặc khiếu nại gì. Đấy mới là chuyện đáng nghĩ. Công an lạm quyền ra luật đã đành, nhưng giới luật sư thì dường như họ không phản đối, nếu ai nhiệt tâm thì họ chỉ loay hoay trong cái cho phép ( rất vô lý ) của cơ quan công an. Lạ nhất là nhiều vụ cơ quan điều tra đã ra kết luật hồ sơ, việc thế là sang bên viện hay toà. Thế nhưng có vụ quyền chứng nhận bào chữa vẫn phải do cơ quan điều tra công nhận, luật sư mới được toà hay viện cho phép tiếp xúc hồ sơ.
Các luật sư bào chữa cho các vụ an ninh quốc gia hầu như không thấy cung cấp thông tin gì trong quá trình họ tham gia giúp đỡ pháp luật cho bị cáo. Cùng lắm là tin khoẻ, ốm, tuyệt thực.... cứ như thế đến lúc ra toà. Phiên toà kết thúc là xong, luật sư ra về và mọi tình tiết, diễn biến hồ sơ vụ án của bị cáo thành khép kín. Ngay cả chuyện ở toà tranh luận, diễn biến ra sao cũng chả bao giờ thấy các luật sư nói lại.
Thế là phiên toà đã xử công khai, nhưng không cho người thân, bạn bè vào. Chỉ toàn người của nhà nước, công an thì chớ. Lại thêm hàng ngũ luật sư vào cãi vài câu, đọc một bản bào chữa vô hồn như là chiếu lệ cho xong thủ tục. Góp phần làm thêm phiên toà '' công khai '' thành xử kín.
Chỉ có những bài báo của bọn phóng viên hay dư luận viên là có ngay từ khi khởi tố, rõ là bọn này được tiếp xúc hồ sơ , tiếp nhận thông tin từ cơ quan điều tra. Chúng tha hồ tung hoả mù, độc quyền tin tức trong khi những người bảo vệ cho bị cáo lại không hề có thông tin nào, hoặc thụ động khi thấy tin của đài, báo, dư luận viên đưa ra.
Cách làm việc của luật sư cũng thật hạn chế, họ thường chỉ đợi nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng và nghiên cứu trên những thứ mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát đưa ra bằng văn bản, họ nghiên cứu trong phòng giấy. Việc tìm tòi trong những bút lục, bản cung, nhân chứng khi tiếp cận hồ sơ cũng rất chiếu lệ. Các luật sư không mấy khi dựng hiện trường, đến hiện trường tìm tòi, đối chiếu, dùng các biện pháp khoa học để kiểm tra những tình tiết xảy ra. Không tự mình mày mò tìm thêm nhân chứng, thu thập bằng chứng, ghi âm, ghi hình lời nói của nhân chứng để phục vụ việc tranh luận trước toà.
Tất nhiên thì chúng ta không thắng được trong những phiên toà mà bản án có sẵn như những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng đừng vì nghĩ không thắng được mà chúng ta làm chiếu lệ. Vì sự có mặt của luật sư mà chỉ chiếu lệ chỉ góp thêm phần phụ hoạ cho bản án bất công. Thà không có cho xong. Cứ để xử kín, cứ để bất công. Còn hơn có luật sư để bọn tà quyền lấy đó làm chứng với dư luận là bị cáo được đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi xét xử.
Nhiều luật sư không dám công bố các tình tiết vụ án cho dư luận. Họ nghĩ rằng phải giữ mình để được biện hộ cho bị cáo trước toà. Nhưng đến khi ra toà thì toà án độc tài chả cho họ biện hộ đầy đủ, những loại thẩm phán hèn hạ sẽ ngồi rình và chêm những mênh lệnh ngắt lời của luật sư khiến họ bị hẫng hay bị khớp. Tôi đã chứng kiến phiên toà,vị luật sư khi nó vung tay theo bản năng phụ hoạ lời mình, bị thẩm phán ngắt lời chỉ trích hành động vung tay, rồi thẩm phán đay đi đay lại chuyện vung tay là thế này, thế kia có thể bị đuổi ra khỏi toà. Lời chi trích đay nghiên của thẩm phán dài đến 10 phút, rõ ràng có ý đồ gây ức chế và ngắt mạch tranh luận của phiên toà. Cho nên thiết nghĩ các luật sư không nên trông đợi việc mình có mặt ở phiên toà sẽ làm được gì nhiều. Kể cả những thân nhân những người bị bắt cũng phải có tâm lý như vậy, đừng nghĩ có luật sư là mọi thứ sẽ có công bằng.
Tuy nhiên sự có mặt của luật sư sẽ có lợi cho bị cáo, khi luật sư là người can đảm, mặc dù không được tranh luận rõ ràng đến nơi đến chốn tại toà vì sự bỉ ổi, hèn hạ của những tên chủ toạ, thẩm phán, viện kiểm sát đã dùng quyền cắt ngang, không cho tranh luận. Nhưng nếu các luật sư ghi nhớ các tình tiết vụ án, các diễn biến tố tụng, những hành vi , lời nói của những kẻ hành pháp, chấp pháp mà ghi chép rành mạnh, công bố cho thiên hạ. Ắt sẽ giảm được đi rất nhiều sự lạm dụng quá đáng của luật pháp tà quyền.
Sự chủ động tìm tòi bằng chứng , nhân chứng, kiên trì nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi nhớ quá trình tố tụng...và công khai cho dư luận biết khi vụ án kết thúc. Cho dù là bản án bỏ túi đi nữa, nhưng dư luận sẽ thấy rõ cuộc chiến pháp lý diễn ra bất công thế nào, pháp luật đang bị bóp méo thế nào. Chúng ta thua ở phiên toà là điều chúng ta thấy và chấp nhận vì phiên toà của một thể chế độc tài. Nhưng đừng để thua chúng trên mặt dư luận. Những ghi chép đầy đủ về những chèn ép bất công trong quá trình luật sư tham gia bào chữa sẽ là những chiến thắng nhỏ, cứ tích dần chúng như thể sẽ dẫn đến thắng lợi lớn sau này trong việc cải cách pháp luật. Ít ra thì tại thời điểm này những việc làm đó của luật sư cũng cho dư luận thấy rõ thêm bộ mặt xảo trá, quỷ quyệt và thủ đoạn của những kẻ nắm giữ pháp luật, bóp méo quá trình tố tụng.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/12/kieu-gi-cung-la-xu-kin-va-mot-vai-han.html
Kiểu gì cũng là xử kín và một vài hạn chế của luật sư bào chữa những vụ án an ninh quốc gia.
Mấy năm trước mình đi theo Huỳnh Văn Đông bào chữa cho vụ Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội. Lúc đó được phép đi vào toà án tối cao ở Đội Cấn để chụp hình những hồ sơ, tài liệu.Hồ sơ, tài liệu rất đầy đủ. Kể cả biên bản lấy lời khai của bị can, cả lời khai của nhân chứng, biên bản giám định.... Thủ tục vào xem hồ sơ cũng dễ. Luật sư đưa giấy, giới thiệu người đi cùng là thợ ảnh. Hai thằng vào trong gặp thư ký toà. Người của toà dẫn ra một phòng riêng có bàn ghế, đưa cho tập hồ sơ, luật sư ký nhận , sau đó tha hồ xem. Kể cả đóng cửa lại cho yên tĩnh. Xem hết giờ hành chính thì nghỉ, thích thì trưa lại vào xem hay chụp ảnh tiếp.
Bỗng nhiên đến năm 2011 thì phải, quy định ban ra từ bộ trưởng công an là các tội xâm phạm an ninh quốc gia không được sao chụp. Luật sư chỉ được đến toà ngồi xem, thích thì ghi chép lại bằng tay.
Không hiểu sao chỉ phía công an ra quy định mà viện kiểm sát và toà án lại chấp hành. ?
Việc cấm như thế rất tai hại cho luật sư, nhất là những luật sư ở xa. Ngồi đọc hàng xấp bút lục trong thời gian vài tiếng một buổi, thì làm sao phân tích được hết những tình tiết. Có bản pho to hay ảnh chụp mang về nhà mới có thể nghiên cứu kỹ được. Thời gian của công an thì dài dằng dặc , gia hạn tạm giam để hoàn thiện hồ sơ có khi đển cả năm. Trong khi đưa sang viện, toà thì lúc ấy luật sư mới được tiếp xúc hồ sơ. Bất công cả về thời gian lẫn không gian làm việc.
Thế nhưng chả thấy luật sư nào nói gì, ca thán gì, hoặc khiếu nại gì. Đấy mới là chuyện đáng nghĩ. Công an lạm quyền ra luật đã đành, nhưng giới luật sư thì dường như họ không phản đối, nếu ai nhiệt tâm thì họ chỉ loay hoay trong cái cho phép ( rất vô lý ) của cơ quan công an. Lạ nhất là nhiều vụ cơ quan điều tra đã ra kết luật hồ sơ, việc thế là sang bên viện hay toà. Thế nhưng có vụ quyền chứng nhận bào chữa vẫn phải do cơ quan điều tra công nhận, luật sư mới được toà hay viện cho phép tiếp xúc hồ sơ.
Các luật sư bào chữa cho các vụ an ninh quốc gia hầu như không thấy cung cấp thông tin gì trong quá trình họ tham gia giúp đỡ pháp luật cho bị cáo. Cùng lắm là tin khoẻ, ốm, tuyệt thực.... cứ như thế đến lúc ra toà. Phiên toà kết thúc là xong, luật sư ra về và mọi tình tiết, diễn biến hồ sơ vụ án của bị cáo thành khép kín. Ngay cả chuyện ở toà tranh luận, diễn biến ra sao cũng chả bao giờ thấy các luật sư nói lại.
Thế là phiên toà đã xử công khai, nhưng không cho người thân, bạn bè vào. Chỉ toàn người của nhà nước, công an thì chớ. Lại thêm hàng ngũ luật sư vào cãi vài câu, đọc một bản bào chữa vô hồn như là chiếu lệ cho xong thủ tục. Góp phần làm thêm phiên toà '' công khai '' thành xử kín.
Chỉ có những bài báo của bọn phóng viên hay dư luận viên là có ngay từ khi khởi tố, rõ là bọn này được tiếp xúc hồ sơ , tiếp nhận thông tin từ cơ quan điều tra. Chúng tha hồ tung hoả mù, độc quyền tin tức trong khi những người bảo vệ cho bị cáo lại không hề có thông tin nào, hoặc thụ động khi thấy tin của đài, báo, dư luận viên đưa ra.
Cách làm việc của luật sư cũng thật hạn chế, họ thường chỉ đợi nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng và nghiên cứu trên những thứ mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát đưa ra bằng văn bản, họ nghiên cứu trong phòng giấy. Việc tìm tòi trong những bút lục, bản cung, nhân chứng khi tiếp cận hồ sơ cũng rất chiếu lệ. Các luật sư không mấy khi dựng hiện trường, đến hiện trường tìm tòi, đối chiếu, dùng các biện pháp khoa học để kiểm tra những tình tiết xảy ra. Không tự mình mày mò tìm thêm nhân chứng, thu thập bằng chứng, ghi âm, ghi hình lời nói của nhân chứng để phục vụ việc tranh luận trước toà.
Tất nhiên thì chúng ta không thắng được trong những phiên toà mà bản án có sẵn như những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng đừng vì nghĩ không thắng được mà chúng ta làm chiếu lệ. Vì sự có mặt của luật sư mà chỉ chiếu lệ chỉ góp thêm phần phụ hoạ cho bản án bất công. Thà không có cho xong. Cứ để xử kín, cứ để bất công. Còn hơn có luật sư để bọn tà quyền lấy đó làm chứng với dư luận là bị cáo được đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi xét xử.
Nhiều luật sư không dám công bố các tình tiết vụ án cho dư luận. Họ nghĩ rằng phải giữ mình để được biện hộ cho bị cáo trước toà. Nhưng đến khi ra toà thì toà án độc tài chả cho họ biện hộ đầy đủ, những loại thẩm phán hèn hạ sẽ ngồi rình và chêm những mênh lệnh ngắt lời của luật sư khiến họ bị hẫng hay bị khớp. Tôi đã chứng kiến phiên toà,vị luật sư khi nó vung tay theo bản năng phụ hoạ lời mình, bị thẩm phán ngắt lời chỉ trích hành động vung tay, rồi thẩm phán đay đi đay lại chuyện vung tay là thế này, thế kia có thể bị đuổi ra khỏi toà. Lời chi trích đay nghiên của thẩm phán dài đến 10 phút, rõ ràng có ý đồ gây ức chế và ngắt mạch tranh luận của phiên toà. Cho nên thiết nghĩ các luật sư không nên trông đợi việc mình có mặt ở phiên toà sẽ làm được gì nhiều. Kể cả những thân nhân những người bị bắt cũng phải có tâm lý như vậy, đừng nghĩ có luật sư là mọi thứ sẽ có công bằng.
Tuy nhiên sự có mặt của luật sư sẽ có lợi cho bị cáo, khi luật sư là người can đảm, mặc dù không được tranh luận rõ ràng đến nơi đến chốn tại toà vì sự bỉ ổi, hèn hạ của những tên chủ toạ, thẩm phán, viện kiểm sát đã dùng quyền cắt ngang, không cho tranh luận. Nhưng nếu các luật sư ghi nhớ các tình tiết vụ án, các diễn biến tố tụng, những hành vi , lời nói của những kẻ hành pháp, chấp pháp mà ghi chép rành mạnh, công bố cho thiên hạ. Ắt sẽ giảm được đi rất nhiều sự lạm dụng quá đáng của luật pháp tà quyền.
Sự chủ động tìm tòi bằng chứng , nhân chứng, kiên trì nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi nhớ quá trình tố tụng...và công khai cho dư luận biết khi vụ án kết thúc. Cho dù là bản án bỏ túi đi nữa, nhưng dư luận sẽ thấy rõ cuộc chiến pháp lý diễn ra bất công thế nào, pháp luật đang bị bóp méo thế nào. Chúng ta thua ở phiên toà là điều chúng ta thấy và chấp nhận vì phiên toà của một thể chế độc tài. Nhưng đừng để thua chúng trên mặt dư luận. Những ghi chép đầy đủ về những chèn ép bất công trong quá trình luật sư tham gia bào chữa sẽ là những chiến thắng nhỏ, cứ tích dần chúng như thể sẽ dẫn đến thắng lợi lớn sau này trong việc cải cách pháp luật. Ít ra thì tại thời điểm này những việc làm đó của luật sư cũng cho dư luận thấy rõ thêm bộ mặt xảo trá, quỷ quyệt và thủ đoạn của những kẻ nắm giữ pháp luật, bóp méo quá trình tố tụng.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/12/kieu-gi-cung-la-xu-kin-va-mot-vai-han.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Kiểu gì cũng là xử kín và một vài hạn chế của luật sư bào chữa những vụ án an ninh quốc gia. - Người Buôn Gió
Mấy năm trước mình đi theo Huỳnh Văn Đông bào chữa cho vụ Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội. Lúc đó được phép đi vào toà án tối cao ở Đội Cấn để chụp hình những hồ sơ, tài liệu.
Kiểu gì cũng là xử kín và một vài hạn chế của luật sư bào chữa những vụ án an ninh quốc gia.
Mấy năm trước mình đi theo Huỳnh Văn Đông bào chữa cho vụ Trần Đức Thạch, Phạm Văn Trội. Lúc đó được phép đi vào toà án tối cao ở Đội Cấn để chụp hình những hồ sơ, tài liệu.Hồ sơ, tài liệu rất đầy đủ. Kể cả biên bản lấy lời khai của bị can, cả lời khai của nhân chứng, biên bản giám định.... Thủ tục vào xem hồ sơ cũng dễ. Luật sư đưa giấy, giới thiệu người đi cùng là thợ ảnh. Hai thằng vào trong gặp thư ký toà. Người của toà dẫn ra một phòng riêng có bàn ghế, đưa cho tập hồ sơ, luật sư ký nhận , sau đó tha hồ xem. Kể cả đóng cửa lại cho yên tĩnh. Xem hết giờ hành chính thì nghỉ, thích thì trưa lại vào xem hay chụp ảnh tiếp.
Bỗng nhiên đến năm 2011 thì phải, quy định ban ra từ bộ trưởng công an là các tội xâm phạm an ninh quốc gia không được sao chụp. Luật sư chỉ được đến toà ngồi xem, thích thì ghi chép lại bằng tay.
Không hiểu sao chỉ phía công an ra quy định mà viện kiểm sát và toà án lại chấp hành. ?
Việc cấm như thế rất tai hại cho luật sư, nhất là những luật sư ở xa. Ngồi đọc hàng xấp bút lục trong thời gian vài tiếng một buổi, thì làm sao phân tích được hết những tình tiết. Có bản pho to hay ảnh chụp mang về nhà mới có thể nghiên cứu kỹ được. Thời gian của công an thì dài dằng dặc , gia hạn tạm giam để hoàn thiện hồ sơ có khi đển cả năm. Trong khi đưa sang viện, toà thì lúc ấy luật sư mới được tiếp xúc hồ sơ. Bất công cả về thời gian lẫn không gian làm việc.
Thế nhưng chả thấy luật sư nào nói gì, ca thán gì, hoặc khiếu nại gì. Đấy mới là chuyện đáng nghĩ. Công an lạm quyền ra luật đã đành, nhưng giới luật sư thì dường như họ không phản đối, nếu ai nhiệt tâm thì họ chỉ loay hoay trong cái cho phép ( rất vô lý ) của cơ quan công an. Lạ nhất là nhiều vụ cơ quan điều tra đã ra kết luật hồ sơ, việc thế là sang bên viện hay toà. Thế nhưng có vụ quyền chứng nhận bào chữa vẫn phải do cơ quan điều tra công nhận, luật sư mới được toà hay viện cho phép tiếp xúc hồ sơ.
Các luật sư bào chữa cho các vụ an ninh quốc gia hầu như không thấy cung cấp thông tin gì trong quá trình họ tham gia giúp đỡ pháp luật cho bị cáo. Cùng lắm là tin khoẻ, ốm, tuyệt thực.... cứ như thế đến lúc ra toà. Phiên toà kết thúc là xong, luật sư ra về và mọi tình tiết, diễn biến hồ sơ vụ án của bị cáo thành khép kín. Ngay cả chuyện ở toà tranh luận, diễn biến ra sao cũng chả bao giờ thấy các luật sư nói lại.
Thế là phiên toà đã xử công khai, nhưng không cho người thân, bạn bè vào. Chỉ toàn người của nhà nước, công an thì chớ. Lại thêm hàng ngũ luật sư vào cãi vài câu, đọc một bản bào chữa vô hồn như là chiếu lệ cho xong thủ tục. Góp phần làm thêm phiên toà '' công khai '' thành xử kín.
Chỉ có những bài báo của bọn phóng viên hay dư luận viên là có ngay từ khi khởi tố, rõ là bọn này được tiếp xúc hồ sơ , tiếp nhận thông tin từ cơ quan điều tra. Chúng tha hồ tung hoả mù, độc quyền tin tức trong khi những người bảo vệ cho bị cáo lại không hề có thông tin nào, hoặc thụ động khi thấy tin của đài, báo, dư luận viên đưa ra.
Cách làm việc của luật sư cũng thật hạn chế, họ thường chỉ đợi nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng và nghiên cứu trên những thứ mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát đưa ra bằng văn bản, họ nghiên cứu trong phòng giấy. Việc tìm tòi trong những bút lục, bản cung, nhân chứng khi tiếp cận hồ sơ cũng rất chiếu lệ. Các luật sư không mấy khi dựng hiện trường, đến hiện trường tìm tòi, đối chiếu, dùng các biện pháp khoa học để kiểm tra những tình tiết xảy ra. Không tự mình mày mò tìm thêm nhân chứng, thu thập bằng chứng, ghi âm, ghi hình lời nói của nhân chứng để phục vụ việc tranh luận trước toà.
Tất nhiên thì chúng ta không thắng được trong những phiên toà mà bản án có sẵn như những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng đừng vì nghĩ không thắng được mà chúng ta làm chiếu lệ. Vì sự có mặt của luật sư mà chỉ chiếu lệ chỉ góp thêm phần phụ hoạ cho bản án bất công. Thà không có cho xong. Cứ để xử kín, cứ để bất công. Còn hơn có luật sư để bọn tà quyền lấy đó làm chứng với dư luận là bị cáo được đảm bảo đầy đủ quyền lợi khi xét xử.
Nhiều luật sư không dám công bố các tình tiết vụ án cho dư luận. Họ nghĩ rằng phải giữ mình để được biện hộ cho bị cáo trước toà. Nhưng đến khi ra toà thì toà án độc tài chả cho họ biện hộ đầy đủ, những loại thẩm phán hèn hạ sẽ ngồi rình và chêm những mênh lệnh ngắt lời của luật sư khiến họ bị hẫng hay bị khớp. Tôi đã chứng kiến phiên toà,vị luật sư khi nó vung tay theo bản năng phụ hoạ lời mình, bị thẩm phán ngắt lời chỉ trích hành động vung tay, rồi thẩm phán đay đi đay lại chuyện vung tay là thế này, thế kia có thể bị đuổi ra khỏi toà. Lời chi trích đay nghiên của thẩm phán dài đến 10 phút, rõ ràng có ý đồ gây ức chế và ngắt mạch tranh luận của phiên toà. Cho nên thiết nghĩ các luật sư không nên trông đợi việc mình có mặt ở phiên toà sẽ làm được gì nhiều. Kể cả những thân nhân những người bị bắt cũng phải có tâm lý như vậy, đừng nghĩ có luật sư là mọi thứ sẽ có công bằng.
Tuy nhiên sự có mặt của luật sư sẽ có lợi cho bị cáo, khi luật sư là người can đảm, mặc dù không được tranh luận rõ ràng đến nơi đến chốn tại toà vì sự bỉ ổi, hèn hạ của những tên chủ toạ, thẩm phán, viện kiểm sát đã dùng quyền cắt ngang, không cho tranh luận. Nhưng nếu các luật sư ghi nhớ các tình tiết vụ án, các diễn biến tố tụng, những hành vi , lời nói của những kẻ hành pháp, chấp pháp mà ghi chép rành mạnh, công bố cho thiên hạ. Ắt sẽ giảm được đi rất nhiều sự lạm dụng quá đáng của luật pháp tà quyền.
Sự chủ động tìm tòi bằng chứng , nhân chứng, kiên trì nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi nhớ quá trình tố tụng...và công khai cho dư luận biết khi vụ án kết thúc. Cho dù là bản án bỏ túi đi nữa, nhưng dư luận sẽ thấy rõ cuộc chiến pháp lý diễn ra bất công thế nào, pháp luật đang bị bóp méo thế nào. Chúng ta thua ở phiên toà là điều chúng ta thấy và chấp nhận vì phiên toà của một thể chế độc tài. Nhưng đừng để thua chúng trên mặt dư luận. Những ghi chép đầy đủ về những chèn ép bất công trong quá trình luật sư tham gia bào chữa sẽ là những chiến thắng nhỏ, cứ tích dần chúng như thể sẽ dẫn đến thắng lợi lớn sau này trong việc cải cách pháp luật. Ít ra thì tại thời điểm này những việc làm đó của luật sư cũng cho dư luận thấy rõ thêm bộ mặt xảo trá, quỷ quyệt và thủ đoạn của những kẻ nắm giữ pháp luật, bóp méo quá trình tố tụng.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2014/12/kieu-gi-cung-la-xu-kin-va-mot-vai-han.html