Nhân Vật

Ký Thiệt: Ông Nguyễn Gia Kiểng và giấc mơ “hòa giải dân tộc”

Hơn lúc nào hết người Việt Nam chúng ta nên suy ngẫm về bài học của cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Từ 71 năm qua chúng ta đã sống một thảm kịch tương tự như Cách Mạng Pháp 1789

Ký Thiệt - Không bao lâu sau ngày 30.4.1975, Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng đã lập ra Nhóm Thông Luận ở Paris để kêu gọi “hòa giải” với “bên thắng cuộc”.

Nghĩ rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa với ngọn đuốc Mác-Lênin là trào lưu bách chiến bách thắng của thời đại, và mơ ước được Cộng sản Hà-nội hòa giải và hòa đàm với mình, ông Nguyễn Gia Kiểng đã tỏ ra rất thức thời và “tiến bộ”. Ông ta ca ngợi VC có công thống nhất đất nước và nhìn nhận Hồ Chí Minh là người ái quốc.

Bất chấp bị nhiều người Việt tị nạn ở hải ngoại đả kích, chế giễu là ngây thơ hay… dở hơi, ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn giữ vững lập trường không giống ai, hy vọng một ngày đẹp trời “cách mạng” sẽ nhận ra chân lý và mời ông về Việt Nam tham chánh và... thực thi chính sách “hòa hợp hòa giải dân tộc”.

Nhưng, những gì xảy ra đã không giống như tiên tri của Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, VC chẳng đoái hoài gì tới sự có mặt và tiếng nói của Nhóm Thông Luận, và Khối Cộng sản Đông Âu cùng hậu phương lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Liên-Sô đã theo nhau sụp đổ tan tành, chết tức tưởi. Cộng sản VN trở thành một trong mấy đứa con mồ côi của Lênin.

Từ đó ông Nguyễn Gia Kiểng ít khi lên tiếng về chuyện “hòa giải dân tộc” với người anh em trong nước, cho tới gần đây, nhân xảy ra vụ khủng bố dã man tại Nice, một thành phố biển yên bình của nước Pháp, trong lúc dân chúng đang tập họp ăn mừng ngày Quốc Khánh 14 tháng 7, ông Kiểng đã viết một bài phân tích tình hình nước Pháp ngày nay và mổ xẻ cuộc cách mạng đẫm máu năm 1789 để rồi từ đó tìm ra chân lý‎ mới cho một cuộc hòa giải dân tộc tại Việt Nam như sau:

..... Vết thương của cuộc Cách Mạng 1789 vẫn chưa lành vì người Pháp đã không thực hiện hòa giải dân tộc sau đó. Đã không có phục hồi danh dự và công lý cho các nạn nhân; cuộc Cách Mạng 1789 dù đã làm hàng triệu người chết oan và khiến nước Pháp kiệt quệ vẫn còn được các chính quyền long trọng kỷ niệm như một này vui. Vẫn có duyệt binh rầm rộ, ca nhạc, khiêu vũ, pháo bông v.v. khắp nơi. Quốc kỳ của Pháp vẫn là lá cờ của Cách Mạng 1789, quốc ca của Pháp vẫn là bài La Marseillaise rùng rợn kêu gọi dân Pháp "Tiến lên! tiến lên! Để máu hôi tanh tràn ngập ruộng đồng!". Tại sao? Mới đầu có lẽ do sai lầm hoặc áp lực từ cánh tả, nhất là Đảng Cộng Sản Pháp bởi vì một trong những quái thai của sự giao cấu giữa ý niệm dân chủ và chủ nghĩa lãng mạn trong Cách Mạng 1789 là chủ nghĩa cộng sản. Sau đó vì các chính quyền sợ khơi lại một thảm kịch hoặc cho rằng thời gian đã làm xong công việc của nó, và cố tự thuyết phục mình rằng cứ để các sử gia làm công việc của họ và sự vui nhộn trong ngày 14/7 cũng có tác dụng hòa hợp dân tộc. Nhưng nghĩ như vậy là sai, không thể có hòa hợp dân tộc nếu không có hòa giải dân tộc trước và hòa giải dân tộc đòi hỏi phải sòng phẳng với quá khứ. Tôi mang ơn và nợ nước Pháp rất nhiều. Nhưng lý do chính khiến tôi nghĩ nhiều về Cách Mạng 1789 là vì Việt Nam.


Hơn lúc nào hết người Việt Nam chúng ta nên suy ngẫm về bài học của cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Từ 71 năm qua chúng ta đã sống một thảm kịch tương tự như Cách Mạng Pháp 1789 ở qui mô Việt Nam và chúng ta cũng đang đứng trước nguy cơ lặp lại một thảm kịch tương tự khác.


Trước hết cuộc Cách Mạng Tháng 8/1945 tại Việt Nam đã là một sự sao chép của Cách Mạng 1789. Cũng tàn bạo, đẫm máu dưới ảnh hưởng của phong trào lãng mạn nở rộ từ thập niên 1930. Người ta có thể nhận thấy sự tìm kiếm cảm giác mạnh trong chiến tranh và đập phá qua những bài hát rất được ưa chuộng vào lúc đó như "thề phanh thây uống máu quân thù", hay "mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai", hay "lúc phá hết phố phường biệt ly đời gấm hoa". Giai đoạn Cách Mạng Tháng 8 cũng đã là một giai đoạn kinh hoàng. Hàng trăm nghìn người yêu nước hoặc vô tội đã bị ám sát hoặc thủ tiêu. Chỉ khác một điều là những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, trước hết là ông Hồ Chí Minh, không lãng mạn như những người cách mạng Pháp năm 1789; họ chỉ lợi dụng tâm lý lãng mạn mê cuồng bạo lực của thanh niên lúc đó để tàn sát các đối thủ - những đảng viên và những người bị tình nghi là đảng viên của các đảng phái quốc gia- và thiết lập chế độ cộng sản. Và sau đó cũng là nội chiến và cũng không có hòa giải dân tộc, Cách Mạng Tháng 8 vẫn được tôn vinh như một ngày vui lớn, quốc kỳ vẫn là cờ đỏ sao vàng, quốc ca vẫn là bài Tiến quân ca, những thủ phạm của cuộc thảm sát vẫn được tôn vinh như những anh hùng dân tộc và những nạn nhân vẫn tiếp tục bị miệt thị. Kết quả là chúng ta đã chia rẽ và tụt hậu bi đát như ngày nay.

http://image.slidesharecdn.com/thefrenchrevolutionof1789-160307133619/95/the-french-revolution-of-1789-1-638.jpg?cb=1457378221
Nhưng quan trọng hơn là ngay trong lúc này chúng ta cũng đang ở trong một khúc quanh lịch sử lớn mà nếu không cảnh giác chúng ta có thể rơi vào một giai đoạn xáo trộn thảm khốc tương tự giai đoạn 1945 thay vì mở ra một kỷ nguyên dân chủ lành mạnh. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay rất giống chế độ quân chủ của Pháp dưới Louis 16 vào năm 1789 về bản chất: cả hai đều là những chế độ toàn trị từ lâu đã không còn lý do tồn tại và đã đến lúc phải bị đào thải nhưng những người cầm quyền không nhìn ra lối thoát.


Trước Cách Mạng 1789 nước Pháp có hai thành phần ăn trên ngồi trước là lớp quí tộc và hàng giáo phẩm Công Giáo chiếm 3% dân số, bóc lột 97% còn lại, nghĩa là quần chúng, mà họ gọi là thành phần thứ ba (le tiers Etat). Các tiến bộ về kiến thức và tư tưởng đã khiến quan hệ giữa quần chúng với hai thành phần được ưu đãi chuyển dần từ tôn sùng và nể sợ sang phản bác và thù ghét. Nhưng các vua chúa vẫn cố tình không chịu nhìn vào sự thực và tìm cách thích nghi...

Thực trạng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay cũng không khác, có lẽ còn tệ hơn. Thành phần đảng viên ưu đãi và tư sản đỏ chưa chắc đã được 2%; quan hệ giữa quần chúng và chính quyền từ lâu đã chuyển từ ngưỡng mộ và sợ hãi sang chán ghét và thù ghét, gần đây nó trở thành khinh bỉ và căm thù, nhất là sau khi sự lệ thuộc hổ nhục vào Trung Quốc bị phơi bày, từ mật ước Thành Đô đến vụ cá chết ở miền Trung qua những làm mất biển đảo, rừng đầu nguồn, Bôxit Tây Nguyên v.v. Và người ta cũng không còn giấu giếm sự phẫn nộ. Đảng Cộng Sản đã mất hết sự chính đáng, dù là về lý tưởng hay thành tích. Không còn ai có thể hãnh diện vì là đảng viên hay quan chức cộng sản, nhiều người bắt đầu cảm thấy xấu hổ. Chỉ cần một chút sáng suốt thôi những người lãnh đạo cộng sản cũng phải nhìn thấy tình trạng tuyệt vọng của chế độ, nhưng họ chỉ biết đáp lại sự phẫn nộ của nhân dân bằng đàn áp và thách thức.


Người ta thường nói cuộc Cách Mạng 1789 đã xảy ra là vì vua Louis 16 cạn kiệt ngân sách sau khi yểm trợ cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ nên phải triệu tập Đại Hội Quốc Dân (Etats Généraux) với hy vọng tăng thuế, nhưng Đại Hội Quốc Dân họp trong bối cảnh bất mãn lên cao nên đã nhanh chóng biến thành Hội Đồng Cách Mạng. Nhưng đó chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn một ly nước đã đầy. Lý do thực sự là chế độ quân chủ chuyên chế thần quyền đã hết thời và các vua nước Pháp đã không chịu thích nghi. Thế kỷ 18 được gọi là Thế Kỷ Ánh Sáng vì sự nở rộ của các luồng tư tưởng khai phóng, điển hình là nhóm Bách Khoa của d'Alembert và Diderot, hay Rousseau, Voltaire và nhiều người khác. Họ đã làm thay đổi trí tuệ và tâm hồn của nước Pháp sau một cuộc phấn đấu dũng cảm và kiên trì. Ý thức hệ Thiên Chúa Giáo đã lung lay và không thể làm nền tảng cho chế độ quân chủ tuyệt đối được nữa. Mặt khác những tiến bộ về công nghiệp và nông nghiệp cũng khiến quần chúng sung túc hơn và có sức mạnh hơn trước. Không chỉ tư tưởng đã thay đổi mà so sánh lực lượng cũng thay đổi. Và vì chế độ quân chủ không chịu thích nghi với tình huống mới, như chuyển hóa thành quân chủ lập hiến chẳng hạn, nên quan hệ giữa nhân dân và nhà vua chuyển dần từ sủng aí tới dửng dưng, rồi thù ghét vì tham nhũng và bóc lột.  Sự tàn bạo của Cách Mạng Pháp 1789 đã nhắc lại một sự thực không ngừng được lặp lại trong lịch sử thế giới là một thay đổi bắt buộc phải đến mà bị trì hoãn quá lâu sẽ rất dữ dội khi cuối cùng vẫn phải đến.


Tình trạng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay cũng không khác. Chế độ cũng đang rất túng thiếu, chưa biết có thể vay ai hay tìm đâu ra tiền. Sự phá sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng nếu vì thế mà chế độ này sụp đổ thì đó cũng sẽ chỉ là giọt nước làm tràn ly. Lý do thực sự là chế độ cộng sản này không còn bất cứ lý do nào để tiếp tục tồn tại. Những tiến bộ dồn dập về giao thông và truyền thông đã mở cửa Việt Nam ra với thế giới và đem thế giới tới Việt Nam. Con người Việt Nam đã thay đổi hẳn. Chủ nghĩa Mác-Lênin không còn là đỉnh cao trí tuệ đối với ai mà chỉ còn là một sự nhảm nhí đẫm máu đối với mọi người. Những dối trá đã bị lật tẩy, những tội ác đã bị phơi bày và các vĩ nhân của Đảng, kể cả Hồ Chí Minh, đã hiện nguyên hình là những con người thiển cận, khi không vừa thiển cận vừa gian ác, duới mắt mọi người Việt Nam, trừ một số người già. Không những thế tương quan lực lượng cũng đã thay đổi, người dân ngày nay không còn lệ thuộc vào chính quyền trong những nhu cầu sinh sống hàng ngày. Họ không chỉ khinh bỉ và căm thù chính quyền mà còn có sức mạnh để đứng dậy. Tuy vậy chính quyền cộng sản vẫn ngoan cố và hung bạo thay vì tìm cách hạ cánh an toàn. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ của một cuộc cách mạng dữ dội không khác Cách Mạng Tháng 8/1945, nhưng lần này Đảng Cộng Sản không phải là thủ phạm mà sẽ là nạn nhân.


Phải rất cảnh giác. Nếu chúng ta không thực hiện hòa giải dân tộc và để cho thù hận nổ bùng thì một lần nữa chúng ta sẽ lại rơi vào một thảm kịch tương tự như nước Pháp sau 1789. Chỉ khác một điều là Pháp lúc đó là cường quốc mạnh nhất thế giới vượt xa tất cả các quốc gia khác nên dù có đổ vỡ lớn và chia rẽ sau đó cũng vẫn là một nước giầu mạnh và tiếp tục tồn tại. Đó không phải là trường hợp của chúng ta. Chúng ta đã quá tụt hậu rồi, suy thoái hơn nữa đồng nghĩa với thua kém vĩnh viễn. Và trong thế giới toàn cầu hóa này, khi khái niệm quốc gia đang bị xét lại rất gay gắt, thua kém vĩnh viễn tất nhiên dẫn tới giải thể quốc gia.


Mặt khác vũ khí cầm cự chính hiện nay của thành phần thủ cựu ngoan cố trong ban lãnh đạo cộng sản là khai thác sự lo sợ của các đảng viên cộng sản rằng sẽ có trả thù báo oán dữ dội nếu chế độ không còn. Chúng ta phải vô hiệu hóa vũ khí này bằng một khẳng định thật dứt khoát rằng cuộc vận động dân chủ không hề nhắm tiêu diệt hay hạ nhục một ai vì tinh thần chỉ đạo của nó là hòa giải và hòa hợp dân tộc. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là đáp án cho cả hai bài toán thiết lập dân chủ và giữ nước. 

(ngưng trích)

Mong rằng lần này giấc mơ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” của Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng không phải cũng lại vẫn chỉ là một giấc mơ vì “chúng ta” khác với cộng sản. “Chúng ta” không khát máu và không cuồng tín như “chúng nó”. Ông Kiểng hãy nhìn lại lịch sử những cuộc nổi dậy của dân các nước Đông Âu và Nga mấy tháng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước thì thấy đã không có máu đổ và không có trả thù, trừ nước Rô-ma-ni, “lãnh tụ kính yêu” Ceausescu và vợ đã bị chính quân đội của hắn ta xử bắn vì quá ngoan cố, dùng công an bắn giết thường dân tay không đứng lên đòi tự do và không bạo động.

Đó là bài học dành riêng cho “tứ trụ triều đình” của chế độ cộng sản hiện nay tại Việt Nam.

Ký Thiệt

Nguyễn Mai Anh chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ký Thiệt: Ông Nguyễn Gia Kiểng và giấc mơ “hòa giải dân tộc”

Hơn lúc nào hết người Việt Nam chúng ta nên suy ngẫm về bài học của cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Từ 71 năm qua chúng ta đã sống một thảm kịch tương tự như Cách Mạng Pháp 1789

Ký Thiệt - Không bao lâu sau ngày 30.4.1975, Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng đã lập ra Nhóm Thông Luận ở Paris để kêu gọi “hòa giải” với “bên thắng cuộc”.

Nghĩ rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa với ngọn đuốc Mác-Lênin là trào lưu bách chiến bách thắng của thời đại, và mơ ước được Cộng sản Hà-nội hòa giải và hòa đàm với mình, ông Nguyễn Gia Kiểng đã tỏ ra rất thức thời và “tiến bộ”. Ông ta ca ngợi VC có công thống nhất đất nước và nhìn nhận Hồ Chí Minh là người ái quốc.

Bất chấp bị nhiều người Việt tị nạn ở hải ngoại đả kích, chế giễu là ngây thơ hay… dở hơi, ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn giữ vững lập trường không giống ai, hy vọng một ngày đẹp trời “cách mạng” sẽ nhận ra chân lý và mời ông về Việt Nam tham chánh và... thực thi chính sách “hòa hợp hòa giải dân tộc”.

Nhưng, những gì xảy ra đã không giống như tiên tri của Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, VC chẳng đoái hoài gì tới sự có mặt và tiếng nói của Nhóm Thông Luận, và Khối Cộng sản Đông Âu cùng hậu phương lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Liên-Sô đã theo nhau sụp đổ tan tành, chết tức tưởi. Cộng sản VN trở thành một trong mấy đứa con mồ côi của Lênin.

Từ đó ông Nguyễn Gia Kiểng ít khi lên tiếng về chuyện “hòa giải dân tộc” với người anh em trong nước, cho tới gần đây, nhân xảy ra vụ khủng bố dã man tại Nice, một thành phố biển yên bình của nước Pháp, trong lúc dân chúng đang tập họp ăn mừng ngày Quốc Khánh 14 tháng 7, ông Kiểng đã viết một bài phân tích tình hình nước Pháp ngày nay và mổ xẻ cuộc cách mạng đẫm máu năm 1789 để rồi từ đó tìm ra chân lý‎ mới cho một cuộc hòa giải dân tộc tại Việt Nam như sau:

..... Vết thương của cuộc Cách Mạng 1789 vẫn chưa lành vì người Pháp đã không thực hiện hòa giải dân tộc sau đó. Đã không có phục hồi danh dự và công lý cho các nạn nhân; cuộc Cách Mạng 1789 dù đã làm hàng triệu người chết oan và khiến nước Pháp kiệt quệ vẫn còn được các chính quyền long trọng kỷ niệm như một này vui. Vẫn có duyệt binh rầm rộ, ca nhạc, khiêu vũ, pháo bông v.v. khắp nơi. Quốc kỳ của Pháp vẫn là lá cờ của Cách Mạng 1789, quốc ca của Pháp vẫn là bài La Marseillaise rùng rợn kêu gọi dân Pháp "Tiến lên! tiến lên! Để máu hôi tanh tràn ngập ruộng đồng!". Tại sao? Mới đầu có lẽ do sai lầm hoặc áp lực từ cánh tả, nhất là Đảng Cộng Sản Pháp bởi vì một trong những quái thai của sự giao cấu giữa ý niệm dân chủ và chủ nghĩa lãng mạn trong Cách Mạng 1789 là chủ nghĩa cộng sản. Sau đó vì các chính quyền sợ khơi lại một thảm kịch hoặc cho rằng thời gian đã làm xong công việc của nó, và cố tự thuyết phục mình rằng cứ để các sử gia làm công việc của họ và sự vui nhộn trong ngày 14/7 cũng có tác dụng hòa hợp dân tộc. Nhưng nghĩ như vậy là sai, không thể có hòa hợp dân tộc nếu không có hòa giải dân tộc trước và hòa giải dân tộc đòi hỏi phải sòng phẳng với quá khứ. Tôi mang ơn và nợ nước Pháp rất nhiều. Nhưng lý do chính khiến tôi nghĩ nhiều về Cách Mạng 1789 là vì Việt Nam.


Hơn lúc nào hết người Việt Nam chúng ta nên suy ngẫm về bài học của cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Từ 71 năm qua chúng ta đã sống một thảm kịch tương tự như Cách Mạng Pháp 1789 ở qui mô Việt Nam và chúng ta cũng đang đứng trước nguy cơ lặp lại một thảm kịch tương tự khác.


Trước hết cuộc Cách Mạng Tháng 8/1945 tại Việt Nam đã là một sự sao chép của Cách Mạng 1789. Cũng tàn bạo, đẫm máu dưới ảnh hưởng của phong trào lãng mạn nở rộ từ thập niên 1930. Người ta có thể nhận thấy sự tìm kiếm cảm giác mạnh trong chiến tranh và đập phá qua những bài hát rất được ưa chuộng vào lúc đó như "thề phanh thây uống máu quân thù", hay "mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai", hay "lúc phá hết phố phường biệt ly đời gấm hoa". Giai đoạn Cách Mạng Tháng 8 cũng đã là một giai đoạn kinh hoàng. Hàng trăm nghìn người yêu nước hoặc vô tội đã bị ám sát hoặc thủ tiêu. Chỉ khác một điều là những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, trước hết là ông Hồ Chí Minh, không lãng mạn như những người cách mạng Pháp năm 1789; họ chỉ lợi dụng tâm lý lãng mạn mê cuồng bạo lực của thanh niên lúc đó để tàn sát các đối thủ - những đảng viên và những người bị tình nghi là đảng viên của các đảng phái quốc gia- và thiết lập chế độ cộng sản. Và sau đó cũng là nội chiến và cũng không có hòa giải dân tộc, Cách Mạng Tháng 8 vẫn được tôn vinh như một ngày vui lớn, quốc kỳ vẫn là cờ đỏ sao vàng, quốc ca vẫn là bài Tiến quân ca, những thủ phạm của cuộc thảm sát vẫn được tôn vinh như những anh hùng dân tộc và những nạn nhân vẫn tiếp tục bị miệt thị. Kết quả là chúng ta đã chia rẽ và tụt hậu bi đát như ngày nay.

http://image.slidesharecdn.com/thefrenchrevolutionof1789-160307133619/95/the-french-revolution-of-1789-1-638.jpg?cb=1457378221
Nhưng quan trọng hơn là ngay trong lúc này chúng ta cũng đang ở trong một khúc quanh lịch sử lớn mà nếu không cảnh giác chúng ta có thể rơi vào một giai đoạn xáo trộn thảm khốc tương tự giai đoạn 1945 thay vì mở ra một kỷ nguyên dân chủ lành mạnh. Chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay rất giống chế độ quân chủ của Pháp dưới Louis 16 vào năm 1789 về bản chất: cả hai đều là những chế độ toàn trị từ lâu đã không còn lý do tồn tại và đã đến lúc phải bị đào thải nhưng những người cầm quyền không nhìn ra lối thoát.


Trước Cách Mạng 1789 nước Pháp có hai thành phần ăn trên ngồi trước là lớp quí tộc và hàng giáo phẩm Công Giáo chiếm 3% dân số, bóc lột 97% còn lại, nghĩa là quần chúng, mà họ gọi là thành phần thứ ba (le tiers Etat). Các tiến bộ về kiến thức và tư tưởng đã khiến quan hệ giữa quần chúng với hai thành phần được ưu đãi chuyển dần từ tôn sùng và nể sợ sang phản bác và thù ghét. Nhưng các vua chúa vẫn cố tình không chịu nhìn vào sự thực và tìm cách thích nghi...

Thực trạng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay cũng không khác, có lẽ còn tệ hơn. Thành phần đảng viên ưu đãi và tư sản đỏ chưa chắc đã được 2%; quan hệ giữa quần chúng và chính quyền từ lâu đã chuyển từ ngưỡng mộ và sợ hãi sang chán ghét và thù ghét, gần đây nó trở thành khinh bỉ và căm thù, nhất là sau khi sự lệ thuộc hổ nhục vào Trung Quốc bị phơi bày, từ mật ước Thành Đô đến vụ cá chết ở miền Trung qua những làm mất biển đảo, rừng đầu nguồn, Bôxit Tây Nguyên v.v. Và người ta cũng không còn giấu giếm sự phẫn nộ. Đảng Cộng Sản đã mất hết sự chính đáng, dù là về lý tưởng hay thành tích. Không còn ai có thể hãnh diện vì là đảng viên hay quan chức cộng sản, nhiều người bắt đầu cảm thấy xấu hổ. Chỉ cần một chút sáng suốt thôi những người lãnh đạo cộng sản cũng phải nhìn thấy tình trạng tuyệt vọng của chế độ, nhưng họ chỉ biết đáp lại sự phẫn nộ của nhân dân bằng đàn áp và thách thức.


Người ta thường nói cuộc Cách Mạng 1789 đã xảy ra là vì vua Louis 16 cạn kiệt ngân sách sau khi yểm trợ cuộc chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ nên phải triệu tập Đại Hội Quốc Dân (Etats Généraux) với hy vọng tăng thuế, nhưng Đại Hội Quốc Dân họp trong bối cảnh bất mãn lên cao nên đã nhanh chóng biến thành Hội Đồng Cách Mạng. Nhưng đó chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn một ly nước đã đầy. Lý do thực sự là chế độ quân chủ chuyên chế thần quyền đã hết thời và các vua nước Pháp đã không chịu thích nghi. Thế kỷ 18 được gọi là Thế Kỷ Ánh Sáng vì sự nở rộ của các luồng tư tưởng khai phóng, điển hình là nhóm Bách Khoa của d'Alembert và Diderot, hay Rousseau, Voltaire và nhiều người khác. Họ đã làm thay đổi trí tuệ và tâm hồn của nước Pháp sau một cuộc phấn đấu dũng cảm và kiên trì. Ý thức hệ Thiên Chúa Giáo đã lung lay và không thể làm nền tảng cho chế độ quân chủ tuyệt đối được nữa. Mặt khác những tiến bộ về công nghiệp và nông nghiệp cũng khiến quần chúng sung túc hơn và có sức mạnh hơn trước. Không chỉ tư tưởng đã thay đổi mà so sánh lực lượng cũng thay đổi. Và vì chế độ quân chủ không chịu thích nghi với tình huống mới, như chuyển hóa thành quân chủ lập hiến chẳng hạn, nên quan hệ giữa nhân dân và nhà vua chuyển dần từ sủng aí tới dửng dưng, rồi thù ghét vì tham nhũng và bóc lột.  Sự tàn bạo của Cách Mạng Pháp 1789 đã nhắc lại một sự thực không ngừng được lặp lại trong lịch sử thế giới là một thay đổi bắt buộc phải đến mà bị trì hoãn quá lâu sẽ rất dữ dội khi cuối cùng vẫn phải đến.


Tình trạng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay cũng không khác. Chế độ cũng đang rất túng thiếu, chưa biết có thể vay ai hay tìm đâu ra tiền. Sự phá sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng nếu vì thế mà chế độ này sụp đổ thì đó cũng sẽ chỉ là giọt nước làm tràn ly. Lý do thực sự là chế độ cộng sản này không còn bất cứ lý do nào để tiếp tục tồn tại. Những tiến bộ dồn dập về giao thông và truyền thông đã mở cửa Việt Nam ra với thế giới và đem thế giới tới Việt Nam. Con người Việt Nam đã thay đổi hẳn. Chủ nghĩa Mác-Lênin không còn là đỉnh cao trí tuệ đối với ai mà chỉ còn là một sự nhảm nhí đẫm máu đối với mọi người. Những dối trá đã bị lật tẩy, những tội ác đã bị phơi bày và các vĩ nhân của Đảng, kể cả Hồ Chí Minh, đã hiện nguyên hình là những con người thiển cận, khi không vừa thiển cận vừa gian ác, duới mắt mọi người Việt Nam, trừ một số người già. Không những thế tương quan lực lượng cũng đã thay đổi, người dân ngày nay không còn lệ thuộc vào chính quyền trong những nhu cầu sinh sống hàng ngày. Họ không chỉ khinh bỉ và căm thù chính quyền mà còn có sức mạnh để đứng dậy. Tuy vậy chính quyền cộng sản vẫn ngoan cố và hung bạo thay vì tìm cách hạ cánh an toàn. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ của một cuộc cách mạng dữ dội không khác Cách Mạng Tháng 8/1945, nhưng lần này Đảng Cộng Sản không phải là thủ phạm mà sẽ là nạn nhân.


Phải rất cảnh giác. Nếu chúng ta không thực hiện hòa giải dân tộc và để cho thù hận nổ bùng thì một lần nữa chúng ta sẽ lại rơi vào một thảm kịch tương tự như nước Pháp sau 1789. Chỉ khác một điều là Pháp lúc đó là cường quốc mạnh nhất thế giới vượt xa tất cả các quốc gia khác nên dù có đổ vỡ lớn và chia rẽ sau đó cũng vẫn là một nước giầu mạnh và tiếp tục tồn tại. Đó không phải là trường hợp của chúng ta. Chúng ta đã quá tụt hậu rồi, suy thoái hơn nữa đồng nghĩa với thua kém vĩnh viễn. Và trong thế giới toàn cầu hóa này, khi khái niệm quốc gia đang bị xét lại rất gay gắt, thua kém vĩnh viễn tất nhiên dẫn tới giải thể quốc gia.


Mặt khác vũ khí cầm cự chính hiện nay của thành phần thủ cựu ngoan cố trong ban lãnh đạo cộng sản là khai thác sự lo sợ của các đảng viên cộng sản rằng sẽ có trả thù báo oán dữ dội nếu chế độ không còn. Chúng ta phải vô hiệu hóa vũ khí này bằng một khẳng định thật dứt khoát rằng cuộc vận động dân chủ không hề nhắm tiêu diệt hay hạ nhục một ai vì tinh thần chỉ đạo của nó là hòa giải và hòa hợp dân tộc. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là đáp án cho cả hai bài toán thiết lập dân chủ và giữ nước. 

(ngưng trích)

Mong rằng lần này giấc mơ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” của Kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng không phải cũng lại vẫn chỉ là một giấc mơ vì “chúng ta” khác với cộng sản. “Chúng ta” không khát máu và không cuồng tín như “chúng nó”. Ông Kiểng hãy nhìn lại lịch sử những cuộc nổi dậy của dân các nước Đông Âu và Nga mấy tháng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước thì thấy đã không có máu đổ và không có trả thù, trừ nước Rô-ma-ni, “lãnh tụ kính yêu” Ceausescu và vợ đã bị chính quân đội của hắn ta xử bắn vì quá ngoan cố, dùng công an bắn giết thường dân tay không đứng lên đòi tự do và không bạo động.

Đó là bài học dành riêng cho “tứ trụ triều đình” của chế độ cộng sản hiện nay tại Việt Nam.

Ký Thiệt

Nguyễn Mai Anh chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm