Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Kỳ lạ “thôi miên”?.
Như một ví dụ để minh chứng cho việc có thể dùng ý chí tác động vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể, thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đề nghị chúng tôi thực hành theo cách như sau: Úp hai bàn tay vào nhau, lấy điểm gốc là hai đường cổ bàn tay để so sánh. Sau đó nhìn vô định vào một trong hai lòng bàn tay bất kỳ của chính mình và tưởng tượng bàn tay này đang to dần lên, các ngón tay đang vươn dài ra trong khoảng vài phút. Thật kỳ lạ, sau khi úp tay đo lại, trên bàn tay vừa tưởng tượng kia các ngón tay bỗng dài và to hơn hẳn các ngón tay trên bàn tay còn lại, trong khi chỉ vài phút trước đó, hai tay đều nhau! (?!).
Chúng tôi đến gặp Quân "thôi miên" đúng lúc ông đang tiếp một nữ sinh viên. Cô sinh viên này đang học năm thứ 3 Đại học Dân lập Thăng Long, nhờ người quen giới thiệu tìm đến chỗ Quân "thôi miên" để chữa bệnh… sợ! Nguyên do vào khoảng nửa năm trước, cô gái này đi xem bói, thầy bói nói rằng chỉ 3 tháng nữa là chết! Qua 3 tháng, không thấy bị làm sao, tự dưng cô thấy mình sợ đủ thứ trên đời. Một cô gái chân yếu tay mềm, mắt đeo kính cận dày cộp mà lúc nào đi ra đường cũng sợ mình sẽ… làm hại người khác? Đến nỗi bây giờ cô không dám đi học nữa, nghỉ học mấy tuần nay…
Có thời gian tìm hiểu thêm mới biết, trường hợp nữ sinh mắc chứng bệnh lạ nói trên tìm đến Quân "thôi miên" không phải là duy nhất. Ông Quân đưa cho tôi xem một bản đăng ký trị liệu của một người tên là Nguyễn Vũ Thảo, quê quán Diễn Châu - Nghệ An, hiện đã chuyển vào miền Nam sinh sống. Theo bản đăng ký của người đàn ông này, thì từ hồi còn đi học, anh ta gặp nhiều trường hợp người khác nói chuyện bắn văng nước bọt ra ngoài. Sau đó, khi đã đi làm (trong bản đăng ký ghi rõ công việc hiện tại là Sales - bán hàng), một lần nói chuyện thấy có nước bọt văng ra thế là từ đấy trở đi bị ám ảnh thực sự, trong đầu không ngừng nghĩ về… nước bọt!
Trong bản đăng ký, Thảo viết: "…Tôi không thể nào ngừng suy nghĩ về nước bọt được. Đến nỗi miệng luôn ứa ra nước bọt dù không làm gì, ăn gì hay thèm khát gì. Đặc biệt là lúc ngồi gần người khác khiến tôi lo sợ họ nghe thấy tiếng tôi nuốt nước bọt nên lại càng bị tệ hại hơn. Lúc ấy mỗi lần tôi nói, vẫn có thể nói bình thường nhưng kéo dài như vậy một tháng thì tôi bắt đầu có nước bọt cả trong khi nói (mặc dù không bị văng ra ngoài) khiến việc phát âm không còn tròn tiếng và bị ảnh hưởng đến việc diễn đạt nói chung và kéo dài cho đến tận bây giờ (đã 10 năm)…".
Một trong những chi tiết ngay lập tức gây được sự chú ý của chúng tôi, đó là nội dung của bản đăng ký trị liệu theo mẫu. Bản đăng ký đã yêu cầu người có nhu cầu trị liệu cung cấp chi tiết nhiều thông tin như chỉ số huyết áp, đường trong máu? đã từng điều trị tại đâu? Đã hoặc đang điều trị bằng phương pháp nào (đông y, tây y, thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu...)? Các loại thuốc đang sử dụng? Nhận xét của bạn hoặc của bác sĩ về tiến triển của bệnh (ghi rõ là của ai) hay thậm chí những vấn đề như bạn có hay mơ khi ngủ không? Khi ngủ dậy bạn có hay nhớ nội dung giấc mơ không? Bạn đã hoặc sẽ vui nhất khi nào? Trong cuộc sống bạn sợ điều gì nhất? Điều gì đã làm bạn buồn nhất? Có những thông tin cảm tưởng gần như chẳng liên quan gì đến việc điều trị bệnh, chẳng hạn như với câu hỏi của bản đăng ký rằng Bạn đã hoặc sẽ vui nhất khi nào? Nguyễn Vũ Thảo đã trả lời rất hồn nhiên: Chinh phục được người yêu!
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đang ứng dụng thôi miên cho nữ sinh Đại học Thăng Long. |
Khác hẳn với hình dung của nhiều người trước đây cho rằng thôi miên là một điều gì đó kỳ bí, và rằng chẳng cần gì hết, cứ đến thầy thôi miên cho là khỏi bệnh, ông Quân khẳng định với tôi rằng thôi miên là một phương pháp hẳn hoi, đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong phác đồ điều trị một số bệnh nhất định. Tuy nhiên, nó cũng giống như việc ở ta coi châm cứu như một phương pháp, thì ở một số nước khác lại không cho phép vậy. Và khi đã sử dụng như một liệu pháp, thì người sử dụng thôi miên phải biết rõ con bệnh của mình đã điều trị bằng phương pháp nào trước đó, đã điều trị đến đâu, đã uống những thuốc gì… hoặc đối với những bệnh về tâm lý thì lại cần phải có những thông tin về tâm lý, tính cách người bệnh. Chứ không phải thôi miên chỉ cứ là lần lần, sờ sờ rồi bệnh gì cũng khỏi cả. Chữa bệnh gì cũng phải tìm vào căn nguyên của nó.
Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Thể - Tâm - Trí của Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân nằm toàn bộ trên tầng 2 của một nhà văn hóa phường. Từ hơn 2 năm nay, khi chính thức về Việt Nam, ông Quân đã thành lập hai trung tâm, một là Trung tâm Thể - Tâm - Trí trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam. Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân có dáng người nhỏ gọn, ánh mắt khá sắc và đặc biệt là một giọng nói cùng cách biểu đạt rất truyền cảm.
Ông Quân cho biết bắt đầu theo học thôi miên từ năm 29 tuổi, năm 1993 tại Đức và Thụy Sỹ, đến nay đã ngót 20 năm. Theo ông Quân, hiện tại trung tâm không đăng ký chức năng khám chữa bệnh, có lẽ do vấn đề về giấy phép, nhưng với một số trường hợp thân quen giới thiệu hoặc gần gũi thì ông vẫn giúp. Và cũng theo lời ông Quân, thì ông chưa thu tiền "chữa bệnh" của một ai.
Theo giải thích của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, thôi miên không phải là một phép thuật huyền bí. Nó hoàn toàn khác hẳn với tất cả mọi trò ảo thuật và những phương pháp nhanh tay nhanh mắt như chúng ta vẫn thường được nghe hay đã từng được chứng kiến, mà đơn giản thôi miên chỉ là những kỹ thuật để đưa người ta vào trạng thái mà ý thức hệ tạm thời không can thiệp nếu những ám thị từ phía bên ngoài (từ phía các nhà trị liệu) không gây thiệt hại hoặc tổn thương tới cơ thể, tinh thần và luân thường đạo lý của họ…
Trong trạng thái này người ta sẽ tiếp xúc được với vô thức của mình, thông qua đó sẽ có thể thay đổi được phần lớn những tư duy tiêu cực bằng những tư duy tích cực trong tiềm thức. Lập ra một hệ thống tư duy mới, cắt bỏ những nỗi sợ sệt, thay đổi và bỏ đi những cảm xúc tiêu cực có hại cho sức khỏe, hạnh phúc, công việc. Tìm và giải tỏa, tháo gỡ những cảm xúc và những nguyên nhân gây bệnh và cản trở mọi hoạt động trong cuộc sống… Dưới hình thức và bằng những phương pháp này mà thôi miên sẽ làm cho con người khỏe mạnh và thành đạt thực sự, chứ không phải là một phép để làm cho bất cứ ai tự nhiên thay đổi được cả.
Còn về phương diện sinh học, khoa học đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức, một điểm thức nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ ám thị của người thực hiện thôi miên.
Và theo giải thích của ông Quân, thì vấn đề của thôi miên chính là đưa con người vào trạng thái lơ mơ như sắp ngủ như thế, trong tình trạng tần số não hạ thấp ấy để rồi đưa ra những ám thị phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người được thôi miên nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ có điều, ám thị thế nào cho phù hợp với từng hoàn cảnh chắc có lẽ là điều mà Quân "thôi miên" đã phải mất gần 20 năm ròng "đèn sách trời Tây"?
Luật sư Vũ Hoàng Tùng 90kg thời điểm năm 2009 (trái) và 75kg (bây giờ).
Một trường hợp khác cũng đã "qua tay" Quân "thôi miên" khiến chúng tôi khá tò mò và tìm gặp cho bằng được. Đó là trường hợp của luật sư Vũ Hoàng Tùng, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Luật sư Tùng cao 1,80m. Thời điểm năm 2009, Vũ Hoàng Tùng nặng 90kg. Xem một bức hình anh Tùng chụp với người bạn khi đi chơi Tết 2009 để cảm nhận sự "quá khổ, quá tải": mặt phính, bụng to trông rất nặng nề. Theo lời kể của luật sư Tùng, sau đó, anh đi cùng một người đến gặp Quân "thôi miên", tuy nhiên lúc ấy anh chưa hề có ý giảm béo.
Qua buổi nói chuyện, được khuyên nên giảm béo, anh Tùng thấy hợp lý rồi đồng ý để tiếp nhận ám thị từ Quân "thôi miên" trong một vài buổi. Thật kỳ lạ, theo lời luật sư Vũ Hoàng Tùng kể lại, chỉ trong vòng 3 tháng, anh sụt 8kg và sụt tiếp 7kg nữa trong vòng nửa năm tiếp theo. Anh Tùng cho biết kể từ ấy, trọng lượng của anh luôn ổn định ở mức 75kg. Một điều khác biệt nữa anh Tùng cho hay, và khi gặp Quân "thôi miên" chúng tôi cũng được khẳng định lại, đó là toàn bộ quá trình giảm béo ấy không hề yêu cầu phải ăn kiêng, thậm chí còn là không được ăn kiêng!
Theo Quân "thôi miên" giải thích, ăn kiêng để giảm cân giống như ta chủ động nạp ít năng lượng vào cơ thể, trong khi tiêu hao năng lượng lại vẫn giữ nguyên với các hoạt động của chính cơ thể ấy. Làm thế không khác gì phóng xe ra trạm xăng nhưng chủ động đổ ít xăng hơn mọi lần, khi mà tuyến đường cần phải đi không hề thay đổi… Điều này sẽ dẫn đến việc chiếc xe, với mức tiêu thụ nhiên liệu như cũ sẽ buộc phải dừng lại ở một điểm nào đó trên tuyến đường, không thể nào đến đích được… Muốn không phải đổ nhiều xăng trên cùng một chiếc xe ấy, thì phải tìm ra và khắc phục được nguyên nhân đã làm cho chiếc xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu trước đã…
Đối với những trường hợp muốn giảm béo như của luật sư Vũ Hoàng Tùng, Quân "thôi miên" đã truyền cho họ những ám thị về sự cần thiết phải giảm cân để cơ thể tự điều chỉnh, chỉ chấp nhận những món ăn có lợi và đủ calo cho cơ thể là tự động dừng, không cưỡng ép?
Theo thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, thực ra phương pháp trị liệu, chữa bệnh bằng thôi miên đã được áp dụng từ xa xưa? Đó chính là những phương pháp chữa mẹo dân gian mà đa phần chúng ta đều biết đến với những ca chảy máu cam hay hóc xương gà... Đứng trên thuật thôi miên mà phân tích thì các cử chỉ, yêu cầu hay lời nói trong mẹo hoặc người làm mẹo chính là ám thị được đưa ra. Tùy vào mức độ tin tưởng của người được ám thị sẽ tương đương với khả năng thành công của phương pháp chữa mẹo.
Ví như khi chữa mẹo cho trẻ bị chảy máu cam bằng cách đứng sát tường nhà nín thở, đồng thời chạm trán vào tường nam 7 cái, nữ 9 cái thì hết (?!). Hoặc điển hình nhất là chữa mẹo khi bị hóc xương gà. Cách đây ít lâu, báo chí đã có viết về một cụ bà hơn 80 tuổi ở Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội đã chữa cho rất nhiều người chẳng may bị hóc xương gà, xương cá, râu tôm… chỉ bằng một "bài thuốc" đơn giản: cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu đã cũ kỹ 3 lần, trong lúc chữa không được nói chuyện với ai là khỏi? Hoặc cũng chữa hóc xương gà bằng mẹo khi cho người bị hóc xương lấy một ly nước sạch, đặt ly nước đó trên lòng bàn tay trái, bàn tay phải cầm miệng ly xoay theo chiều kim đồng hồ. 7 vòng với nam, 9 vòng với nữ, sau đó uống hết là khỏi (?).
Chưa hết, còn có một mẹo khác là khi bị hóc bất cứ thứ gì tại bàn ăn, có thể lấy một vật có chiều dài như đũa, dao, dĩa… và chỉ cần xoay vuông góc lại so với vị trí hiện tại của nó. Nhớ là không được xoay quá thì lại thành đảo đầu xương! Làm vài lần với vài vật dụng khác nhau và sau đó có thể kiểm tra lại bằng uống một hớp nước hoặc nuốt một miếng cơm to là hết… Vấn đề là, trong hàng loạt các thao tác như vậy, đâu là mấu chốt để người gặp nạn thoát được hóc xương?
( Mr Xướng chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Kỳ lạ “thôi miên”?.
Như một ví dụ để minh chứng cho việc có thể dùng ý chí tác động vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể, thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đề nghị chúng tôi thực hành theo cách như sau: Úp hai bàn tay vào nhau, lấy điểm gốc là hai đường cổ bàn tay để so sánh. Sau đó nhìn vô định vào một trong hai lòng bàn tay bất kỳ của chính mình và tưởng tượng bàn tay này đang to dần lên, các ngón tay đang vươn dài ra trong khoảng vài phút. Thật kỳ lạ, sau khi úp tay đo lại, trên bàn tay vừa tưởng tượng kia các ngón tay bỗng dài và to hơn hẳn các ngón tay trên bàn tay còn lại, trong khi chỉ vài phút trước đó, hai tay đều nhau! (?!).
Chúng tôi đến gặp Quân "thôi miên" đúng lúc ông đang tiếp một nữ sinh viên. Cô sinh viên này đang học năm thứ 3 Đại học Dân lập Thăng Long, nhờ người quen giới thiệu tìm đến chỗ Quân "thôi miên" để chữa bệnh… sợ! Nguyên do vào khoảng nửa năm trước, cô gái này đi xem bói, thầy bói nói rằng chỉ 3 tháng nữa là chết! Qua 3 tháng, không thấy bị làm sao, tự dưng cô thấy mình sợ đủ thứ trên đời. Một cô gái chân yếu tay mềm, mắt đeo kính cận dày cộp mà lúc nào đi ra đường cũng sợ mình sẽ… làm hại người khác? Đến nỗi bây giờ cô không dám đi học nữa, nghỉ học mấy tuần nay…
Có thời gian tìm hiểu thêm mới biết, trường hợp nữ sinh mắc chứng bệnh lạ nói trên tìm đến Quân "thôi miên" không phải là duy nhất. Ông Quân đưa cho tôi xem một bản đăng ký trị liệu của một người tên là Nguyễn Vũ Thảo, quê quán Diễn Châu - Nghệ An, hiện đã chuyển vào miền Nam sinh sống. Theo bản đăng ký của người đàn ông này, thì từ hồi còn đi học, anh ta gặp nhiều trường hợp người khác nói chuyện bắn văng nước bọt ra ngoài. Sau đó, khi đã đi làm (trong bản đăng ký ghi rõ công việc hiện tại là Sales - bán hàng), một lần nói chuyện thấy có nước bọt văng ra thế là từ đấy trở đi bị ám ảnh thực sự, trong đầu không ngừng nghĩ về… nước bọt!
Trong bản đăng ký, Thảo viết: "…Tôi không thể nào ngừng suy nghĩ về nước bọt được. Đến nỗi miệng luôn ứa ra nước bọt dù không làm gì, ăn gì hay thèm khát gì. Đặc biệt là lúc ngồi gần người khác khiến tôi lo sợ họ nghe thấy tiếng tôi nuốt nước bọt nên lại càng bị tệ hại hơn. Lúc ấy mỗi lần tôi nói, vẫn có thể nói bình thường nhưng kéo dài như vậy một tháng thì tôi bắt đầu có nước bọt cả trong khi nói (mặc dù không bị văng ra ngoài) khiến việc phát âm không còn tròn tiếng và bị ảnh hưởng đến việc diễn đạt nói chung và kéo dài cho đến tận bây giờ (đã 10 năm)…".
Một trong những chi tiết ngay lập tức gây được sự chú ý của chúng tôi, đó là nội dung của bản đăng ký trị liệu theo mẫu. Bản đăng ký đã yêu cầu người có nhu cầu trị liệu cung cấp chi tiết nhiều thông tin như chỉ số huyết áp, đường trong máu? đã từng điều trị tại đâu? Đã hoặc đang điều trị bằng phương pháp nào (đông y, tây y, thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu...)? Các loại thuốc đang sử dụng? Nhận xét của bạn hoặc của bác sĩ về tiến triển của bệnh (ghi rõ là của ai) hay thậm chí những vấn đề như bạn có hay mơ khi ngủ không? Khi ngủ dậy bạn có hay nhớ nội dung giấc mơ không? Bạn đã hoặc sẽ vui nhất khi nào? Trong cuộc sống bạn sợ điều gì nhất? Điều gì đã làm bạn buồn nhất? Có những thông tin cảm tưởng gần như chẳng liên quan gì đến việc điều trị bệnh, chẳng hạn như với câu hỏi của bản đăng ký rằng Bạn đã hoặc sẽ vui nhất khi nào? Nguyễn Vũ Thảo đã trả lời rất hồn nhiên: Chinh phục được người yêu!
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đang ứng dụng thôi miên cho nữ sinh Đại học Thăng Long. |
Khác hẳn với hình dung của nhiều người trước đây cho rằng thôi miên là một điều gì đó kỳ bí, và rằng chẳng cần gì hết, cứ đến thầy thôi miên cho là khỏi bệnh, ông Quân khẳng định với tôi rằng thôi miên là một phương pháp hẳn hoi, đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong phác đồ điều trị một số bệnh nhất định. Tuy nhiên, nó cũng giống như việc ở ta coi châm cứu như một phương pháp, thì ở một số nước khác lại không cho phép vậy. Và khi đã sử dụng như một liệu pháp, thì người sử dụng thôi miên phải biết rõ con bệnh của mình đã điều trị bằng phương pháp nào trước đó, đã điều trị đến đâu, đã uống những thuốc gì… hoặc đối với những bệnh về tâm lý thì lại cần phải có những thông tin về tâm lý, tính cách người bệnh. Chứ không phải thôi miên chỉ cứ là lần lần, sờ sờ rồi bệnh gì cũng khỏi cả. Chữa bệnh gì cũng phải tìm vào căn nguyên của nó.
Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Thể - Tâm - Trí của Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân nằm toàn bộ trên tầng 2 của một nhà văn hóa phường. Từ hơn 2 năm nay, khi chính thức về Việt Nam, ông Quân đã thành lập hai trung tâm, một là Trung tâm Thể - Tâm - Trí trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam. Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân có dáng người nhỏ gọn, ánh mắt khá sắc và đặc biệt là một giọng nói cùng cách biểu đạt rất truyền cảm.
Ông Quân cho biết bắt đầu theo học thôi miên từ năm 29 tuổi, năm 1993 tại Đức và Thụy Sỹ, đến nay đã ngót 20 năm. Theo ông Quân, hiện tại trung tâm không đăng ký chức năng khám chữa bệnh, có lẽ do vấn đề về giấy phép, nhưng với một số trường hợp thân quen giới thiệu hoặc gần gũi thì ông vẫn giúp. Và cũng theo lời ông Quân, thì ông chưa thu tiền "chữa bệnh" của một ai.
Theo giải thích của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, thôi miên không phải là một phép thuật huyền bí. Nó hoàn toàn khác hẳn với tất cả mọi trò ảo thuật và những phương pháp nhanh tay nhanh mắt như chúng ta vẫn thường được nghe hay đã từng được chứng kiến, mà đơn giản thôi miên chỉ là những kỹ thuật để đưa người ta vào trạng thái mà ý thức hệ tạm thời không can thiệp nếu những ám thị từ phía bên ngoài (từ phía các nhà trị liệu) không gây thiệt hại hoặc tổn thương tới cơ thể, tinh thần và luân thường đạo lý của họ…
Trong trạng thái này người ta sẽ tiếp xúc được với vô thức của mình, thông qua đó sẽ có thể thay đổi được phần lớn những tư duy tiêu cực bằng những tư duy tích cực trong tiềm thức. Lập ra một hệ thống tư duy mới, cắt bỏ những nỗi sợ sệt, thay đổi và bỏ đi những cảm xúc tiêu cực có hại cho sức khỏe, hạnh phúc, công việc. Tìm và giải tỏa, tháo gỡ những cảm xúc và những nguyên nhân gây bệnh và cản trở mọi hoạt động trong cuộc sống… Dưới hình thức và bằng những phương pháp này mà thôi miên sẽ làm cho con người khỏe mạnh và thành đạt thực sự, chứ không phải là một phép để làm cho bất cứ ai tự nhiên thay đổi được cả.
Còn về phương diện sinh học, khoa học đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức, một điểm thức nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ ám thị của người thực hiện thôi miên.
Và theo giải thích của ông Quân, thì vấn đề của thôi miên chính là đưa con người vào trạng thái lơ mơ như sắp ngủ như thế, trong tình trạng tần số não hạ thấp ấy để rồi đưa ra những ám thị phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người được thôi miên nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ có điều, ám thị thế nào cho phù hợp với từng hoàn cảnh chắc có lẽ là điều mà Quân "thôi miên" đã phải mất gần 20 năm ròng "đèn sách trời Tây"?
Luật sư Vũ Hoàng Tùng 90kg thời điểm năm 2009 (trái) và 75kg (bây giờ).
Một trường hợp khác cũng đã "qua tay" Quân "thôi miên" khiến chúng tôi khá tò mò và tìm gặp cho bằng được. Đó là trường hợp của luật sư Vũ Hoàng Tùng, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Luật sư Tùng cao 1,80m. Thời điểm năm 2009, Vũ Hoàng Tùng nặng 90kg. Xem một bức hình anh Tùng chụp với người bạn khi đi chơi Tết 2009 để cảm nhận sự "quá khổ, quá tải": mặt phính, bụng to trông rất nặng nề. Theo lời kể của luật sư Tùng, sau đó, anh đi cùng một người đến gặp Quân "thôi miên", tuy nhiên lúc ấy anh chưa hề có ý giảm béo.
Qua buổi nói chuyện, được khuyên nên giảm béo, anh Tùng thấy hợp lý rồi đồng ý để tiếp nhận ám thị từ Quân "thôi miên" trong một vài buổi. Thật kỳ lạ, theo lời luật sư Vũ Hoàng Tùng kể lại, chỉ trong vòng 3 tháng, anh sụt 8kg và sụt tiếp 7kg nữa trong vòng nửa năm tiếp theo. Anh Tùng cho biết kể từ ấy, trọng lượng của anh luôn ổn định ở mức 75kg. Một điều khác biệt nữa anh Tùng cho hay, và khi gặp Quân "thôi miên" chúng tôi cũng được khẳng định lại, đó là toàn bộ quá trình giảm béo ấy không hề yêu cầu phải ăn kiêng, thậm chí còn là không được ăn kiêng!
Theo Quân "thôi miên" giải thích, ăn kiêng để giảm cân giống như ta chủ động nạp ít năng lượng vào cơ thể, trong khi tiêu hao năng lượng lại vẫn giữ nguyên với các hoạt động của chính cơ thể ấy. Làm thế không khác gì phóng xe ra trạm xăng nhưng chủ động đổ ít xăng hơn mọi lần, khi mà tuyến đường cần phải đi không hề thay đổi… Điều này sẽ dẫn đến việc chiếc xe, với mức tiêu thụ nhiên liệu như cũ sẽ buộc phải dừng lại ở một điểm nào đó trên tuyến đường, không thể nào đến đích được… Muốn không phải đổ nhiều xăng trên cùng một chiếc xe ấy, thì phải tìm ra và khắc phục được nguyên nhân đã làm cho chiếc xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu trước đã…
Đối với những trường hợp muốn giảm béo như của luật sư Vũ Hoàng Tùng, Quân "thôi miên" đã truyền cho họ những ám thị về sự cần thiết phải giảm cân để cơ thể tự điều chỉnh, chỉ chấp nhận những món ăn có lợi và đủ calo cho cơ thể là tự động dừng, không cưỡng ép?
Theo thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, thực ra phương pháp trị liệu, chữa bệnh bằng thôi miên đã được áp dụng từ xa xưa? Đó chính là những phương pháp chữa mẹo dân gian mà đa phần chúng ta đều biết đến với những ca chảy máu cam hay hóc xương gà... Đứng trên thuật thôi miên mà phân tích thì các cử chỉ, yêu cầu hay lời nói trong mẹo hoặc người làm mẹo chính là ám thị được đưa ra. Tùy vào mức độ tin tưởng của người được ám thị sẽ tương đương với khả năng thành công của phương pháp chữa mẹo.
Ví như khi chữa mẹo cho trẻ bị chảy máu cam bằng cách đứng sát tường nhà nín thở, đồng thời chạm trán vào tường nam 7 cái, nữ 9 cái thì hết (?!). Hoặc điển hình nhất là chữa mẹo khi bị hóc xương gà. Cách đây ít lâu, báo chí đã có viết về một cụ bà hơn 80 tuổi ở Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội đã chữa cho rất nhiều người chẳng may bị hóc xương gà, xương cá, râu tôm… chỉ bằng một "bài thuốc" đơn giản: cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu đã cũ kỹ 3 lần, trong lúc chữa không được nói chuyện với ai là khỏi? Hoặc cũng chữa hóc xương gà bằng mẹo khi cho người bị hóc xương lấy một ly nước sạch, đặt ly nước đó trên lòng bàn tay trái, bàn tay phải cầm miệng ly xoay theo chiều kim đồng hồ. 7 vòng với nam, 9 vòng với nữ, sau đó uống hết là khỏi (?).
Chưa hết, còn có một mẹo khác là khi bị hóc bất cứ thứ gì tại bàn ăn, có thể lấy một vật có chiều dài như đũa, dao, dĩa… và chỉ cần xoay vuông góc lại so với vị trí hiện tại của nó. Nhớ là không được xoay quá thì lại thành đảo đầu xương! Làm vài lần với vài vật dụng khác nhau và sau đó có thể kiểm tra lại bằng uống một hớp nước hoặc nuốt một miếng cơm to là hết… Vấn đề là, trong hàng loạt các thao tác như vậy, đâu là mấu chốt để người gặp nạn thoát được hóc xương?
( Mr Xướng chuyển )