Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Kỹ thuật Thụ tinh nhân tạo mới
Các nhà khoa học Âu Mỹ mới đây vừa công bố những kết quả rất khả quan về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo mới (hay còn gọi là IVF), có thể hạ chi phí của một lần thụ tinh xuống còn khoảng 1/3 mức giá hiện nay. Đây được cho là một bước tiến đáng kể giúp phụ nữ ở những nước nghèo và đang phát triển.
Hy vọng cho chữa vô sinh bằng IVF mới
Đã hơn 3 thập niên trôi qua kể từ khi em bé đầu tiên trên thế giới ra đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF), đến nay thế giới đã có khoảng 5 triệu em bé chào đời nhờ phương pháp này. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng được coi là quá đắt đỏ với rất nhiều các cặp vợ chồng ở những nước nghèo và đang phát triển. Các nhà khoa học Âu Mỹ mới đây đã tiến hành những nghiên cứu để hạ giá thành của phương pháp này nhằm giúp các nước đang phát triển.
Kỹ thuật mới là thụ tinh nhân tạo sử dụng ống thay vì sử dụng lồng hấp và các thiết bị đắt tiền khác như hiện nay. Tiến sĩ sinh học Elke Clerckx, người tham gia nghiên cứu thuộc viện Genk, Bỉ, cho biết về mục đích thực hiện dự án mới như sau:
Một trong những lý do khiến bác sĩ Ombelet bắt đầu dự án này là để có được một phương pháp thụ tinh nhân tạo an toàn, đơn giản hơn và rẻ hơn cho người dân ở những nơi nghèo. Tại Bỉ hiện nay, để lập một phòng thí nghiệm cho việc thu tinh nhân tạo phải tốn từ 1 triệu đến 3 triệu euro và đó là quá cao với những nước nghèo và đang phát triển. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu làm sao có thể thiết lập được những phòng thí nghiệm tại các nước nghèo với giá chỉ bằng 1/10 giá tại châu Âu, đó là mục tiêu đầu tiên.
Bác sĩ Willem Ombelet là người đứng đầu nghiên cứu này tại Bỉ.
Theo Tiến sĩ Elke Clerckx, vấn đề vô sinh là một trong những vấn đề đang bị bỏ qua ở nhiều nước đang phát triển, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng hơn 2 triệu các cặp vợ chồng (theo thống kê gần đây của WHO).
Quá trình thụ tinh nhân tạo vẫn giống như cách làm truyền thống. Chúng tôi lấy tế bào trứng, tiêm tinh trùng, chúng tôi cũng dùng môi trường trong ống như trong cách truyền thống, đảm bảo độ PH ổn định để phôi phát triển trong khoảng 2 ngày trước khi cấy vào tử cung
Tiến sĩ sinh học Elke Clerckx
Với kỹ thuật mới, các nhà khoa học hy vọng sẽ giảm được phần chi phí lớn nhất trong quá trình thụ tinh nhân tạo là lấy trứng, cấy phôi và theo dõi trong lồng hấp, xuống còn khoảng 200 euro một lần. Tiến sĩ Clerckx nói tiếp:
Phòng thí nghiệm mà chúng tôi lập ước tính chỉ bằng 1/10 giá bình thường, còn với điều trị một kỳ IVF vào khoảng 200 euro. Nếu một người ở Bỉ muốn được điều trị IVF thì chi phí khoảng 3,000 euro một lần, nhưng tất nhiên mọi người ở đây được làm từ 6 đến 10 lần IVF và được công ty bảo hiểm trả lại tiền. Đó là điều may mắn. Nhưng với số tiền ấy mà trả ở các nước nghèo và đang phát triển thì quá là nhiều. Chúng tôi nghĩ khoảng 200 euro thì sẽ có được gói điều trị.
Nghiên cứu được bắt đầu từ năm 2012 với các phụ nữ ở độ tuổi dưới 36 và có ít nhất 8 tế bào trứng sẵn sàng để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công cũng tương đương như cách làm truyền thống. Tức là có 23 trong số 35 lần đánh giá có chất lượng phôi đạt tiêu chuẩn cao. Tỷ lệ thụ thai là 34,8%, tỷ lệ mang thai đến khi sinh là 30,4%, chỉ có một ca sẩy thai sau 8 tuần. Tính cho đến ngày 31 tháng 5 năm nay, đã có 12 trẻ được sinh ra không phải qua mổ.
Trước nghiên cứu này, năm 2009, tại trường đại học Colorado của Mỹ, các bác sĩ cũng đã tiến hành cách làm tương tự và được xác định là an toàn để có thể áp dụng.
Kỹ thuật IVF mới có gì khác?
Về cơ bản, kỹ thuật IVF mới không có gì khác so với kỹ thuật IVF cũ. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí, các bác sĩ sử dụng các ống thay vì dùng lồng hấp vốn có chi phí đến 60,000 một chiếc, để giữ trứng và phôi. Ống đầu tiên được dùng để sản xuất khí CO2 đưa vào ống thứ hai. Việc kết nối giữa hai ống này chủ yếu là nhờ kim và ống nhỏ và có thể tháo gỡ dễ dàng. Tế bào trứng và tinh trùng được bơm vào ống với môi trường được duy trì ổn định. Tất cả quá trình theo dõi sự phát triển của phôi được thực hiện qua thành ống. Nói về những ưu việt của phương pháp mới về chi phí, Tiến sĩ Elk Clerckx cho biết:
Quá trình thụ tinh nhân tạo vẫn giống như cách làm truyền thống. Chúng tôi lấy tế bào trứng, tiêm tinh trùng, chúng tôi cũng dùng môi trường trong ống như trong cách truyền thống, đảm bảo độ PH ổn định để phôi phát triển trong khoảng 2 ngày trước khi cấy vào tử cung. Để tiết kiệm tiền thì bạn cũng không cần phải dùng lồng hấp lớn vì nó tiêu tốn nhiều nguồn điện. Chúng tôi sử dụng các ống để tế bào trứng và sao này là phôi qua đó, các ống được đóng kín trong toàn bộ quá trình.
Không những thế, theo Tiến sĩ Clerckx, với việc dùng ống đóng kín thay vì sử dụng lồng hấp thông thường, chất lượng của phôi vẫn được đảm bảo không kém gì so với cách làm thông thường:
Chất lượng phụ thuộc vào chất lượng của tế bào trứng. trong thí nghiệm, chúng tôi dùng 10 tế bào trứng, tất nhiên chỉ chuyển 1 hoặc hai và số còn lại là để dành nhưng ở các nước đang phát triển, bạn có thể có 2, hoặc 3 hoặc tốt nhất là 5 tế bào trứng, và bạn chọn ra tế bào tốt nhất vì có thể là bạn không có đủ điều kiện để làm đông lạnh số còn lại. Nói về chất lượng, thì thí nghiệm của chúng tôi còn cho thấy tốt hơn hình thức phổ biến hiện nay vì ống để phôi được đóng rất kín, chúng tôi bơm tế bào trứng và tinh trùng vào ngày lấy tế bào trứng và chỉ giữ chúng ở đó, không thay đổi gì bên trong.
Còn với phôi, trong cách làm thông thường bạn phải lấy đĩa khỏi lồng hấp, đến kính hiển vi để xem. Trong lúc đó, nhiệt độ có thể giảm xuống, độ PH có thể thay đổi và sau đó bạn lại đưa phôi về lại lồng hấp. Bạn phải làm như vậy ít nhất 1 lần một ngày để theo dõi sự phát triển của phôi. Nhưng trong cách làm của chúng tôi, chúng tôi giữ phôi trong ống, nhiệt độ ấm, và khi cần soi qua kính hiển vi thì thời gian rất ngắn, nên thời gian ở bên ngoài là rất thấp. Cho nên sự phát triển của phôi trong cách làm của chúng tôi có thể nói là tương tự như cách làm truyền thống.
Áp dụng tại các nước nghèo
Với những kết quả khả quan từ thí nghiệm này, các nhà khoa học Bỉ đang chuẩn bị để đưa thí nghiệm vào gần với điều kiện thực tế hơn ở các nước nghèo và đang phát triển. Bước tiếp theo sẽ bao gồm việc xây dựng một phòng thí nghiệm đơn giản không có các thiết bị lọc khí và làm ấm hiện đại như ở các nước phát triển. Việc thụ tinh nhân tạo sẽ được tiến hành ngay tại đây để chứng minh phương pháp mới hoàn toàn có thể áp dụng trong các điều kiện thiếu thốn ở một số nơi trên thế giới. Các nhà khoa học Bỉ dự kiến hoàn tất việc xây dựng này vào cuối năm nay. Sau đó trung tâm này sẽ tiếp nhận các bác sĩ từ các nước đang phát triển đến để học về kỹ thuật mới.
Nói về khả năng áp dụng phương pháp này tại châu Phi và một số vùng ở châu Á, Tiến sĩ Clerks cho biết:
Tôi không biết sớm nhất là bao giờ chúng tôi có thể nhân rộng cách làm này trên thế giới nhưng sắp tới chúng tôi cũng phải xúc tiến trung tâm đào tạo và xét nghiệm để chứng minh được là thụ tinh nhân tạo cũng có thể được thực hiện trong các phòng thí nghiệm đơn giản, không cần hệ thống lọc khí hay máy làm nóng. Thậm chí có thể là trong một phòng như phòng bếp của bạn cũng được.
Ngay sau khi những thông tin khả quan về nghiên cứu này được công bố vào tháng 7 vừa qua, đã có những bác sĩ sản khoa ở một số nước lên tiếng hoan nghênh kết quả nghiên cứu này. Tờ USA Today hôm 23 tháng 8 trích lời một bác sĩ ở Ai cập cho biết tại nước này người phụ nữ vẫn phải chịu gánh nặng về khả năng có con. Vì vậy nếu nghiên cứu này được áp dụng rộng khắp thì đó sẽ là một điều được mọi người trông đợi.
... chúng tôi nghiên cứu làm sao có thể thiết lập được những phòng thí nghiệm tại các nước nghèo với giá chỉ bằng 1/10 giá tại châu Âu, đó là mục tiêu đầu tiên
Tiến sĩ sinh học Elke Clerckx
Ngay tại Anh, nơi chi phí làm IVF với một cặp vợ chồng có thể lên tới hơn 5,000 đô la một lần, các bác sĩ cũng đang thúc giục chính phủ cho phép việc thực hiện các thí nghiệm tương tự để áp dụng tại đây.
Ở Việt Nam, kỹ thuật IVF đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1997 tại bệnh viện Phụ sản Tù Dũ. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ, từ đó đến nay đã có khoảng 10,000 trẻ được chào đời nhờ thụ tinh nhân tạo ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 10,000 em bé được chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Và mỗi năm trong cả nước có khoảng từ 5,000 đến 6,000 ca thụ tinh trong ống nghiệm. Nhóm bác sĩ trẻ đảm đương khoảng 3,000 ca ở thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là ở các trung tâm khác.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho biết tỷ lệ thành công trong các ca thụ tinh nhân tạo tại bệnh viện Từ Dũ là khoảng 50%.
Tuy nhiên để tiến hành thụ tinh nhân tạo ở Việt Nam, chi phí một lần vào khoảng từ 30 đến 35 triệu đồng. Nếu thí nghiệm mới được áp dụng ở Việt Nam, thì theo tính toán của các nhà nghiên cứu, chi phí này có thể sẽ chỉ còn khoảng 5 triệu đồng.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Kỹ thuật Thụ tinh nhân tạo mới
Các nhà khoa học Âu Mỹ mới đây vừa công bố những kết quả rất khả quan về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo mới (hay còn gọi là IVF), có thể hạ chi phí của một lần thụ tinh xuống còn khoảng 1/3 mức giá hiện nay. Đây được cho là một bước tiến đáng kể giúp phụ nữ ở những nước nghèo và đang phát triển.
Hy vọng cho chữa vô sinh bằng IVF mới
Đã hơn 3 thập niên trôi qua kể từ khi em bé đầu tiên trên thế giới ra đời nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF), đến nay thế giới đã có khoảng 5 triệu em bé chào đời nhờ phương pháp này. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng được coi là quá đắt đỏ với rất nhiều các cặp vợ chồng ở những nước nghèo và đang phát triển. Các nhà khoa học Âu Mỹ mới đây đã tiến hành những nghiên cứu để hạ giá thành của phương pháp này nhằm giúp các nước đang phát triển.
Kỹ thuật mới là thụ tinh nhân tạo sử dụng ống thay vì sử dụng lồng hấp và các thiết bị đắt tiền khác như hiện nay. Tiến sĩ sinh học Elke Clerckx, người tham gia nghiên cứu thuộc viện Genk, Bỉ, cho biết về mục đích thực hiện dự án mới như sau:
Một trong những lý do khiến bác sĩ Ombelet bắt đầu dự án này là để có được một phương pháp thụ tinh nhân tạo an toàn, đơn giản hơn và rẻ hơn cho người dân ở những nơi nghèo. Tại Bỉ hiện nay, để lập một phòng thí nghiệm cho việc thu tinh nhân tạo phải tốn từ 1 triệu đến 3 triệu euro và đó là quá cao với những nước nghèo và đang phát triển. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu làm sao có thể thiết lập được những phòng thí nghiệm tại các nước nghèo với giá chỉ bằng 1/10 giá tại châu Âu, đó là mục tiêu đầu tiên.
Bác sĩ Willem Ombelet là người đứng đầu nghiên cứu này tại Bỉ.
Theo Tiến sĩ Elke Clerckx, vấn đề vô sinh là một trong những vấn đề đang bị bỏ qua ở nhiều nước đang phát triển, ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng hơn 2 triệu các cặp vợ chồng (theo thống kê gần đây của WHO).
Quá trình thụ tinh nhân tạo vẫn giống như cách làm truyền thống. Chúng tôi lấy tế bào trứng, tiêm tinh trùng, chúng tôi cũng dùng môi trường trong ống như trong cách truyền thống, đảm bảo độ PH ổn định để phôi phát triển trong khoảng 2 ngày trước khi cấy vào tử cung
Tiến sĩ sinh học Elke Clerckx
Với kỹ thuật mới, các nhà khoa học hy vọng sẽ giảm được phần chi phí lớn nhất trong quá trình thụ tinh nhân tạo là lấy trứng, cấy phôi và theo dõi trong lồng hấp, xuống còn khoảng 200 euro một lần. Tiến sĩ Clerckx nói tiếp:
Phòng thí nghiệm mà chúng tôi lập ước tính chỉ bằng 1/10 giá bình thường, còn với điều trị một kỳ IVF vào khoảng 200 euro. Nếu một người ở Bỉ muốn được điều trị IVF thì chi phí khoảng 3,000 euro một lần, nhưng tất nhiên mọi người ở đây được làm từ 6 đến 10 lần IVF và được công ty bảo hiểm trả lại tiền. Đó là điều may mắn. Nhưng với số tiền ấy mà trả ở các nước nghèo và đang phát triển thì quá là nhiều. Chúng tôi nghĩ khoảng 200 euro thì sẽ có được gói điều trị.
Nghiên cứu được bắt đầu từ năm 2012 với các phụ nữ ở độ tuổi dưới 36 và có ít nhất 8 tế bào trứng sẵn sàng để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công cũng tương đương như cách làm truyền thống. Tức là có 23 trong số 35 lần đánh giá có chất lượng phôi đạt tiêu chuẩn cao. Tỷ lệ thụ thai là 34,8%, tỷ lệ mang thai đến khi sinh là 30,4%, chỉ có một ca sẩy thai sau 8 tuần. Tính cho đến ngày 31 tháng 5 năm nay, đã có 12 trẻ được sinh ra không phải qua mổ.
Trước nghiên cứu này, năm 2009, tại trường đại học Colorado của Mỹ, các bác sĩ cũng đã tiến hành cách làm tương tự và được xác định là an toàn để có thể áp dụng.
Kỹ thuật IVF mới có gì khác?
Về cơ bản, kỹ thuật IVF mới không có gì khác so với kỹ thuật IVF cũ. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí, các bác sĩ sử dụng các ống thay vì dùng lồng hấp vốn có chi phí đến 60,000 một chiếc, để giữ trứng và phôi. Ống đầu tiên được dùng để sản xuất khí CO2 đưa vào ống thứ hai. Việc kết nối giữa hai ống này chủ yếu là nhờ kim và ống nhỏ và có thể tháo gỡ dễ dàng. Tế bào trứng và tinh trùng được bơm vào ống với môi trường được duy trì ổn định. Tất cả quá trình theo dõi sự phát triển của phôi được thực hiện qua thành ống. Nói về những ưu việt của phương pháp mới về chi phí, Tiến sĩ Elk Clerckx cho biết:
Quá trình thụ tinh nhân tạo vẫn giống như cách làm truyền thống. Chúng tôi lấy tế bào trứng, tiêm tinh trùng, chúng tôi cũng dùng môi trường trong ống như trong cách truyền thống, đảm bảo độ PH ổn định để phôi phát triển trong khoảng 2 ngày trước khi cấy vào tử cung. Để tiết kiệm tiền thì bạn cũng không cần phải dùng lồng hấp lớn vì nó tiêu tốn nhiều nguồn điện. Chúng tôi sử dụng các ống để tế bào trứng và sao này là phôi qua đó, các ống được đóng kín trong toàn bộ quá trình.
Không những thế, theo Tiến sĩ Clerckx, với việc dùng ống đóng kín thay vì sử dụng lồng hấp thông thường, chất lượng của phôi vẫn được đảm bảo không kém gì so với cách làm thông thường:
Chất lượng phụ thuộc vào chất lượng của tế bào trứng. trong thí nghiệm, chúng tôi dùng 10 tế bào trứng, tất nhiên chỉ chuyển 1 hoặc hai và số còn lại là để dành nhưng ở các nước đang phát triển, bạn có thể có 2, hoặc 3 hoặc tốt nhất là 5 tế bào trứng, và bạn chọn ra tế bào tốt nhất vì có thể là bạn không có đủ điều kiện để làm đông lạnh số còn lại. Nói về chất lượng, thì thí nghiệm của chúng tôi còn cho thấy tốt hơn hình thức phổ biến hiện nay vì ống để phôi được đóng rất kín, chúng tôi bơm tế bào trứng và tinh trùng vào ngày lấy tế bào trứng và chỉ giữ chúng ở đó, không thay đổi gì bên trong.
Còn với phôi, trong cách làm thông thường bạn phải lấy đĩa khỏi lồng hấp, đến kính hiển vi để xem. Trong lúc đó, nhiệt độ có thể giảm xuống, độ PH có thể thay đổi và sau đó bạn lại đưa phôi về lại lồng hấp. Bạn phải làm như vậy ít nhất 1 lần một ngày để theo dõi sự phát triển của phôi. Nhưng trong cách làm của chúng tôi, chúng tôi giữ phôi trong ống, nhiệt độ ấm, và khi cần soi qua kính hiển vi thì thời gian rất ngắn, nên thời gian ở bên ngoài là rất thấp. Cho nên sự phát triển của phôi trong cách làm của chúng tôi có thể nói là tương tự như cách làm truyền thống.
Áp dụng tại các nước nghèo
Với những kết quả khả quan từ thí nghiệm này, các nhà khoa học Bỉ đang chuẩn bị để đưa thí nghiệm vào gần với điều kiện thực tế hơn ở các nước nghèo và đang phát triển. Bước tiếp theo sẽ bao gồm việc xây dựng một phòng thí nghiệm đơn giản không có các thiết bị lọc khí và làm ấm hiện đại như ở các nước phát triển. Việc thụ tinh nhân tạo sẽ được tiến hành ngay tại đây để chứng minh phương pháp mới hoàn toàn có thể áp dụng trong các điều kiện thiếu thốn ở một số nơi trên thế giới. Các nhà khoa học Bỉ dự kiến hoàn tất việc xây dựng này vào cuối năm nay. Sau đó trung tâm này sẽ tiếp nhận các bác sĩ từ các nước đang phát triển đến để học về kỹ thuật mới.
Nói về khả năng áp dụng phương pháp này tại châu Phi và một số vùng ở châu Á, Tiến sĩ Clerks cho biết:
Tôi không biết sớm nhất là bao giờ chúng tôi có thể nhân rộng cách làm này trên thế giới nhưng sắp tới chúng tôi cũng phải xúc tiến trung tâm đào tạo và xét nghiệm để chứng minh được là thụ tinh nhân tạo cũng có thể được thực hiện trong các phòng thí nghiệm đơn giản, không cần hệ thống lọc khí hay máy làm nóng. Thậm chí có thể là trong một phòng như phòng bếp của bạn cũng được.
Ngay sau khi những thông tin khả quan về nghiên cứu này được công bố vào tháng 7 vừa qua, đã có những bác sĩ sản khoa ở một số nước lên tiếng hoan nghênh kết quả nghiên cứu này. Tờ USA Today hôm 23 tháng 8 trích lời một bác sĩ ở Ai cập cho biết tại nước này người phụ nữ vẫn phải chịu gánh nặng về khả năng có con. Vì vậy nếu nghiên cứu này được áp dụng rộng khắp thì đó sẽ là một điều được mọi người trông đợi.
... chúng tôi nghiên cứu làm sao có thể thiết lập được những phòng thí nghiệm tại các nước nghèo với giá chỉ bằng 1/10 giá tại châu Âu, đó là mục tiêu đầu tiên
Tiến sĩ sinh học Elke Clerckx
Ngay tại Anh, nơi chi phí làm IVF với một cặp vợ chồng có thể lên tới hơn 5,000 đô la một lần, các bác sĩ cũng đang thúc giục chính phủ cho phép việc thực hiện các thí nghiệm tương tự để áp dụng tại đây.
Ở Việt Nam, kỹ thuật IVF đã được bắt đầu thực hiện từ năm 1997 tại bệnh viện Phụ sản Tù Dũ. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc bệnh viện phụ sản Từ Dũ, từ đó đến nay đã có khoảng 10,000 trẻ được chào đời nhờ thụ tinh nhân tạo ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 10,000 em bé được chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Và mỗi năm trong cả nước có khoảng từ 5,000 đến 6,000 ca thụ tinh trong ống nghiệm. Nhóm bác sĩ trẻ đảm đương khoảng 3,000 ca ở thành phố Hồ Chí Minh, còn lại là ở các trung tâm khác.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho biết tỷ lệ thành công trong các ca thụ tinh nhân tạo tại bệnh viện Từ Dũ là khoảng 50%.
Tuy nhiên để tiến hành thụ tinh nhân tạo ở Việt Nam, chi phí một lần vào khoảng từ 30 đến 35 triệu đồng. Nếu thí nghiệm mới được áp dụng ở Việt Nam, thì theo tính toán của các nhà nghiên cứu, chi phí này có thể sẽ chỉ còn khoảng 5 triệu đồng.
RFA