Hình Ảnh & Sự Kiện
Ký ức của phóng viên ảnh Nhật về những ngày cuối của chiến tranh - RFA
Hải Ninh, phóng viên RFA
Cựu phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, HH, được cử đến Việt Nam vào cuối tháng ba năm 1975, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đã gần đi tới hồi kết. Trong sáu tuần, ông chứng kiến những sự rối ren, mệt mỏi và cả những khổ đau của Sài Gòn trong thời khắc chính quyền Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.
Vào tháng 3 năm 1975, Hiroji Kubota, phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, được giao nhiệm vụ sang Sài Gòn để đưa những hình ảnh về cuộc chiến tranh tại đây. Hai đồng nghiệp khác của phóng viên này lúc đó đã bị cấm cửa tại Sài Gòn, vì thế, Kubota là cứu cánh cuối cùng của Newsweek.
Khi nhắc lại quãng thời gian 6 tuần ở lại Sài Gòn, giọng của nhà báo Nhật chùng xuống như sắp khóc. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến ông nhớ lại ký ức về Thế chiến thứ Hai, khi Kubota mới 6 tuổi. Ông tâm sự:
Hiroji Kubota: Chiến tranh thật là buồn thảm. Tôi đặc biệt cảm thấy thương cảm với trẻ nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý,tinh thần kể cả sau cuộc chiến. Từ ngày đầu tiên tới Sài Gòn, tôi chỉ chứng kiến được những cảnh đau buồn. Tôi bị ám ảnh bởi những gương mặt trẻ thơ đó, đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Nó làm tôi nghĩ lại cuộc chiến tranh ở Nhật Bản khi tôi mới 6 tuổi.
Chiến tranh thật là buồn thảm. Tôi đặc biệt cảm thấy thương cảm với trẻ nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý,tinh thần kể cả sau cuộc chiến. Từ ngày đầu tiên tới Sài Gòn, tôi chỉ chứng kiến được những cảnh đau buồn. Tôi bị ám ảnh bởi những gương mặt trẻ thơ đó, đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ
Hiroji Kubota
Ông Kubota, năm nay đã 76 tuổi, cho biết khi vừa đặt chân tới Việt Nam, ông chỉ muốn ra đi. Kubota thừa nhận ông là một nhiếp ảnh gia nhát gan, và ông không thích chụp ảnh chiến tranh. Tuy nhiên, hoàn cảnh đưa đẩy khiến ông rơi vào tình thế buộc phải chụp những bức ảnh tang thương như vậy. Kubota kể lại:
Hiroji Kubota: Tôi chi định ở lại Việt Nam trong một, hai tuần thôi nhưng mọi chuyện ở đây diễn biến quá phức tạp. Máy bay thương mại cũng không đến Việt Nam nữa, nên có thể nói là tôi bị tắc ở đó. Tôi sợ hãi khi nhìn ảnh cảnh giết người, súng nổ. Tôi không phải là người gan dạ gì. Nghĩ lại, tôi cũng ngạc nhiên là tại sao mình lại chụp được những bức ảnh khói lửa đó.
Kubota cho biết Sài Gòn rơi vào hoảng loạn khi Đà Nẵng rơi vào tay của Việt Cộng vào cuối tháng 3. Đi đâu, ông cũng nhìn thấy những gương mặt hoang mang. Họ tìm cách chạy trốn khỏi Sài Gòn. Kubota nhớ lại:
Hiroji Kubota: Không ai nghĩ Đà Nẵng lại bị thất thủ nhanh như thế. Những người tôi gặp trên đường phố,ai cũng hoang mang, hoảng sợ, mọi người chỉ tìm cách chạy trốn khỏi đây. Nhiều người chết hoặc bị giết. Ngay cả tôi đây cũng suýt chết một lần. Một viên sĩ quan trong lúc tìm cách trấn áp đám đông hỗn loạn đã rút khẩu súng ngắn ổ đạn trái khế chĩa vào tôi khi tôi định chụp ảnh đám đông. Tôi cứ nghĩ mình chết đến nơi rồi. Tôi không đổ lỗi cho ai cả, trong thời điểm hỗn loạn đó, người ta có thể làm bất cứ điều gì. May sao mà tôi vẫn không chết.
Dù vậy, Kubota luôn giấu trong người khoảng 500 tới 1.000 USD, để phòng khi gặp nguy hiểm ông có thể mua tính mạng của mình bằng số tiền nói trên.
Kubota kết thân với nhân viên khách sạn nơi ông lưu trú trong suốt 6 tuần. Khi đó, Sài Gòn cũng bị đặt dưới lệnh giới nghiêm từ 6h tối tới 6h sáng.
Hiroji Kubota: Nếu đi ra ngoài vào buổi tối sau giới nghiêm, anh có thể bị giết. Vì thế, buổi tối tôi chỉ loanh quanh ở quầy bar nơi các phóng viên nước ngoài tụ tập. Vì tôi là người châu Á duy nhất trong đám phóng viên ngoại quốc, những nhân viên khách sạn có vẻ như gần gũi với tôi hơn. Tôi ở đó 6 tuần liền, họ trở thành bạn bè tốt của tôi.
Sự hoảng loạn lên tới cực độ khi những lời đồn đoán về việc quân đội Việt Minh tiến vào Sài Gòn rộ lên. Lúc đó, nhân viên khách sạn tìm đến Kubota mong ông giúp đỡ.
Tôi thấy các bà, các mẹ khóc lóc. Thực ra họ có thể làm gì khác đâu ngoài khóc. Đàn ông thì tôi không thấy họ rơi nước mắt bao giờ, có lẽ là vì lòng tự trọng hay gì đó. Tôi cũng khóc nhưng không giống như các bà các mẹ, tôi khóc ở trong lòng thôi. Ước gì tôi có thể giúp được họ
Hiroji Kubota
Hiroji Kubota: Khi người ta nghe tin Sài Gòn sẽ thất thủ, những người này tìm đến tôi, giao con của họ cho tôi, mong tôi mang chúng ra nước ngoài cùng. Thế nhưng, tôi không thể làm gì được cả. Nếu mà là người Mỹ, chắc tôi sẽ giúp được gì đó. Thế nên, tôi chỉ có cách là đổi tiền đô sang tiền Việt ở chợ đen và tặng lại cho nhân viên khách sạn. Có khoảng 10 người như thế. Tôi cảm ơn họ đã giúp đỡ tôi trong những ngày qua, tôi xin lỗi vì đã không thể giúp đỡ nhiều hơn và tôi chào tạm biệt.
Hiroji Kubota rời Việt Nam vào ngày 29/4/1975. Xe chở ông phải mất tới ba tiếng để đi từ quận 1 tới sân bay Tân Sơn Nhất. Cuối cùng, ông cũng lên được một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn khi đó, để đến tàu USS Okinawa đến Hong Kong và cuối cùng là về nước.
Cuộc chiến này đã ảnh hưởng lớn đến Kubota và sự nghiệp phóng viên ảnh kéo dài hơn nửa thế kỷ của ông. Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, ông không còn đi đến bất cứ một cuộc chiến hay xung đột nào để chụp ảnh nữa. Ông cho biết ông không thể chịu đựng được cảnh người dân đau khổ, nhất là phụ nữ, trẻ em.
Trong những bức ảnh đáng nhớ mà Kubota chụp lại trong thời điểm cuối của cuộc chiến ở Việt Nam, ông nhớ tới những bức ảnh phụ nữ khóc lóc khổ sở.
Hiroji Kubota: Tôi thấy các bà, các mẹ khóc lóc. Thực ra họ có thể làm gì khác đâu ngoài khóc. Đàn ông thì tôi không thấy họ rơi nước mắt bao giờ, có lẽ là vì lòng tự trọng hay gì đó. Tôi cũng khóc nhưng không giống như các bà các mẹ, tôi khóc ở trong lòng thôi. Ước gì tôi có thể giúp được họ nhưng tôi quá bất lực.
Kể từ sau cuộc chiến Hiroji Kubota cũng đã trở lại Việt Nam vài lần. Có lần ông đã tìm đến nơi có khách sạn ngày xưa ông từng ở, mong tìm lại bạn xưa. Do không biết quê nhà của họ, nên những nỗ lực này gần như tuyệt vọng.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Ký ức của phóng viên ảnh Nhật về những ngày cuối của chiến tranh - RFA
Hải Ninh, phóng viên RFA
Cựu phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, HH, được cử đến Việt Nam vào cuối tháng ba năm 1975, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đã gần đi tới hồi kết. Trong sáu tuần, ông chứng kiến những sự rối ren, mệt mỏi và cả những khổ đau của Sài Gòn trong thời khắc chính quyền Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.
Vào tháng 3 năm 1975, Hiroji Kubota, phóng viên ảnh của tạp chí Newsweek, được giao nhiệm vụ sang Sài Gòn để đưa những hình ảnh về cuộc chiến tranh tại đây. Hai đồng nghiệp khác của phóng viên này lúc đó đã bị cấm cửa tại Sài Gòn, vì thế, Kubota là cứu cánh cuối cùng của Newsweek.
Khi nhắc lại quãng thời gian 6 tuần ở lại Sài Gòn, giọng của nhà báo Nhật chùng xuống như sắp khóc. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến ông nhớ lại ký ức về Thế chiến thứ Hai, khi Kubota mới 6 tuổi. Ông tâm sự:
Hiroji Kubota: Chiến tranh thật là buồn thảm. Tôi đặc biệt cảm thấy thương cảm với trẻ nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý,tinh thần kể cả sau cuộc chiến. Từ ngày đầu tiên tới Sài Gòn, tôi chỉ chứng kiến được những cảnh đau buồn. Tôi bị ám ảnh bởi những gương mặt trẻ thơ đó, đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Nó làm tôi nghĩ lại cuộc chiến tranh ở Nhật Bản khi tôi mới 6 tuổi.
Chiến tranh thật là buồn thảm. Tôi đặc biệt cảm thấy thương cảm với trẻ nhỏ bị ảnh hưởng tâm lý,tinh thần kể cả sau cuộc chiến. Từ ngày đầu tiên tới Sài Gòn, tôi chỉ chứng kiến được những cảnh đau buồn. Tôi bị ám ảnh bởi những gương mặt trẻ thơ đó, đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ
Hiroji Kubota
Ông Kubota, năm nay đã 76 tuổi, cho biết khi vừa đặt chân tới Việt Nam, ông chỉ muốn ra đi. Kubota thừa nhận ông là một nhiếp ảnh gia nhát gan, và ông không thích chụp ảnh chiến tranh. Tuy nhiên, hoàn cảnh đưa đẩy khiến ông rơi vào tình thế buộc phải chụp những bức ảnh tang thương như vậy. Kubota kể lại:
Hiroji Kubota: Tôi chi định ở lại Việt Nam trong một, hai tuần thôi nhưng mọi chuyện ở đây diễn biến quá phức tạp. Máy bay thương mại cũng không đến Việt Nam nữa, nên có thể nói là tôi bị tắc ở đó. Tôi sợ hãi khi nhìn ảnh cảnh giết người, súng nổ. Tôi không phải là người gan dạ gì. Nghĩ lại, tôi cũng ngạc nhiên là tại sao mình lại chụp được những bức ảnh khói lửa đó.
Kubota cho biết Sài Gòn rơi vào hoảng loạn khi Đà Nẵng rơi vào tay của Việt Cộng vào cuối tháng 3. Đi đâu, ông cũng nhìn thấy những gương mặt hoang mang. Họ tìm cách chạy trốn khỏi Sài Gòn. Kubota nhớ lại:
Hiroji Kubota: Không ai nghĩ Đà Nẵng lại bị thất thủ nhanh như thế. Những người tôi gặp trên đường phố,ai cũng hoang mang, hoảng sợ, mọi người chỉ tìm cách chạy trốn khỏi đây. Nhiều người chết hoặc bị giết. Ngay cả tôi đây cũng suýt chết một lần. Một viên sĩ quan trong lúc tìm cách trấn áp đám đông hỗn loạn đã rút khẩu súng ngắn ổ đạn trái khế chĩa vào tôi khi tôi định chụp ảnh đám đông. Tôi cứ nghĩ mình chết đến nơi rồi. Tôi không đổ lỗi cho ai cả, trong thời điểm hỗn loạn đó, người ta có thể làm bất cứ điều gì. May sao mà tôi vẫn không chết.
Dù vậy, Kubota luôn giấu trong người khoảng 500 tới 1.000 USD, để phòng khi gặp nguy hiểm ông có thể mua tính mạng của mình bằng số tiền nói trên.
Kubota kết thân với nhân viên khách sạn nơi ông lưu trú trong suốt 6 tuần. Khi đó, Sài Gòn cũng bị đặt dưới lệnh giới nghiêm từ 6h tối tới 6h sáng.
Hiroji Kubota: Nếu đi ra ngoài vào buổi tối sau giới nghiêm, anh có thể bị giết. Vì thế, buổi tối tôi chỉ loanh quanh ở quầy bar nơi các phóng viên nước ngoài tụ tập. Vì tôi là người châu Á duy nhất trong đám phóng viên ngoại quốc, những nhân viên khách sạn có vẻ như gần gũi với tôi hơn. Tôi ở đó 6 tuần liền, họ trở thành bạn bè tốt của tôi.
Sự hoảng loạn lên tới cực độ khi những lời đồn đoán về việc quân đội Việt Minh tiến vào Sài Gòn rộ lên. Lúc đó, nhân viên khách sạn tìm đến Kubota mong ông giúp đỡ.
Tôi thấy các bà, các mẹ khóc lóc. Thực ra họ có thể làm gì khác đâu ngoài khóc. Đàn ông thì tôi không thấy họ rơi nước mắt bao giờ, có lẽ là vì lòng tự trọng hay gì đó. Tôi cũng khóc nhưng không giống như các bà các mẹ, tôi khóc ở trong lòng thôi. Ước gì tôi có thể giúp được họ
Hiroji Kubota
Hiroji Kubota: Khi người ta nghe tin Sài Gòn sẽ thất thủ, những người này tìm đến tôi, giao con của họ cho tôi, mong tôi mang chúng ra nước ngoài cùng. Thế nhưng, tôi không thể làm gì được cả. Nếu mà là người Mỹ, chắc tôi sẽ giúp được gì đó. Thế nên, tôi chỉ có cách là đổi tiền đô sang tiền Việt ở chợ đen và tặng lại cho nhân viên khách sạn. Có khoảng 10 người như thế. Tôi cảm ơn họ đã giúp đỡ tôi trong những ngày qua, tôi xin lỗi vì đã không thể giúp đỡ nhiều hơn và tôi chào tạm biệt.
Hiroji Kubota rời Việt Nam vào ngày 29/4/1975. Xe chở ông phải mất tới ba tiếng để đi từ quận 1 tới sân bay Tân Sơn Nhất. Cuối cùng, ông cũng lên được một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn khi đó, để đến tàu USS Okinawa đến Hong Kong và cuối cùng là về nước.
Cuộc chiến này đã ảnh hưởng lớn đến Kubota và sự nghiệp phóng viên ảnh kéo dài hơn nửa thế kỷ của ông. Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, ông không còn đi đến bất cứ một cuộc chiến hay xung đột nào để chụp ảnh nữa. Ông cho biết ông không thể chịu đựng được cảnh người dân đau khổ, nhất là phụ nữ, trẻ em.
Trong những bức ảnh đáng nhớ mà Kubota chụp lại trong thời điểm cuối của cuộc chiến ở Việt Nam, ông nhớ tới những bức ảnh phụ nữ khóc lóc khổ sở.
Hiroji Kubota: Tôi thấy các bà, các mẹ khóc lóc. Thực ra họ có thể làm gì khác đâu ngoài khóc. Đàn ông thì tôi không thấy họ rơi nước mắt bao giờ, có lẽ là vì lòng tự trọng hay gì đó. Tôi cũng khóc nhưng không giống như các bà các mẹ, tôi khóc ở trong lòng thôi. Ước gì tôi có thể giúp được họ nhưng tôi quá bất lực.
Kể từ sau cuộc chiến Hiroji Kubota cũng đã trở lại Việt Nam vài lần. Có lần ông đã tìm đến nơi có khách sạn ngày xưa ông từng ở, mong tìm lại bạn xưa. Do không biết quê nhà của họ, nên những nỗ lực này gần như tuyệt vọng.