Mỗi Ngày Một Chuyện
LÁ THƯ - CAO MỴ NHÂN
LÁ THƯ - CAO MỴ NHÂN
Gởi
thư cho anh rồi, mình lại nhìn ra cửa sổ, trời phương nam đẹp rỡ ràng với những
đám mây mầu trắng nõn như những cuộn bông gòn chất ngổn ngang trong không gian
...
Mình
nhớ tới cái chép miệng của người bạn tưởng như thân lắm, nhưng lúc gặp nhau lại
hững hờ...
Quả
tình mình không thích loại bạn kiểu này,hội ngộ làm chi, mất thì giờ của nhau,
đâu có bắt buộc phải duy trì mối xã giao lãng đãng như trò chơi bắt bóng.
Mình
chủ trương sống cho ra sống, nhiệt tình, " lăn xả vào nhau mà sống, lỡ có
kẻ mất đi, thì người còn lại không ân hận xót xa mãi, là đã không đối xử đầy
lòng với bạn .
Chao
ôi, với anh lại khác ạ. Một ngày có 24 giờ để vừa ăn ngủ, nghỉ, làm lụng vv...
Mình đã trộn lẫn cái chất nhớ anh vào trong mọi sinh hoạt vừa kể, thì có phải
là anh gần như sự sống của mình không ?
Nói
ra câu trên, e có vẻ to chuyện quá, nhưng ở đời
không có những sự kiện nao nao này, chắc
là khô khốc lắm.
Tôi
đọc lại lá thư, định là sẽ nhét vô túi áo, rồi thỉnh thoảng lôi nó, lá thư, ra
đọc lại xem lời lẽ có chút văn hoa, đỏm đáng không, để tâm tình ...lãng mạn một
chút chứ.
Song
chu choa, lá thư nằm trong Ipad trời ạ. Nó đẹp một cách chân phương, tỉnh táo,
sạch sẽ, văn minh quá xá .
Người
viết hay người đọc có " cổ động " quá, ý quên cảm động quá, niềm thương nỗi nhớ cũng
...thế thôi, không đẫm lệ bi thương, hay cười văng cả nước miếng xuống lá thư
đẹp đẽ ấy được .
Nếu
biết tôi đang lý luận với lá thư huỵch toẹt như vậy, anh sẽ bảo là: " May
mà Ipad nó viết dùm tôi, chứ tình trạng viết lách, chuyên chở như ngày
xưa...hoàng thị của Phạm Thiên Thư, thì ôi thôi rồi, tình sử lại gia tăng quá
tải, lại có ít nhất mấy chục bà TTKH hậu chiến nữa ..."
Tôi
chưa kịp hiểu anh định diễn tả gì, anh đã qua kính viễn vọng, nói là thời đại
văn minh, nếu như trên đời tị nạn này, có một huyền thoại " Hai sắc hoa ti
gôn" như cái thời giữa thập niên 30 thế kỷ trước, thì cảnh sát chỉ việc đi
tìm tông tích điện thư là 10 ông nhà văn Thanh Châu xưa, cũng chẳng ấm ớ hội tề
trả lời mơ màng " I don' t know " được .
Ôi
chao, có cái thư gởi cho anh thôi, mà một loạt tâm tình về thư từ lôi ra cho đã
...nhớ hả ?
Số
là không phải tại lá thư ..." kinh điển nhớ nhung " đã gởi anh đâu.
Mà là một dạng bản tình thư tôi móc ra từ chiếc bóp của xã tôi, ông ấy đã mất
cách đây 12 năm .
Tác
giả lá thư ấy là cô bé hồi đó mới 17 tuổi, xã tôi thì đã ba chục.
Ông
xã tôi có rất nhiều những lá thư tâm tình của nhiều tác giả khác nhau, nhưng
tôi kể về thư cô nhỏ tuổi
nhất.
Tất
cả được biến diễn giống bài vở sang tay nhau mỗi mùa thi của học trò.
Bấy
giờ tôi đã là một hình ảnh không thể thiếu được với xã tôi trước cô mấy năm .
Ngày
cô bé gởi lá thư mà tôi vừa chợt thấy, là ngày tôi đã có 2 đứa con gái thật
xinh.
Cô
đứng trên cái chỗ tôi đứng ở
bờ biển Thanh Bình Đà Nẵng 4 năm trước, tức buổi tối chúng tôi đứng dưới sương
rơi, nhìn lên đèo Hải Vân, một vài con rắn lửa bò ngoằn ngoèo quanh sườn núi,
rồi tắt lịm.
Trong
đời tôi hồi ở Tourane, chỉ thấy một lần cháy lớn trên sườn núi bên này đèo Hải
Vân .
Xã
tôi là một họa sĩ "tài tử
", ông không chuyên vẽ, nên chẳng có hành trình mang tranh đi triển lãm .
Ông
muốn có một người mẫu sống chết với ổng, nhưng người mẫu nào cũng chỉ thích ngó
tranh rồi đi, chứ không ai muốn ngồi lâu cho " họa sĩ X" đó trầm trồ
ngắm nghía, chỉnh trang tư thế vẽ, kể cả tôi, nên bức vẽ nào cũng dở dang .
Thành
xã tôi là nhân vật chỉ gây dở dang cho những người đi qua đời ông, lại cũng kể
cả tôi, người đàn bà cứ ung dung giữ chặt tờ hôn thú trong tay, làm như báu
vật, tờ hôn thú sẽ là bùa thiêng giữ vườn tình mình ...bất khả xâm phạm không
bằng.
Xã
tôi thì ...khác, ông giữ lá thư cô bé từ ngày nhận, tới ngày ông chung cuộc,
không cố ý giữ mãi, nhưng đã xếp gọn thư trong kẽ ngách của một cái bóp cũ, thì
cũng như quên bẵng đi lúc nào không hay.
Nhưng
sự kiện nó gây cho quý thiên hạ quen biết ông, không thể nào không nghi ngờ là
xã tôi yêu cô bé 17 ấy quá, tờ thư đã rách còn giữ lấy cái lề bạc phếch, chôn
trong đáy bóp, gởi thiên thu.
Lá
thư đang nêu đã rách theo những lằn xếp, giấy pelure mầu xanh đã
phai nhạt và bỗng như mỏng lét trong veo, chẳng còn nguyên vẹn một hàng chữ ...
Xã
tôi đọc phớt lơ thư ấy, chắc chắn, vì khi tôi thản nhiên nhắc lại vài dòng
...tâm niệm trong thư 17 tuổi kia, xã tôi ngơ ngác hỏi:
"Ủa, chớ M nói chi rứa, anh không
hiểu, ý M định nhờ anh chuyện chi, nói rõ mau " .
Ố
ô, tới lượt tôi ngạc nhiên, vì tôi lại nhớ mài mại câu văn của tôi, cứ lởn vởn
trong Ipad, rằng: " Buổi sáng mở cửa sổ, nhìn ra ngoài trời, thấy sương
bay nhè nhẹ, lại nhớ anh trong nước mắt " .
Mình
sửng sốt ...có lý nào là thư của mình không, thư của mình trong rất nhiều trang
chữ viết...
Mình
đã từng viết cho anh, ngó đâu cũng nhớ anh trong nước mắt ...Anh thân kính, có
phải thế không?
Thì
ra, không có gì mới lạ trên cõi đời này, là một kịch bản tinh vi nhất của
Thượng Đế, được lập đi lập lại, thừa nhận rằng chúng ta đã và đang đóng những
vai trò khó nhất hay dễ nhất, vẫn chỉ để Ngài coi.
Rồi
ngài sẽ thêm vào hay cắt bỏ đi những điều vô lý , vô tình, để xã hội mỗi lúc
mỗi hoàn thiện hơn thôi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LÁ THƯ - CAO MỴ NHÂN
LÁ THƯ - CAO MỴ NHÂN
Gởi
thư cho anh rồi, mình lại nhìn ra cửa sổ, trời phương nam đẹp rỡ ràng với những
đám mây mầu trắng nõn như những cuộn bông gòn chất ngổn ngang trong không gian
...
Mình
nhớ tới cái chép miệng của người bạn tưởng như thân lắm, nhưng lúc gặp nhau lại
hững hờ...
Quả
tình mình không thích loại bạn kiểu này,hội ngộ làm chi, mất thì giờ của nhau,
đâu có bắt buộc phải duy trì mối xã giao lãng đãng như trò chơi bắt bóng.
Mình
chủ trương sống cho ra sống, nhiệt tình, " lăn xả vào nhau mà sống, lỡ có
kẻ mất đi, thì người còn lại không ân hận xót xa mãi, là đã không đối xử đầy
lòng với bạn .
Chao
ôi, với anh lại khác ạ. Một ngày có 24 giờ để vừa ăn ngủ, nghỉ, làm lụng vv...
Mình đã trộn lẫn cái chất nhớ anh vào trong mọi sinh hoạt vừa kể, thì có phải
là anh gần như sự sống của mình không ?
Nói
ra câu trên, e có vẻ to chuyện quá, nhưng ở đời
không có những sự kiện nao nao này, chắc
là khô khốc lắm.
Tôi
đọc lại lá thư, định là sẽ nhét vô túi áo, rồi thỉnh thoảng lôi nó, lá thư, ra
đọc lại xem lời lẽ có chút văn hoa, đỏm đáng không, để tâm tình ...lãng mạn một
chút chứ.
Song
chu choa, lá thư nằm trong Ipad trời ạ. Nó đẹp một cách chân phương, tỉnh táo,
sạch sẽ, văn minh quá xá .
Người
viết hay người đọc có " cổ động " quá, ý quên cảm động quá, niềm thương nỗi nhớ cũng
...thế thôi, không đẫm lệ bi thương, hay cười văng cả nước miếng xuống lá thư
đẹp đẽ ấy được .
Nếu
biết tôi đang lý luận với lá thư huỵch toẹt như vậy, anh sẽ bảo là: " May
mà Ipad nó viết dùm tôi, chứ tình trạng viết lách, chuyên chở như ngày
xưa...hoàng thị của Phạm Thiên Thư, thì ôi thôi rồi, tình sử lại gia tăng quá
tải, lại có ít nhất mấy chục bà TTKH hậu chiến nữa ..."
Tôi
chưa kịp hiểu anh định diễn tả gì, anh đã qua kính viễn vọng, nói là thời đại
văn minh, nếu như trên đời tị nạn này, có một huyền thoại " Hai sắc hoa ti
gôn" như cái thời giữa thập niên 30 thế kỷ trước, thì cảnh sát chỉ việc đi
tìm tông tích điện thư là 10 ông nhà văn Thanh Châu xưa, cũng chẳng ấm ớ hội tề
trả lời mơ màng " I don' t know " được .
Ôi
chao, có cái thư gởi cho anh thôi, mà một loạt tâm tình về thư từ lôi ra cho đã
...nhớ hả ?
Số
là không phải tại lá thư ..." kinh điển nhớ nhung " đã gởi anh đâu.
Mà là một dạng bản tình thư tôi móc ra từ chiếc bóp của xã tôi, ông ấy đã mất
cách đây 12 năm .
Tác
giả lá thư ấy là cô bé hồi đó mới 17 tuổi, xã tôi thì đã ba chục.
Ông
xã tôi có rất nhiều những lá thư tâm tình của nhiều tác giả khác nhau, nhưng
tôi kể về thư cô nhỏ tuổi
nhất.
Tất
cả được biến diễn giống bài vở sang tay nhau mỗi mùa thi của học trò.
Bấy
giờ tôi đã là một hình ảnh không thể thiếu được với xã tôi trước cô mấy năm .
Ngày
cô bé gởi lá thư mà tôi vừa chợt thấy, là ngày tôi đã có 2 đứa con gái thật
xinh.
Cô
đứng trên cái chỗ tôi đứng ở
bờ biển Thanh Bình Đà Nẵng 4 năm trước, tức buổi tối chúng tôi đứng dưới sương
rơi, nhìn lên đèo Hải Vân, một vài con rắn lửa bò ngoằn ngoèo quanh sườn núi,
rồi tắt lịm.
Trong
đời tôi hồi ở Tourane, chỉ thấy một lần cháy lớn trên sườn núi bên này đèo Hải
Vân .
Xã
tôi là một họa sĩ "tài tử
", ông không chuyên vẽ, nên chẳng có hành trình mang tranh đi triển lãm .
Ông
muốn có một người mẫu sống chết với ổng, nhưng người mẫu nào cũng chỉ thích ngó
tranh rồi đi, chứ không ai muốn ngồi lâu cho " họa sĩ X" đó trầm trồ
ngắm nghía, chỉnh trang tư thế vẽ, kể cả tôi, nên bức vẽ nào cũng dở dang .
Thành
xã tôi là nhân vật chỉ gây dở dang cho những người đi qua đời ông, lại cũng kể
cả tôi, người đàn bà cứ ung dung giữ chặt tờ hôn thú trong tay, làm như báu
vật, tờ hôn thú sẽ là bùa thiêng giữ vườn tình mình ...bất khả xâm phạm không
bằng.
Xã
tôi thì ...khác, ông giữ lá thư cô bé từ ngày nhận, tới ngày ông chung cuộc,
không cố ý giữ mãi, nhưng đã xếp gọn thư trong kẽ ngách của một cái bóp cũ, thì
cũng như quên bẵng đi lúc nào không hay.
Nhưng
sự kiện nó gây cho quý thiên hạ quen biết ông, không thể nào không nghi ngờ là
xã tôi yêu cô bé 17 ấy quá, tờ thư đã rách còn giữ lấy cái lề bạc phếch, chôn
trong đáy bóp, gởi thiên thu.
Lá
thư đang nêu đã rách theo những lằn xếp, giấy pelure mầu xanh đã
phai nhạt và bỗng như mỏng lét trong veo, chẳng còn nguyên vẹn một hàng chữ ...
Xã
tôi đọc phớt lơ thư ấy, chắc chắn, vì khi tôi thản nhiên nhắc lại vài dòng
...tâm niệm trong thư 17 tuổi kia, xã tôi ngơ ngác hỏi:
"Ủa, chớ M nói chi rứa, anh không
hiểu, ý M định nhờ anh chuyện chi, nói rõ mau " .
Ố
ô, tới lượt tôi ngạc nhiên, vì tôi lại nhớ mài mại câu văn của tôi, cứ lởn vởn
trong Ipad, rằng: " Buổi sáng mở cửa sổ, nhìn ra ngoài trời, thấy sương
bay nhè nhẹ, lại nhớ anh trong nước mắt " .
Mình
sửng sốt ...có lý nào là thư của mình không, thư của mình trong rất nhiều trang
chữ viết...
Mình
đã từng viết cho anh, ngó đâu cũng nhớ anh trong nước mắt ...Anh thân kính, có
phải thế không?
Thì
ra, không có gì mới lạ trên cõi đời này, là một kịch bản tinh vi nhất của
Thượng Đế, được lập đi lập lại, thừa nhận rằng chúng ta đã và đang đóng những
vai trò khó nhất hay dễ nhất, vẫn chỉ để Ngài coi.
Rồi
ngài sẽ thêm vào hay cắt bỏ đi những điều vô lý , vô tình, để xã hội mỗi lúc
mỗi hoàn thiện hơn thôi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)