Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
LẦN CUỐI CÙNG GẶP BIG MINH *
Đêm 29 tháng Tư 75, một đêm tiếng súng tạm yên do sự thoả thuận giữa Mỹ và Cộng Sản, nhưng lại là một đêm bầu trời bị khua động bởi tiếng động cơ của hàng chục chiếc CH 54 và các chiến đấu cơ F.4 vần vũ trên bầu trời Sài Gòn
vũ ánh
Đêm
29 tháng Tư 75, một đêm tiếng súng tạm yên do sự thoả thuận giữa Mỹ và
Cộng Sản, nhưng lại là một đêm bầu trời bị khua động bởi tiếng động cơ
của hàng chục chiếc CH 54 và các chiến đấu cơ F.4 vần vũ trên bầu trời
Sài Gòn.
Tôi lặng yên đếm từng lượt trực thăng rời khỏi sứ quán Mỹ. Cứ mỗi lần có
chuyến cất cánh là các cửa kính văn phòng tôi ngồi rung lên. Đầu óc
trống rỗng, miệng đắng, cố gắng kiểm soát chương trình phát thanh đặc
biệt trong đó tôi được lệnh vẫn tiếp tục cho phát thanh lời yêu cầu tất
cả người Mỹ triệt thoái ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ và lời trấn
an của tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng gởi cho quân
đội. Bản tin của UPI còn nằm trước mặt do người chủ bút đưa lên cho tôi,
nội dung nói đến việc ông Đại sứ Pháp và ngay cả cựu tướng Vanuxem đã bị
đánh lừa như thế nào.
Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ mất hết vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4 điều mà trước ông Lý Quý Chung, Tổng trưởng Thông Tin đã thông báo cho tôi để chuẩn bị “bàn giao”. Tôi hiểu chúng tôi thua trận và sẽ phải đầu hàng, chứ còn gì mà bàn giao?
ông dương văn minh
Sáng 30-4-75, lúc còn gà gật trên ghế làm việc trong giấc ngủ chập chờn, tôi nhận được điện thoại trực tiếp của Tổng trưởng Lý Quý Chung yêu cầu tôi sang ngay Phủ Thủ Tướng số 7 đường Thống Nhất để gặp Tổng Thống Dương Văn Minh. Phải mất nửa giờ đồng hồ mới ra khỏi được sự phong toả của hàng rào mìn định hướng quanh Đài Phát Thanh Sài Gòn. Sang được đến Phủ Thủ Tướng là 8.30 sáng, chờ ngoài hành lang. Bối cảnh nơi làm việc của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đúng là cảnh chợ chiều thoi thóp hơi thở cuối cùng của một chế độ : giấy tờ ngổn ngang, các nhân viên an ninh đã cởi áo ngoài, đó đây trong hành lang, từng nhóm nhỏ thầm thì, vài người chạy tới lui. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng Phái Đoàn thương thuyết ở Hội nghị La Celle Saint Cloud. Ông từ Pháp trở về cách đây hai ngày theo lệnh triệu hồi của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông nói “Tôi biết là không còn gì nữa, nhưng tôi vẫn trở về. Tôi biết đất nước cần tôi lúc này.” Ông Phong vẫn như thế, lúc nào cũng lý tưởng.
Cụ Huyền đứng ở góc hành lang đang nói chuyện với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lăng Nghiêm. Tôi chào cụ. Cụ Huyền chỉ nói “Cố gắng lên em.”
Lý Quý Chung đón tôi và đưa vào phòng Tổng thống. Căn phòng làm việc của cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vẫn không có gì thay đổi ngoài trừ một điều : Thủ tướng Vũ Văn Mẫu khi nhận được bàn giao từ cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn vẫn chưa đủ thời giờ cho lệnh thay tấm ảnh lớn của ông Thiệu bằng hình tân Tổng thống Dương Văn Minh. Giấy tờ ở đây bề bộn tứ tung. Những hồ sơ gáy bằng da vất vương vãi nơi sàn nhà.
Big Minh ngồi sau bàn làm việc. Ông vẫn hiền hậu nhưng nét mặt thật buồn. Chiếc áo xám bốn túi dường như lại càng làm cho khuôn mặt ông thêm hốc hác sau nhiều đêm không ngủ. Ông chưa mời tôi ngồi đã hỏi:
- Em bao nhiêu tuổi ?
- Thưa Tổng thống 32.
- Ngồi đi.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Big Minh rút trong ngăn kéo bên trái ra một miếng giấy nhỏ. Ông nói giọng run và buồn bã.
- Không còn gì nữa cả. Chúng ta đã thua. Bây giờ chỉ còn là làm sao tránh thêm đuợc đổ vỡ và đổ máu vô ích. Từ mấy ngày nay chính phủ đã hết sức cố gắng thương thuyết gần như nài nỉ họ đừng tấn công vào Sài Gòn. Qua biết người ta sẽ chê qua, nhưng không làm cách nào hơn được. Sau này họ sẽ hiểu.
Sau đó Big Minh cho biết là ông cần phải thu thanh một hiệu triệu gởi quốc dân để “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Ông sẽ chỉ nói 5 phút không cần sửa chữa kỹ thuật.
Tôi đã phải xin phép để được dùng điện thoại của ông để gọi về Đài. Lê Phú Bổn, phóng viên duy nhất còn lại ở Đài đã sang cùng một máy ghi âm nhỏ. Việc thu thanh không khó khăn vì bài hiệu triệu của Big Minh không dài. Xong ông đứng dậy bắt tay tôi với lời dặn dò :
- Em cố gắng cho phát vào đúng 10 giờ sáng nay đừng chậm trễ. Chúng ta tránh máu đổ tối đa. Đằng nào thì cũng thua rồi. Người Mỹ họ muốn vậy. Chúng ta đã sai lầm ngay từ đầu, đổ máu thêm có vớt vát gì được. Cám ơn đã sang đây và chúc may mắn.
Big Minh tiễn tôi ra đến cửa. Ông nắm vai chúng tôi và lắc mạnh :
- Còn trẻ quá thật đáng tiếc. Thế hệ của qua đã làm hỏng cả cuộc sống của các em.
Sau đó ông đóng cửa lại.
Cuốn băng của Big Minh phát đi được 2 lần, tôi gặp Big Minh lần thứ hai nhưng lần này ông không còn là Tổng thống nữa mà là tù hàng binh với hết cả nỗi nhục của một người bại trận. Ông được giải giao đến Đài Phát Thanh. Những người thắng trận buộc ông phải đọc lại lời hiệu triệu “đầu hàng vô điều kiện” chứ không phải “bàn giao”. Ông không bị còng nhưng đi giữa súng đạn kè bên hông. Tôi thoáng thấy Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn hữu Thái cùng bọn lâu la từng một thời phá phách Sài Gòn. Một Đại tá Việt cộng mà sau này tôi được biết là Bùi Tùng đã đẩy vai Big Minh lớn giọng :
- Các anh đã thua, đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả. Chống cự vô ích !
Tôi nhìn Big Minh vào trong phòng vi âm. Ông ngồi xuống. Bùi Tùng đặt trước mặt ông một tờ giấy viết sẵn. Big Minh bắt đầu đọc.
Lần cuối cùng tôi gặp Big Minh như thế. Trải qua 13 năm trong tù, nếm trải hết nỗi cay đắng tủi nhục, đã có nhiều lần tôi chỉ trích và cho rằng nỗi tủi nhục đó là do ông Minh gây ra. Trong thù hận và lòng ngổn ngang trăm mối, trong sự căm phẫn nhưng bất lực trong vòng tù ngục tôi tưởng như thế. Sau này vào những giai đoạn chót của đời luân lạc tù đầy, lòng lắng xuống với cái nhìn bình tĩnh hơn của tuổi 50, tôi nghĩ khác. Big Minh có thể là người không có tài, nhưng rõ ràng không phải là do ông làm mất miền Nam. Ông Minh hay ai lúc đó cũng thế thôi. Cái chính là cội rễ của nó. Từ đâu ai cũng rõ. Có một điểm mà 18 năm sau tôi mới đủ tin để nói như thế này : những người lãnh đạo của cả Nam lẫn Bắc đều đã viết ra một trang sử không đẹp cho dân tộc. Cả hai đều là không có quyền quyết định gì về dân tộc mình cả.
Big Minh chỉ là một hạt cát trong cái vòng quay của lịch sử. Có điều ông đã ở lại để chịu trách nhiệm, để hứng trọn tủi nhục của người bại trận trong khi những người lãnh đạo từng quậy nát miền Nam đã bỏ ra đi với một núi tiền.
Bây giờ tôi thương ông Minh hơn tất cả những người tôi đã từng viết bài ca tụng.
Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ mất hết vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4 điều mà trước ông Lý Quý Chung, Tổng trưởng Thông Tin đã thông báo cho tôi để chuẩn bị “bàn giao”. Tôi hiểu chúng tôi thua trận và sẽ phải đầu hàng, chứ còn gì mà bàn giao?
ông dương văn minh
Sáng 30-4-75, lúc còn gà gật trên ghế làm việc trong giấc ngủ chập chờn, tôi nhận được điện thoại trực tiếp của Tổng trưởng Lý Quý Chung yêu cầu tôi sang ngay Phủ Thủ Tướng số 7 đường Thống Nhất để gặp Tổng Thống Dương Văn Minh. Phải mất nửa giờ đồng hồ mới ra khỏi được sự phong toả của hàng rào mìn định hướng quanh Đài Phát Thanh Sài Gòn. Sang được đến Phủ Thủ Tướng là 8.30 sáng, chờ ngoài hành lang. Bối cảnh nơi làm việc của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đúng là cảnh chợ chiều thoi thóp hơi thở cuối cùng của một chế độ : giấy tờ ngổn ngang, các nhân viên an ninh đã cởi áo ngoài, đó đây trong hành lang, từng nhóm nhỏ thầm thì, vài người chạy tới lui. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng Phái Đoàn thương thuyết ở Hội nghị La Celle Saint Cloud. Ông từ Pháp trở về cách đây hai ngày theo lệnh triệu hồi của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông nói “Tôi biết là không còn gì nữa, nhưng tôi vẫn trở về. Tôi biết đất nước cần tôi lúc này.” Ông Phong vẫn như thế, lúc nào cũng lý tưởng.
Cụ Huyền đứng ở góc hành lang đang nói chuyện với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lăng Nghiêm. Tôi chào cụ. Cụ Huyền chỉ nói “Cố gắng lên em.”
Lý Quý Chung đón tôi và đưa vào phòng Tổng thống. Căn phòng làm việc của cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vẫn không có gì thay đổi ngoài trừ một điều : Thủ tướng Vũ Văn Mẫu khi nhận được bàn giao từ cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn vẫn chưa đủ thời giờ cho lệnh thay tấm ảnh lớn của ông Thiệu bằng hình tân Tổng thống Dương Văn Minh. Giấy tờ ở đây bề bộn tứ tung. Những hồ sơ gáy bằng da vất vương vãi nơi sàn nhà.
Big Minh ngồi sau bàn làm việc. Ông vẫn hiền hậu nhưng nét mặt thật buồn. Chiếc áo xám bốn túi dường như lại càng làm cho khuôn mặt ông thêm hốc hác sau nhiều đêm không ngủ. Ông chưa mời tôi ngồi đã hỏi:
- Em bao nhiêu tuổi ?
- Thưa Tổng thống 32.
- Ngồi đi.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Big Minh rút trong ngăn kéo bên trái ra một miếng giấy nhỏ. Ông nói giọng run và buồn bã.
- Không còn gì nữa cả. Chúng ta đã thua. Bây giờ chỉ còn là làm sao tránh thêm đuợc đổ vỡ và đổ máu vô ích. Từ mấy ngày nay chính phủ đã hết sức cố gắng thương thuyết gần như nài nỉ họ đừng tấn công vào Sài Gòn. Qua biết người ta sẽ chê qua, nhưng không làm cách nào hơn được. Sau này họ sẽ hiểu.
Sau đó Big Minh cho biết là ông cần phải thu thanh một hiệu triệu gởi quốc dân để “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Ông sẽ chỉ nói 5 phút không cần sửa chữa kỹ thuật.
Tôi đã phải xin phép để được dùng điện thoại của ông để gọi về Đài. Lê Phú Bổn, phóng viên duy nhất còn lại ở Đài đã sang cùng một máy ghi âm nhỏ. Việc thu thanh không khó khăn vì bài hiệu triệu của Big Minh không dài. Xong ông đứng dậy bắt tay tôi với lời dặn dò :
- Em cố gắng cho phát vào đúng 10 giờ sáng nay đừng chậm trễ. Chúng ta tránh máu đổ tối đa. Đằng nào thì cũng thua rồi. Người Mỹ họ muốn vậy. Chúng ta đã sai lầm ngay từ đầu, đổ máu thêm có vớt vát gì được. Cám ơn đã sang đây và chúc may mắn.
Big Minh tiễn tôi ra đến cửa. Ông nắm vai chúng tôi và lắc mạnh :
- Còn trẻ quá thật đáng tiếc. Thế hệ của qua đã làm hỏng cả cuộc sống của các em.
Sau đó ông đóng cửa lại.
***
Cuốn băng của Big Minh phát đi được 2 lần, tôi gặp Big Minh lần thứ hai nhưng lần này ông không còn là Tổng thống nữa mà là tù hàng binh với hết cả nỗi nhục của một người bại trận. Ông được giải giao đến Đài Phát Thanh. Những người thắng trận buộc ông phải đọc lại lời hiệu triệu “đầu hàng vô điều kiện” chứ không phải “bàn giao”. Ông không bị còng nhưng đi giữa súng đạn kè bên hông. Tôi thoáng thấy Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn hữu Thái cùng bọn lâu la từng một thời phá phách Sài Gòn. Một Đại tá Việt cộng mà sau này tôi được biết là Bùi Tùng đã đẩy vai Big Minh lớn giọng :
- Các anh đã thua, đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả. Chống cự vô ích !
Tôi nhìn Big Minh vào trong phòng vi âm. Ông ngồi xuống. Bùi Tùng đặt trước mặt ông một tờ giấy viết sẵn. Big Minh bắt đầu đọc.
*
Lần cuối cùng tôi gặp Big Minh như thế. Trải qua 13 năm trong tù, nếm trải hết nỗi cay đắng tủi nhục, đã có nhiều lần tôi chỉ trích và cho rằng nỗi tủi nhục đó là do ông Minh gây ra. Trong thù hận và lòng ngổn ngang trăm mối, trong sự căm phẫn nhưng bất lực trong vòng tù ngục tôi tưởng như thế. Sau này vào những giai đoạn chót của đời luân lạc tù đầy, lòng lắng xuống với cái nhìn bình tĩnh hơn của tuổi 50, tôi nghĩ khác. Big Minh có thể là người không có tài, nhưng rõ ràng không phải là do ông làm mất miền Nam. Ông Minh hay ai lúc đó cũng thế thôi. Cái chính là cội rễ của nó. Từ đâu ai cũng rõ. Có một điểm mà 18 năm sau tôi mới đủ tin để nói như thế này : những người lãnh đạo của cả Nam lẫn Bắc đều đã viết ra một trang sử không đẹp cho dân tộc. Cả hai đều là không có quyền quyết định gì về dân tộc mình cả.
Big Minh chỉ là một hạt cát trong cái vòng quay của lịch sử. Có điều ông đã ở lại để chịu trách nhiệm, để hứng trọn tủi nhục của người bại trận trong khi những người lãnh đạo từng quậy nát miền Nam đã bỏ ra đi với một núi tiền.
Bây giờ tôi thương ông Minh hơn tất cả những người tôi đã từng viết bài ca tụng.
VŨ ÁNH
http://www.banvannghe.com/a4595/lan-cuoi-cung-gap-big-minh-vu-anh
Vỗ Hồng Phi chuyển
http://www.banvannghe.com/a4595/lan-cuoi-cung-gap-big-minh-vu-anh
Vỗ Hồng Phi chuyển
Bàn ra tán vào (2)
Lynda
Minh gà tồ xác to,óc nhỏ........Hám lợi danh quên nghiã,quên tình.......Bước vào đời làm khố xanh,khố đỏ......Buổi loạn ly ,khỉ hóa tinh tinh
----------------------------------------------------------------------------------
Lynda
MINH GÀ TỒ xác to,óc nhỏ.........Hám lợi danh quên nghĩa,quên tình.........Bước vào đời là "khố xanh,khố đỏ"..........Buổi loạn ly vượn hoá tnh tinh
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
LẦN CUỐI CÙNG GẶP BIG MINH *
Đêm 29 tháng Tư 75, một đêm tiếng súng tạm yên do sự thoả thuận giữa Mỹ và Cộng Sản, nhưng lại là một đêm bầu trời bị khua động bởi tiếng động cơ của hàng chục chiếc CH 54 và các chiến đấu cơ F.4 vần vũ trên bầu trời Sài Gòn
vũ ánh
Đêm
29 tháng Tư 75, một đêm tiếng súng tạm yên do sự thoả thuận giữa Mỹ và
Cộng Sản, nhưng lại là một đêm bầu trời bị khua động bởi tiếng động cơ
của hàng chục chiếc CH 54 và các chiến đấu cơ F.4 vần vũ trên bầu trời
Sài Gòn.
Tôi lặng yên đếm từng lượt trực thăng rời khỏi sứ quán Mỹ. Cứ mỗi lần có
chuyến cất cánh là các cửa kính văn phòng tôi ngồi rung lên. Đầu óc
trống rỗng, miệng đắng, cố gắng kiểm soát chương trình phát thanh đặc
biệt trong đó tôi được lệnh vẫn tiếp tục cho phát thanh lời yêu cầu tất
cả người Mỹ triệt thoái ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ và lời trấn
an của tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng Tham Mưu Trưởng gởi cho quân
đội. Bản tin của UPI còn nằm trước mặt do người chủ bút đưa lên cho tôi,
nội dung nói đến việc ông Đại sứ Pháp và ngay cả cựu tướng Vanuxem đã bị
đánh lừa như thế nào.
Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ mất hết vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4 điều mà trước ông Lý Quý Chung, Tổng trưởng Thông Tin đã thông báo cho tôi để chuẩn bị “bàn giao”. Tôi hiểu chúng tôi thua trận và sẽ phải đầu hàng, chứ còn gì mà bàn giao?
ông dương văn minh
Sáng 30-4-75, lúc còn gà gật trên ghế làm việc trong giấc ngủ chập chờn, tôi nhận được điện thoại trực tiếp của Tổng trưởng Lý Quý Chung yêu cầu tôi sang ngay Phủ Thủ Tướng số 7 đường Thống Nhất để gặp Tổng Thống Dương Văn Minh. Phải mất nửa giờ đồng hồ mới ra khỏi được sự phong toả của hàng rào mìn định hướng quanh Đài Phát Thanh Sài Gòn. Sang được đến Phủ Thủ Tướng là 8.30 sáng, chờ ngoài hành lang. Bối cảnh nơi làm việc của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đúng là cảnh chợ chiều thoi thóp hơi thở cuối cùng của một chế độ : giấy tờ ngổn ngang, các nhân viên an ninh đã cởi áo ngoài, đó đây trong hành lang, từng nhóm nhỏ thầm thì, vài người chạy tới lui. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng Phái Đoàn thương thuyết ở Hội nghị La Celle Saint Cloud. Ông từ Pháp trở về cách đây hai ngày theo lệnh triệu hồi của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông nói “Tôi biết là không còn gì nữa, nhưng tôi vẫn trở về. Tôi biết đất nước cần tôi lúc này.” Ông Phong vẫn như thế, lúc nào cũng lý tưởng.
Cụ Huyền đứng ở góc hành lang đang nói chuyện với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lăng Nghiêm. Tôi chào cụ. Cụ Huyền chỉ nói “Cố gắng lên em.”
Lý Quý Chung đón tôi và đưa vào phòng Tổng thống. Căn phòng làm việc của cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vẫn không có gì thay đổi ngoài trừ một điều : Thủ tướng Vũ Văn Mẫu khi nhận được bàn giao từ cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn vẫn chưa đủ thời giờ cho lệnh thay tấm ảnh lớn của ông Thiệu bằng hình tân Tổng thống Dương Văn Minh. Giấy tờ ở đây bề bộn tứ tung. Những hồ sơ gáy bằng da vất vương vãi nơi sàn nhà.
Big Minh ngồi sau bàn làm việc. Ông vẫn hiền hậu nhưng nét mặt thật buồn. Chiếc áo xám bốn túi dường như lại càng làm cho khuôn mặt ông thêm hốc hác sau nhiều đêm không ngủ. Ông chưa mời tôi ngồi đã hỏi:
- Em bao nhiêu tuổi ?
- Thưa Tổng thống 32.
- Ngồi đi.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Big Minh rút trong ngăn kéo bên trái ra một miếng giấy nhỏ. Ông nói giọng run và buồn bã.
- Không còn gì nữa cả. Chúng ta đã thua. Bây giờ chỉ còn là làm sao tránh thêm đuợc đổ vỡ và đổ máu vô ích. Từ mấy ngày nay chính phủ đã hết sức cố gắng thương thuyết gần như nài nỉ họ đừng tấn công vào Sài Gòn. Qua biết người ta sẽ chê qua, nhưng không làm cách nào hơn được. Sau này họ sẽ hiểu.
Sau đó Big Minh cho biết là ông cần phải thu thanh một hiệu triệu gởi quốc dân để “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Ông sẽ chỉ nói 5 phút không cần sửa chữa kỹ thuật.
Tôi đã phải xin phép để được dùng điện thoại của ông để gọi về Đài. Lê Phú Bổn, phóng viên duy nhất còn lại ở Đài đã sang cùng một máy ghi âm nhỏ. Việc thu thanh không khó khăn vì bài hiệu triệu của Big Minh không dài. Xong ông đứng dậy bắt tay tôi với lời dặn dò :
- Em cố gắng cho phát vào đúng 10 giờ sáng nay đừng chậm trễ. Chúng ta tránh máu đổ tối đa. Đằng nào thì cũng thua rồi. Người Mỹ họ muốn vậy. Chúng ta đã sai lầm ngay từ đầu, đổ máu thêm có vớt vát gì được. Cám ơn đã sang đây và chúc may mắn.
Big Minh tiễn tôi ra đến cửa. Ông nắm vai chúng tôi và lắc mạnh :
- Còn trẻ quá thật đáng tiếc. Thế hệ của qua đã làm hỏng cả cuộc sống của các em.
Sau đó ông đóng cửa lại.
Cuốn băng của Big Minh phát đi được 2 lần, tôi gặp Big Minh lần thứ hai nhưng lần này ông không còn là Tổng thống nữa mà là tù hàng binh với hết cả nỗi nhục của một người bại trận. Ông được giải giao đến Đài Phát Thanh. Những người thắng trận buộc ông phải đọc lại lời hiệu triệu “đầu hàng vô điều kiện” chứ không phải “bàn giao”. Ông không bị còng nhưng đi giữa súng đạn kè bên hông. Tôi thoáng thấy Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn hữu Thái cùng bọn lâu la từng một thời phá phách Sài Gòn. Một Đại tá Việt cộng mà sau này tôi được biết là Bùi Tùng đã đẩy vai Big Minh lớn giọng :
- Các anh đã thua, đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả. Chống cự vô ích !
Tôi nhìn Big Minh vào trong phòng vi âm. Ông ngồi xuống. Bùi Tùng đặt trước mặt ông một tờ giấy viết sẵn. Big Minh bắt đầu đọc.
Lần cuối cùng tôi gặp Big Minh như thế. Trải qua 13 năm trong tù, nếm trải hết nỗi cay đắng tủi nhục, đã có nhiều lần tôi chỉ trích và cho rằng nỗi tủi nhục đó là do ông Minh gây ra. Trong thù hận và lòng ngổn ngang trăm mối, trong sự căm phẫn nhưng bất lực trong vòng tù ngục tôi tưởng như thế. Sau này vào những giai đoạn chót của đời luân lạc tù đầy, lòng lắng xuống với cái nhìn bình tĩnh hơn của tuổi 50, tôi nghĩ khác. Big Minh có thể là người không có tài, nhưng rõ ràng không phải là do ông làm mất miền Nam. Ông Minh hay ai lúc đó cũng thế thôi. Cái chính là cội rễ của nó. Từ đâu ai cũng rõ. Có một điểm mà 18 năm sau tôi mới đủ tin để nói như thế này : những người lãnh đạo của cả Nam lẫn Bắc đều đã viết ra một trang sử không đẹp cho dân tộc. Cả hai đều là không có quyền quyết định gì về dân tộc mình cả.
Big Minh chỉ là một hạt cát trong cái vòng quay của lịch sử. Có điều ông đã ở lại để chịu trách nhiệm, để hứng trọn tủi nhục của người bại trận trong khi những người lãnh đạo từng quậy nát miền Nam đã bỏ ra đi với một núi tiền.
Bây giờ tôi thương ông Minh hơn tất cả những người tôi đã từng viết bài ca tụng.
Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ mất hết vào lúc 10 giờ sáng ngày 30-4 điều mà trước ông Lý Quý Chung, Tổng trưởng Thông Tin đã thông báo cho tôi để chuẩn bị “bàn giao”. Tôi hiểu chúng tôi thua trận và sẽ phải đầu hàng, chứ còn gì mà bàn giao?
ông dương văn minh
Sáng 30-4-75, lúc còn gà gật trên ghế làm việc trong giấc ngủ chập chờn, tôi nhận được điện thoại trực tiếp của Tổng trưởng Lý Quý Chung yêu cầu tôi sang ngay Phủ Thủ Tướng số 7 đường Thống Nhất để gặp Tổng Thống Dương Văn Minh. Phải mất nửa giờ đồng hồ mới ra khỏi được sự phong toả của hàng rào mìn định hướng quanh Đài Phát Thanh Sài Gòn. Sang được đến Phủ Thủ Tướng là 8.30 sáng, chờ ngoài hành lang. Bối cảnh nơi làm việc của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đúng là cảnh chợ chiều thoi thóp hơi thở cuối cùng của một chế độ : giấy tờ ngổn ngang, các nhân viên an ninh đã cởi áo ngoài, đó đây trong hành lang, từng nhóm nhỏ thầm thì, vài người chạy tới lui. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Xuân Phong, Trưởng Phái Đoàn thương thuyết ở Hội nghị La Celle Saint Cloud. Ông từ Pháp trở về cách đây hai ngày theo lệnh triệu hồi của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông nói “Tôi biết là không còn gì nữa, nhưng tôi vẫn trở về. Tôi biết đất nước cần tôi lúc này.” Ông Phong vẫn như thế, lúc nào cũng lý tưởng.
Cụ Huyền đứng ở góc hành lang đang nói chuyện với Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lăng Nghiêm. Tôi chào cụ. Cụ Huyền chỉ nói “Cố gắng lên em.”
Lý Quý Chung đón tôi và đưa vào phòng Tổng thống. Căn phòng làm việc của cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vẫn không có gì thay đổi ngoài trừ một điều : Thủ tướng Vũ Văn Mẫu khi nhận được bàn giao từ cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn vẫn chưa đủ thời giờ cho lệnh thay tấm ảnh lớn của ông Thiệu bằng hình tân Tổng thống Dương Văn Minh. Giấy tờ ở đây bề bộn tứ tung. Những hồ sơ gáy bằng da vất vương vãi nơi sàn nhà.
Big Minh ngồi sau bàn làm việc. Ông vẫn hiền hậu nhưng nét mặt thật buồn. Chiếc áo xám bốn túi dường như lại càng làm cho khuôn mặt ông thêm hốc hác sau nhiều đêm không ngủ. Ông chưa mời tôi ngồi đã hỏi:
- Em bao nhiêu tuổi ?
- Thưa Tổng thống 32.
- Ngồi đi.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Big Minh rút trong ngăn kéo bên trái ra một miếng giấy nhỏ. Ông nói giọng run và buồn bã.
- Không còn gì nữa cả. Chúng ta đã thua. Bây giờ chỉ còn là làm sao tránh thêm đuợc đổ vỡ và đổ máu vô ích. Từ mấy ngày nay chính phủ đã hết sức cố gắng thương thuyết gần như nài nỉ họ đừng tấn công vào Sài Gòn. Qua biết người ta sẽ chê qua, nhưng không làm cách nào hơn được. Sau này họ sẽ hiểu.
Sau đó Big Minh cho biết là ông cần phải thu thanh một hiệu triệu gởi quốc dân để “bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Ông sẽ chỉ nói 5 phút không cần sửa chữa kỹ thuật.
Tôi đã phải xin phép để được dùng điện thoại của ông để gọi về Đài. Lê Phú Bổn, phóng viên duy nhất còn lại ở Đài đã sang cùng một máy ghi âm nhỏ. Việc thu thanh không khó khăn vì bài hiệu triệu của Big Minh không dài. Xong ông đứng dậy bắt tay tôi với lời dặn dò :
- Em cố gắng cho phát vào đúng 10 giờ sáng nay đừng chậm trễ. Chúng ta tránh máu đổ tối đa. Đằng nào thì cũng thua rồi. Người Mỹ họ muốn vậy. Chúng ta đã sai lầm ngay từ đầu, đổ máu thêm có vớt vát gì được. Cám ơn đã sang đây và chúc may mắn.
Big Minh tiễn tôi ra đến cửa. Ông nắm vai chúng tôi và lắc mạnh :
- Còn trẻ quá thật đáng tiếc. Thế hệ của qua đã làm hỏng cả cuộc sống của các em.
Sau đó ông đóng cửa lại.
***
Cuốn băng của Big Minh phát đi được 2 lần, tôi gặp Big Minh lần thứ hai nhưng lần này ông không còn là Tổng thống nữa mà là tù hàng binh với hết cả nỗi nhục của một người bại trận. Ông được giải giao đến Đài Phát Thanh. Những người thắng trận buộc ông phải đọc lại lời hiệu triệu “đầu hàng vô điều kiện” chứ không phải “bàn giao”. Ông không bị còng nhưng đi giữa súng đạn kè bên hông. Tôi thoáng thấy Huỳnh Tấn Mẫm và Nguyễn hữu Thái cùng bọn lâu la từng một thời phá phách Sài Gòn. Một Đại tá Việt cộng mà sau này tôi được biết là Bùi Tùng đã đẩy vai Big Minh lớn giọng :
- Các anh đã thua, đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả. Chống cự vô ích !
Tôi nhìn Big Minh vào trong phòng vi âm. Ông ngồi xuống. Bùi Tùng đặt trước mặt ông một tờ giấy viết sẵn. Big Minh bắt đầu đọc.
*
Lần cuối cùng tôi gặp Big Minh như thế. Trải qua 13 năm trong tù, nếm trải hết nỗi cay đắng tủi nhục, đã có nhiều lần tôi chỉ trích và cho rằng nỗi tủi nhục đó là do ông Minh gây ra. Trong thù hận và lòng ngổn ngang trăm mối, trong sự căm phẫn nhưng bất lực trong vòng tù ngục tôi tưởng như thế. Sau này vào những giai đoạn chót của đời luân lạc tù đầy, lòng lắng xuống với cái nhìn bình tĩnh hơn của tuổi 50, tôi nghĩ khác. Big Minh có thể là người không có tài, nhưng rõ ràng không phải là do ông làm mất miền Nam. Ông Minh hay ai lúc đó cũng thế thôi. Cái chính là cội rễ của nó. Từ đâu ai cũng rõ. Có một điểm mà 18 năm sau tôi mới đủ tin để nói như thế này : những người lãnh đạo của cả Nam lẫn Bắc đều đã viết ra một trang sử không đẹp cho dân tộc. Cả hai đều là không có quyền quyết định gì về dân tộc mình cả.
Big Minh chỉ là một hạt cát trong cái vòng quay của lịch sử. Có điều ông đã ở lại để chịu trách nhiệm, để hứng trọn tủi nhục của người bại trận trong khi những người lãnh đạo từng quậy nát miền Nam đã bỏ ra đi với một núi tiền.
Bây giờ tôi thương ông Minh hơn tất cả những người tôi đã từng viết bài ca tụng.
VŨ ÁNH
http://www.banvannghe.com/a4595/lan-cuoi-cung-gap-big-minh-vu-anh
Vỗ Hồng Phi chuyển
http://www.banvannghe.com/a4595/lan-cuoi-cung-gap-big-minh-vu-anh
Vỗ Hồng Phi chuyển