Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
LÌ - Việt Nhân
(HNPĐ) Nói tới lính, là người ta nghĩ đến cái tánh lì của thằng lính, vi xi sợ cũng vì lính mình lì, và người dân thương lính cũng bởi cái tánh lì đó, lính không lì thì làm sao đánh giặc cho được... Nhắc chuyện cũ mà nghe chùng lòng vì nhớ bạn, những thằng bạn mỗ tôi chúng phải bỏ ngang việc học để cầm súng, bởi thời loạn ly khói lửa mà chúng đi làm lính, vậy chứ khi đã khoác áo lính chúng sống xứng với tên gọi. Nhiều trong chúng đã nằm xuống như hầu hết thanh niên thời đó, cái chết cái sống chúng không màng chọn, chúng vui mà nói là để dành cho ông trời tính, bây giờ ngồi đây nhớ đến chúng, mà thấy bạn bè ngày đó không còn được mấy ai.
Thằng mỗ tôi! Thưa chuyện cùng quí độc giả trên trang báo lính HNPĐ này đã lâu, như tất cả anh em, mỗ tôi cũng là một thằng lính cũ, nay đôi chút mỗ tôi xin nói qua về mình, là một thằng chiến binh trôi dạt trên sông nước, từ Đồng Nai qua Cửu Long. Ai là lính mình cũ, nghe thế thì biết đó là những con kinh rạch thuộc vùng 3 và vùng 4 chiến thuật, mà bên hải quân gọi là vùng sông ngòi, dù là trên con sông lớn, hay chui vào các ngóc ngách những con rạch, công việc của bọn mỗ tôi là kích giặc, chận giặc mà đánh. Mỗ tôi là dân thành phố cho đến khi mặc áo lính, có thể nói những gì thân thuộc hằng ngày, cuộc sống an bình nơi phố chợ, những con đường lớn nhỏ của đất Sài gòn quen chân, đã bỏ lại sau lưng mà đi.
Đi vào các con rạch nhỏ, hai bên ken đặc những rặng dừa nước phủ kín cả người lẫn con tầu, cũng có lắm điểm kích khi đụng trận, lúc ra chỉ mỗi một cách là lùi, vừa đánh vừa lùi, nghe cả tiếng súng nổ lẫn tiếng nhành cây cọ sàn sạt hai bên hông. Anh da đỏ cố vấn cũng là trưởng seal team, luôn nhìn mỗ tôi với ánh mắt như e ngại cho cái vóc lính baby, mà luôn bằng câu cửa miệng tinh thần phải bền bỉ, cứng rắn, chịu đựng, không dễ bị đánh bại... nói chung những thứ đó anh gọi: A tough spirit (!). Đó là một anh da đỏ khoái dùng chữ tough, mỗ tôi nói với anh người Việt chúng tôi có chữ lì, không cần phải to con như anh mới lì, mặt không cần bôi sáp quằn quện mới lì, những người lính chúng tôi chui rúc hằng đêm bên bờ kinh, con rạch, không lì không làm được chuyện đó.
Câu nói đó thoạt đầu anh cho là bị chạm tự ái mà mỗ tôi nói thế, nhưng ngày anh về nước anh gửi cho mỗ tôi một lá thư trong đó anh có viết câu, “thoạt đầu nhìn những người lính miền Nam nhỏ bé, anh đã đánh giá sai về sức chiến đấu của họ, anh đã lầm... không ai lì bằng họ”. Anh nhận ra được điều này, khi thấy những anh lính nhỏ bé người mình, vẫn luôn qua đêm ngang ngửa với bọn seal của anh, nằm bụi không thua thám sát tỉnh PRU, với đủ cái tính mà anh vẫn quen miệng gọi là tough spirit. Lọt ổ phục kích vẫn lật ngược thế mà đánh, cái lì của anh em như không có giới hạn, những dàn B40, những ổ súng máy khóa hai đầu, không cầm được chân anh em vỗ thẳng mặt vi xi mà ghim tới, kết quả vẫn luôn là thằng giặc vứt súng mà chém vè.
Lại phải dài dòng về chuyện lính cũ mình như thế, cũng bởi vì có ý trong câu chuyện hôm nay - Chiều qua cuối tuần hai ông bạn già Tư Bến Nghé và Fugitive ngồi lại bên nhau, nói về bọn thằng bợm xã nghĩa bên nhà qua chuyện ranh nhân họ Hồ. Chúng hố trong lúc loan đi một bản tin trên trang chính thống chính phủ, Hồ của chúng không là danh nhân văn hóa thế giới, nay để chữa cháy chúng cho tên đại sứ Dương Văn Quảng, trưởng phái đoàn đại diện nhà nước xã nghĩa bên cạnh Unesco trả lời phỏng vấn cho báo vẹm Vietnam plus. Trong đó tay vẹm này nói “Cho đến nay, Việt Nam đã có ba nhà văn hóa được Unesco vinh danh, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du”, như thế cho thấy rồi đây chúng lại cứ ồn ào tự sướng về Hồ của chúng là ranh nhân.
Lũ bợm xã nghĩa nói theo ông Gorbachev tổng thống Nga, cái nghề của chúng là tuyên truyền bịp bợm, chúng lấy giả trá làm lối sống, người dân xã nghĩa hôm nay đã là thế kỷ 21 vẫn còn bị chúng bịt mắt, luôn sống trong thiếu thông tin. Ông cụ Fugitive nói chuyện trang HNPĐ.Net hoạt động lại tốt, là một thành công của các anh em lính cũ trong mặt trận chống cộng, vào tận nhà vả thẳng vào mặt bọn buôn dân bán nước cho Tầu, từ Hồ cho đến bọn Ếch Lú Sâu hôm nay. Cái bền bỉ cứng cỏi của anh em trên mặt trận mới bằng bàn phím, thể hiện cái lì ngày nào của những người lính năm xưa trên chiến trường súng đạn, đó là cái đẹp, cái hay của những con người sống có lý tưởng, ông nói như một lời nhắn với HNPĐ bằng câu tiếng Anh ‘don’t give up’.
Còn ông Tư Bến Nghé, dùng tiếng Nam bộ mình mà nói là phải đánh ‘rạc gáo’ tụi nó, thì đất nước mình mới ngóc đầu lên được, biết rằng chẳng ai trong chúng ta còn trẻ để hưởng những gì chúng ta đang làm, nhưng không vì thế mà không ra tay thay hạt giống tốt, để con cháu có trái ngon để ăn. Bài viết của BBT trò chuyện cùng độc giả HNPĐ hôm qua có câu, ‘Ở đời có 4 cái Ngu: Làm mai, lập web, gác cu, cầm chầu’, nhưng đấy chỉ để nói cho vui, chứ những anh em lính cũ vẫn mượn lời cụ Nguyễn Khuyến trong Mẹ Mốc mà rằng ‘Khôn em dễ bán dại này’.
Ngồi nghe hai ông anh nói chuyện cùng nhau, mà mỗ tôi nghe như thêm sức, cái lì ngày nào thời trai trẻ lại trở về trong niềm vui công việc, rồi nhớ chuyện xưa mà vài hàng thưa chuyện ngày đầu tuần, về cái lì của những người lính năm xưa nay đang gõ bàn phím.
Việt Nhân (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
LÌ - Việt Nhân
(HNPĐ) Nói tới lính, là người ta nghĩ đến cái tánh lì của thằng lính, vi xi sợ cũng vì lính mình lì, và người dân thương lính cũng bởi cái tánh lì đó, lính không lì thì làm sao đánh giặc cho được... Nhắc chuyện cũ mà nghe chùng lòng vì nhớ bạn, những thằng bạn mỗ tôi chúng phải bỏ ngang việc học để cầm súng, bởi thời loạn ly khói lửa mà chúng đi làm lính, vậy chứ khi đã khoác áo lính chúng sống xứng với tên gọi. Nhiều trong chúng đã nằm xuống như hầu hết thanh niên thời đó, cái chết cái sống chúng không màng chọn, chúng vui mà nói là để dành cho ông trời tính, bây giờ ngồi đây nhớ đến chúng, mà thấy bạn bè ngày đó không còn được mấy ai.
Thằng mỗ tôi! Thưa chuyện cùng quí độc giả trên trang báo lính HNPĐ này đã lâu, như tất cả anh em, mỗ tôi cũng là một thằng lính cũ, nay đôi chút mỗ tôi xin nói qua về mình, là một thằng chiến binh trôi dạt trên sông nước, từ Đồng Nai qua Cửu Long. Ai là lính mình cũ, nghe thế thì biết đó là những con kinh rạch thuộc vùng 3 và vùng 4 chiến thuật, mà bên hải quân gọi là vùng sông ngòi, dù là trên con sông lớn, hay chui vào các ngóc ngách những con rạch, công việc của bọn mỗ tôi là kích giặc, chận giặc mà đánh. Mỗ tôi là dân thành phố cho đến khi mặc áo lính, có thể nói những gì thân thuộc hằng ngày, cuộc sống an bình nơi phố chợ, những con đường lớn nhỏ của đất Sài gòn quen chân, đã bỏ lại sau lưng mà đi.
Đi vào các con rạch nhỏ, hai bên ken đặc những rặng dừa nước phủ kín cả người lẫn con tầu, cũng có lắm điểm kích khi đụng trận, lúc ra chỉ mỗi một cách là lùi, vừa đánh vừa lùi, nghe cả tiếng súng nổ lẫn tiếng nhành cây cọ sàn sạt hai bên hông. Anh da đỏ cố vấn cũng là trưởng seal team, luôn nhìn mỗ tôi với ánh mắt như e ngại cho cái vóc lính baby, mà luôn bằng câu cửa miệng tinh thần phải bền bỉ, cứng rắn, chịu đựng, không dễ bị đánh bại... nói chung những thứ đó anh gọi: A tough spirit (!). Đó là một anh da đỏ khoái dùng chữ tough, mỗ tôi nói với anh người Việt chúng tôi có chữ lì, không cần phải to con như anh mới lì, mặt không cần bôi sáp quằn quện mới lì, những người lính chúng tôi chui rúc hằng đêm bên bờ kinh, con rạch, không lì không làm được chuyện đó.
Câu nói đó thoạt đầu anh cho là bị chạm tự ái mà mỗ tôi nói thế, nhưng ngày anh về nước anh gửi cho mỗ tôi một lá thư trong đó anh có viết câu, “thoạt đầu nhìn những người lính miền Nam nhỏ bé, anh đã đánh giá sai về sức chiến đấu của họ, anh đã lầm... không ai lì bằng họ”. Anh nhận ra được điều này, khi thấy những anh lính nhỏ bé người mình, vẫn luôn qua đêm ngang ngửa với bọn seal của anh, nằm bụi không thua thám sát tỉnh PRU, với đủ cái tính mà anh vẫn quen miệng gọi là tough spirit. Lọt ổ phục kích vẫn lật ngược thế mà đánh, cái lì của anh em như không có giới hạn, những dàn B40, những ổ súng máy khóa hai đầu, không cầm được chân anh em vỗ thẳng mặt vi xi mà ghim tới, kết quả vẫn luôn là thằng giặc vứt súng mà chém vè.
Lại phải dài dòng về chuyện lính cũ mình như thế, cũng bởi vì có ý trong câu chuyện hôm nay - Chiều qua cuối tuần hai ông bạn già Tư Bến Nghé và Fugitive ngồi lại bên nhau, nói về bọn thằng bợm xã nghĩa bên nhà qua chuyện ranh nhân họ Hồ. Chúng hố trong lúc loan đi một bản tin trên trang chính thống chính phủ, Hồ của chúng không là danh nhân văn hóa thế giới, nay để chữa cháy chúng cho tên đại sứ Dương Văn Quảng, trưởng phái đoàn đại diện nhà nước xã nghĩa bên cạnh Unesco trả lời phỏng vấn cho báo vẹm Vietnam plus. Trong đó tay vẹm này nói “Cho đến nay, Việt Nam đã có ba nhà văn hóa được Unesco vinh danh, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du”, như thế cho thấy rồi đây chúng lại cứ ồn ào tự sướng về Hồ của chúng là ranh nhân.
Lũ bợm xã nghĩa nói theo ông Gorbachev tổng thống Nga, cái nghề của chúng là tuyên truyền bịp bợm, chúng lấy giả trá làm lối sống, người dân xã nghĩa hôm nay đã là thế kỷ 21 vẫn còn bị chúng bịt mắt, luôn sống trong thiếu thông tin. Ông cụ Fugitive nói chuyện trang HNPĐ.Net hoạt động lại tốt, là một thành công của các anh em lính cũ trong mặt trận chống cộng, vào tận nhà vả thẳng vào mặt bọn buôn dân bán nước cho Tầu, từ Hồ cho đến bọn Ếch Lú Sâu hôm nay. Cái bền bỉ cứng cỏi của anh em trên mặt trận mới bằng bàn phím, thể hiện cái lì ngày nào của những người lính năm xưa trên chiến trường súng đạn, đó là cái đẹp, cái hay của những con người sống có lý tưởng, ông nói như một lời nhắn với HNPĐ bằng câu tiếng Anh ‘don’t give up’.
Còn ông Tư Bến Nghé, dùng tiếng Nam bộ mình mà nói là phải đánh ‘rạc gáo’ tụi nó, thì đất nước mình mới ngóc đầu lên được, biết rằng chẳng ai trong chúng ta còn trẻ để hưởng những gì chúng ta đang làm, nhưng không vì thế mà không ra tay thay hạt giống tốt, để con cháu có trái ngon để ăn. Bài viết của BBT trò chuyện cùng độc giả HNPĐ hôm qua có câu, ‘Ở đời có 4 cái Ngu: Làm mai, lập web, gác cu, cầm chầu’, nhưng đấy chỉ để nói cho vui, chứ những anh em lính cũ vẫn mượn lời cụ Nguyễn Khuyến trong Mẹ Mốc mà rằng ‘Khôn em dễ bán dại này’.
Ngồi nghe hai ông anh nói chuyện cùng nhau, mà mỗ tôi nghe như thêm sức, cái lì ngày nào thời trai trẻ lại trở về trong niềm vui công việc, rồi nhớ chuyện xưa mà vài hàng thưa chuyện ngày đầu tuần, về cái lì của những người lính năm xưa nay đang gõ bàn phím.
Việt Nhân (HNPĐ)