Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
LỊCH SỬ CẦU TRƯỜNG TIỀN
LỊCH SỬ
CẦU TRƯỜNG TIỀN
Cầu
Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là chiếc cầu (dài 402,60m; rộng 5,40m) bắc qua sông Hương. Đầu cầu
phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay
giữa thành phố Huế, Việt Nam.
Lịch sử
và tên gọi
Thi sĩ Quách Tấn, đã căn cứ bài
thơ Thuận Hóa thành tức sự (chép bên dưới) của nhà thơ Thái
Thuận nói rằng dưới thời vua Lê
Thánh Tông (1442-1497), sông Hương đã có cầu. Và chiếc cầu đó, được
làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Rồi
vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống.
Trải bao năm tháng, không biết năm nào, cầu Mống
được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.
Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền
Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levecque) giao cho hãng Eiffel
(Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và xây dựng lại
bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị
vua này.
Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu
tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó.
Nhưng sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì nhà cầm
quyền cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của một Thủ tướng
Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Đến năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng.
Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 16 (1906), chiếc cầu mới được sửa chữa lại
bằng xi măng cốt thép. Tổng chiều dài cây cầu là 401,10m, rộng 6,20m, có 6 vài, 12 nhịp, mỗi nhịp
được thiết kế hình bán nguyệt. Và hình thức này, vẫn giữ được cho đến
ngày hôm nay.
Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Và dù lần lượt có nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường
Tiền (vì chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường
Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899) vẫn được
người dân quen gọi và đã đi vào nhiều bộ môn nghệ thuật...
Đến năm 1937, cầu được mở rộng
thêm hai hành lang ở hai bên, dành cho người đi bộ, xe đạp và những bao lơn
(ban công) hình bán nguyệt được tạo ra ở 5 trụ cầu giữa 2 vai để có chỗ dừng
chân, hay né tránh nhau.
Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị đặt mìn giựt sập hai phía tả
ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại.
Trong Tết Mậu Thân, trụ 3 và
nhịp 7 bị phá hủy, Việt cộng cho giựt sập để cắt đường tấn công của Viêt
Nam Cộng Hoà. Một chiếc cầu phao được dựng lên tạm thời cho người qua sông và
sau đó, cầu đã được sửa chữa lại.
Từ năm 1991 đến 1995, công ty Công ty Cầu 1 Thăng Long lãnh trách nhiệm trùng
tu, xây lại hai nhịp cầu, đổi màu cầu từ màu dụ bạc sang màu lam, nên chiếc cầu
không còn giống chiếc lược ngà và không còn lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa. Tất
cả các bao lơn cũng bị phá bỏ. Trước đây mặt cầu rộng 6m20, nhưng sau khi sửa
chữa xong, chỉ còn 5m40, cho nên chỉ có xe loại nhỏ mới qua lại cầu được.
Trong Văn học Nghệ thuật
Cầu Trường Tiền
Tên Cầu
Mống đã xuất hiện trong thơ Thái Thuận:
Thuận Hóa
thành tức sự
(Quách
Tấn dịch)
Ghe
thuyền qua lại sớm liền trưa
Cầu Mống
giăng sông cửa nước chừa.
Mây lẫn
bóng non trời rộng mở,
Gió dồn
tiếng sóng biển xa đưa.
Chợ chiều
tấp nập thân là lụa,
Nét bút
bồi hồi nhịp trúc tơ.
Ca nữ
quản bao dòng huyết hận,
Địch đài
trổi khúc lạc mai xưa[4].
Sau Cầu
Mống, là cầu Trường Tiền. Và công trình này đã nhanh chóng trở
thành một thắng cảnh nổi tiếng, và là đề tài của nhiều bộ môn nghệ thuật. Trích
giới thiệu:
Cầu
Trường Tiền lúc hoàng hôn.
Cầu Trường Tiền trong những câu
ca:
Cầu
Trường Tiền sáu vai mười hai nhịp
Em theo
không kịp
Tội lắm
em anh ơi!
Bấy lâu
mang tiếng chịu lời
Anh có xa
em đi nữa
Cũng tại
ông Trời nên xa.[5]
Cầu
Trường Tiền về đêm.
Năm 1906, chiếc cầu được đúc lại
bằng bê tông cốt thép, nên có câu:
Chợ Đông
Ba đem ra ngoài giại
Cầu
Trường Tiền đúc lại xi-mon
Ơi người
lỡ hội chồng con
Về đây gá
nghĩa vuông tròn nước non...[6]
Năm 1946, trong chiến tranh Pháp
- Việt, cầu bị đặt mìn giựt sập. Sau đó, lại có câu:
Cầu
Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời
Thành Thái đến nay.
Chạnh
lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi
nên nỗi đang tay dứt cầu?
Trong thời gian Nguyễn
Bính lưu lạc đến Huế, cầu Trường Tiền cũng đã xuất hiện trong thơ
ông:
Cầu cong
như chiếc lược ngà
Sông dài
mái tóc cung nga buông hờ
Gustave Eiffel người thiết kế cầu Trường Tiền.
Đôi bờ
đôi cánh tay vua
Cung nga
úp mặt làm thơ thất tình...
...Bồng
bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ
bóng mát nơi nào cũng xanh...
(trích
trong Vài nét Huế, 1941)
Trước năm 1975, ca
sĩ Duy Khánh đã sáng tác ra bài Ai ra xứ Huế, trong đó có
đoạn:
À ơi à ơi
!
Chứ cầu
Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương
nhau rồi chớ xin kịp về mau
À ơi ơi
à! Hò ơi!
Kẻo rồi
mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn
còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi
à!...[7]
Sau sự kiện Tết Mậu Thân,
cầu Trường Tiền bị bom đạn gây hư hại nặng. Quá xúc cảm, nhạc sĩ Trầm Tử
Thiêng viết bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy để nói
lên sự việc này, có những câu :
...
Cầu thân
ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá
sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao
không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu...
Ngoài ra, cầu Trường Tiền cũng đã được in trong bộ tem thư của Việt Nam.
Ctt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
LỊCH SỬ CẦU TRƯỜNG TIỀN
LỊCH SỬ
CẦU TRƯỜNG TIỀN
Cầu
Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là chiếc cầu (dài 402,60m; rộng 5,40m) bắc qua sông Hương. Đầu cầu
phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía Nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay
giữa thành phố Huế, Việt Nam.
Lịch sử
và tên gọi
Thi sĩ Quách Tấn, đã căn cứ bài
thơ Thuận Hóa thành tức sự (chép bên dưới) của nhà thơ Thái
Thuận nói rằng dưới thời vua Lê
Thánh Tông (1442-1497), sông Hương đã có cầu. Và chiếc cầu đó, được
làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Rồi
vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống.
Trải bao năm tháng, không biết năm nào, cầu Mống
được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.
Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền
Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levecque) giao cho hãng Eiffel
(Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và xây dựng lại
bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị
vua này.
Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu
tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó.
Nhưng sau khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì nhà cầm
quyền cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của một Thủ tướng
Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Đến năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng.
Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 16 (1906), chiếc cầu mới được sửa chữa lại
bằng xi măng cốt thép. Tổng chiều dài cây cầu là 401,10m, rộng 6,20m, có 6 vài, 12 nhịp, mỗi nhịp
được thiết kế hình bán nguyệt. Và hình thức này, vẫn giữ được cho đến
ngày hôm nay.
Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Và dù lần lượt có nhiều tên gọi, nhưng từ rất lâu, cái tên cầu Trường
Tiền (vì chiếc cầu nằm gần một công trường đúc tiền, gọi tắt là Trường
Tiền của nhà Nguyễn và phố Trường Tiền do vua Thành Thái lập năm 1899) vẫn được
người dân quen gọi và đã đi vào nhiều bộ môn nghệ thuật...
Đến năm 1937, cầu được mở rộng
thêm hai hành lang ở hai bên, dành cho người đi bộ, xe đạp và những bao lơn
(ban công) hình bán nguyệt được tạo ra ở 5 trụ cầu giữa 2 vai để có chỗ dừng
chân, hay né tránh nhau.
Năm 1946, trong chiến tranh Việt - Pháp, cầu bị đặt mìn giựt sập hai phía tả
ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại.
Trong Tết Mậu Thân, trụ 3 và
nhịp 7 bị phá hủy, Việt cộng cho giựt sập để cắt đường tấn công của Viêt
Nam Cộng Hoà. Một chiếc cầu phao được dựng lên tạm thời cho người qua sông và
sau đó, cầu đã được sửa chữa lại.
Từ năm 1991 đến 1995, công ty Công ty Cầu 1 Thăng Long lãnh trách nhiệm trùng
tu, xây lại hai nhịp cầu, đổi màu cầu từ màu dụ bạc sang màu lam, nên chiếc cầu
không còn giống chiếc lược ngà và không còn lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa. Tất
cả các bao lơn cũng bị phá bỏ. Trước đây mặt cầu rộng 6m20, nhưng sau khi sửa
chữa xong, chỉ còn 5m40, cho nên chỉ có xe loại nhỏ mới qua lại cầu được.
Trong Văn học Nghệ thuật
Cầu Trường Tiền
Tên Cầu
Mống đã xuất hiện trong thơ Thái Thuận:
Thuận Hóa
thành tức sự
(Quách
Tấn dịch)
Ghe
thuyền qua lại sớm liền trưa
Cầu Mống
giăng sông cửa nước chừa.
Mây lẫn
bóng non trời rộng mở,
Gió dồn
tiếng sóng biển xa đưa.
Chợ chiều
tấp nập thân là lụa,
Nét bút
bồi hồi nhịp trúc tơ.
Ca nữ
quản bao dòng huyết hận,
Địch đài
trổi khúc lạc mai xưa[4].
Sau Cầu
Mống, là cầu Trường Tiền. Và công trình này đã nhanh chóng trở
thành một thắng cảnh nổi tiếng, và là đề tài của nhiều bộ môn nghệ thuật. Trích
giới thiệu:
Cầu
Trường Tiền lúc hoàng hôn.
Cầu Trường Tiền trong những câu
ca:
Cầu
Trường Tiền sáu vai mười hai nhịp
Em theo
không kịp
Tội lắm
em anh ơi!
Bấy lâu
mang tiếng chịu lời
Anh có xa
em đi nữa
Cũng tại
ông Trời nên xa.[5]
Cầu
Trường Tiền về đêm.
Năm 1906, chiếc cầu được đúc lại
bằng bê tông cốt thép, nên có câu:
Chợ Đông
Ba đem ra ngoài giại
Cầu
Trường Tiền đúc lại xi-mon
Ơi người
lỡ hội chồng con
Về đây gá
nghĩa vuông tròn nước non...[6]
Năm 1946, trong chiến tranh Pháp
- Việt, cầu bị đặt mìn giựt sập. Sau đó, lại có câu:
Cầu
Trường Tiền bấy nhiêu niên (năm) qua lại,
Kể tự đời
Thành Thái đến nay.
Chạnh
lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi
nên nỗi đang tay dứt cầu?
Trong thời gian Nguyễn
Bính lưu lạc đến Huế, cầu Trường Tiền cũng đã xuất hiện trong thơ
ông:
Cầu cong
như chiếc lược ngà
Sông dài
mái tóc cung nga buông hờ
Gustave Eiffel người thiết kế cầu Trường Tiền.
Đôi bờ
đôi cánh tay vua
Cung nga
úp mặt làm thơ thất tình...
...Bồng
bồng sáu nhịp cầu cao
Thờ ơ
bóng mát nơi nào cũng xanh...
(trích
trong Vài nét Huế, 1941)
Trước năm 1975, ca
sĩ Duy Khánh đã sáng tác ra bài Ai ra xứ Huế, trong đó có
đoạn:
À ơi à ơi
!
Chứ cầu
Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Vì thương
nhau rồi chớ xin kịp về mau
À ơi ơi
à! Hò ơi!
Kẻo rồi
mai tê bóng xế qua cầu
Thì bạn
còn thương bạn chứ biết gởi sầu về nơi mô
À ơi ơi
à!...[7]
Sau sự kiện Tết Mậu Thân,
cầu Trường Tiền bị bom đạn gây hư hại nặng. Quá xúc cảm, nhạc sĩ Trầm Tử
Thiêng viết bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy để nói
lên sự việc này, có những câu :
...
Cầu thân
ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá
sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao
không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu...
Ngoài ra, cầu Trường Tiền cũng đã được in trong bộ tem thư của Việt Nam.
Ctt