Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ - Trần Gia Phụng
Quốc ngữ là chữ viết chung của dân chúng cả nước. Từ thời Ngô Quyền lập quốc (939), các triều đại cầm quyền đã mượn chữ Nho (chữ Hán) để sử dụng trong hành chánh, học thuật. Dầu vậy, người Việt vẫn nói tiếng Việt, không công nhận chữ Nho là quốc ngữ, và tìm cách sáng tạo ra quốc ngữ cho riêng mình.
Đầu tiên, người Việt dựa trên chữ Nho để chế ra chữ Nôm. Chữ Nôm được ghi nhận chính thức xuất hiện vào thế kỷ 13, khi Nguyễn Thuyên, lúc đó đang là hình bộ thượng thư dưới triều Trần Nhân Tông (trị vì 1279-1293), làm bài văn “Tế cá sấu” bằng chữ Nôm. Vào thời nầy, chữ Nôm được xem là quốc ngữ bên cạnh chữ Nho, nên tập thơ chữ Nôm của Chu Văn An (? – 1370) được ông gọi là Quốc ngữ thi tập (Tập thơ quốc ngữ).(1) Tuy nhiên, chữ Nôm cấu tạo trên căn bản chữ Nho, nên muốn học chữ Nôm thì phải biết chữ Nho tức chữ Hán.(2) Vì vậy chữ Nôm khó học, không phổ thông trong dân chúng, và ít được sử dụng.
Từ thế kỷ 17 trở đi, một thứ chữ mới xuất hiện. Nhờ giản dị, dễ sử dụng, sau ba trăm năm thử nghiệm, thứ chữ nầy càng ngày càng trở nên phổ thông và biến thành quốc ngữ, mà ngày nay người Việt đang sử dụng.
I.- VÌ SAO XUẤT HIỆN QUỐC NGỮ
Từ thế kỷ 16, các giáo sĩ Ky-Tô Tây phương bắt đầu đến truyền giáo tại nước ta. Lúc đầu, các giáo sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, theo các dòng tu khác nhau, thuộc nhiều giáo phận khác nhau, trong đó đông nhất là các giáo sĩ Dòng Tên.(3)
Khi đến Đại Việt bằng tàu thuyền, các giáo sĩ đặt chân đầu tiên lên miền duyên hải. Muốn giảng đạo, các ông không đến rồi đi liền, mà ở lại sống chung dài hạn lẫn lộn với dân chúng. Muốn thế đầu tiên các giáo sĩ phải học nói tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày. Tập nói để hiểu được người Việt và làm sao nói cho người Việt hiểu được mình, các giáo sĩ mới có thể bắt đầu truyền đạo.
Khi truyền đạo, các giáo sĩ không phải chỉ nói, mà còn dùng kinh sách để giảng giải. Ngoài kinh sách bằng chữ la-tinh, các giáo sĩ có thể sẵn có Thánh kinh bằng chữ Nho (chữ Hán) do các cơ sở ở Ma Cao cung cấp. [Ma Cao (Trung Hoa) là nơi các dòng tu Ky-Tô giáo La Mã đặt trụ sở để truyền đạo vào Trung Hoa và qua Nhật Bản.] Tuy nhiên ít người trong dân chúng biết chữ Nho, nhất là ở các vùng nông thôn vốn nghèo khổ, ít học.
Vì vậy, để truyền đạo cho người Việt, các giáo sĩ phải viết kinh sách bằng tiếng Việt. Học nói thì không cần chữ nghĩa, nhưng kinh sách thì phải có chữ nghĩa. Không thể dùng chữ Nôm để viết tiếng Việt, các giáo sĩ ký âm thẳng tiếng Việt bằng mẫu tự la-tinh, rồi mới dùng thứ chữ mới ký âm nầy để viết sách giáo lý bằng tiếng Việt. Mẫu tự la-tinh chỉ gồm 24 chữ cái, có thể dùng để lắp ghép thành các từ ngữ trong tiếng Việt, nên thứ chữ mới nầy giản dị, dễ học, dễ viết, dễ sử dụng, dễ truyền bá.
Từ đó, các giáo sĩ và những người Việt tân tòng hoặc học đạo với các giáo sĩ, đã hợp tác và tạo nên một thứ chữ mới vào thời đó, mà học giả Pétrus Ký, tức Trương Vĩnh Ký gọi là “quốc ngữ” trong một bài viết trên Gia Định Báo ngày15-4-1867.(4)
II.- CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH QUỐC NGỮ
GIAI ĐOẠN 1: NHU CẦU TRUYỀN ĐẠO CỦA CÁC GIÁO SĨ
Các giáo sĩ Ky-Tô La Mã đến Đại Việt để truyền đạo. Vì nhu cầu truyền đạo, các ông sáng chế chữ quốc ngữ chỉ để làm phương tiện phổ biến rộng rãi giáo lý đạo Ky-Tô, chứ không nhắm mục đích tạo nên một thứ chữ mới cho dân Việt sử dụng.
Người có công đầu trong việc sáng chế quốc ngữ là linh mục Francesco de Pina (1585-1625), một giáo sĩ Dòng Tên, người Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong năm 1617, từ trần vì đắm thuyền ở vịnh Đà Nẵng năm 1625. Ông là người đầu tiên nói thạo và giảng đạo bằng tiếng Việt. Hợp tác với nhiều người, và đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ của một thanh niên Việt có tên đạo là Phê-rô, De Pina đã khởi thảo la-tinh hóa tiếng Việt, soạn thảo một bản văn phạm quốc ngữ, dịch và soạn sách giáo lý đạo Ky-Tô bằng tiếng Việt, mở trường dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc.(5a)
Năm 1618, linh mục De Pina cùng với Phê-rô dịch qua tiếng Việt lần đầu tiên Kinh lạy Cha và các kinh căn bản khác trong Ky-Tô giáo La Mã, (5b) có thể xem là khởi đầu cho việc sơ thảo quốc ngữ. Theo lời linh mục De Pina, năm 1622, ông hoàn tất hệ thống chuyển mẫu tự la-tinh thích hợp với cách phát âm và thanh điệu tiếng Việt.(5c) Rất tiếc giai đoạn nầy chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bản Kinh lạy Cha được viết tay năm 1632 còn được nguyên bản như sau: (5d)
Trong số các học viên trường tiếng Việt của De Pina, có một người về sau nổi tiếng là Alexandre de Rhodes (1593-1660). Giáo sĩ De Rhodes đến Hội An năm 1624. Ngoài De Pina, De Rhodes còn học tiếng Việt với nhiều người địa phương, trong đó có một thiếu niên 13 tuổi ở Hội An, sau De Rhodes nhận làm con nuôi, và người nầy trở thành thầy giảng Raphael Rhodes. Năm 1645, A. de Rhodes bị trục xuất ra khỏi Đàng Trong, về Ma Cao.
Alexandre de Rhodes qua La Mã năm 1650. Năm 1651, tại La Mã, ông đứng tên tác giả, ấn hành hai bộ sách. Thứ nhất là Catechismus pro ijs, qui volunt suscipere Baptismum, in octo dies divisua (Giáo lý dành cho những ai muốn chịu Phép Rửa, chia ra tám ngày).(6) Thứ hai là Dictionarium Annamitcum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt – Bồ – La).(7)
Vì Alexandre de Rhodes gốc Pháp, nên người Pháp đã ca tụng ông như là nhà sáng chế chữ quốc ngữ, để kể công “khai hóa” của thực dân Pháp. Thật ra, người đầu tiên sáng chế chữ Quốc ngữ là linh mục Francesco de Pina, rồi đến nhiều giáo sĩ khác, trước khi De Rhodes đến Đại Việt. Trong lời “Cùng độc giả” vào đầu quyển từ điển năm 1651, A. de Rhodes cũng xác nhận:
“Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của cha Gaspar de Amaral và cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tin theo lệnh của các hồng y rất đáng tôn kính…”(8)
Nói cho cùng, sự hình thành quốc ngữ không phải do công sức cá nhân của một giáo sĩ, mà là công sức tập thể của nhiều giáo sĩ thuộc nhiều nước khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, đã đến truyền đạo Ky-Tô tại Đại Việt, cộng với sự đóng góp lớn lao âm thầm của rất nhiều giáo sĩ và thường dân Việt.
Từ đây quốc ngữ được sử dụng càng ngày càng rộng rãi trong các giáo đường, các tu viện Ky-Tô giáo Đại Việt. Một số giáo sĩ Việt bắt đầu dùng quốc ngữ để viết thư, kể cả thư cho những giáo sĩ nước ngoài. Hai quyển từ điển khác được soạn thảo là Dictionnarium Annamitico Latinum [Từ điển Việt – La tinh] của giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc, 1741-1799), cố vấn của Nguyễn Phúc Ánh, soạn xong năm 1772, và Dictionnarium Annamitico Latinum (Nam Việt Dương Hiệp tự vị) của Jean Louis Taberd (1794-1840).
Bộ tự điển của giám mục Bá Đa Lộc còn ở dạng bản thảo, và giám mục Taberd dựa trên bản thảo nầy, để soạn bộ sách của ông và xuất bản ở Ấn Độ năm 1838 khi ông hành đạo tại nước nầy.(9)
Khi đô đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm thành Gia Định vào tháng 2-1859, ông thấy rằng các giáo sĩ Ky-Tô La Mã đã thành lập ở đây một trường học lấy tên là “Collège d’Adran”.(10) Tại trường nầy, học sinh được học chữ la-tinh, quốc ngữ và một ít chữ Pháp.(11)
GIAI ĐOẠN 2: NHU CẦU CAI TRỊ CỦA NGƯỜI PHÁP
Khi chiếm Gia Định, vì nhu cầu cai trị, phó đô đốc Léonard Charner đưa ra nghị định ngày 21- 9-1861, dùng trường sở Collège d’Adran, thành lập Trường thông ngôn với danh hiệu đầy đủ là “Collège Annamite-Français de Monseigneur l’Évêque d’Adran”.(12) Trường thông ngôn chẳng những dạy người Việt học chữ Pháp để làm thông ngôn, mà còn dạy người Pháp học tiếng Việt bằng thứ chữ mới.
Léonard Charner cho mở ngay nhà in và phát hành báo Le Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Công báo của đoàn Viễn chinh Nam Kỳ) bằng chữ Pháp, xuất bản số đầu tiên ngày 29-9-1861. Khi Louis Bonard đến thay Charner ngày 29-11-1961, Bonard cho phát hành báo Le Bulletin Des Communes có phần chữ Nho để phổ biến rộng rãi tin tức nơi người Việt và người Hoa lúc đó khá đông ở Gia Định. Bonard dự tính ấn hành một tờ báo tiếng Việt. Tuy nhiên chữ Việt theo mẫu tự la-tinh có nhiều dấu (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã…), nên phải đặt chữ cái để sắp chữ in, đúc ở Pháp, mất hai năm mới xong (1864). Nhờ vậy ngày 15-4-1865, tờ báo tiếng Việt bằng thứ chữ mới, phiên âm theo mẫu tự la-tinh, lần đầu tiên đượïc phát hành tại Sài Gòn là Gia Định Báo.(13) Trên Gia Định Báo số 4, ngày 15-4-1867, Pétrus Ký (1837-1898) đã viết một bài khuyến khích việc học thứ chữ mới, trong đó có đoạn như sau:
“…Thầy Ký dạy học có làm sách mẹo [văn phạm] dạy tiếng Lang Sa [Pháp], có làm ra chữ quốc ngữ [sic] để người ta dễ học. Những người ký lục [thư ký] giỏi cùng siêng năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có hai mươi bốn chữ và viết đặng muôn ngàn chuyện, chữ chi mắc rẻ [khó dễ] cũng viết đặng, không phải như chữ Tàu học già đời mà còn có chữ lạ viết không ra, ở đây có Phủ Tường [Tôn Thọ Tường] đã học đặng chữ quốc ngữ, viết đặng, đọc đặng. Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết…”(14)
Danh từ “quốc ngữ” có thể xuất hiện trước đó trong giới Ky-Tô giáo, nhưng nay mới được Pétrus Ký chính thức “khai sinh” trên Gia Định Báo ngày 15-4-1867. Quốc ngữ lên báo chí, dù lúc đầu chỉ để thông tin, cũng có nghĩa là loại chữ nầy đã khá đầy đủ để diễn đạt chủ trương của nhà cầm quyền Pháp, và bắt đầu trở nên phổ thông, dầu chưa được chính thức áp dụng trong hành chánh. [Về sau, khi quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt, danh từ “quốc ngữ” dần dần biến mất. Ngày nay người ta không gọi “quốc ngữ”, mà chỉ gọi là “Việt ngữ”].
Một chi tiết đáng chú ý là ngành in ấn theo cách lắp chữ kiểu Tây phương,(15) giản dị, nhanh chóng, và tiện lợi hơn rất nhiều so với cách khắc bản gỗ (mộc bản) chữ Nho theo kiểu xưa của Việt Nam. In mộc bản, phải khắc từng chữ Nho chung trong toàn bài văn trên một bản gỗ. In xong, bản gỗ đó không dùng để in sách khác mà phải khắc sách khác từ đầu.
Sự phát triển ngành in đẩy mạnh việc ấn hành sách báo, từ đó làm cho quốc ngữ được truyền bá nhanh chóng vì người ta có thể học vần quốc ngữ bằng sách báo, đồng thời làm bùng nổ nền văn học quốc ngữ.
Trong khi đó, khoa thi hương (Nho học) năm 1861 (tân dậu) cho toàn thể Nam Kỳ lục tỉnh tại Gia Định bị bãi bỏ vì tình hình biến động. Gia Định mất năm 1862 nên khoa thi hương năm 1864 (giáp tý) ở Nam Kỳ được tổ chức tại Cần Thơ (huyện Vĩnh Định, tỉnh An Giang).(16) Sau đó, Pháp chiếm toàn bộ Nam Kỳ năm 1867, nên các kỳ thi Nho học ở trong Nam hoàn toàn bị bãi bỏ.
GIAI ĐOẠN 3: CHỮ VIẾT CHÍNH THỨC
Tại Nam Kỳ: Toàn bộ Nam Kỳ trở thành thuộc địa Pháp từ sau hòa ước Giáp Tuất (18-3-1874). Tại đây, quốc ngữ tiến thêm một bước khá dài nữa, khi phó đề đốc Hải quân Pháp là Louis Lafont, thống đốc Nam Kỳ, ban hành nghị định ngày 6-4-1878, theo đó kể từ 1-1-1882, ở Nam Kỳ, tất cả các giấy tờ như công văn, nghị định, quyết định, bản án, lệnh… đều viết bằng mẫu tự la-tinh, tức chữ Pháp hay Quốc ngữ, chứ không còn viết bằng chữ Nho; và cũng từ 1-1-1882, chỉ những người biết quốc ngữ mới được tuyển dụng vào các cơ quan hành chánh cấp phủ, huyện, tổng.(17)
Ngày ban hành và ngày thi hành nghị định nầy cách nhau gần 4 năm, nghĩa là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức giáo dục, chuyển đổi từ việc học chữ Nho qua việc học quốc ngữ. Ngày 17-3-1879, Pháp thành lập Sở Giáo dục công cộng (Service de l’instruction publique) ở Sài Gòn và đưa ra chương trình giáo dục Pháp-Việt bậc tiểu học, gồm có 6 năm học; theo đó trong ba năm đầu, học sinh phải học ba thứ chữ là chữ Nho, quốc ngữ và chữ Pháp; đến ba năm sau, học sinh chỉ còn học quốc ngữ và chữ Pháp.(18)
Nói cách khác, tại Nam Kỳ, bên cạnh chữ Pháp, từ đây quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức được sử dụng trong các trường học, sở làm, và báo chí. Một công trình quốc ngữ quan trọng đầu tiên do một thường dân người Việt biên soạn chứ không phải giáo sĩ nước ngoài, là bộ Đại Nam quấc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của. Bộ sách nầy gồm hai quyển, phát hành liên tiếp hai năm 1895 và 1896 tại Sài Gòn.
Tại Trung và Bắc Kỳ: Pháp bảo hộ Trung và Bắc kỳ bằng hòa ước Giáp Thân (6-6-1884). Những trường trung học đầu tiên Pháp mở ở Trung và Bắc Kỳ như trường Quốc Học Huế (khai giảng ngày 26-12-1896), trường Collège des interprètes (Trường Thông ngôn, mở năm 1904)… đều dạy bằng tiếng Pháp và chương trình Pháp cho học sinh Việt. Triều đình Việt Nam vẫn tiếp tục mở những khoa thi Nho học (thi hương và thi hội) theo định kỳ 4 năm một lần như trước đây.
Riêng ở Bắc Kỳ, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định ngày 6-6-1898 (niên hiệu Thành Thái thứ 10), tổ chức một kỳ thi phụ sau kỳ thi hương truyền thống tại Nam Định. Môn thi gồm tiếng Pháp và quốc ngữ, không có chữ Nho. Những người đậu cử nhân hay tú tài Nho học trong kỳ thi hương, nếu đậu luôn kỳ thi phụ, sẽ được ưu tiên chọn ra làm quan.(19)
Chủ trương “hợp tác” và mở cuộc “chinh phục tinh thần” khi đến làm toàn quyền Đông Dương từ 1902 đến 1908, Paul Beau cho giảng dạy quốc ngữ ở các trường Trung và Bắc Kỳ. Học chế năm 1906 (do quyền toàn quyền Broni chuẩn y) quy định các trường học Việt Nam gồm ba cấp ấu học, tiểu học và trung học. Quốc ngữ được dạy ở cả ba cấp. Ai đậu kỳ thi cuối khóa cấp trung học, được gọi là thí sinh và sẽ được dự kỳ thi hương.(20)
Trong khi đó, các nhà khoa bảng cựu học như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, kết hợp với những trí thức cấp tiến lúc đó, mở phong trào Duy tân, vận động cải cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho học, cổ xúy việc học quốc ngữ để nâng cao dân trí, vì một lý do đơn giản: quốc ngữ dễ học, dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho. Các ông vận động mở trường dạy quốc ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (trường Dục Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907). Trong một bài thơ khuyến khích việc học quốc ngữ của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết:
“… Chữ quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tỉnh trước dân ta,
Sách các nước, sách Chi-na,
Chữ nào nghĩa ấy, dịch ra cho tường…”(21)
Từ năm 1909, quốc ngữ được đưa vào chương trình thi hương trên toàn Trung và Bắc Kỳ. Trong 4 kỳ (trường) thi hương,(22) đến kỳ thứ 3 (trường 3), thí sinh bắt buộc phải làm 2 đề thi luận: một đề chữ Nho và một đề quốc ngữ. Qua kỳ thi hương năm 1912, đề thi kỳ 3 (trường 3) gồm hai đề quốc ngữ, và kỳ 4 (trường tư) một đề quốc ngữ. Đến kỳ thi hương cuối cùng năm 1918 ở Trung Kỳ, từ kỳ 2 (trường nhì) đến kỳ 4 (trường tư) đều có đề thi quốc ngữ.(23)
Toàn quyền Albert Sarraut (lần thứ hai từ 1917-1919) ra nghị định 21-12-1917 về Quy chế chung về ngành giáo dục công cộng ở Đông Dương (Règlement général de l’instruction publique en Indochine), thường được gọi là “Học chánh tổng quy”, áp dụng cho toàn cõi Đông Dương để thay thế cho học chế thời Paul Beau.
Theo tổng quy mới, trong 5 năm bậc tiểu học, thì 3 năm đầu, học sinh học các môn bằng quốc ngữ và chữ Pháp, chữ Nho không bắt buộc; hai năm cuối bắt buộc học các môn bằng chữ Pháp. Riêng 4 năm bậc trung học, mỗi tuần chỉ có 3 giờ quốc văn trong tổng số 27 giờ học mỗi tuần. Đăïc biệt, phần cuối tổng quy nầy định rằng các trường chữ Nho của tư nhân hay của triều đình, kể cả quốc tử giám, đều được xếp vào loại trường tư và phải tuân theo quy chế của chính quyền Pháp.(24) Nói cách khác, tổng quy nầy dẹp bỏ luôn chương trình Nho học. Chính vì vậy, sau khoa thi hưong năm 1915, ở Bắc Kỳ (vùng bảo hộ trực tiếp) không tổ chức thi Nho học nữa, trong khi ở Trung Kỳ (vùng bảo hộ gián tiếp), khoa thi hưong cuối cùng năm 1918 và thi hội cuối cùng năm 1919.
Ba giờ quốc văn quá ít. Dư luận người Việt phản ứng. Bảy năm sau, toàn quyền Martial Merlin (từ 1923-1925) công bố nghị định ngày 18-9-1924, sửa đổi lại học chánh tổng quy của Sarraut. Theo học chế mới, trong ba năm đầu của bậc tiểu học, dạy hoàn toàn bằng quốc ngữ thay vì chữ Pháp hay chữ Nho,(25) nhưng các lớp sau đó dạy bằng chữ Pháp. Việc phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em bằng quốc ngữ, giúp cho học sinh Việt căn bản quốc ngữ trong đời sống hàng ngày. Như thế học quy Martial Merlin công nhận từ đây quốc ngữ là chữ viết chính thức của người Việt Nam.
Quốc ngữ càng ngày càng phổ thông, giúp dân chúng những hiểu biết sơ đẳng cần thiết trong đời sống, nhất là về phương diện chính trị. Từ năm 1925 trở đi, nhiều đảng phái chống Pháp được thành lập, viết truyền đơn, lời kêu gọi, sáng tác thơ văn yêu nước… đều bằng quốc ngữ.
KẾT LUẬN
Sự hình thành quốc ngữ tiến triển qua ba giai đoạn: 1) Do nhu cầu truyền đạo, các giáo sĩ Tây phương dùng mẫu tự la-tinh phiên âm thiếng Việt và sử dụng thứ chữ mới trong khuôn viên giáo đường. 2) Do nhu cầu cai trị nước ta, Pháp ứng dụng thứ chữ mới nầy trong quần chúng. 3) Do nhu cầu phổ cập giáo dục căn bản cho trẻ em Việt Nam, Pháp đưa quốc ngữ vào chương trình tiểu học từ năm 1924. Quốc ngữ được chính thức công nhận là chữ viết của người Việt.
Trần Gia Phụng
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ - Trần Gia Phụng
Quốc ngữ là chữ viết chung của dân chúng cả nước. Từ thời Ngô Quyền lập quốc (939), các triều đại cầm quyền đã mượn chữ Nho (chữ Hán) để sử dụng trong hành chánh, học thuật. Dầu vậy, người Việt vẫn nói tiếng Việt, không công nhận chữ Nho là quốc ngữ, và tìm cách sáng tạo ra quốc ngữ cho riêng mình.
Đầu tiên, người Việt dựa trên chữ Nho để chế ra chữ Nôm. Chữ Nôm được ghi nhận chính thức xuất hiện vào thế kỷ 13, khi Nguyễn Thuyên, lúc đó đang là hình bộ thượng thư dưới triều Trần Nhân Tông (trị vì 1279-1293), làm bài văn “Tế cá sấu” bằng chữ Nôm. Vào thời nầy, chữ Nôm được xem là quốc ngữ bên cạnh chữ Nho, nên tập thơ chữ Nôm của Chu Văn An (? – 1370) được ông gọi là Quốc ngữ thi tập (Tập thơ quốc ngữ).(1) Tuy nhiên, chữ Nôm cấu tạo trên căn bản chữ Nho, nên muốn học chữ Nôm thì phải biết chữ Nho tức chữ Hán.(2) Vì vậy chữ Nôm khó học, không phổ thông trong dân chúng, và ít được sử dụng.
Từ thế kỷ 17 trở đi, một thứ chữ mới xuất hiện. Nhờ giản dị, dễ sử dụng, sau ba trăm năm thử nghiệm, thứ chữ nầy càng ngày càng trở nên phổ thông và biến thành quốc ngữ, mà ngày nay người Việt đang sử dụng.
I.- VÌ SAO XUẤT HIỆN QUỐC NGỮ
Từ thế kỷ 16, các giáo sĩ Ky-Tô Tây phương bắt đầu đến truyền giáo tại nước ta. Lúc đầu, các giáo sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, theo các dòng tu khác nhau, thuộc nhiều giáo phận khác nhau, trong đó đông nhất là các giáo sĩ Dòng Tên.(3)
Khi đến Đại Việt bằng tàu thuyền, các giáo sĩ đặt chân đầu tiên lên miền duyên hải. Muốn giảng đạo, các ông không đến rồi đi liền, mà ở lại sống chung dài hạn lẫn lộn với dân chúng. Muốn thế đầu tiên các giáo sĩ phải học nói tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày. Tập nói để hiểu được người Việt và làm sao nói cho người Việt hiểu được mình, các giáo sĩ mới có thể bắt đầu truyền đạo.
Khi truyền đạo, các giáo sĩ không phải chỉ nói, mà còn dùng kinh sách để giảng giải. Ngoài kinh sách bằng chữ la-tinh, các giáo sĩ có thể sẵn có Thánh kinh bằng chữ Nho (chữ Hán) do các cơ sở ở Ma Cao cung cấp. [Ma Cao (Trung Hoa) là nơi các dòng tu Ky-Tô giáo La Mã đặt trụ sở để truyền đạo vào Trung Hoa và qua Nhật Bản.] Tuy nhiên ít người trong dân chúng biết chữ Nho, nhất là ở các vùng nông thôn vốn nghèo khổ, ít học.
Vì vậy, để truyền đạo cho người Việt, các giáo sĩ phải viết kinh sách bằng tiếng Việt. Học nói thì không cần chữ nghĩa, nhưng kinh sách thì phải có chữ nghĩa. Không thể dùng chữ Nôm để viết tiếng Việt, các giáo sĩ ký âm thẳng tiếng Việt bằng mẫu tự la-tinh, rồi mới dùng thứ chữ mới ký âm nầy để viết sách giáo lý bằng tiếng Việt. Mẫu tự la-tinh chỉ gồm 24 chữ cái, có thể dùng để lắp ghép thành các từ ngữ trong tiếng Việt, nên thứ chữ mới nầy giản dị, dễ học, dễ viết, dễ sử dụng, dễ truyền bá.
Từ đó, các giáo sĩ và những người Việt tân tòng hoặc học đạo với các giáo sĩ, đã hợp tác và tạo nên một thứ chữ mới vào thời đó, mà học giả Pétrus Ký, tức Trương Vĩnh Ký gọi là “quốc ngữ” trong một bài viết trên Gia Định Báo ngày15-4-1867.(4)
II.- CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH QUỐC NGỮ
GIAI ĐOẠN 1: NHU CẦU TRUYỀN ĐẠO CỦA CÁC GIÁO SĨ
Các giáo sĩ Ky-Tô La Mã đến Đại Việt để truyền đạo. Vì nhu cầu truyền đạo, các ông sáng chế chữ quốc ngữ chỉ để làm phương tiện phổ biến rộng rãi giáo lý đạo Ky-Tô, chứ không nhắm mục đích tạo nên một thứ chữ mới cho dân Việt sử dụng.
Người có công đầu trong việc sáng chế quốc ngữ là linh mục Francesco de Pina (1585-1625), một giáo sĩ Dòng Tên, người Bồ Đào Nha, đến Đàng Trong năm 1617, từ trần vì đắm thuyền ở vịnh Đà Nẵng năm 1625. Ông là người đầu tiên nói thạo và giảng đạo bằng tiếng Việt. Hợp tác với nhiều người, và đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ của một thanh niên Việt có tên đạo là Phê-rô, De Pina đã khởi thảo la-tinh hóa tiếng Việt, soạn thảo một bản văn phạm quốc ngữ, dịch và soạn sách giáo lý đạo Ky-Tô bằng tiếng Việt, mở trường dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc.(5a)
Năm 1618, linh mục De Pina cùng với Phê-rô dịch qua tiếng Việt lần đầu tiên Kinh lạy Cha và các kinh căn bản khác trong Ky-Tô giáo La Mã, (5b) có thể xem là khởi đầu cho việc sơ thảo quốc ngữ. Theo lời linh mục De Pina, năm 1622, ông hoàn tất hệ thống chuyển mẫu tự la-tinh thích hợp với cách phát âm và thanh điệu tiếng Việt.(5c) Rất tiếc giai đoạn nầy chưa được nghiên cứu đầy đủ. Bản Kinh lạy Cha được viết tay năm 1632 còn được nguyên bản như sau: (5d)
Trong số các học viên trường tiếng Việt của De Pina, có một người về sau nổi tiếng là Alexandre de Rhodes (1593-1660). Giáo sĩ De Rhodes đến Hội An năm 1624. Ngoài De Pina, De Rhodes còn học tiếng Việt với nhiều người địa phương, trong đó có một thiếu niên 13 tuổi ở Hội An, sau De Rhodes nhận làm con nuôi, và người nầy trở thành thầy giảng Raphael Rhodes. Năm 1645, A. de Rhodes bị trục xuất ra khỏi Đàng Trong, về Ma Cao.
Alexandre de Rhodes qua La Mã năm 1650. Năm 1651, tại La Mã, ông đứng tên tác giả, ấn hành hai bộ sách. Thứ nhất là Catechismus pro ijs, qui volunt suscipere Baptismum, in octo dies divisua (Giáo lý dành cho những ai muốn chịu Phép Rửa, chia ra tám ngày).(6) Thứ hai là Dictionarium Annamitcum Lusitanum et Latinum (Từ điển Việt – Bồ – La).(7)
Vì Alexandre de Rhodes gốc Pháp, nên người Pháp đã ca tụng ông như là nhà sáng chế chữ quốc ngữ, để kể công “khai hóa” của thực dân Pháp. Thật ra, người đầu tiên sáng chế chữ Quốc ngữ là linh mục Francesco de Pina, rồi đến nhiều giáo sĩ khác, trước khi De Rhodes đến Đại Việt. Trong lời “Cùng độc giả” vào đầu quyển từ điển năm 1651, A. de Rhodes cũng xác nhận:
“Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của cha Gaspar de Amaral và cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tin theo lệnh của các hồng y rất đáng tôn kính…”(8)
Nói cho cùng, sự hình thành quốc ngữ không phải do công sức cá nhân của một giáo sĩ, mà là công sức tập thể của nhiều giáo sĩ thuộc nhiều nước khác nhau, nhiều thế hệ khác nhau, đã đến truyền đạo Ky-Tô tại Đại Việt, cộng với sự đóng góp lớn lao âm thầm của rất nhiều giáo sĩ và thường dân Việt.
Từ đây quốc ngữ được sử dụng càng ngày càng rộng rãi trong các giáo đường, các tu viện Ky-Tô giáo Đại Việt. Một số giáo sĩ Việt bắt đầu dùng quốc ngữ để viết thư, kể cả thư cho những giáo sĩ nước ngoài. Hai quyển từ điển khác được soạn thảo là Dictionnarium Annamitico Latinum [Từ điển Việt – La tinh] của giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc, 1741-1799), cố vấn của Nguyễn Phúc Ánh, soạn xong năm 1772, và Dictionnarium Annamitico Latinum (Nam Việt Dương Hiệp tự vị) của Jean Louis Taberd (1794-1840).
Bộ tự điển của giám mục Bá Đa Lộc còn ở dạng bản thảo, và giám mục Taberd dựa trên bản thảo nầy, để soạn bộ sách của ông và xuất bản ở Ấn Độ năm 1838 khi ông hành đạo tại nước nầy.(9)
Khi đô đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm thành Gia Định vào tháng 2-1859, ông thấy rằng các giáo sĩ Ky-Tô La Mã đã thành lập ở đây một trường học lấy tên là “Collège d’Adran”.(10) Tại trường nầy, học sinh được học chữ la-tinh, quốc ngữ và một ít chữ Pháp.(11)
GIAI ĐOẠN 2: NHU CẦU CAI TRỊ CỦA NGƯỜI PHÁP
Khi chiếm Gia Định, vì nhu cầu cai trị, phó đô đốc Léonard Charner đưa ra nghị định ngày 21- 9-1861, dùng trường sở Collège d’Adran, thành lập Trường thông ngôn với danh hiệu đầy đủ là “Collège Annamite-Français de Monseigneur l’Évêque d’Adran”.(12) Trường thông ngôn chẳng những dạy người Việt học chữ Pháp để làm thông ngôn, mà còn dạy người Pháp học tiếng Việt bằng thứ chữ mới.
Léonard Charner cho mở ngay nhà in và phát hành báo Le Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine (Công báo của đoàn Viễn chinh Nam Kỳ) bằng chữ Pháp, xuất bản số đầu tiên ngày 29-9-1861. Khi Louis Bonard đến thay Charner ngày 29-11-1961, Bonard cho phát hành báo Le Bulletin Des Communes có phần chữ Nho để phổ biến rộng rãi tin tức nơi người Việt và người Hoa lúc đó khá đông ở Gia Định. Bonard dự tính ấn hành một tờ báo tiếng Việt. Tuy nhiên chữ Việt theo mẫu tự la-tinh có nhiều dấu (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã…), nên phải đặt chữ cái để sắp chữ in, đúc ở Pháp, mất hai năm mới xong (1864). Nhờ vậy ngày 15-4-1865, tờ báo tiếng Việt bằng thứ chữ mới, phiên âm theo mẫu tự la-tinh, lần đầu tiên đượïc phát hành tại Sài Gòn là Gia Định Báo.(13) Trên Gia Định Báo số 4, ngày 15-4-1867, Pétrus Ký (1837-1898) đã viết một bài khuyến khích việc học thứ chữ mới, trong đó có đoạn như sau:
“…Thầy Ký dạy học có làm sách mẹo [văn phạm] dạy tiếng Lang Sa [Pháp], có làm ra chữ quốc ngữ [sic] để người ta dễ học. Những người ký lục [thư ký] giỏi cùng siêng năng sẽ lo mà học chữ quốc ngữ vì có hai mươi bốn chữ và viết đặng muôn ngàn chuyện, chữ chi mắc rẻ [khó dễ] cũng viết đặng, không phải như chữ Tàu học già đời mà còn có chữ lạ viết không ra, ở đây có Phủ Tường [Tôn Thọ Tường] đã học đặng chữ quốc ngữ, viết đặng, đọc đặng. Chữ ấy chẳng khó đâu, ra công học một đôi tháng thì thuộc hết…”(14)
Danh từ “quốc ngữ” có thể xuất hiện trước đó trong giới Ky-Tô giáo, nhưng nay mới được Pétrus Ký chính thức “khai sinh” trên Gia Định Báo ngày 15-4-1867. Quốc ngữ lên báo chí, dù lúc đầu chỉ để thông tin, cũng có nghĩa là loại chữ nầy đã khá đầy đủ để diễn đạt chủ trương của nhà cầm quyền Pháp, và bắt đầu trở nên phổ thông, dầu chưa được chính thức áp dụng trong hành chánh. [Về sau, khi quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt, danh từ “quốc ngữ” dần dần biến mất. Ngày nay người ta không gọi “quốc ngữ”, mà chỉ gọi là “Việt ngữ”].
Một chi tiết đáng chú ý là ngành in ấn theo cách lắp chữ kiểu Tây phương,(15) giản dị, nhanh chóng, và tiện lợi hơn rất nhiều so với cách khắc bản gỗ (mộc bản) chữ Nho theo kiểu xưa của Việt Nam. In mộc bản, phải khắc từng chữ Nho chung trong toàn bài văn trên một bản gỗ. In xong, bản gỗ đó không dùng để in sách khác mà phải khắc sách khác từ đầu.
Sự phát triển ngành in đẩy mạnh việc ấn hành sách báo, từ đó làm cho quốc ngữ được truyền bá nhanh chóng vì người ta có thể học vần quốc ngữ bằng sách báo, đồng thời làm bùng nổ nền văn học quốc ngữ.
Trong khi đó, khoa thi hương (Nho học) năm 1861 (tân dậu) cho toàn thể Nam Kỳ lục tỉnh tại Gia Định bị bãi bỏ vì tình hình biến động. Gia Định mất năm 1862 nên khoa thi hương năm 1864 (giáp tý) ở Nam Kỳ được tổ chức tại Cần Thơ (huyện Vĩnh Định, tỉnh An Giang).(16) Sau đó, Pháp chiếm toàn bộ Nam Kỳ năm 1867, nên các kỳ thi Nho học ở trong Nam hoàn toàn bị bãi bỏ.
GIAI ĐOẠN 3: CHỮ VIẾT CHÍNH THỨC
Tại Nam Kỳ: Toàn bộ Nam Kỳ trở thành thuộc địa Pháp từ sau hòa ước Giáp Tuất (18-3-1874). Tại đây, quốc ngữ tiến thêm một bước khá dài nữa, khi phó đề đốc Hải quân Pháp là Louis Lafont, thống đốc Nam Kỳ, ban hành nghị định ngày 6-4-1878, theo đó kể từ 1-1-1882, ở Nam Kỳ, tất cả các giấy tờ như công văn, nghị định, quyết định, bản án, lệnh… đều viết bằng mẫu tự la-tinh, tức chữ Pháp hay Quốc ngữ, chứ không còn viết bằng chữ Nho; và cũng từ 1-1-1882, chỉ những người biết quốc ngữ mới được tuyển dụng vào các cơ quan hành chánh cấp phủ, huyện, tổng.(17)
Ngày ban hành và ngày thi hành nghị định nầy cách nhau gần 4 năm, nghĩa là khoảng thời gian cần thiết để tổ chức giáo dục, chuyển đổi từ việc học chữ Nho qua việc học quốc ngữ. Ngày 17-3-1879, Pháp thành lập Sở Giáo dục công cộng (Service de l’instruction publique) ở Sài Gòn và đưa ra chương trình giáo dục Pháp-Việt bậc tiểu học, gồm có 6 năm học; theo đó trong ba năm đầu, học sinh phải học ba thứ chữ là chữ Nho, quốc ngữ và chữ Pháp; đến ba năm sau, học sinh chỉ còn học quốc ngữ và chữ Pháp.(18)
Nói cách khác, tại Nam Kỳ, bên cạnh chữ Pháp, từ đây quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức được sử dụng trong các trường học, sở làm, và báo chí. Một công trình quốc ngữ quan trọng đầu tiên do một thường dân người Việt biên soạn chứ không phải giáo sĩ nước ngoài, là bộ Đại Nam quấc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của. Bộ sách nầy gồm hai quyển, phát hành liên tiếp hai năm 1895 và 1896 tại Sài Gòn.
Tại Trung và Bắc Kỳ: Pháp bảo hộ Trung và Bắc kỳ bằng hòa ước Giáp Thân (6-6-1884). Những trường trung học đầu tiên Pháp mở ở Trung và Bắc Kỳ như trường Quốc Học Huế (khai giảng ngày 26-12-1896), trường Collège des interprètes (Trường Thông ngôn, mở năm 1904)… đều dạy bằng tiếng Pháp và chương trình Pháp cho học sinh Việt. Triều đình Việt Nam vẫn tiếp tục mở những khoa thi Nho học (thi hương và thi hội) theo định kỳ 4 năm một lần như trước đây.
Riêng ở Bắc Kỳ, toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định ngày 6-6-1898 (niên hiệu Thành Thái thứ 10), tổ chức một kỳ thi phụ sau kỳ thi hương truyền thống tại Nam Định. Môn thi gồm tiếng Pháp và quốc ngữ, không có chữ Nho. Những người đậu cử nhân hay tú tài Nho học trong kỳ thi hương, nếu đậu luôn kỳ thi phụ, sẽ được ưu tiên chọn ra làm quan.(19)
Chủ trương “hợp tác” và mở cuộc “chinh phục tinh thần” khi đến làm toàn quyền Đông Dương từ 1902 đến 1908, Paul Beau cho giảng dạy quốc ngữ ở các trường Trung và Bắc Kỳ. Học chế năm 1906 (do quyền toàn quyền Broni chuẩn y) quy định các trường học Việt Nam gồm ba cấp ấu học, tiểu học và trung học. Quốc ngữ được dạy ở cả ba cấp. Ai đậu kỳ thi cuối khóa cấp trung học, được gọi là thí sinh và sẽ được dự kỳ thi hương.(20)
Trong khi đó, các nhà khoa bảng cựu học như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, kết hợp với những trí thức cấp tiến lúc đó, mở phong trào Duy tân, vận động cải cách văn hóa, chính trị trên toàn quốc, kêu gọi bãi bỏ Nho học, cổ xúy việc học quốc ngữ để nâng cao dân trí, vì một lý do đơn giản: quốc ngữ dễ học, dễ viết, dễ phổ cập hơn chữ Nho. Các ông vận động mở trường dạy quốc ngữ khắp nước, rầm rộ nhất là ở Quảng Nam (1905), Bình Thuận (trường Dục Thanh, 1907) và Hà Nội (Đông Kinh Nghĩa Thục, 1907). Trong một bài thơ khuyến khích việc học quốc ngữ của Đông Kinh Nghĩa Thục, có đoạn viết:
“… Chữ quốc ngữ là hồn trong nước,
Phải đem ra tỉnh trước dân ta,
Sách các nước, sách Chi-na,
Chữ nào nghĩa ấy, dịch ra cho tường…”(21)
Từ năm 1909, quốc ngữ được đưa vào chương trình thi hương trên toàn Trung và Bắc Kỳ. Trong 4 kỳ (trường) thi hương,(22) đến kỳ thứ 3 (trường 3), thí sinh bắt buộc phải làm 2 đề thi luận: một đề chữ Nho và một đề quốc ngữ. Qua kỳ thi hương năm 1912, đề thi kỳ 3 (trường 3) gồm hai đề quốc ngữ, và kỳ 4 (trường tư) một đề quốc ngữ. Đến kỳ thi hương cuối cùng năm 1918 ở Trung Kỳ, từ kỳ 2 (trường nhì) đến kỳ 4 (trường tư) đều có đề thi quốc ngữ.(23)
Toàn quyền Albert Sarraut (lần thứ hai từ 1917-1919) ra nghị định 21-12-1917 về Quy chế chung về ngành giáo dục công cộng ở Đông Dương (Règlement général de l’instruction publique en Indochine), thường được gọi là “Học chánh tổng quy”, áp dụng cho toàn cõi Đông Dương để thay thế cho học chế thời Paul Beau.
Theo tổng quy mới, trong 5 năm bậc tiểu học, thì 3 năm đầu, học sinh học các môn bằng quốc ngữ và chữ Pháp, chữ Nho không bắt buộc; hai năm cuối bắt buộc học các môn bằng chữ Pháp. Riêng 4 năm bậc trung học, mỗi tuần chỉ có 3 giờ quốc văn trong tổng số 27 giờ học mỗi tuần. Đăïc biệt, phần cuối tổng quy nầy định rằng các trường chữ Nho của tư nhân hay của triều đình, kể cả quốc tử giám, đều được xếp vào loại trường tư và phải tuân theo quy chế của chính quyền Pháp.(24) Nói cách khác, tổng quy nầy dẹp bỏ luôn chương trình Nho học. Chính vì vậy, sau khoa thi hưong năm 1915, ở Bắc Kỳ (vùng bảo hộ trực tiếp) không tổ chức thi Nho học nữa, trong khi ở Trung Kỳ (vùng bảo hộ gián tiếp), khoa thi hưong cuối cùng năm 1918 và thi hội cuối cùng năm 1919.
Ba giờ quốc văn quá ít. Dư luận người Việt phản ứng. Bảy năm sau, toàn quyền Martial Merlin (từ 1923-1925) công bố nghị định ngày 18-9-1924, sửa đổi lại học chánh tổng quy của Sarraut. Theo học chế mới, trong ba năm đầu của bậc tiểu học, dạy hoàn toàn bằng quốc ngữ thay vì chữ Pháp hay chữ Nho,(25) nhưng các lớp sau đó dạy bằng chữ Pháp. Việc phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em bằng quốc ngữ, giúp cho học sinh Việt căn bản quốc ngữ trong đời sống hàng ngày. Như thế học quy Martial Merlin công nhận từ đây quốc ngữ là chữ viết chính thức của người Việt Nam.
Quốc ngữ càng ngày càng phổ thông, giúp dân chúng những hiểu biết sơ đẳng cần thiết trong đời sống, nhất là về phương diện chính trị. Từ năm 1925 trở đi, nhiều đảng phái chống Pháp được thành lập, viết truyền đơn, lời kêu gọi, sáng tác thơ văn yêu nước… đều bằng quốc ngữ.
KẾT LUẬN
Sự hình thành quốc ngữ tiến triển qua ba giai đoạn: 1) Do nhu cầu truyền đạo, các giáo sĩ Tây phương dùng mẫu tự la-tinh phiên âm thiếng Việt và sử dụng thứ chữ mới trong khuôn viên giáo đường. 2) Do nhu cầu cai trị nước ta, Pháp ứng dụng thứ chữ mới nầy trong quần chúng. 3) Do nhu cầu phổ cập giáo dục căn bản cho trẻ em Việt Nam, Pháp đưa quốc ngữ vào chương trình tiểu học từ năm 1924. Quốc ngữ được chính thức công nhận là chữ viết của người Việt.
Trần Gia Phụng