Mỗi Ngày Một Chuyện
LỐI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
LỐI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Cứ gọi là " Hẻm buồn ", nhưng sự thực lại là hẻm vui hết biết ấy chớ, vì sau cái cổng lớn, là vào khu cư xá vuông vít, thẳng thớm...có lẽ hơn hẳn các cư xá khác mà tôi có dịp lai vãng, bởi những lý do sau :
Địa điểm ở ngay trung tâm đô thành Saigon Chợ Lớn , cách ngã 4 Phú Nhuận độ vài trăm " mét " .
Nơi tập trung của một Saigon thu nhỏ lại, cư dân toàn tên tuổi, tiếng tăm: nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Tuấn Khanh, còn là ca sĩ Trần Ngọc, nhà văn Duyên Anh , và nhà văn mang mầu sắc chính trị Nguyễn Mạnh Côn ...cùng một số gia đình sĩ quan cấp lớn trong QL/VNCH, mà không có cấp khoản trong các cư xá sĩ quan Chí Hoà vv...chẳng hạn .
Cư xá ấy có tên thông dụng là cư xá Chu Mạnh Trinh, không biết có phải vì nơi cuối hẻm đầu tiên, có trường tiểu học Chu Mạnh Trinh, nhà ba tôi cũng ở cuối hẻm, nên đối diện với trường học trên, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn ở khúc giữa hẻm này .
Ngoài cổng lớn chính ở đường Chi Lăng, có một hẻm phụ mà chỉ những ai " thông thạo " đường xá lắm, mới biết xử dụng đường này, đó là hẻm bà hàng giò nối ra đường Võ Di Nguy - Phú Nhuận .
Nhưng thời gian ba tôi cho anh chị kế tôi ở đó, vì gia đình ba má tôi ở nhà khác, thì tôi đã vô nội trú trường " soeurs " ...
Nên tôi chỉ thỉnh thoảng ghé thăm gia đình chị tôi, để biết thêm tính mẫu mực của ông bà nhà văn Nguyễn Mạnh Côn .
Và hợp tuyển quý công tử của gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, mà lúc nào cũng rộn ràng, cả xóm đều " ngưỡng mộ " các tay ...hảo hớn, bấy giờ là thời gian ca sĩ Duy Quang còn trong tuổi thiếu niên .
Có điều người trong cư xá biết các cảnh vui nhộn của đám thiếu niên con trai, nhưng ai cũng quý mến nhạc sĩ Phạm Duy và phu nhân là ca sĩ Thái Hằng .
Nếu cứ đi luồn từ ngõ hàng giò chả, bọc hậu ra phía sau cư xá ấy, như một vòng đai, ngăn khu nhà cả ngàn căn lớn nhỏ thuộc khu chùa bà Đầm phía sau, thì một trong những căn cuối cư xá Chu Mạnh Trinh, là nơi ở của vị giai nhân lớn hơn tôi một thế hệ.
Song, khi tôi hạnh ngộ bà, giai nhân có tên Y Lan ấy, bà đang trong hạng tuổi lục tuần, nhưng tươi đẹp như vẫn còn chưa ngũ thập, bà là bạn thơ xướng hoạ Đường thi sơ tập của quý cụ thường thốt " chi hồ giả dã"...
Đó là tôi bắt đầu kể về cái hậu của cư xá Chu Mạnh Trinh, tức là đã sau ngày thất đởm 30-4-1975 .
Một loạt cư dân trong cư xá đã bằng mọi cách xuống thuyền hành trình Đông tiến, những nhà cao tầng đóng cửa im im, khiến " quân và dân giải phóng " đi thâu tóm mặt bằng phải dùng " Búa Liềm " mở bình phong, hùa nhau dọn tới cư xá thanh tao bao lâu ấy.
Biến nó , cư xá, thành một phường bát nháo trong 3 x 7 = 21 ngày , tức chưa đầy một tháng sau cuộc đổi đời bi thảm.
Các nhà " đồng chí " từ trung ương vô, tạm thời trưng dụng, trong khi chờ đợi sẽ được chia, không phải cấp nữa, vì chia thì mới làm giấy tờ thành của riêng được .
Năm năm sau, tôi đang buồn tình ngẫm chuyện kẻ ở người đi ...chung chung ...thì chị Phương Thư, phu nhân nhạc sĩ Tuấn Khanh " Hoa soan bên thềm cũ " , dự hội thơ ca ở Thạch động, rủ về nhà chơi .
Song song những dãy nhà thẳng thớm trong cư xá là những hàng cây cao, tàn lá xum xuê...thì những cây cao vẫn xum xuê tàn lá đấy, nhưng những nhà phong lưu xưa đã biến dạng thành 5,7 hình thức :
Nuôi heo cho chạy dông, heo thi nhau kêu eng éc , nuôi gà trong những bu, sọt ...xếp kín hành lang để buôn buôn, bán bán ...tự do mậu dịch ( !), cùng với những nhịp cười " cướp cuộc " ha hả không dứt vì ...thắng lợi .
Phu Nhân nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa tôi ra cái bàn dài trước một " tư thất " quen xưa, chủ mới đang toe toét mời chào thực khách xơi bún riêu Bắc chính tông, tức là riêu cua đồng mặn cho ra mặn, thêm thìa mắm tôm đẻ tuỳ khách cho vào bát thơm lừng mùi mắm ...
Chủ hàng bún riêu cười như không thể nín thêm được, rằng thì là :
Hai cô ơi, nhà cháu thấy sống ở đây như bên Mỹ phải không hai cô, sướng quá rồi, vậy mà các cô các chú ấy cứ muốn đi Mỹ thôi . Nhà cháu thì mê Sè Gòn, chắc đây là Mỹ của cháu đấy .
Lại tiếp tục cười vì sung sướng quá...
Từ bàn bún riêu về nhà, chúng tôi nhìn nhau, không biết nên cười hay nên khóc nữa.
Buổi đó chúng tôi gặp nhau, để chờ một bà mối lái tới nói chuyện vượt biên .
Chị Phương Thư bảo : Bọn họ mê Saigon lắm, là vì ngoài đó, họ khổ quá, trong này lại ăn tiêu rộng rãi .
Trưa nay, giọng hát của ca sĩ quá cố Duy Quang trình bày bài " Hẹn Hò " của nhạc sĩ Phạm Duy, thân sinh ca sĩ Duy Quang, cũng đã ...quá cố , thật là trữ tình, lãng mạn ...và mang chút buồn thương ...
Thành ra ...mọi sự chẳng khi nào đứng lại dẫu vui hay buồn, vì với cá nhân, vui hay buồn chỉ trong thời gian ấn định, còn với thời đại thì dấu ấn lưu tới muôn sau...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe: "HẸN HÒ"
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LỐI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
LỐI BUỒN - CAO MỴ NHÂN
Cứ gọi là " Hẻm buồn ", nhưng sự thực lại là hẻm vui hết biết ấy chớ, vì sau cái cổng lớn, là vào khu cư xá vuông vít, thẳng thớm...có lẽ hơn hẳn các cư xá khác mà tôi có dịp lai vãng, bởi những lý do sau :
Địa điểm ở ngay trung tâm đô thành Saigon Chợ Lớn , cách ngã 4 Phú Nhuận độ vài trăm " mét " .
Nơi tập trung của một Saigon thu nhỏ lại, cư dân toàn tên tuổi, tiếng tăm: nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Tuấn Khanh, còn là ca sĩ Trần Ngọc, nhà văn Duyên Anh , và nhà văn mang mầu sắc chính trị Nguyễn Mạnh Côn ...cùng một số gia đình sĩ quan cấp lớn trong QL/VNCH, mà không có cấp khoản trong các cư xá sĩ quan Chí Hoà vv...chẳng hạn .
Cư xá ấy có tên thông dụng là cư xá Chu Mạnh Trinh, không biết có phải vì nơi cuối hẻm đầu tiên, có trường tiểu học Chu Mạnh Trinh, nhà ba tôi cũng ở cuối hẻm, nên đối diện với trường học trên, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn ở khúc giữa hẻm này .
Ngoài cổng lớn chính ở đường Chi Lăng, có một hẻm phụ mà chỉ những ai " thông thạo " đường xá lắm, mới biết xử dụng đường này, đó là hẻm bà hàng giò nối ra đường Võ Di Nguy - Phú Nhuận .
Nhưng thời gian ba tôi cho anh chị kế tôi ở đó, vì gia đình ba má tôi ở nhà khác, thì tôi đã vô nội trú trường " soeurs " ...
Nên tôi chỉ thỉnh thoảng ghé thăm gia đình chị tôi, để biết thêm tính mẫu mực của ông bà nhà văn Nguyễn Mạnh Côn .
Và hợp tuyển quý công tử của gia đình nhạc sĩ Phạm Duy, mà lúc nào cũng rộn ràng, cả xóm đều " ngưỡng mộ " các tay ...hảo hớn, bấy giờ là thời gian ca sĩ Duy Quang còn trong tuổi thiếu niên .
Có điều người trong cư xá biết các cảnh vui nhộn của đám thiếu niên con trai, nhưng ai cũng quý mến nhạc sĩ Phạm Duy và phu nhân là ca sĩ Thái Hằng .
Nếu cứ đi luồn từ ngõ hàng giò chả, bọc hậu ra phía sau cư xá ấy, như một vòng đai, ngăn khu nhà cả ngàn căn lớn nhỏ thuộc khu chùa bà Đầm phía sau, thì một trong những căn cuối cư xá Chu Mạnh Trinh, là nơi ở của vị giai nhân lớn hơn tôi một thế hệ.
Song, khi tôi hạnh ngộ bà, giai nhân có tên Y Lan ấy, bà đang trong hạng tuổi lục tuần, nhưng tươi đẹp như vẫn còn chưa ngũ thập, bà là bạn thơ xướng hoạ Đường thi sơ tập của quý cụ thường thốt " chi hồ giả dã"...
Đó là tôi bắt đầu kể về cái hậu của cư xá Chu Mạnh Trinh, tức là đã sau ngày thất đởm 30-4-1975 .
Một loạt cư dân trong cư xá đã bằng mọi cách xuống thuyền hành trình Đông tiến, những nhà cao tầng đóng cửa im im, khiến " quân và dân giải phóng " đi thâu tóm mặt bằng phải dùng " Búa Liềm " mở bình phong, hùa nhau dọn tới cư xá thanh tao bao lâu ấy.
Biến nó , cư xá, thành một phường bát nháo trong 3 x 7 = 21 ngày , tức chưa đầy một tháng sau cuộc đổi đời bi thảm.
Các nhà " đồng chí " từ trung ương vô, tạm thời trưng dụng, trong khi chờ đợi sẽ được chia, không phải cấp nữa, vì chia thì mới làm giấy tờ thành của riêng được .
Năm năm sau, tôi đang buồn tình ngẫm chuyện kẻ ở người đi ...chung chung ...thì chị Phương Thư, phu nhân nhạc sĩ Tuấn Khanh " Hoa soan bên thềm cũ " , dự hội thơ ca ở Thạch động, rủ về nhà chơi .
Song song những dãy nhà thẳng thớm trong cư xá là những hàng cây cao, tàn lá xum xuê...thì những cây cao vẫn xum xuê tàn lá đấy, nhưng những nhà phong lưu xưa đã biến dạng thành 5,7 hình thức :
Nuôi heo cho chạy dông, heo thi nhau kêu eng éc , nuôi gà trong những bu, sọt ...xếp kín hành lang để buôn buôn, bán bán ...tự do mậu dịch ( !), cùng với những nhịp cười " cướp cuộc " ha hả không dứt vì ...thắng lợi .
Phu Nhân nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa tôi ra cái bàn dài trước một " tư thất " quen xưa, chủ mới đang toe toét mời chào thực khách xơi bún riêu Bắc chính tông, tức là riêu cua đồng mặn cho ra mặn, thêm thìa mắm tôm đẻ tuỳ khách cho vào bát thơm lừng mùi mắm ...
Chủ hàng bún riêu cười như không thể nín thêm được, rằng thì là :
Hai cô ơi, nhà cháu thấy sống ở đây như bên Mỹ phải không hai cô, sướng quá rồi, vậy mà các cô các chú ấy cứ muốn đi Mỹ thôi . Nhà cháu thì mê Sè Gòn, chắc đây là Mỹ của cháu đấy .
Lại tiếp tục cười vì sung sướng quá...
Từ bàn bún riêu về nhà, chúng tôi nhìn nhau, không biết nên cười hay nên khóc nữa.
Buổi đó chúng tôi gặp nhau, để chờ một bà mối lái tới nói chuyện vượt biên .
Chị Phương Thư bảo : Bọn họ mê Saigon lắm, là vì ngoài đó, họ khổ quá, trong này lại ăn tiêu rộng rãi .
Trưa nay, giọng hát của ca sĩ quá cố Duy Quang trình bày bài " Hẹn Hò " của nhạc sĩ Phạm Duy, thân sinh ca sĩ Duy Quang, cũng đã ...quá cố , thật là trữ tình, lãng mạn ...và mang chút buồn thương ...
Thành ra ...mọi sự chẳng khi nào đứng lại dẫu vui hay buồn, vì với cá nhân, vui hay buồn chỉ trong thời gian ấn định, còn với thời đại thì dấu ấn lưu tới muôn sau...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Click vào để nghe: "HẸN HÒ"