Mỗi Ngày Một Chuyện
LỜI MẸ DẶN - CAO MỴ NHÂN
LỜI MẸ DẶN - CAO MỴ NHÂN
Trong
yêu thương phải có sự chân tình. Bởi vì nếu gắng gượng yêu thương đã buồn nản
rồi. Thêm một cấp giả dối yêu thương thì còn dễ chán ghét hơn, có khi thù hận
nữa.
Chợt
nhớ năm 1957, tức là 3 năm sau thảm hoạ chia đôi đất nước, 20 -7 -1954, phần
nào người dân ở miền Bắc XHCN, đã thấy bộ mặt gian ác, tồi tệ của Cộng sản Bắc
Việt, họ chỉ còn biết nói kiểu ám chỉ chủ nghĩa bằng những"Lời Mẹ
Dặn" của nhà thơ Phùng Quán như:
Yêu
ai cứ bảo là yêu
Ghét
ai cứ bảo là ghét
Dù
ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng
không nói yêu thành ghét
Dù
ai cầm dao doạ giết
Cũng
không nói ghét thành yêu
(Phùng Quán
1932 - 1995)
Hôm
nay tôi có nhã hứng viết về "lòng yêu thương" của người đối với
người.
Quý
vị cũng không ngạc nhiên là còn có lòng yêu thương của người đối với loài vật nói chung, và
cũng như trên, loài người còn có thể yêu thương các thứ đồ vật vô tri, vô giác.
Thế
thì công thức của lòng yêu thương giữa người với người, phải bao gồm yếu tố
chính yếu sau:
Phải
cùng một hệ tư tưởng, để từ đó thông qua các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh,
luyến ái vv...
"Lời
Mẹ Dặn" Phùng Quán, thật dài, kể lể bà nuôi con từ nhỏ tới lớn, chỉ mong
con trở thành người lương thiện, yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét vậy.
Kêu
gọi tính ngay thẳng của con người, thi sĩ Phùng Quán đã không ngại ngần trưng
dẫn cái tôi, ông mượn lời người mẹ để răn dạy người con, là ông, vốn mồ côi cha
từ thủa nhỏ, nay khôn lớn, để được nhân danh là người biết yêu thương đúng
nghĩa...
Tất
nhiên ai cũng hiểu điều đó, yêu ghét phân minh, chẳng vì lời ngon ngọt hay lưỡi
dao sắc bén, mà thay lòng đổi dạ.
Tuy
nhiên, giả yêu, giả ghét cũng là một hiện tượng, một hình thức của các
nhân vật làm chính trị .
Không
cần phải có thêm hiện tượng khác, hình thức khác, bởi vì tâm lý và chân lý đã
xử dụng đến tận cùng, còn gì ...phản bác chế độ thêm chớ .
Song,
cũng với 2 chữ yêu, ghét mà trong khuôn thước khác, tính yêu thương của người
đời được thể hiện rõ ràng đã đành, đôi khi cũng lờ mờ, khách sáo, thậm tệ hơn
còn lạm dụng hoặc mưu mô vv...
Sự
kiện vì mục đích riêng của "vấn đề " .
Thí
dụ những hình thức gá nghĩa tạm thời, đôi khi cũng có tính cách vĩnh viễn nơi
đó, để giải quyết một thực trạng chi cần thiết cho cá nhân hay gia đình,
hay đoàn thể, tổ chức vv...
Chẳng
hạn: Những cuộc hôn nhân giả, để thay đổi hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Những đám cưới
vội vàng để kết thúc khế ước thương mại, hay giải quyết nợ nần vv...
Thế
nên , yêu thương chỉ thực sự có trong những cuộc tình chân thực, vô tư, hồn
nhiên ... phù hợp với tâm tư tình cảm chân chất, đơn thuần, nguyên lành, tròn
vẹn.
Qua
tình trạng hiện hữu những mối lương duyên, hay những cuộc tình thơ mộng, vô
hại, không chệch khỏi khuôn mẫu vô thường của thân phận và số phận .
Nếu
sự việc thể hiện đúng danh xưng vừa kể, thì quý vị cứ yên tâm:
Yêu
ai cứ bảo là yêu
Đừng
thương hại, lỡ nuông chiều
Để
rồi vương thương, khổ luỵ
Tâm
tình những người mẹ chung chung không phải là chênh lệch một trời một vực đâu.
Người
mẹ nào cũng dạy dỗ, khuyên răn con cái, thậm chí còn đỡ đần, bao che cho quý
tử, ái nữ những ...lầm lạc, không phải để dung túng tội lỗi, mà chỉ với mong
cầu con hư thì sửa, con hỏng thì khuyên bảo vậy thôi .
Thế
nên các cụ ta xưa mới có câu:
"Con
hư tại mẹ, cháu hư tại
bà" vậy.
Quý
vị văn minh tân tiến sẽ gạt ngay tư tưởng này, ới 2 lý do chính đáng :
1/
Phải tìm cách hướng thiện, hiếu học của con cái , như mẹ
thầy Mạnh
Tử, đã phải dọn nhà 3 lần, để kiếm một chỗ an
bình, lương
thiện cho " cậu Ấm" Mạnh Tử học đạo, tu
thân.
2/
Chính các bậc mẫu thân phải trọng nguyên tắc sống, để
Con cháu lấy
đó làm gương.
Người
Mẹ trong thơ Phùng Quán bình sinh là bậc mẹ hiền đúng nghĩa, có thể bà rau cháo
tương chao đạo hạnh nuôi bầy con tươm tất, không trực ngôn, đầy tư tưởng phản
kháng văn hoa như ngôn ngữ thơ " Lời Mẹ Dặn " .
Song
đó là một phần định kiến và cảm nhận được nỗi chán ghét chế độ cộng sản bắc
việt năm 1957 đã lộ liễu ra với nhân dân trăm họ, mà Phùng Quán là một trong số
những nhà thơ bị đi tù vì thơ " Lời Mẹ Dặn" .
Tất
nhiên nếu thực tế thân mẫu thi sĩ Phùng Quán "góp ý " với bạo quyền,
thì bà cũng giống các nhà tranh đấu phái nữ bị bắt đi tù như Mẹ Nấm vv...ngày
nay.
Ở
đây là Phùng Quán, một nhà thơ đối kháng phần nào chính sách văn hoá tư tưởng
tù túng, giáo đều cộng sản, ông phải xộ khám vì " Lời Mẹ Dặn" mình .
Tiểu
sử và sự nghiệp thi ca nhà thơ Phùng Quán thì chỉ cần hỏi bộ máy người vô hình
Google hay vv khác là ra ngay, cũng như trọn " Lời Mẹ Dặn" nơi đó,
tôi một lần nữa giới thiệu bà mẹ dạy con qua văn chương lưu loát của chính thi
sĩ quý tử tổng hợp
những điều yêu thương đặc biệt.
Điều
chắc chỉ có một lần (qua thơ thật hay) từ khi đảng csvn thao túng tinh thần và
thể chất người dân sống dưới chế độ nghiệt ngã 70 năm nay.
Bất
cứ người con nào phải sống ở chế độ nghiệt ngã của chủ nghĩa vô sản cũng biến
thành những bông hoa dại, những trái đắng trên đường đời, không cách nào tươi
tốt được .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LỜI MẸ DẶN - CAO MỴ NHÂN
LỜI MẸ DẶN - CAO MỴ NHÂN
Trong
yêu thương phải có sự chân tình. Bởi vì nếu gắng gượng yêu thương đã buồn nản
rồi. Thêm một cấp giả dối yêu thương thì còn dễ chán ghét hơn, có khi thù hận
nữa.
Chợt
nhớ năm 1957, tức là 3 năm sau thảm hoạ chia đôi đất nước, 20 -7 -1954, phần
nào người dân ở miền Bắc XHCN, đã thấy bộ mặt gian ác, tồi tệ của Cộng sản Bắc
Việt, họ chỉ còn biết nói kiểu ám chỉ chủ nghĩa bằng những"Lời Mẹ
Dặn" của nhà thơ Phùng Quán như:
Yêu
ai cứ bảo là yêu
Ghét
ai cứ bảo là ghét
Dù
ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng
không nói yêu thành ghét
Dù
ai cầm dao doạ giết
Cũng
không nói ghét thành yêu
(Phùng Quán
1932 - 1995)
Hôm
nay tôi có nhã hứng viết về "lòng yêu thương" của người đối với
người.
Quý
vị cũng không ngạc nhiên là còn có lòng yêu thương của người đối với loài vật nói chung, và
cũng như trên, loài người còn có thể yêu thương các thứ đồ vật vô tri, vô giác.
Thế
thì công thức của lòng yêu thương giữa người với người, phải bao gồm yếu tố
chính yếu sau:
Phải
cùng một hệ tư tưởng, để từ đó thông qua các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh,
luyến ái vv...
"Lời
Mẹ Dặn" Phùng Quán, thật dài, kể lể bà nuôi con từ nhỏ tới lớn, chỉ mong
con trở thành người lương thiện, yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét vậy.
Kêu
gọi tính ngay thẳng của con người, thi sĩ Phùng Quán đã không ngại ngần trưng
dẫn cái tôi, ông mượn lời người mẹ để răn dạy người con, là ông, vốn mồ côi cha
từ thủa nhỏ, nay khôn lớn, để được nhân danh là người biết yêu thương đúng
nghĩa...
Tất
nhiên ai cũng hiểu điều đó, yêu ghét phân minh, chẳng vì lời ngon ngọt hay lưỡi
dao sắc bén, mà thay lòng đổi dạ.
Tuy
nhiên, giả yêu, giả ghét cũng là một hiện tượng, một hình thức của các
nhân vật làm chính trị .
Không
cần phải có thêm hiện tượng khác, hình thức khác, bởi vì tâm lý và chân lý đã
xử dụng đến tận cùng, còn gì ...phản bác chế độ thêm chớ .
Song,
cũng với 2 chữ yêu, ghét mà trong khuôn thước khác, tính yêu thương của người
đời được thể hiện rõ ràng đã đành, đôi khi cũng lờ mờ, khách sáo, thậm tệ hơn
còn lạm dụng hoặc mưu mô vv...
Sự
kiện vì mục đích riêng của "vấn đề " .
Thí
dụ những hình thức gá nghĩa tạm thời, đôi khi cũng có tính cách vĩnh viễn nơi
đó, để giải quyết một thực trạng chi cần thiết cho cá nhân hay gia đình,
hay đoàn thể, tổ chức vv...
Chẳng
hạn: Những cuộc hôn nhân giả, để thay đổi hoàn cảnh tốt đẹp hơn. Những đám cưới
vội vàng để kết thúc khế ước thương mại, hay giải quyết nợ nần vv...
Thế
nên , yêu thương chỉ thực sự có trong những cuộc tình chân thực, vô tư, hồn
nhiên ... phù hợp với tâm tư tình cảm chân chất, đơn thuần, nguyên lành, tròn
vẹn.
Qua
tình trạng hiện hữu những mối lương duyên, hay những cuộc tình thơ mộng, vô
hại, không chệch khỏi khuôn mẫu vô thường của thân phận và số phận .
Nếu
sự việc thể hiện đúng danh xưng vừa kể, thì quý vị cứ yên tâm:
Yêu
ai cứ bảo là yêu
Đừng
thương hại, lỡ nuông chiều
Để
rồi vương thương, khổ luỵ
Tâm
tình những người mẹ chung chung không phải là chênh lệch một trời một vực đâu.
Người
mẹ nào cũng dạy dỗ, khuyên răn con cái, thậm chí còn đỡ đần, bao che cho quý
tử, ái nữ những ...lầm lạc, không phải để dung túng tội lỗi, mà chỉ với mong
cầu con hư thì sửa, con hỏng thì khuyên bảo vậy thôi .
Thế
nên các cụ ta xưa mới có câu:
"Con
hư tại mẹ, cháu hư tại
bà" vậy.
Quý
vị văn minh tân tiến sẽ gạt ngay tư tưởng này, ới 2 lý do chính đáng :
1/
Phải tìm cách hướng thiện, hiếu học của con cái , như mẹ
thầy Mạnh
Tử, đã phải dọn nhà 3 lần, để kiếm một chỗ an
bình, lương
thiện cho " cậu Ấm" Mạnh Tử học đạo, tu
thân.
2/
Chính các bậc mẫu thân phải trọng nguyên tắc sống, để
Con cháu lấy
đó làm gương.
Người
Mẹ trong thơ Phùng Quán bình sinh là bậc mẹ hiền đúng nghĩa, có thể bà rau cháo
tương chao đạo hạnh nuôi bầy con tươm tất, không trực ngôn, đầy tư tưởng phản
kháng văn hoa như ngôn ngữ thơ " Lời Mẹ Dặn " .
Song
đó là một phần định kiến và cảm nhận được nỗi chán ghét chế độ cộng sản bắc
việt năm 1957 đã lộ liễu ra với nhân dân trăm họ, mà Phùng Quán là một trong số
những nhà thơ bị đi tù vì thơ " Lời Mẹ Dặn" .
Tất
nhiên nếu thực tế thân mẫu thi sĩ Phùng Quán "góp ý " với bạo quyền,
thì bà cũng giống các nhà tranh đấu phái nữ bị bắt đi tù như Mẹ Nấm vv...ngày
nay.
Ở
đây là Phùng Quán, một nhà thơ đối kháng phần nào chính sách văn hoá tư tưởng
tù túng, giáo đều cộng sản, ông phải xộ khám vì " Lời Mẹ Dặn" mình .
Tiểu
sử và sự nghiệp thi ca nhà thơ Phùng Quán thì chỉ cần hỏi bộ máy người vô hình
Google hay vv khác là ra ngay, cũng như trọn " Lời Mẹ Dặn" nơi đó,
tôi một lần nữa giới thiệu bà mẹ dạy con qua văn chương lưu loát của chính thi
sĩ quý tử tổng hợp
những điều yêu thương đặc biệt.
Điều
chắc chỉ có một lần (qua thơ thật hay) từ khi đảng csvn thao túng tinh thần và
thể chất người dân sống dưới chế độ nghiệt ngã 70 năm nay.
Bất
cứ người con nào phải sống ở chế độ nghiệt ngã của chủ nghĩa vô sản cũng biến
thành những bông hoa dại, những trái đắng trên đường đời, không cách nào tươi
tốt được .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)