Tham Khảo
LỢI NHUẬN – Sai lầm của Marx về lợi nhuận
[LỢI NHUẬN – Sai lầm của Marx về lợi nhuận] Karl Marx hiểu sai và nhìn nhận lệch lạc hoàn toàn về khái niệm “lợi nhuận” hay cái mà ông ta gọi là “thặng dư.” Không có cách nào để nói khác cả. Tôi sẽ giải thích vì sao.
Trước tiên hãy định nghĩa “lợi nhuận” là gì? Lợi nhuận là phần còn lại của “doanh thu trừ chi phí.” Giờ lấy ví dụ. Bạn là thợ bánh. Bạn bán ổ bánh mì thịt và thu được 10,000đ, chi phí của bạn là 8,000đ, lợi nhuận của bạn là 2,000đ. Vậy 2,000đ đó là cái gì? Theo Marx, đó là phần thặng dư, đó là chi phí mà các nhà tư bản đánh lên người dân, đó là lòng tham khiến giá cả hàng hóa đắt hơn cần thiết. Vì vậy, nó cần phải được xóa bỏ để các nhà tư bản không thể bóc lột người dân. Và đó chính là vấn đề của Marx.
Bây giờ nhìn ngược lại. Một doanh nhân bán ổ bánh mì với giá 10,000đ. Bạn đồng ý mua nó với giá 10,000đ. Vì sao bạn lại mua? Có ai ép bạn phải mua không? Không hề, bạn hoàn toàn tự nguyện. Bạn mua ổ bánh mì đó với giá 10,000 VND vì đối với bạn, ổ bánh mì đó có giá trị nhiều hơn tờ 10,000đ của bạn.
Không tin tôi sao? Bây giờ giả sử bạn phải tự tay làm ổ bánh mì y chang như vậy thì chi phí của bạn sẽ là bao nhiêu? Bạn sẽ tốn bao nhiêu thời gian? Bạn sẽ tốn bao nhiêu xăng để đi vòng vòng mua bột, rồi nướng bánh mì, rồi cắt thịt, rồi mua nước tương, rồi mua gia vị, rồi thức khuya chuẩn bị patê. Tôi cá chắc rằng nếu bạn tự tay làm thì chi phí cho ổ bánh mì của bạn sẽ tăng vọt gấp chục lần.
Anh thợ bánh mì đó bánh bạn ổ bánh mì với 10,000đ. Bạn chẳng cần phải làm gì cả. Bạn chỉ cần tới và mua rồi ăn. Anh ta đã tiết kiệm vô số chi phí và thời gian cho bạn. Anh ta tiết kiệm bao nhiêu tiền cho bạn? 50,000đ? 100,000đ? Tôi không thể định giá hay đưa một con số cụ thể được. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ không bỏ công để tự làm ra đâu.
Giờ quay lại ổ bánh mì. Anh doanh nhân kia làm ra ổ bánh mì rồi bán nó với giá 10,000d. Rồi bạn nghĩ anh ta sẽ giữ hết 10,000đ đó? Không hề? Anh ta phải trả tiền thuê mặt bằng, tiền thợ, tiền điện, tiền bếp, tiền nước, tiền mua lò, tiền mua bao, tiền mua thịt, tiền mua rau, tiền mua nước sốt và thậm chí là tiền công của anh ta nữa. Giờ ví dụ anh ta lời 2,000 từ việc bán ổ bánh mì 10,000đ đó đi thì phần 2,000đ là cái gì của anh ta? Đó chính là phần thưởng của bạn dành cho anh ta. Nhắc lại, phần thưởng chính bạn tặng cho anh ta vì anh ta đã tiết kiệm cho bạn thời gian, chi phí và công sức.
Bạn được lợi vì bạn được ăn ổ bánh mì với giá 10,000đ mà chẳng cần phải làm gì cả. Còn anh ta đã bỏ công và thời gian ra để tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn. Đổi lại, anh ta được 2,000đ. Hay nói cách khác, anh ta được bạn thưởng 2,000đ. Bạn hài lòng và anh ta cũng hài lòng.
Đó là lợi nhuận. Vấn đề với Marx là ông ta nghĩ rằng doanh nhân lấy tiền mà không đem lại gì cho xã hội. Trong khi đó, lợi nhuận chính là động cơ thúc đẩy anh thợ bánh mì kia thức khuya dậy sớm để phục vụ khách hàng của anh ta. Nếu lấy đi động cơ lợi nhuận gì mắc mớ gì anh ta phải hy sinh bản thân vì người khác chứ? Người tiêu dùng, là bạn đó, sẽ chịu thiệt thòi vì bạn không còn ăn được ổ bánh mì giá 10,000đ nữa mà phải tốn hàng tá giờ và công sức để tự làm. Vậy ai thiệt thòi ở đây?
Lợi nhuận là phần thưởng của khách hàng và thị trường dành cho doanh nhân. Đó là món quà anh ta có được từ việc phục vụ người khác. Lợi nhuận là đỉnh cao của nhân đạo. Tôi là Ku Búa, viết cho Cafe Ku Búa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LỢI NHUẬN – Sai lầm của Marx về lợi nhuận
[LỢI NHUẬN – Sai lầm của Marx về lợi nhuận] Karl Marx hiểu sai và nhìn nhận lệch lạc hoàn toàn về khái niệm “lợi nhuận” hay cái mà ông ta gọi là “thặng dư.” Không có cách nào để nói khác cả. Tôi sẽ giải thích vì sao.
Trước tiên hãy định nghĩa “lợi nhuận” là gì? Lợi nhuận là phần còn lại của “doanh thu trừ chi phí.” Giờ lấy ví dụ. Bạn là thợ bánh. Bạn bán ổ bánh mì thịt và thu được 10,000đ, chi phí của bạn là 8,000đ, lợi nhuận của bạn là 2,000đ. Vậy 2,000đ đó là cái gì? Theo Marx, đó là phần thặng dư, đó là chi phí mà các nhà tư bản đánh lên người dân, đó là lòng tham khiến giá cả hàng hóa đắt hơn cần thiết. Vì vậy, nó cần phải được xóa bỏ để các nhà tư bản không thể bóc lột người dân. Và đó chính là vấn đề của Marx.
Bây giờ nhìn ngược lại. Một doanh nhân bán ổ bánh mì với giá 10,000đ. Bạn đồng ý mua nó với giá 10,000đ. Vì sao bạn lại mua? Có ai ép bạn phải mua không? Không hề, bạn hoàn toàn tự nguyện. Bạn mua ổ bánh mì đó với giá 10,000 VND vì đối với bạn, ổ bánh mì đó có giá trị nhiều hơn tờ 10,000đ của bạn.
Không tin tôi sao? Bây giờ giả sử bạn phải tự tay làm ổ bánh mì y chang như vậy thì chi phí của bạn sẽ là bao nhiêu? Bạn sẽ tốn bao nhiêu thời gian? Bạn sẽ tốn bao nhiêu xăng để đi vòng vòng mua bột, rồi nướng bánh mì, rồi cắt thịt, rồi mua nước tương, rồi mua gia vị, rồi thức khuya chuẩn bị patê. Tôi cá chắc rằng nếu bạn tự tay làm thì chi phí cho ổ bánh mì của bạn sẽ tăng vọt gấp chục lần.
Anh thợ bánh mì đó bánh bạn ổ bánh mì với 10,000đ. Bạn chẳng cần phải làm gì cả. Bạn chỉ cần tới và mua rồi ăn. Anh ta đã tiết kiệm vô số chi phí và thời gian cho bạn. Anh ta tiết kiệm bao nhiêu tiền cho bạn? 50,000đ? 100,000đ? Tôi không thể định giá hay đưa một con số cụ thể được. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ không bỏ công để tự làm ra đâu.
Giờ quay lại ổ bánh mì. Anh doanh nhân kia làm ra ổ bánh mì rồi bán nó với giá 10,000d. Rồi bạn nghĩ anh ta sẽ giữ hết 10,000đ đó? Không hề? Anh ta phải trả tiền thuê mặt bằng, tiền thợ, tiền điện, tiền bếp, tiền nước, tiền mua lò, tiền mua bao, tiền mua thịt, tiền mua rau, tiền mua nước sốt và thậm chí là tiền công của anh ta nữa. Giờ ví dụ anh ta lời 2,000 từ việc bán ổ bánh mì 10,000đ đó đi thì phần 2,000đ là cái gì của anh ta? Đó chính là phần thưởng của bạn dành cho anh ta. Nhắc lại, phần thưởng chính bạn tặng cho anh ta vì anh ta đã tiết kiệm cho bạn thời gian, chi phí và công sức.
Bạn được lợi vì bạn được ăn ổ bánh mì với giá 10,000đ mà chẳng cần phải làm gì cả. Còn anh ta đã bỏ công và thời gian ra để tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn. Đổi lại, anh ta được 2,000đ. Hay nói cách khác, anh ta được bạn thưởng 2,000đ. Bạn hài lòng và anh ta cũng hài lòng.
Đó là lợi nhuận. Vấn đề với Marx là ông ta nghĩ rằng doanh nhân lấy tiền mà không đem lại gì cho xã hội. Trong khi đó, lợi nhuận chính là động cơ thúc đẩy anh thợ bánh mì kia thức khuya dậy sớm để phục vụ khách hàng của anh ta. Nếu lấy đi động cơ lợi nhuận gì mắc mớ gì anh ta phải hy sinh bản thân vì người khác chứ? Người tiêu dùng, là bạn đó, sẽ chịu thiệt thòi vì bạn không còn ăn được ổ bánh mì giá 10,000đ nữa mà phải tốn hàng tá giờ và công sức để tự làm. Vậy ai thiệt thòi ở đây?
Lợi nhuận là phần thưởng của khách hàng và thị trường dành cho doanh nhân. Đó là món quà anh ta có được từ việc phục vụ người khác. Lợi nhuận là đỉnh cao của nhân đạo. Tôi là Ku Búa, viết cho Cafe Ku Búa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa