Di Sản Hồ Chí Minh
LỜI THÚ NHẬN CỦA NGUYỄN MẠNH CẦM
LỜI THÚ NHẬN CỦA NGUYỄN MẠNH CẦM
Độc giả trên FB tôi có một số người không thể dứt khoát từ bỏ niềm tin vào đảng CS nên sống trong tâm trạng “tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi” như trong nhạc phẩm Kiếp Đam Mê của cố nhạc sĩ Duy Quang.
Thật cũng khó trách một người sinh ra, bị nhuộm đỏ bởi ý thức hệ CS và giải tẩy não là một tiến trình đầy đau nhức mà họ chưa dám đương đầu. Nhưng phải ráng đương đầu nếu còn biết mơ về một Việt Nam tươi sáng.
Sự kiện ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng CSVN kiêm chủ tịch nước VNDCCH ra lịnh Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng Hoàng Sa cho giặc đã quá hiển nhiên nhưng cũng có không ít người ngờ vực.
Phạm Văn Đồng có ăn gan trời cũng không dám tự động soạn và ký công hàm.
"Công hàm Phạm Văn Đồng" ngày nay đã được công khai hóa. Không phải chỉ báo chí hải ngoại đăng “công hàm Phạm Văn Đồng” từ lâu mà báo trong nước cuối cùng cũng đã đăng và sách in trong nước cũng viết về “công hàm Phạm Văn Đồng”.
Các báo trong nước đăng, dĩ nhiên với sự đồng ý của đảng, để biện bạch nhưng biện bạch trong nhiều trường hợp lại đồng nghĩa với thừa nhận.
Một trong những lời thừa nhận công khai và chính thức thay mặt đảng CS và nhà nước CHXHCNVN là của Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao CHXHCNVN ngày 2/12/1992.
Nguyên văn được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992:
"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa".
Theo nội dung của lời phát biểu, Nguyễn Mạnh Cầm thừa nhận hai điểm:
- CS hóa Việt Nam là mục tiêu tối thượng: Ý nghĩa của câu nói “tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ” phản ảnh mục đích của đảng CSVN: nhuộm đỏ Việt Nam.
CS hóa Việt Nam là mục tiêu hàng đầu, tối thượng và bằng mọi giá. Dù phải “đốt cháy dãy Trường Sơn” CSVN cũng làm được nói chi là mấy cái tổ yến trên hai quần đảo xa xôi cách đất liền 170 hải lý.
Mỹ muốn gì khi phát động “chiến tranh hung hãn”? “Thực dân mới” là gì? Tổng thống Mỹ nào ra lịnh, Quốc Hội Mỹ nào ra quyết nghị “đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá"?
Không ai biết và có thể trả lời bởi vì tất cả chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền nhằm khích động lòng yêu nước của người dân.
Hàng triệu tuổi trẻ miền Bắc chết vì những những khẩu hiệu mà cho đến khi trút hơi thở cuối cùng họ cũng không biết từ đâu có.
- Tâm thức nô lệ vào Trung Cộng: Nguyễn Mạnh Cầm khi phát biểu “Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá” lần nữa thú nhận bản chất nô lệ vào Mao Trạch Đông của giới cai trị CSVN.
Lời thú nhận của Nguyễn Mạnh Cầm trong cương vị một lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước CSVN là một cách thừa nhận tội bán nước của đảng CSVN.
Cây đinh nô lệ vào Trung Cộng đã đóng quá sâu vào nhận thức của các đời cộng sản từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Phú Trọng. Đám mây đen Cộng Sản và lòng tham quyền lực đã che khuất lương tri và nhân tính Việt Nam trong con người họ.
Hôm nay, giữa lúc vận mệnh đất nước đang nghiêng ngửa vì phải đương đầu với một Hitler thời toàn cầu hóa là Tập Cận Bình mà giới cai trị CSVN vẫn theo đuổi chính sách “kiên trì đàm phán”, “ba không”, “đu dây” để mong giữ được quyền cai trị Việt Nam.
Đó không phải là những sai lầm chiến lược mà hơn thế nữa là tội ác có thể dẫn đến diệt chủng một khi chiến tranh khu vực bùng nổ.
Vạch ra bằng chứng bán nước của mấy đời đảng CSVN không phải để đổ thừa cho đảng CS. Giới chóp bu đảng CSVN không xứng đáng để được đổ thừa. Lịch sử sẽ phán xét và sẽ trừng phạt tội ác của họ đối với dân tộc Việt Nam.
Trần Trung Đạo
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
LỜI THÚ NHẬN CỦA NGUYỄN MẠNH CẦM
LỜI THÚ NHẬN CỦA NGUYỄN MẠNH CẦM
Độc giả trên FB tôi có một số người không thể dứt khoát từ bỏ niềm tin vào đảng CS nên sống trong tâm trạng “tôi xin người cứ gian dối nhưng xin người đừng lìa xa tôi” như trong nhạc phẩm Kiếp Đam Mê của cố nhạc sĩ Duy Quang.
Thật cũng khó trách một người sinh ra, bị nhuộm đỏ bởi ý thức hệ CS và giải tẩy não là một tiến trình đầy đau nhức mà họ chưa dám đương đầu. Nhưng phải ráng đương đầu nếu còn biết mơ về một Việt Nam tươi sáng.
Sự kiện ngày 14 tháng 9 năm 1958, Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng CSVN kiêm chủ tịch nước VNDCCH ra lịnh Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng Hoàng Sa cho giặc đã quá hiển nhiên nhưng cũng có không ít người ngờ vực.
Phạm Văn Đồng có ăn gan trời cũng không dám tự động soạn và ký công hàm.
"Công hàm Phạm Văn Đồng" ngày nay đã được công khai hóa. Không phải chỉ báo chí hải ngoại đăng “công hàm Phạm Văn Đồng” từ lâu mà báo trong nước cuối cùng cũng đã đăng và sách in trong nước cũng viết về “công hàm Phạm Văn Đồng”.
Các báo trong nước đăng, dĩ nhiên với sự đồng ý của đảng, để biện bạch nhưng biện bạch trong nhiều trường hợp lại đồng nghĩa với thừa nhận.
Một trong những lời thừa nhận công khai và chính thức thay mặt đảng CS và nhà nước CHXHCNVN là của Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng Ngoại Giao CHXHCNVN ngày 2/12/1992.
Nguyên văn được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992:
"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.
Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa".
Theo nội dung của lời phát biểu, Nguyễn Mạnh Cầm thừa nhận hai điểm:
- CS hóa Việt Nam là mục tiêu tối thượng: Ý nghĩa của câu nói “tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ” phản ảnh mục đích của đảng CSVN: nhuộm đỏ Việt Nam.
CS hóa Việt Nam là mục tiêu hàng đầu, tối thượng và bằng mọi giá. Dù phải “đốt cháy dãy Trường Sơn” CSVN cũng làm được nói chi là mấy cái tổ yến trên hai quần đảo xa xôi cách đất liền 170 hải lý.
Mỹ muốn gì khi phát động “chiến tranh hung hãn”? “Thực dân mới” là gì? Tổng thống Mỹ nào ra lịnh, Quốc Hội Mỹ nào ra quyết nghị “đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá"?
Không ai biết và có thể trả lời bởi vì tất cả chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền nhằm khích động lòng yêu nước của người dân.
Hàng triệu tuổi trẻ miền Bắc chết vì những những khẩu hiệu mà cho đến khi trút hơi thở cuối cùng họ cũng không biết từ đâu có.
- Tâm thức nô lệ vào Trung Cộng: Nguyễn Mạnh Cầm khi phát biểu “Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá” lần nữa thú nhận bản chất nô lệ vào Mao Trạch Đông của giới cai trị CSVN.
Lời thú nhận của Nguyễn Mạnh Cầm trong cương vị một lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước CSVN là một cách thừa nhận tội bán nước của đảng CSVN.
Cây đinh nô lệ vào Trung Cộng đã đóng quá sâu vào nhận thức của các đời cộng sản từ Hồ Chí Minh cho đến Nguyễn Phú Trọng. Đám mây đen Cộng Sản và lòng tham quyền lực đã che khuất lương tri và nhân tính Việt Nam trong con người họ.
Hôm nay, giữa lúc vận mệnh đất nước đang nghiêng ngửa vì phải đương đầu với một Hitler thời toàn cầu hóa là Tập Cận Bình mà giới cai trị CSVN vẫn theo đuổi chính sách “kiên trì đàm phán”, “ba không”, “đu dây” để mong giữ được quyền cai trị Việt Nam.
Đó không phải là những sai lầm chiến lược mà hơn thế nữa là tội ác có thể dẫn đến diệt chủng một khi chiến tranh khu vực bùng nổ.
Vạch ra bằng chứng bán nước của mấy đời đảng CSVN không phải để đổ thừa cho đảng CS. Giới chóp bu đảng CSVN không xứng đáng để được đổ thừa. Lịch sử sẽ phán xét và sẽ trừng phạt tội ác của họ đối với dân tộc Việt Nam.
Trần Trung Đạo