Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU NHỮNG NĂM ĐẦU (1961 – 1967)...
Ngày 7 tháng Năm, 1954, Việt Minh đã chiến thắng quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Việt Nam bị chia đôi theo vĩ tuyến 17 và Tổng Thống Dwight D. Eisenhower hứa sẽ trợ giúp Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xây dựng một lực lượng quân sự chống lại phiá cộng sản. Đến tháng Bẩy năm 1954, Hoa Kỳ đã có 342 cố vấn quân sự trong miền nam Việt Nam. Nhóm Cố Vấn Quân Viện (Military Assistance Advisory Group – MAAG). Mới đầu, cơ quan này chỉ chú trọng đến vấn đề phản tuyên truyền, những luận điệu tuyên truyền bôi nhọ chính quyền Ngô Đình Diệm từ phiá cộng sản.
Đến năm 1961, miền Bắc đã dựng nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thường được gọi là Việt Cộng, phát động chiến tranh Giải Phóng trong miền nam. Tổng Thống Kennedy được sự ưng thuận của Quốc Hội, gia tăng viện trợ kinh tế, quân sự cho người đã trở thành Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm. Sự gíup đỡ này nhằm gia tăng khả năng chống xâm nhập của Việt Cộng qua vài chương trình, trong đó có chương trình phát triển canh tác trên vùng cao nguyên.
Sự thật, chương trình này để che dấu một hoạt động bí mật do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA phác họa ra, nhằm mục đích thâu thập tin tức về các hoạt động của du kích cộng sản trong khu vực, và sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào vùng rừng núi cao nguyên, dọc theo biên giới. Sau khi nghiên cứu, đánh giá các nguồn tin tức, cơ quan CIA sẽ xây dựng một đơn vị Dân Sự Chiến Đấu, tuyển mộ từ các sắc dân thiểu số (đồng bào Thượng).
Những toán A, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ được trao cho nhiệm vụ bí mật của cơ quan tình báo CIA. Phòng Nghiên Cứu Hỗn Hợp trong nhóm Cố Vấn Quân Viện Hoa Kỳ (MAAG) sẽ yểm trợ, cung cấp phương tiện huấn luyện cho sắc dân thiểu số qua kế hoạch Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu. Tài liệu này là phần đầu trong hai bài viết về Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu do người Hoa Kỳ tổ chức. Phần đầu sẽ nói về việc xây dựng, phát triển (1961-1967), phần thứ hai sẽ nói về LL/DSCĐ (CIDG) trong kế hoạch Việt Nam Hóa (1968-1971), khi lực lượng này được chuyển giao cho Biệt Động Quân QLVNCH.
Tại sao có lực lượng Dân Sự Chiến Đấu? Thứ nhất, cơ quan CIA tin rằng, với một lực lượng võ trang bao gồm sắc dân thiểu số sẽ làm cho chính quyền miền Nam tăng thêm khả năng chống xâm nhập của địch vào những khu vực hẻo lánh. Thứ hai, nhóm sắc dân thiểu số đông đảo nhất là người Thượng, họ bị chính quyền “không màng đến”, coi như những “công dân hạng ba (hạng bét)”, nên rất dễ bị cộng sản tuyên truyền, xúi dục, và tuyển mộ. Hơn nữa, sự kiểm soát của địch trên vùng cao nguyên cũng là một điều đáng lưu ý.
Đến năm 1961, sự xâm nhập của địch là một một mối đe dọa cho chính quyền Ngô Đình Diệm và quân đội VNCH. Chính quyền miền Nam yêu cầu sự trợ giúp của phòng Nghiên Cứu Hỗn Hợp và cho phép người Hoa Kỳ tiếp xúc với những người lãnh đạo sắc dân Rhade. Sau đó cơ quan này sẵn sàng huấn luyện quân sự, trang bị cho người Rhade, nếu họ tuyên thệ trung thành với chính quyền miền Nam, và tổ chức việc phòng thủ xóm làng (buôn, bản Thượng).
Ngôi làng đầu tiên được chọn là Buôn Enao trong tỉnh Darlac, sau này gọi là “Thí Nghiệm Buôn Enao”. Theo một sắc lệnh của Tổng Thống (Hoa Kỳ), việc này đặt dưới quyền quản trị độc nhất của phòng Nghiên Cứu Hỗn Hợp, không lệ thuộc vào quân đội VNCH cũng như cơ quan Cố Vấn Quân Viện (MAAG). Trong tháng Mười năm 1961, hai người Hoa Kỳ, David A. Nuttle, một viên chức trong cơ quan Dịch Vụ Tình Nguyện Thế Giới (International Voluntary Services), đã làm việc tại Việt Nam từ năm 1959 trong những dự án nông nghiệp, người kia là Trung Sĩ Paul F. Campbell, Quân Y Lực Lượng Đặc Biệt, thuộc Liên Đoàn 1 LLĐB/HK đến buôn Enao.
Trung sĩ Campbell kể lại lần đầu tiên gặp gỡ những vị “trưởng lão” trong làng: “Nuttle giải thích cho họ rằng, chương trình nhằm cải thiện đời sống của đồng bào Thượng, việc làm rẫy, trồng tiả, y tế. Chúng tôi sẽ đến những làng mạc như Buôn Enao để huấn luyện, chỉ dẫn việc bảo vệ xóm làng, không cho người lạ vào trong làng. Ngăn ngừa Việt Cộng và cả quân đội VNCH”. Chuyện này sẽ “tự lập, tự cường”, những người dân làng sẽ đứng lên bảo vệ xóm làng của mình.
Sau hai tuần lễ “thương thuyết”, và trung sĩ Campbell biểu diễn tài chữa bệnh cho dân làng rất thành công, những vị “trưởng lão” ưng thuận và tuyên thệ trung thành, để bắt đầu công việc tổ chức phòng vệ ngôi làng (Village Defense Program, VDP). Những người Thượng xây một hàng rào chiến lược bao quanh làng và đào hầm trú ẩn cho người già, đàn bà và trẻ con, đề phòng Việt Cộng tấn công. Họ xây cất một khu huấn luyện, một bệnh xá và tổ chức đường giây lấy tin tức, theo dõi những sự di chuyển của địch trong khu vực, và báo động khi bị tấn công.
Đến giữa tháng Mười Hai năm 1961, “thí nghiệm Buôn Enao” hoàn toàn xong xuôi. Thêm năm mươi (50) đàn ông từ làng kế cận được huấn luyện như một lực lượng an ninh di động để bảo vệ Buôn Enao và khu vực lân cận. Sau khi hoàn tất ngôi làng “thí điểm đầu tiên”, vị tỉnh trưởng Darlac cho phép phát triển ra thêm bốn mươi buôn Thượng Rhade khác trong đường bán kính 15 cây số từ tâm điểm Buôn Enao và “ép buộc” vị trưởng làng, phó trưởng làng phải thụ huấn quân sự.
Chương trình “Phòng Vệ Xóm Làng” (VDP) phát triển quá nhanh, trong khoảng thời gian từ tháng Tư cho đến tháng Mười năm 1962, thêm hai trăm (200) buôn Thượng khác được “đoàn ngũ hóa”. Đến cuốn năm 1962, “chuyện làm ăn coi bộ khấm khá”, chính quyền miền Nam trao trách nhiệm chương trình này cho vị tỉnh trưởng Darlac với chỉ thị bao gồm thêm những bộ lạc người Jarai và Mnong.
Câu chuyện về Buôn Enao làm tăng thêm các hoạt động của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ trong miền Nam. Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam (LLĐB) được huấn luyện thêm. Những nhiệm vụ mới này đòi hỏi có thêm những toán A LLĐB/HK trong thời gian phục vụ sáu (6) tháng tại Việt Nam và thành lập Bộ Chỉ Huy LLĐB/HK tại Việt Nam. Đến giữa tháng Chín năm 1962, Đại Tá George C. Morton, trưởng ngành Chiến Tranh Đặc Biệt, phòng 3 (Hành Quân), bộ chỉ huy Quân Viện (MACV) cùng với bẩy mươi hai (72) quân nhân LLĐB đến từ căn cứ Fort Bragg, tiểu bang North Carolina thành lập bộ chỉ huy C với bốn toán A trong Saigon. Đến tháng Mười Một, phần còn lại của bộ chỉ huy đến làm việc. Bộ chỉ huy C lúc đó có mười bốn sĩ quan và bốn mươi ba binh sĩ LLĐB.
Ngày 1 tháng Mười năm 1964, bộ Quốc Phòng chấp thuận, đưa 1297 quân nhân Mũ Xanh thuộc Liên Đoàn 5 LLĐB (cả một đơn vị) từ căn Fort Bragg đến Nha Trang thay thế nhiệm vụ cho LLĐB/HK tại Việt Nam. Các quân nhân Mũ Xanh đang phục vụ tại Việt Nam (674 người) sẽ nhập vào liên đoàn 5/LLĐB Hoa Kỳ. Các quân nhân LLĐB/HK sẽ phải phục vụ một năm tại Việt Nam, kỳ hạn sáu tháng trước đây sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Năm, 1965.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
LỰC LƯỢNG DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU NHỮNG NĂM ĐẦU (1961 – 1967)...
Ngày 7 tháng Năm, 1954, Việt Minh đã chiến thắng quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Việt Nam bị chia đôi theo vĩ tuyến 17 và Tổng Thống Dwight D. Eisenhower hứa sẽ trợ giúp Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xây dựng một lực lượng quân sự chống lại phiá cộng sản. Đến tháng Bẩy năm 1954, Hoa Kỳ đã có 342 cố vấn quân sự trong miền nam Việt Nam. Nhóm Cố Vấn Quân Viện (Military Assistance Advisory Group – MAAG). Mới đầu, cơ quan này chỉ chú trọng đến vấn đề phản tuyên truyền, những luận điệu tuyên truyền bôi nhọ chính quyền Ngô Đình Diệm từ phiá cộng sản.
Đến năm 1961, miền Bắc đã dựng nên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thường được gọi là Việt Cộng, phát động chiến tranh Giải Phóng trong miền nam. Tổng Thống Kennedy được sự ưng thuận của Quốc Hội, gia tăng viện trợ kinh tế, quân sự cho người đã trở thành Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm. Sự gíup đỡ này nhằm gia tăng khả năng chống xâm nhập của Việt Cộng qua vài chương trình, trong đó có chương trình phát triển canh tác trên vùng cao nguyên.
Sự thật, chương trình này để che dấu một hoạt động bí mật do cơ quan Trung Ương Tình Báo CIA phác họa ra, nhằm mục đích thâu thập tin tức về các hoạt động của du kích cộng sản trong khu vực, và sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào vùng rừng núi cao nguyên, dọc theo biên giới. Sau khi nghiên cứu, đánh giá các nguồn tin tức, cơ quan CIA sẽ xây dựng một đơn vị Dân Sự Chiến Đấu, tuyển mộ từ các sắc dân thiểu số (đồng bào Thượng).
Những toán A, Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ được trao cho nhiệm vụ bí mật của cơ quan tình báo CIA. Phòng Nghiên Cứu Hỗn Hợp trong nhóm Cố Vấn Quân Viện Hoa Kỳ (MAAG) sẽ yểm trợ, cung cấp phương tiện huấn luyện cho sắc dân thiểu số qua kế hoạch Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu. Tài liệu này là phần đầu trong hai bài viết về Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu do người Hoa Kỳ tổ chức. Phần đầu sẽ nói về việc xây dựng, phát triển (1961-1967), phần thứ hai sẽ nói về LL/DSCĐ (CIDG) trong kế hoạch Việt Nam Hóa (1968-1971), khi lực lượng này được chuyển giao cho Biệt Động Quân QLVNCH.
Tại sao có lực lượng Dân Sự Chiến Đấu? Thứ nhất, cơ quan CIA tin rằng, với một lực lượng võ trang bao gồm sắc dân thiểu số sẽ làm cho chính quyền miền Nam tăng thêm khả năng chống xâm nhập của địch vào những khu vực hẻo lánh. Thứ hai, nhóm sắc dân thiểu số đông đảo nhất là người Thượng, họ bị chính quyền “không màng đến”, coi như những “công dân hạng ba (hạng bét)”, nên rất dễ bị cộng sản tuyên truyền, xúi dục, và tuyển mộ. Hơn nữa, sự kiểm soát của địch trên vùng cao nguyên cũng là một điều đáng lưu ý.
Đến năm 1961, sự xâm nhập của địch là một một mối đe dọa cho chính quyền Ngô Đình Diệm và quân đội VNCH. Chính quyền miền Nam yêu cầu sự trợ giúp của phòng Nghiên Cứu Hỗn Hợp và cho phép người Hoa Kỳ tiếp xúc với những người lãnh đạo sắc dân Rhade. Sau đó cơ quan này sẵn sàng huấn luyện quân sự, trang bị cho người Rhade, nếu họ tuyên thệ trung thành với chính quyền miền Nam, và tổ chức việc phòng thủ xóm làng (buôn, bản Thượng).
Ngôi làng đầu tiên được chọn là Buôn Enao trong tỉnh Darlac, sau này gọi là “Thí Nghiệm Buôn Enao”. Theo một sắc lệnh của Tổng Thống (Hoa Kỳ), việc này đặt dưới quyền quản trị độc nhất của phòng Nghiên Cứu Hỗn Hợp, không lệ thuộc vào quân đội VNCH cũng như cơ quan Cố Vấn Quân Viện (MAAG). Trong tháng Mười năm 1961, hai người Hoa Kỳ, David A. Nuttle, một viên chức trong cơ quan Dịch Vụ Tình Nguyện Thế Giới (International Voluntary Services), đã làm việc tại Việt Nam từ năm 1959 trong những dự án nông nghiệp, người kia là Trung Sĩ Paul F. Campbell, Quân Y Lực Lượng Đặc Biệt, thuộc Liên Đoàn 1 LLĐB/HK đến buôn Enao.
Trung sĩ Campbell kể lại lần đầu tiên gặp gỡ những vị “trưởng lão” trong làng: “Nuttle giải thích cho họ rằng, chương trình nhằm cải thiện đời sống của đồng bào Thượng, việc làm rẫy, trồng tiả, y tế. Chúng tôi sẽ đến những làng mạc như Buôn Enao để huấn luyện, chỉ dẫn việc bảo vệ xóm làng, không cho người lạ vào trong làng. Ngăn ngừa Việt Cộng và cả quân đội VNCH”. Chuyện này sẽ “tự lập, tự cường”, những người dân làng sẽ đứng lên bảo vệ xóm làng của mình.
Sau hai tuần lễ “thương thuyết”, và trung sĩ Campbell biểu diễn tài chữa bệnh cho dân làng rất thành công, những vị “trưởng lão” ưng thuận và tuyên thệ trung thành, để bắt đầu công việc tổ chức phòng vệ ngôi làng (Village Defense Program, VDP). Những người Thượng xây một hàng rào chiến lược bao quanh làng và đào hầm trú ẩn cho người già, đàn bà và trẻ con, đề phòng Việt Cộng tấn công. Họ xây cất một khu huấn luyện, một bệnh xá và tổ chức đường giây lấy tin tức, theo dõi những sự di chuyển của địch trong khu vực, và báo động khi bị tấn công.
Đến giữa tháng Mười Hai năm 1961, “thí nghiệm Buôn Enao” hoàn toàn xong xuôi. Thêm năm mươi (50) đàn ông từ làng kế cận được huấn luyện như một lực lượng an ninh di động để bảo vệ Buôn Enao và khu vực lân cận. Sau khi hoàn tất ngôi làng “thí điểm đầu tiên”, vị tỉnh trưởng Darlac cho phép phát triển ra thêm bốn mươi buôn Thượng Rhade khác trong đường bán kính 15 cây số từ tâm điểm Buôn Enao và “ép buộc” vị trưởng làng, phó trưởng làng phải thụ huấn quân sự.
Chương trình “Phòng Vệ Xóm Làng” (VDP) phát triển quá nhanh, trong khoảng thời gian từ tháng Tư cho đến tháng Mười năm 1962, thêm hai trăm (200) buôn Thượng khác được “đoàn ngũ hóa”. Đến cuốn năm 1962, “chuyện làm ăn coi bộ khấm khá”, chính quyền miền Nam trao trách nhiệm chương trình này cho vị tỉnh trưởng Darlac với chỉ thị bao gồm thêm những bộ lạc người Jarai và Mnong.
Câu chuyện về Buôn Enao làm tăng thêm các hoạt động của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ trong miền Nam. Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam (LLĐB) được huấn luyện thêm. Những nhiệm vụ mới này đòi hỏi có thêm những toán A LLĐB/HK trong thời gian phục vụ sáu (6) tháng tại Việt Nam và thành lập Bộ Chỉ Huy LLĐB/HK tại Việt Nam. Đến giữa tháng Chín năm 1962, Đại Tá George C. Morton, trưởng ngành Chiến Tranh Đặc Biệt, phòng 3 (Hành Quân), bộ chỉ huy Quân Viện (MACV) cùng với bẩy mươi hai (72) quân nhân LLĐB đến từ căn cứ Fort Bragg, tiểu bang North Carolina thành lập bộ chỉ huy C với bốn toán A trong Saigon. Đến tháng Mười Một, phần còn lại của bộ chỉ huy đến làm việc. Bộ chỉ huy C lúc đó có mười bốn sĩ quan và bốn mươi ba binh sĩ LLĐB.
Ngày 1 tháng Mười năm 1964, bộ Quốc Phòng chấp thuận, đưa 1297 quân nhân Mũ Xanh thuộc Liên Đoàn 5 LLĐB (cả một đơn vị) từ căn Fort Bragg đến Nha Trang thay thế nhiệm vụ cho LLĐB/HK tại Việt Nam. Các quân nhân Mũ Xanh đang phục vụ tại Việt Nam (674 người) sẽ nhập vào liên đoàn 5/LLĐB Hoa Kỳ. Các quân nhân LLĐB/HK sẽ phải phục vụ một năm tại Việt Nam, kỳ hạn sáu tháng trước đây sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 1 tháng Năm, 1965.