Di Sản Hồ Chí Minh
LƯỢC SỬ NGÀNH HÀNH CHÁNH TÀI CHÁNH QUÂN LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
LƯỢC SỬ NGÀNH HÀNH CHÁNH TÀI CHÁNH
QUÂN LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
Hctc Nguyễn Văn Phiên
Lời nói đầu:
Ước vọng chính đáng của những người đã phục vụ một thời gian trong ngành Hành Chánh Tài Chánh của Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa (HCTC/QLVNCH), hiện sống ở hải ngoại, đông nhất ở Mỹ, là muốn được gặp lại nhau hay ít nhất cũng chung sức ấn hành một Tập Kỷ Yếu lược ghi Tổ Chức, Nhiệm Vụ, Nhân Sự, Hoạt Động, … của Ngành, kèm theo tài liệu, hình ảnh, kỷ niệm,… về những sự việc đã ảnh hưởng đến một giai đoạn của đời mình. Tập Kỷ Yếu này cũng là một văn bản hữu ích cho thân nhân, con cháu, hình dung một phần quá khứ của Cha, Ông và nguyên nhân, tình huống đã đưa gia đình sống xa Tổ Quốc Việt-Nam yếu dấu.
Trước 30 tháng Tư năm 1975, trên thực tế công việc của ngành là cố định ở văn phòng, nhân viên ít khi trực tiếp liên lạc với nhau và các Bản Tin Nội Bộ hàng tháng của ngành lại phổ biến hạn chế, nên hầu hết nhân viên thuộc ngành chỉ hiểu biết mơ hồ về những nhu cầu, lý do biến cải tổ chức hay thay đổi nhân sự trong ngành. Cho nên hiện nay, trong số khoảng 300 hội viên ái hữu HCTC đang sống ở hải ngoại, chỉ một số ít nhân viên kỳ cựu hoặc có phục vụ một thời gian ở Trung Ương chứng nhân lịch sử của ngành.
Để góp phần tài liệu cho Tập Kỷ Yếu, dù rằng sức khỏe và trí nhớ giảm sút trầm trọng, tác giả cũng cố gắng ghi lại sau đây những sự việc mà mình hiểu biết để làm khung cho bài “Lược Sử” với mong ước được Quý Vị Thức Giả góp ý bổ túc, hiệu chính,… vì lẽ kiến thức cá nhân không thể nào tránh khỏi sơ sót, lầm lẫn, trùng hợp, sai lạc,…về những chi tiết như danh tánh, thời gian, địa điểm, cấp bực, chức vụ, …
Trình bầy: Tổ chức và Nhân Sự ngành HCTC/QLVNCH
được chia ra từng giai đoạn như sau:
GIAI ĐOẠN 1: (1950-6/1954) Sỹ Quan Quân Nhu Pháp khởi lập và điều hành:
Trong bước đầu thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam (QĐQGVN) thì đã mô phỏng theo tổ chức Quân Đội Pháp, nhiệm vụ Quản Trị Binh Đoàn thuộc ngành Quân Nhu nên Sỹ Quan Quân Nhu Pháp đã tổ chức ngành Quân Nhu VNCH theo quận hạt lãnh thổ, gồm có:
Nha Quân Nhu Trung Ương và Nha Quân Nhu Đệ Tam Quân Khu, cũng đóng ở Hànội.
Nha Quân Nhu Đệ Nhị Quân Khu (ở Huế), Đệ Nhất Quân Khu (ở Sàigòn), Đệ Tứ Quân Khu (ở Ban Mê Thuột (BMT)).
Chức Vụ Chỉ Huy các Nha Sở đều do Sỹ Quan Quân Nhu Pháp nắm giữ và điều hành - Sỹ Quan và nhân viên Việt-Nam (VN) là công chức, quân nhân (đơn vị Pháp) biệt phái hay đồng hóa.
Để chuẩn bị thay thế, từ năm 1953, một số Sỹ Quan VN được gửi qua Pháp theo học Trường Cao Đẳng Quân Nhu ở Paris và Trường Quân Chính ở Montpellier.
GIAI ĐOẠN 2: (7/1954-12/1956 - Việt-Nam tự quản Quân Nhu và Ngân Sách:
Sau ngày chia đôi đât nước, chính quyền Quốc Gia rút về Nam VN, Sỹ Quan Pháp chỉ còn là cố vấn:
*1.- Về mặt Quản Trị Binh Đoàn: vì lãnh thổ chỉ còn một nửa nước và nhân số Quân Đội chỉ độ 100.000 gồm 2 lực lượng Bảo An và Dân Vệ thuộc Bộ Nội Vụ, ngành Quân Nhu được cải tổ như sau:
-Nha Quân Nhu Trung Ương (QN/TƯ) dời về Sàigòn, vị Giám Đốc đầu tiên là Trung Tá Nguyễn Sùng (Nha QN/QK3 giải tán).
-Nha QN/QK2 vẫn ở tại Huế, với Giám Đốc (GĐ) đầu tiên là Thiếu Tá Nguyễn Lương Tài.
-Nha QN/QK4 vẫn ở tại BMT với GĐ đầu tiên là Thiếu Tá Đỗ Tùng, có 2 Sở QN Binh Đoàn trực thuộc là:
1)- Sở QN miền Cao Nguyên (không tách ra vì công việc do Nha QK4 đảm trách luôn)
2)- Sở QN rộng quyền miền Duyên Hải, vẫn ở Nha-Trang với Chánh Sở đầu tiên là Thiếu Tá Hồ Văn Di Hinh.
-Nha QN/QK1 vẫn ở Sàigòn với GĐ đầu tiên là Trung Tá Tạ Xuân Thuận, có 2 Sở QN/BĐ trực thuộc:
1)- Sở QN/BĐ 1 với Chánh Sở Đại Úy Phan Đăng Hán và quản hạt là các tỉnh miền Đông Nam Phần.
2)- Sở QN/BĐ 2 với Chánh Sở Đại Úy Đỗ Trọng Huề và quản hạt là các tỉnh miền Tây Nam Phần.
Tổ chức Sở lúc này chỉ gồm 3 Phòng Hành Chánh, Lương Bổng, Tài Chánh và Ban KTLĐ chưa có Đại Đội Hành Chánh Quân Vụ (ĐĐHCQV) vì nhân viên toàn ngành do Chi Bộ Trung Ương Quân Nhu Vụ quản trị với 2 chi nhánh ở Huế và BMT.
Trường Quân Chính: Đồn trú ở Thủ Đức với Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Đại Úy Nguyễn Văn Kim.
Ngoài ra, Nha QU/TƯ và các Nha QN/QK còn đảm trách nhiệm vụ tiếp tế Thực Phẩm, Quân Trang với các Kho, Chi Nhánh, Xưởng Cắt May, Quân Tiếp Vụ,… không đề cập đến ở đây.
Cũng theo truyền thống quân đội Pháp, để khỏi bị ảnh hưởng về cấp bậc khi đến thanh tra ngân quỹ và sổ sách kế toán các đơn vị (mà CHT và SQ Tế Mục Vụ trực tiếp chịu trách nhiệm), Sỹ Quan Chỉ Huy ngành Quân Nhu không bị gọi theo cấp bực thông thường mà được gọi bằng cách xưng chung là ông Tham Chính Quân Nhu (Monsieur L’intendant) và trên các công văn trao đổi cũng được ghi cấp danh tương đương như sau:
-Phó Tham Chính Quân Nhu cho cấp bậc Đại Úy,
-Tham Chính Quân Nhu Hạng Ba cho cấp bậc Thiếu Tá,
-Tham Chính Quân Nhu Hạng Nhì cho cấp bậc Trung Tá,
-Tham Chính Quân Nhu Hạng Nhất cho cấp bậc Đại Tá.
*2.- Về mặt Quản Lý Ngân Sách: nhiệm vụ này do nha Tổng Giám Đốc Hành Chánh Ngân Sách Kế Toán (gọi tắt là Tổng Nha Hành Ngân Kế - TN/HNK) là một trong 2 cơ quan đầu não chính yếu của Bộ Quốc Phòng (BQP) (cơ quan kia là Bộ Tổng Tham Mưu), có nhiệm vụ tập trung, duyệt xét, tu chính… các đề nghị từng phần Ngân Sách của các Nha, Sở, Bộ Chỉ Huy,… quản lý kinh phí (như Quân Nhu, Quân Cụ, Cộng Thự Tạo Tác, Xã Hội,...Truyền Tin, Thông Vận Binh,…) rồi đúc kết thành Ngân Sách BQP trình Quốc Hội phê chuẩn, sau đó giải tỏa, theo dõi, bổ túc, du di kính phí. (các Nha Sở quản lý kinh phí vẫn được ủy quyền mãi ước, ước chi thanh toán, chuẩn chi phần kinh phí của mình).
Vì công việc thi hành ngân sách được phân cấp rộng rãi, tổ chức TN/HNK chỉ gồm có:
-Văn phòng Tổng Giám Đốc (TGĐ): quý ông Công Xuân Bách, Bùi Ngô Hiền, Trịnh Đình Trù.
-Sở Hành Chánh với Chánh Sở Luật Sư Nguyễn Văn Thiện.
-Sở Tài Chánh với Chánh Sở Thiếu Tá Dương Hồng Tuân.
-Phòng Kỹ Thuật Hải Quân với Chủ Sự Phòng là HQ/Đại Úy Đỗ Đăng Công.
-Phòng Kỹ Thuật Không Quân với Chủ Sự Phòng là KQ/Đại Úy Hà Dương Hoán.
*3.- Về mặt kiểm soát chi tiêu Ngân sách: cơ quan Trung Ương cấp BQP là Nha Tổng Thanh Tra Quân Phí, phụ trách thanh tra tại chỗ và hậu kiểm tất cả hồ sơ chi tiêu quân phí. Vào thời ấy, tổ chức Tổng Nha này chỉ gồm có:
-Văn phòng TTTra: ông Dương Tấn Tài,
-Phòng Thanh Tra: Đại Úy Nguyễn Văn Sang,
-Phòng Hậu Kiểm: Đại Úy Trần Văn Thường.
GIAI ĐOẠN 3: (1/1957-12/1957) - Đổi danh Quản Hạt và chuẩn bị cải tổ theo phương thức của Mỹ:
*1.- Cải tổ ngành Quân Nhu: chỉ còn phụ trách tiêp tế Thực Phẩm, Quân Trang (sẽ thêm nhiên liệu, vật dụng trang bị cá nhân) và sẽ chuyển giao nhiệm vụ quản trị binh đoàn về BQP nên chuẩn bị cải tổ như sau và chỉ giữ lại Nha QN/TƯ (bỏ 2 chữ TƯ) với Giám Đốc là Đại Tá Tạ Xuân Thuận và gồm 3 Phân Nha:
-Phân Nha Tổ Chức với Phó Giám Đốc: Trung Tá Phạm Văn Hân,
-Phân Nha Hành Chánh với Phó GĐ: Trung Tá Bùi Qúy Cảo,
-Phân Nha Tiếp Tế với Phó GĐ: Trung Tá Hồ Văn Di Hinh.
*Giải thể Nha QN/QK2 - Cải danh thành Sở QN Quản Trị số 2 và dời về Đà Nẵng.
*Giải thể Nha QN/QK4 - Cải danh thành Sở QN Quản Trị số 3 (vẫn ở BMT)
và cải danh Sở QNRQMDH thành Sở QN Quản Trị số 4 (vẫn ở Nha-Trang).
*Giải thể Nha QN/QK1 - Cải danh thành Sở QN Quản Trị số 6. Cải danh Sở QNBĐ 1 thành Sở QN Quản Trị số 1 (2 Sở này vẫn ở Sàigòn). Cải danh Sở QNBĐ 2 thành Sở QN Quản Trị số 5 (vẫn ở Cần-Thơ).
*Giải tán 2 chi nhánh Quân Nhu Vụ 2 và 4. Thành lập ĐĐ/Hành Chánh Quân Vụ cho mỗi Sở Quân Nhu Quản Trị.
*2.- Về tổ chức các cơ quan quản trị khác: chưa thay đổi.
GIAI ĐOẠN 4: (1/1958-11/1963) - Sát nhập các Sở QNQT về TN/HNK/BQP và thành lập ngành HCTC:
*1.- Cải tổ quan trọng này là chỉ thị của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và người thừa hành là ông Nguyễn Đình Cẩn, vị TGĐ đầu tiên của TN/HNK xứng đáng với danh xưng Tổng Nha tức là gồm có 3 Nha HC, NS, KT. (theo thư đề ngày 8/2/2000 viết từ Bruxells-Bỉ Quốc, vị TGĐ này tiết lộ: “khi vào trình diện để nhận việc, Cố Tổng Thống Diệm dạy chúng tôi: “Quân Đội ta đến nay được tổ chức theo khuôn khổ Quân Viễn Chinh Pháp, Hành Chánh, Quân Sự lẫn lộn quyển hành. Bộ TTM cũng như ở các đơn vị lớn, các quân nhân chỉ huy nắm trọn quyền hành chánh và quân sự rồi lắm khi vi phạm luật lệ. Kể từ nay, tôi muốn phân tách rõ ràng ranh giới giữa Hành Chánh và Quân Sự bằng cách giao trách nhiệm Hành Chánh cho một cơ quan phụ trách, hầu có thể giao được trọn vẹn phần đánh đuổi địch cho Quân Đội (ý kiến riêng: Cố Tổng Thống Diệm rất sáng suốt. Đúng là sau 11/1963, Bộ TTM tước hết quyền hành của TN/HNK.)
Thừa hành chỉ thị nêu trên, ngành Hành Chánh Tài Chánh được tổ chức như sau:
Ở cấp Trung Ương – (Tổng Nha Hành Ngân Kế (ở Sàigòn chung với BQP):
-TGĐ: ông Nguyễn Đình Cẩn.
-Phó TGĐ: ông Vĩnh Ca.
-CSV Văn phòng: ông Hoàng Anh Tài.
-GĐ Nha Hành Chánh: ông Nguyễn Văn Tích.
-CSV Sở Hành Chánh Tổng Quát Thiếu Tá Phạm Đỗ Thành.
-CSV Sở Pháp Chế Tố Tụng: Thiếu Tá Nguyễn Cúc.
-GĐ Nha Ngân Sách: Trung Tá Bùi Quý Cảo.
-CSV Sở Ngân Sách: Thiếu Tá Nguyễn Văn Hạp.
-CSV Sở Nghiên Cứu Thống Kê: Thiếu Tá Nguyễn Đình Tưu.
GĐ Nha Kế Toán: ông Nguyễn Văn Liễn.
-CSV Sở Mãi Ước: Thiếu Tá Ngô Quang Trinh.
-CSV Sở Thanh Toán và Chuẩn Chi: Đại Úy Hoàng Kim Hà.
*2.- Trường Hành Chánh Tài Chánh (trường Quân Chính đổi danh và từ Thủ-Đức dời về trại Nguyễn Trường Tộ - Hạnh Thông Tây - Gia Định)
Ở cấp địa phuơng: Các Sở QN Quản Trị đồng loạt cải danh thành Sở HCTC với số hiệu và tổ chức như cũ: Phòng HC, Phòng TC, Phòng LB, Ban KTLĐ, ĐĐHCQV.
Trong nhiệm kỳ TGĐ Nguyễn Đình Cẩn, có vài sự việc đáng ghi nhớ như sau:
Với tổ chức mới, phạm vi quyền hạn của TN/HNK quá rộng rãi. Các Nha Sở Tiếp Vận bị tước hết quyền hạn, nhất là về công tác mãi ước, chỉ còn có việc dự trù nhu cầu Ngân Sách, soạn thảo Điều Kiện Sách đâu thầu, kiểm nhận vật liệu,…còn các việc Chuẩn Y Kinh Phí, Tổ Chức Đấu Thầu, Ký Kết Khế Ước, Thanh Toán, Chuẩn Chi,… đều tập trung về Nha Kế Toán/HNK phụ trách. Theo nhận định của chính ông Nguyễn Đình Cẩn thì “việc cải tổ hoàn tất sau 6 tháng là thời gian kỷ lục vì đã gặp nhiều chống đối từ Bộ TTM đến các Nha Sở Tiếp Vận và cả Nha Đổng Lý Văn Phòng Bộ Trưởng, Phụ Tá Quốc Phòng. Ngoài ra, số nhân viên chuyển giao chưa tương hợp với nhiệm vụ chuyên môn mới nên guồng máy mới cần thêm 6 tháng nữa mới có thể chạy đều”.
Trong buổi đầu, phần vụ chính yếu Quản Trị Binh Đoàn, nghiên cứu, ban hành, sửa đổi, theo dõi kết quả thi hành các thể lệ về hành chánh, tài chánh, kế toán, ngân quỹ, lương bổng, phụ cấp, …và giám sát, kiểm tra hoạt động các Sở HCTC địa phương…chưa được chú trọng đúng mức vì trọn phần vụ này chỉ do một Ban chỉ có 2 SQ cấp Úy và 3 HSQ thuộc Phòng Nhân Viên Quân Dân Chính đảm trách (Phòng này coi về Quy Chế các Nhân Viên BQP). Mãi đến đầu năm 1960, Ban QTBĐ này mới được tách ra, đặt trực thuộc Sở HC Tổng Quát trong lúc chờ đợi sửa đổi Bảng Cấp Số Tổng Nha (đến năm 1965, trong nhiệm kỳ TGĐ Huỳnh Văn Đạo, Ban này trở thành Sở QTBĐ với 3 Phòng trực thuộc).
-Về mặt thi hành ngân sách, việc trả lương binh sỹ được “canh tân” hoàn toàn, không còn theo Pháp, cũng không theo Mỹ, tức là mỗi Đơn Vị Tự Trị không còn được ứng trước 2 tháng trữ ngân vào mỗi đầu năm rồi phải theo dõi thanh lý trước ngày 28 tháng 2 năm sau, khiến từ đầu năm, Ngân Sách Quốc Gia bị “kẹt” một ngân khoản khổng lồ. Theo thể lệ mới, vẫn được áp dụng đến tháng 4 năm 1975, các Đơn Vị được lập Sổ Lương binh Sỹ ngay từ đầu tháng, mang về Sở HCTC kiểm sổ rồi ký ngân phiếu để Đơn Vị có thể lãnh tiền ở Ngân Khố vào ngày 19 và phát lương cho binh sỹ từ ngày 20 tháng đó, tức là 10 ngày trước ngày cuối tháng…
-Về mặt QTBĐ, văn kiện pháp lý căn bản là Huấn Thị Tạm Thời số 01/QP, viết bằng Pháp ngữ, ban hành từ ngày 2 tháng 1 năm 1950 quy định Binh Đoàn Trưởng và Sỹ Quan Tế Mục Vụ (coi luôn quân số) hoàn toàn và trực tiếp chịu trách nhiệm về HC, ngân quỹ, kế toán,…của Binh Đoàn, kể cả việc duyệt ký Sổ Nhật Ký và tất cả các chứng từ kèm Phiếu Chi, Thu. Từ năm 1956, vì quân số gia tăng, Bộ TTM tập trung một số đơn vị về cấp Trung Đoàn nên đặt thêm chức vụ Sỹ Quan Phụ Tá HC để thay thế Trung Đoàn Trưởng trong việc điều hợp các phần hành quản trị HC, Quân Số, Tiếp Liệu, nhưng vẫn giữ nguyên trách nhiệm của BĐ Trưởng về mặt ngân quỹ.
Để bổ khuyết tình trạng vừa nêu, cuối năm 1961, một phái đoàn HNK đã du hành thực tập 3 tuần tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ để nghiên cứu về tổ chức, điều hành, nhân sự, hoạt động,…của Phòng Tài Chánh Sư Đoàn. Kết quả là chức vụ Sỹ Quan Tài Chánh được đặt ra để thay thế Binh Đoàn Trưởng trong việc điều hành cũng như hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chánh của Binh Đoàn. Tuy nhiên để sớm áp dụng từ giữa năm 1962, chỉ thị này được tạm thời ban hành bằng Sự Vụ Văn Thư.
Ý kiến riêng: Rất tiếc là việc nghiên cứu sửa đổi toàn diện Huấn Thị Tạm Thời 01/QP để tự ý ấn định quy chế tổ chức và điều hành ngành HCTC (kể cả việc ấn định Bảng Cấp Số cho từng cơ sở HCTC từ Trung Ương đến Địa Phương và Đơn Vị) theo chỉ thị của Cố Tổng Thống Diệm (tức là không bị Bộ TTM chi phối) đã không được xúc tiến kịp thời (cho đến 4/75 vẫn chưa hoàn tất) cho nên sau ngày 1/11/1963, viện cớ nhu cầu cấp thiết, Bộ TTM không tham khảo ý kiến của ngành mà tự ấn định Bảng Cấp Số của cơ cấu HCTC khi thành lập một thể loại Đơn Vị Tự Trị mới (như Khối Tài Chánh của Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Tiểu Khu, tùy loại A, B, C, D,…, Đại Đội Tài Chánh Sư Đoàn Nhẩy Dù, Ban Tài Chánh Bộ Tư Lệnh Hạm Đội,..).
Từ tháng 3/1962, ông Huỳnh Văn Đạo, nguyên Tổng Thư Ký Bộ Quốc Gia Giáo Dục, thay ông Nguyễn Đình Cần. Vào lúc đó Trung Tá Dương Hồng Tuân được cử làm Phó TGĐ, Thiếu Tá Trương Sĩ Giần, Chánh Sở Tổng Vụ (văn phòng cải danh), ông Nguyễn Đình Liễn Chánh Sở Pháp Chế Tố Tụng. Một thời gian sau, các GĐ Nha HC, KT, Chánh Sở NC Thống Kê cũng bị thay thế.
Từ đầu năm 1963, do áp lực của Nha Đổng Lý/BQP, phần hành Mãi Ước của Nha KT/HNK được tách ra để thành lập Nha Mãi Dịch, đặt trực thuộc BQP. Nhưng sau đó, Chánh Sở Mãi Ước Ngô Quang Trinh lại bị đổi về Trường HCTC. Công tác chuyển lập Nha Mãi Dịch lúc đầu do Đại Tá Phùng Ngọc Trưng đảm trách, kế tiếp giao lại cho Đại Tá Nguyễn Sùng, nguyên Phó Tổng Thanh Tra Quân Phí (sau ngày 1/11/1963, Nha MD trực thuộc Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/TTM rồi đổi danh thành Cục MD trực thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/TTM, và là Cục Tiếp Vận “ngoại lệ”, dính líu đến tiền bạc trong lúc các Cục Tiếp Vận khác đều thuần túy phụ trách vật liệu.
GIAI ĐOẠN V: (12/1963-4/1972) - Liên tục cải tổ theo thời cuộc:
*1.- Sau đảo chánh 1/11/1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng và nhờ TGĐ Huỳnh Văn Đạo kiêm nhiệm Đổng Lý Văn Phòng BQP, trong lúc chờ cử người chính thức, nên tổ chức HNK chưa có gì thay đổi. Nhưng từ ngày 1/3/1964, sau cuộc chỉnh lý 1/1964, Bộ TTM cải danh thành Bộ Tổng Tư Lệnh và phỏng theo tổ chức Bộ Tư Lệnh Lục Quân Mỹ, Bộ Tổng Tư Lệnh lập thêm phòng Tài Ngân, ngang hàng các phòng 1, 2, 3, 4, …để tự đảm trách các phần vụ chuyên môn dự trù ngân sách, quản trị binh đoàn, mãi ước cho toàn Quân Đội, tức là thu hẹp quyền hạn và nhiệm vụ TN/HNK như từ trước ngày 1/1/1958. Để lập phòng Tài Ngân, TN/HNK đã phải thuyên chuyển Trung Tá GĐ Nha TC Bùi Qúy Cảo, Thiếu Tá Chánh Sở Ngân Sách Nguyễn Văn Hạp, Thiếu Tá Chánh Sở NC Thống Kê Lê Văn Đệ và một số nhân viên khác về Bộ TTL. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài hơn 1 tháng thì Bộ TTL lại trở thành Bộ TTM như cũ. Tuy nhiên, phòng Tài Ngân vẫn được duy trì với Trưởng Phòng là Đại Tá Tạ Xuân Thuận và một số nhân viên tối thiểu để xét trình TMT/Liên Quân duyệt ký các hồ sơ mãi ước của Nha Mãi Dịch cho đến cuối năm 1964 mới giải tán (khi Nha MD trở thành Cục MD trực thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/TTM.)
*2.- Từ ngày 1/3/1964, lại có thay đổi lớn trong tổ chức HCTC:
QLVNCH gồm thêm 2 lực lượng Bảo An và Dân Vệ, nguyên thuộc Bộ Nội Vụ, nay cải danh là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, chuyển qua BQP, tức là do TN/HNK quản trị về HCTC.
Hai cơ quan trung ương BQP là Nha Tổng Thanh Tra Quân Lực nay sát nhập Bộ TTM và Nha Tổng Thanh Tra Quân Phí TN/HNK (tức là có mâu thuẫn, vì vừa chi tiêu vừa kiểm soát). Nhân dịp này, từ 1/4/1964, ở cấp Trung Ương, TN/HNK đổi danh là Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí và cải tổ như sau:
-Văn phòng TGĐ: ông Huỳnh Văn Đạo.
-VP/Phó TGĐ: Trung Tá Dương Hồng Tuân.
-Sở Tổng Vụ: Thiếu Tá Trương Sĩ Giần.
-Nha Hành Chánh: GĐ Trung Tá Phạm Đỗ Thành.
-Sở Hành Chánh Tổng Quát: Chánh Sở -Trung Tá Thành, kiêm nhiệm.
-Sở Tố Tụng: Thiếu Tá Nguyễn Quốc Dy.
-Nha Tài Chánh: Trung Tá Bùi Quý Cảo.
-Sở Ngân Sách: Thiếu Tá Nguyễn Văn Hạp.
-Sở Kế Toán: (không nhớ là ai?)
-Nha Thanh Tra Quân Phí: Trung Tá Đỗ Tùng (trụ sở ở Tổng Nha TTQP cũ).
-Sở Thanh Tra Binh Đoàn: Thiếu Tá Nguyễn Văn Phiên.
-Sở Thanh Tra Cơ Cấu Tiếp Vận: Thiếu Tá Nguyễn Văn Chiên.
-Sở Thanh Tra Địa Phương Quân và Nghĩa Quân: Thiếu Tá Nguyễn Mạnh Đĩnh.
-Sở Hậu Kiểm: Thiếu Tá Lê Văn Nam.
Ở cấp Địa Phương, tổ chức Sở HCTC không thay đổi, chỉ được bổ sung nhân số (lấy ở Sở Tài Chánh Tổng Nha Bảo An và Dân Vệ cũ) để quản trị thêm các Đại Đội HC Tiếp Vận Bảo An và Dân Vệ (sau đổi danh là Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Tiểu Khu).
*3.- Từ cuối năm 1964, vì chiến trường sôi động, Sư Đoàn 25 Bộ Binh từ Quảng Ngãi được di chuyển về QK3 và Sư Đoàn 9 BB từ Bình Định di chuyển về QK4. Để chia sẻ gánh nặng cho 2 Sở HCTC 1 và 5, Sở HCTC 7 được thành lập từ 1/4/1965 với Chánh Sở đầu tiên là Thiếu Tá Lê Văn Nam. Sở HCTC 7 đồn trú tại trụ sở Nha TTQP ở Sàigòn cho đến đầu năm 1966 mới dời về Mỹ-Tho.
Nhân dịp này, TN/TCTT lập thêm Sở Nghiên Cứu Huấn Luyện với Chánh Sở là Thiếu Tá Nguyễn Mạnh Đĩnh, đồng thời đổi danh Sở Tố Tụng thành Sở Hành Chánh Tố Tụng và Sở HCTQ thành Sở Quản Trị Binh Đoàn với Chánh Sở là Thiếu Tá Nguyễn Văn Phiên.
*4.- Từ ngày 1/8/1965, Trung Tá Dương Hồng Tuân rời chức vụ Phó TGĐ vì được bổ nhiệm Phụ Tá Hành Chánh Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (ngang hàng Thứ Trưởng). Trung Tá Bùi Quý Cảo được thăng chức Phó TGĐ/TCTT, và Trung Tá Bửu Trang đảm nhiệm chức Giám Đốc Nha NS/TCTT.
*5.- Đầu năm 1966, vì lộ trình liên lạc từ Qui-Nhơn về Sở HCTC số 2 ở Đà-Nẵng, hay Sở HCTC số 3 ở Ban Mê Thuột, hay Sở HCTC số 4 ở Nha-Trang đều xa xôi và nguy hiểm, Sở HCTC số 8 được thành lập tại Qui-Nhơn với Chánh Sở đầu tiên là Trung Tá Lê Thiện Giáo để quản trị các đơn vị chủ lực quân Sư Đoàn 22 Bộ Binh, BCH Tiếp Vận 5, Căn Cứ Không Quân Phù Cát và đặc biệt là quân số ĐPQ và NQ đông nhất toàn quốc.
*6.- Từ ngày 1/4/1967, thi hành Sắc Lệnh Tài Chánh mới, Trung Tâm Chuẩn Chi BQP được thành lập với Giám Đốc đầu tiên là Trung Tá Nguyễn Văn Kim và gồm có 2 Sở:
Sở Kiểm Soát với Chánh Sở là Thiếu Tá Trần Ngọc Hưng.
Sở Chuẩn Chi với Chánh Sở là Thiếu Tá Phan Văn Nương.
Trung tâm này trực thuộc TN/TCTT, ở cùng trụ sở và có nhiệm vụ thay thế Nha Kiểm Soát Ước Chi (thuộc Bộ Tài Chánh và Chuẩn Chi Viên (thuộc BQP) để kiểm soát, ước chi, chuẩn chi,… tất cả mọi hồ sơ thuộc chi phí quốc phòng do các Nha, Sở, Cục, cơ quan Trung Ương,… chuyển đến.
*7.- Từ ngày 1/9/1968, ông Huỳnh Văn Đạo, vị Trưởng Ngành HCTC thâm niên nhất, rời chức TGĐ/TCTT vì được bổ nhiệm Tổng Trưởng Phủ Thủ Tướng (sau 2 lần được đề cử làm Tổng Trưởng Bộ Tài Chánh, lần đầu năm 1964, chưa bàn giao xong thì Thủ Tướng Nguyễn Khánh bị lật đổ, lần hai năm 1965, còn đang chờ bàn giao thì Thủ Tướng Phan Huy Quát đột ngột từ chức), Đại Tá Bùi Quý Cảo được cử Xử Lý Thường Vụ, rồi vài tháng sau đươc Quyền TGĐ.
*8.- Từ ngày 1/1/1968, ngành HCTC đảm trách một nhiệm vụ “ngoại lệ” là thành lập và điều hành Quỹ Tiết Kiệm và Tương Trợ Quân Nhân, gọi tắt là Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội vì TGĐ/TCTT là Tổng Thư Ký của Quỹ. Theo chỉ thị của Hội Đồng Quản Trị Quỹ, khi phát lương hàng tháng, SQ Tài Chánh các đơn vị tự động khấu trừ 100 đồng vào tiền lương mỗi Chủ Lực Quân và Địa Phương Quân, rồi tập trung chuyển về ĐĐHCQV/6. Sau đó, số tiền này được ký thác vào Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín để sinh lời hay được sử dụng để thành lập và yểm trợ tài chánh cho một số cơ sở hoạt động về kinh tế, kỹ nghệ, thương mại, như Kỹ Thương Ngân Hàng, Kỹ Thương Bảo Hiểm Công Ty, Việt-Nam Vận Tải Công Ty, Việt-Nam Kiến Tạo Công Ty, Sản Xuất Thực Phẩm Công Ty, cũng như tham gia đầu tư hay mua cổ phần những cơ sở quốc doanh như Công Ty Thủy Tinh, Công Ty Giấy Đồng Nai, Xưởng Cưa Tân Mai, Xưởng Dệt Sicovina,…Ngoài ra Quỹ này cũng gọi thầu xây cất một cao ốc 14 từng tại Đại Lộ Nguyễn Huệ Sàigòn trị giá hơn 800 triệu (thời giá giữa 1972) dùng làm trụ sở Kỹ Thương Ngân Hàng và các công ty thống thuộc.
Trên bình diện kinh tế và xã hội, với nhiều phương tiện thuận lợi và có sẵn thị trường tiêu thụ độ 5 triệu người (1 triệu 100 ngàn binh sỹ cộng với 250 ngàn công chức và gia đình), các cơ sở kinh doanh thuộc Quỹ đã áp đảo thị trường nên giới kinh doanh dân sự tìm đủ cách, kể cả vận động phía Mỹ để dẹp bở Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội.
Đến đầu năm 1972, một số báo chí dân sự và quân đội công khai tố cáo Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội đã bị lạm dụng, sử dụng sai mục tiêu, có nhiều điều mờ ám, …, và phía Mỹ cũng lên tiếng không được khấu trừ tiền lương viện trợ để thực hiện kế hoạch tự túc phát triển kinh tế. Để xoa dịu dư luận, Phủ Tổng Thống ra lệnh cho Quỹ TKQĐ tạm ngưng hoạt động từ 1/4/1972 đồng thời cũng ngưng chức những nhân sự liên quan, chờ Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt do Phó Tổng Thống Trần Văn Hương cầm đầu mở cuộc điều tra những lời tố cáo về Quỹ TKQĐ. Sau đó, kết quả điều tra không tìm ra vi phạm quan trọng nào nên những giới chức liên hệ chỉ bị khiển phạt về hành chánh, nhưng Quỹ TKQĐ cũng bị buộc phải giải tán từ 1/7/1972. Mỗi quân nhân còn tại ngũ, đã giải ngũ hay gia đình tử sỹ đều được hoàn trả đầy đủ những số tiền đã đóng góp, công thêm 10% tiền lời. Dù sao, vụ Quỹ TKQĐ cũng ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành HCTC.
*9.- Sau trận “Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân” của Việt Cộng, hai Quân Chủng Không Quân và Hải Quân gia tăng nhân số đáng kể nên nhu cầu thành lập một Sở HCTC cho mỗi Quân Chủng đó tỏ ra thiết yếu. Tuy nhiên, chỉ các đơn vị Không Quân (KQ) có thể sử dụng máy bay làm phương tiện liên lạc nhanh chóng nên từ 1/1/1969, Sở HCTC số 9 được thành lập tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, Sàigòn, với Chánh Sở đầu tiên là Không Quân Trung Tá Lục Phương Phước, để quản trị HC các đơn vị KQ trên toàn quốc. Riêng các đơn vị Hải Quân (HQ), vì thiếu phương tiện liên lạc thích hợp, và tùy nơi đồn trú, vẫn tiếp tục thuộc quyền quản trị của Sở HCTC địa phương sở tại.
*10.- Từ ngày 1/4/1972, như đã nói ở trên, vì vụ Quỹ TKQĐ, có thay đổi lớn về nhân sự ngành HCTC. Ông Châu Kim Nhân, nguyên TGĐ Cơ Quan Mãi Dịch Trung Ương Phủ Thủ Tướng về nhậm chức TGĐ/TCTT thay Đại Tá Bùi Quý Cảo. Ông Vương Quốc Quả từ Tổng Nha Thuế Vụ về giữ chức GĐ Nha TTQP. Trung Tá Đinh Văn Tân từ TN/TCTT nhậm chức Chánh Sở HCTC số 6 thay Trung Tá Nguyễn Văn Chiên rồi bàn giao liền cho Trung Tá Nguyễn Văn Phiên (về từ Sở HCTC số 5 để nhận chức Chánh Sở HCTC số 1, thay Đại Tá Phan Đăng Hán.
*11.- Từ ngày 1/1/1973, áp dụng kỹ thuật điện toán hiện đại, Trung Tâm Điện Toán (TTĐT) BQP được thành lập và trang bị máy IBM 360-40 để lập sổ lương cho tất cả các đơn vị trên toàn quốc bằng máy điện toán. Mỗi đơn vị khỏi phải tự đánh máy sổ lương như trước mà chỉ giao nộp các chứng từ thay đổi tình trạng lương bổng của quân nhân trực thuộc để Sở HCTC kiểm duyệt rồi lần lượt chuyển tiếp về TTĐT hầu kịp thời hoàn tất Sổ Lương Điện Toán, trước ngày 20 của tháng. Chỉ một số ít SQTC luân phiên về TTĐT để nhận lãnh tất cả Sổ Lương mang về Sở HCTC để Chánh Sở xét ký ngân phiếu số tiền lương tháng đó rồi giao lại cho SQTC mang đến Ngân Khố lãnh tiền về phát cho binh sỹ của đơn vị.
*12.- Cũng từ ngày 1/1/1973, có thể là nhờ thanh danh và uy tín của TGĐ Châu Kim Nhân, ngành HCTC đã âm thầm cứu nguy cho QLVNCH mà công lao không được biết đến. Theo Hiệp Định Paris 27/1/1973, (mà nội dung đã được biết từ nhiều tháng trước), Chánh Phủ Mỹ phải ngưng viện trợ tiền lương cho binh sỹ VNCH từ ngày thi hành Hiệp Định Paris. Ngoài ra chính giới và báo chí Mỹ luôn tỏ ra hoài nghi và nặng lời chỉ trích tệ nạn “lính ma, lính kiểng” mà họ cho là thường trực và trầm trọng ở các đơn vị QLVNCH. Theo yêu cầu của Mỹ, để tiếp tục nhận viện trợ tiền lương binh sỹ (mỗi năm hơn 350 tỷ đồng VN), TN/TCTT từ cuối năm 1972 đã nghiên cứu các cách thức chứng minh sự hiện diện của binh sỹ để xin BQP triệu tập một buổi họp cao cấp Việt Mỹ gồm đại diện Tòa Đại Sứ Mỹ, cơ quan USAID, USOM, DAO, Văn Phòng US Audit tại Đông Nam Á cũng như VP/TMT Bộ TTM, Phòng 1, Phòng Tổng Quản Trị, Trung Tâm Khai Thác An Bài Điện Tử TTM (TTKTABĐT/TTM),… chuyên viên TCTT trình bầy dự án điều hợp Quân Số Tại Hàng với Quân Số Hưởng Lương. Kết quả là Hội Nghị chấp nhận toàn bộ phương án do TN/TCTT đề nghị. Liền đó, Ủy Ban Điều Hợp Quân Số Tại Hàng và Quân Số Hưởng Lương BQP được thành lập do GĐ Nha TTQP/TCTT làm Chủ Tịch và gồm Đại Diện và Cố Vấn Mỹ, Phòng 1, Phòng TQT/TTM, TTKTABĐT/TTM, một Chánh Sở TTQP, Chánh Sở Hậu Kiểm, Chánh Sở HCTC số 6 và Cố Vấn Mỹ TN/TCTT.
Ủy Ban này đã lần lượt đến mỗi Sở HCTC địa phương để thuyết trình và kiểm tra tại chỗ công tác điều hợp những sai biệt giữa Quân Số Hưởng Lương và Quân Số Quản Trị của hai Ban Tài Chánh và Tổng Quản Trị các đơn vị sở tại. Kết quả kiểm tra tại chỗ cũng được Cố Vấn Mỹ ghi chú để làm báo cáo đính kèm Bảng Tổng Kết Quân Số Hưởng Lương trong tháng của các Sở HCTC rồi chuyển theo hệ thống phía Mỹ về chức quyền hữu trách liên quan.
Kết luận, có thể một phần nhờ vào hoạt động của UBĐHQS/BQP, cho đến ngày 30/4/1975, binh sỹ vẫn được lãnh lương đầy đủ và QLVNCH đã phải tan hàng vì nguồn viện trợ tiền bạc và vật dụng chiến tranh không còn được viện trợ nữa.
*13.- Từ giữa năm 1973, theo sáng kiến và đề nghị của TGĐ Châu Kim Nhân, Nha TTQP/TCTT đã phối hợp với Nha TTTQL/TTM nhờ cơ quan DAO và US Army Audit Office Southeast Asia tổ chức ở Thư Viện Mỹ Sàigòn nhiều khóa huấn luyện phương thức thanh tra (audit) “hiệu năng” cho một số Sỹ Quan TTTQL, Sỹ Quan Tổng Quản Trị và Sỹ Quan Thanh Tra Quân Phí. Sau đó nhiều đoàn thanh tra tổng hợp TTM/TCTT đã đến thanh tra các đơn vị theo thể thức audit mới này.
*14.- Từ ngày 1/10/1973, TGĐ Châu Kim Nhân được thăng chức Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (thực tế là Tổng Trưởng, vì chức vụ này do Đại Tướng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm kiêm nhiệm). Đại Tá Phó TGĐ Phạm Đỗ Thành được cử Quyền TGĐ, sau đó Đại Tá Thành đắc cử Thượng Nghị Sỹ, thì phải đáo nhậm Quốc Hội nên Đại Tá Đồng Hóa Nguyễn Văn Hạp, người thâm niên cao nhất, được cử Xử Lý Thường Vụ/TGĐ cho đến đầu năm 1974, mới bàn giao chức vụ cho người được chính thức bổ nhiệm là ông Nguyễn Văn Sơn, nguyên Phó Tổng Thư Ký Bộ Tài Chánh và ông Nguyễn Văn Sơn là vị Trưởng Ngành Hành Chánh Tài Chánh Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa cuối cùng của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
GIAI ĐOẠN 6 “TAN HÀNG” – 01/1975 - 04/1975
Động từ “Tan Hàng” bao gồm ý nghĩa tan biến luôn, không còn trách nhiệm, không cần truy cứu và thanh lý, không còn hiện diện, tức là trái với thể lệ Quản Trị Binh Đoàn-nghĩa là mỗi khi đơn vị giản tán, cần thành lập cơ quan thanh toán:
*1.- Khối Tài Chánh Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Tiểu Khu - mở đầu sự sụp đổ ở cấp Binh Đoàn: Tiểu Khu Phước Long nằm sát biên giới Việt Miên và thuộc lãnh thổ Quân Khu 3 và thuộc quản hạt của Sở HCTC 1. Từ đầu tháng 12/1974, để thăm dò phản ứng phía Mỹ, Việt Cộng bao vây và pháo kích vào Phước Long một cách liên tục nặng nề; như trận VC xâm chiếm Bình Long hồi mùa hè đỏ lửa 1972.
Năm 1975, Tết Ất Mão rơi vào cuối tháng 1/1975, nên tiền mượn Tết 4 ngàn được phát chung với lương 01/1975, đồng đều cho tất cả quân nhân hiện diện. Ngoài ra, vì tình hình chiến sự trầm trọng, Ty Ngân Khố Phước Long được lệnh ngưng hoạt động và chuẩn bị di tản, nên SQTC Tiểu Khu Phước Long Đại Úy Phan Xuân Thanh Quang phải về Tổng Nha Ngân Khố Sàigòn nhận lãnh hơn 200 triệu đồng tiền mặt (đựng trong 8 bao bố loại sac marin) và trở về Phước Long bằng nguyên một chuyến phi cơ trực thăng để khỏi phải “xé lẻ” cho mỗi nhân viên hộ tống mỗi người một bao tiền và gửi theo bất cứ phi vũ nào dư chỗ trống. Trước khó khăn nêu trên và nghĩ tình quen biết cũ (tác giả nguyên là Chánh Sở HCTC 1) vào trung tuần tháng Giêng 1975, Đại Úy Quang đến gặp tác giả (đang là Giám Đốc Nha HCPC/Tổng Nha), để xin tạm hoãn ngày về, chờ xem Phước Long có bị mất hay không? Theo lời Đại Úy Quang, tiền mang về cũng chỉ có thể phát được cho một số nhỏ quân nhân thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, còn các tiền đồn và quận lỵ trực thuộc đều bị hoàn toàn cô lập, tất cả binh sỹ đều lo chiến đấu để bảo toàn mạng sống, nên các Phát Hướng Viên không thể nào đến phát lương tại chỗ được.
Sau khi thỉnh ý Ông Tổng Giám Đốc, Đại Tá Phiên nhận thấy giải pháp hay nhất để có thể “wait and see” là không có nguyên chuyến phi cơ trực thăng để Ban Tài Chánh và nhân viên hộ tống chở tiền về Phước Long. Tuy nhiên khi Đại Tá Phiên trực tiếp liên lạc với vị Tham Mưu Trưởng Quân Khu 3, để hỏi thăm về tình hình chiến sự Phước Long, thì Chuẩn Tướng L.T.T. lại cho biết là tình thế có thể nguy hiểm, nhưng để giữ vững tinh thần chiến đấu của binh sỹ, tiền lương và tiền mượn Tết cần được phát trước ngày 20/01/1975. Vì vậy, Bộ Tư Lệnh QĐ3 sẵn sàng dành cho Ban Tài Chánh (BTC) Phước Long một chuyến phi cơ trực thăng vào bất cứ lúc nào để mang tiền về Phước Long, còn việc hộ tống phát lương sẽ do Tiểu Khu Trưởng sở tại lo liệu.
Như thế là Đại Tá Phiên đành phải vừa an ủi vừa khích lệ Đại Úy Quang “lên đường” trở về đơn vị “càng sớm càng tốt”.
Sau đó thực tế xẩy ra đúng như lời Đại Úy Quang tiên liệu. Tiền mang về đến đơn vị thì Ty Ngân Khố Phước Long đã di tản. BTC chỉ phát được lương cho số quân nhân ở Tiểu Khu (và phát lương ở dưới hầm trú ẩn) rồi theo lệnh của Tiểu Khu Trưởng, các SQTC, Sỹ Quan Thủ Quỹ (SQTQ), Phát Hướng Viên, Kế Toán Trưởng của khối Tài Chánh và cả một số Sỹ Quan của Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận chia nhau mỗi người lãnh giữ vài triệu đồng. Quả thực VC tấn công liền đêm đó theo chiến thuật cố hữu “tiền pháo hậu xung”, BCH/Tiểu Khu bị tràn ngập, mạnh người nào người ấy tự tìm đường thoát thân. Kết cục Đại Tá N.T.T., Tiểu Khu Trưởng tử trận, Tiểu Khu Phó, Tham Mưu Trưởng, v.v… bị trọng thương và bị bắt, thiệt hại kể như toàn diên.
Riêng về khối Tài Chánh, Đại Úy Quang chạy vào rừng và mất tích ở đó, SQTQ Địa Phương Quân (Trung Úy N.V.S.) cũng chạy vào rừng, ban đêm lần mò đi, ban ngày trú ẩn trong bụi rậm, nhịn đói, nhịn khát 10 ngày sau mới về đến Sàigòn. SQTQ Nghĩa Quân (Thiếu Úy T.V.T.) cũng trốn thoát trong cảnh “thập tử nhât sinh”, cuối cùng còn sống và về đến Sàigòn. Tất nhiên, mọi số tiền giao giữ đều bị mất hết, và mọi sự truy cứu đều đượng nhiên vô ích.
Riêng về Đại Úy Quang thì đến khoảng tháng 03/1975 vợ đương sự vào gặp Đại Tá Phiên (không phải để “bắt đền” vì đã khích lệ và can thiệp có phi cơ để đương sự trở về đơn vị) mà để báo tin là đã có mượn người do la tin tức và vào rừng tìm kiếm thì không thấy xác, nên hy vọng là Đại Úy Quang bị VC bắt sống, để xin Đại Tá Phiên quan tâm lưu ý khi nào có cơ hội trao đổi tù binh, thì nhớ cứu giúp Đại Úy Quang.
Sau đó tình hình xẩy ra dồn dập, ĐT Phiên quên bẵng chuyện Đ/U Quang, cho đến đầu tháng 7/1976, khi bị đưa ra miền Bắc “học tập cải tạo”, và đang cuốc cỏ, nới rộng một con đường mòn, thì có một toán tù cải tạo đi ngang qua. Bất ngờ, một người tù trung niên, râu ria bạc trắng, đã đi qua mặt ĐT Phiên, rồi chợt dừng lại, cách độ 3 thước, lớn tiếng hỏi rằng: “có phải anh là ĐT Phiên không? Em là Quang SQTC/Phước Long bị bắt đưa ra đây được một năm rồi”. ĐT Phiên chưa kịp trả lời, thì tên quản giáo VC đã chạy tới và nạt Đ/U Quang: “sao Anh dám liên hệ linh tinh với người trại khác? Đi cho mau”. Tối đó, khi bị buộc viết bản tự kiểm điểm về vị phạm: “liên hệ với nhân viên cũ”, tôi mạnh dạn trả lời rằng:”Cho tới sáng nay, tôi vẫn tưởng Đ/U Quang chết từ đầu năm 1975 trong rừng già Phước Long, tôi hoàn toàn không ngờ Anh ấy còn sống và cải tạo tại đây, cũng như không biết là Anh ấy sẽ đi ngang qua nơi tôi lao động. Tôi cũng chưa nhìn ra Anh ấy và chưa nói với Anh ấy tiếng nào thì tôi đâu có vi phạm bất cứ điều gì!”.
Sau khi được trả tự do từ Miền Bắc vào năm 1978, với tư cách tù binh, Đ/U Quang đã vượt biên vào đầu thập niên 1980, và định cư tại Tiểu Bang Maryland (MD). Đến giữa năm 1994, khi đến thăm người em ở MD, ĐT Phiên đã gặp lại Đ/U Quang và sau khi “tay bắt mặt mừng” ĐT Phiên đã nói đùa: “Trước 1975, tụi mình là dân Việt miền Nam, thật không thể nào ngờ đã gặp nhau tại Miền Bắc, rồi 20 năm sau, tôi định cư ở Miền Tây nước Mỹ, cũng không ngờ lại được gặp anh tại Miền Đông Tây Hoa Kỳ. Vây hy vọng rằng trong tương lai chúng ta sẽ không gặp nhau lần thứ ba tại Nga Sô hay Trung Cộng!”
Hiện nay, tiếp nối tình nghĩa HCTC, Đ/U Quang là “giây liên lạc” (và cũng là xe chuyên chở) trong các dịp họp mặt của Anh Em HCTC vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn như vị Trưởng Ngành Châu Kim Ngân; Nguyễn Văn Chiên (MD); Trần Minh Niên (MD, chết 3/2006); Lục Phương Phước (MD, chết 01/2006); Đào Trần Lân (VA); Nguyễn Văn Lưu (VA); Lê Văn Lập (MD); Huỳnh Trung Sang (MD); Lê Minh Quang, v.v…
Đến 2/1975, tiểu khu Quảng Đức bị VC tràn ngập, khối TC Trung Tâm này tập trung về Sở HCTC 3 tại Ban Mê Thuột (BMT) nhưng chưa truy cứu xong để báo cáo về Tổng Nha những sự thiệt hại về người và của, thì chính Sở HCTC 3 cũng bị “xóa sổ” từ sáng ngày 10/03/1975.
*2.- Sở HCTC 3 lâm nạn thê thảm ngày 10/03/1975:
Sở HCTC 3 mở đầu cuộc sụp đổ của ngành ở cấp địa phương, trong tình trạng hiểm nguy, bất cập mà 8 Sở HCTC khác may mắn không phải trải qua.
Sở HCTC 3 là hậu thân của Nha Quân Nhu Đệ Tứ Quân Khu (1954-1957), đồn trú tại Thị Xã Ban Mê Thuột, trong khu vực quân sự vốn bị thiệt thòi về mặt đời sống xã hội (xứ “buồn muôn thuở”, vùng đất đỏ lầy lội vào mùa mưa, thời tiết khắc nghiệt, tiện nghi vật chất thiếu thốn…nếu so sánh với những thị tứ khác, như Sàigòn, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng; cũng như là nơi nguy hiểm về mặt chiến thuật; như dễ bị cô lập, thường bị VC pháo kích…).
Trong trận VC tấn công Tết Mậu Thân 1968, trụ sở Số 3 đã bị VC chiếm đóng vài ngày và Thiếu Tá Chánh Sở N. Đ. H. phải nằm im trên nóc nhà (attic), may là không bị địch phát hiện.
Trở lại thời điểm năm 1975, vào giữa đêm 9 rạng sáng ngày 10/03/1075, VC bất ngờ pháo kích nặng nề vào thị xã, rồi xe tăng VC tấn công tràn ngập khu vực quân sự, nơi đó có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Bộ Tự Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Sở HCTC 3. Không quân VNCH lại bỏ bom lầm vào Trung Tâm Hành Quân, nên hệ thống liên lạc toàn Quân Vụ Thị Trấn bị gián đoạn, mọi người mạnh ai nấy chạy, phần lớn băng rừng về hướng Nha Trang hay Đàlạt.
Chánh Sở HCTC 3 là Trung Tá Phạm Đình Thế, nhà ở khu cư xá Sỹ Quan cao cấp, khi nghe báo động, vội mặc quân phục, trang bị súng lục, định vào trụ sở Sở, nhưng không vào Sở được vì thấy xe tăng VC án ngữ khắp nơi, đành trở về nhà thúc giục vợ con tìm đường trốn thoát. Phụ tá Chánh Sở, Thiếu Tá Nguyễn Quang Cận, đang trực tại Sở vội hô hào nhân viên leo rào chạy trốn.
Vào lúc đó Sở 3 quản trị gần 30 đơn vị tự trị thuộc Quân Đoàn 2 (Bộ Tư Lệnh đóng ở Pleiku) Sư Đoàn 23 (ở Ban Mê Thuột), các đơn vị Lãnh Thổ Tiếp Vận, và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc Tiểu Khu Darlac. Hay tin thảm trạng nêu trên và xét không thể tái lập Sở HCTC 3, ngày 13/03/1975, Tổng Nha chỉ định Sở HCTC 4 ở Nha Trang chuẩn bị tiếp quản các Ban Tài Chánh cho những đơn vị nguyên thuộc Sở HCTC 3. Đồng thời cho phép Sở HCTC 4 trả lương khoán (chỉ theo lời khai về cấp bậc, chức vụ và gia cảnh) cho những quân nhân nào trở về trình diện.
Công tác tiếp nhận và kiểm kê quân số Ban Mê Thuột chạy thoát vừa mới bắt đầu, thì ngày 17/03/1975 tình thế càng thêm hỗn loạn với tin “sửng sốt” là Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 và toàn thể các Đơn Vị Chủ Lực Quân trực thuộc, đồn trú tại 3 Tiểu Khu Pleiku, Kontum và Phú Bổn đã lên đường rút về Thị Xã Tuy Hòa, thuộc Tiểu Khu Phú Yên, bằng Liên Tỉnh Lộ 7B (LTL7B). LTL7B đã bỏ hoang từ lâu và chưa được sửa sang.
Theo chỉ thị của Bộ Quốc Phòng (BQP) (mà cũng là của Phủ Thủ Tướng, vì Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Chánh Phủ kiêm nhiệm Tổng Trưởng Quốc Phòng), là phải kịp thời trả lương tháng 3/1975 (theo thông lệ là từ ngày 20/03/1975) cho tất cả binh sỹ ngay khi họ về đến miền Duyên Hải. Tổng Nha đã can thiệp để Tổng Ngân Khố áp tải một tỷ đồng cho Ty Ngân Khố Nha Trang, bằng phi cơ quân sự do Bộ TTM cung cấp (vì Hàng Không Việt-Nam từ chối, viện cớ tình hình sôi động) bên Không Quân và Quân Trấn Nha Trang phải đảm trách an ninh và hộ tống số bạc khổng lồ một tỷ này một cách an toàn từ phi trường về giao cho Ty Ngân Khố Nha Trang. Số tiền một tỷ đồng này gồm có: 500 triệu tiền lương cho binh sỹ các đơn vị thuộc quận hạt Sở HCTC 4, đủ mặt các Quân Trường lớn (Trường Võ Bị Quốc Gia, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Trung Tâm Huấn Luyện (TTHL) Không Quân, TTHL Hải Quân, Trường Hạ Sỹ Quan Đồng Đế, TTHL Quốc Gia Lam Sơn, TTHL Biệt Động Quân, Trường Pháo Binh Dục Mỹ, v.v…) 350 triệu tiền lương cho các đơn vị thuộc quản hạt Sở HCTC 3, và 150 triệu cho bên dân sự.
Tuy nhiên trên thực tế, cuộc lui binh theo đường LTL7B từ Kontum/Pleiku/Phú Bổn về Tuy Hòa đã gặp rất nhiều trở ngại, cũng như phải giao tranh với VC, nên sự thiệt hại và chậm trễ vượt xa mọi dự liệu. Hơn nữa, nếu còn sống sót, phần lớn binh sỹ đều lo di chuyển về Nam cho được an toàn, rồi sẽ lãnh lương tháng 3/1975 sau. Một số binh sỹ thuộc quản hạt Sở HCTC 4 cũng bị ảnh hưởng tâm lý “ưu tiên bảo tồn mạng sống cho mình và gia đình mình” nên không chờ lãnh lương tháng 3/1975 mà lo di tản trước với gia đình. Về bên dân sự, số công chức, cảnh sát, nhân viên dân chính cũng lo “chuồn cho lẹ” nên từ ngày 24/03/1975, Tổng Ngân Khố Sàigòn yêu cầu Tổng Nha cho phi cơ quân sư đến Nha Trang “chở giùm về Sàigòn”. Số tiền độ 500 triệu không còn cần thiết. Đền lúc này, nhu cầu di tản quân nhân và gia đình rất là khẩn thiết (máy bay xuống là mọi người tràn lên, không ngăn cản nổi). Hậu quả là vào những ngày cuối tháng 3/1975, trước khi thị xã Nha Trang bị “bỏ ngỏ”, chờ VC vào thì “quân ta” mặc tình chia nhau cướp giựt hàng trăm triệu đồng còn giữ lại tại Kho Bạc Nha Trang trong lúc theo Biên Bản của Ty Ngân Khố, hầu hết tiền mặt đều đã được thiêu hủy kịp thời, theo lệnh của Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Khánh Hòa, và với sự chứng kiến của đại diện thẩm quyền các cơ quan liên hệ.
Trở lại tình hình Sở HCTC 3, không rõ Thiếu Tá Ng.Q.C. phụ tá Chánh Sở 3 có về trình diện Ông Tổng Giám Đốc (TGĐ) để tường trình thiệt hại về người sau ngày 11/03/1975, và kết quả tập trung công tác quản trị các đơn vị về Sở HCTC 4. Tác giả chỉ biết là đến đầu tháng 4/1975, chị Phạm Đình Thế dắt con trai độ 6, 7 tuổi vào Tổng Nha gặp ĐT Phiên và thuật lại rằng: “Độ 2 giờ sáng hôm 11/03/1975, ảnh trở về nhà, nói VC sẽ tràn vào thị xã, bây giờ mình phải chạy trốn liền. Tụi em băng đồng vào rừng, nhắm về hướng biển. Dọc đường trốn chạy, tụi em có gặp nhiều toán khác, nhưng mạnh ai nấy chạy, không dám nhập chung, dễ bị phát giác. Trời vừa rạng sáng trong rừng tụi em đang tìm nơi kín đáo trú ẩn, thì một toán VC độ 4, 5 đứa trờ tới, quát bảo anh Thế đứng úp mặt vào gốc cây. Anh Thế vừa dang tay ôm thân cây gần đó, thì có lẽ thấy anh Thế mặc quân phục, một tên VC liền bắn 3, 4 phát súng AK vào lưng. Anh Thế gục xuống chết liền tại chỗ, không nói được một tiếng nào. Sau khi bước tới đá 2, 3 cái vào xác anh Thế, một tên VC cúi xuống rút khẩu súng lục ở thắt lưng, rồi bỏ đi, cũng không nói tiếng nào. Em nhìn chung quanh không thấy ai hết, có lẽ nghe tiếng súng nổ, các toán khác tìm nơi kín đáo ẩn núp cả rồi. Em bảo các cháu nín khóc, rồi cùng 2 con lớn khiêng xác anh Thế đến một chỗ trũng, cạnh một gốc cây to, rồm gom lá cây rừng phủ đầy thi thể anh Thế. Tụi em quỳ lạy và khấn vái với lời hứa thế nào cũng trở lại tìm kiếm và chôn anh tử tế. Em xin ngưng vì nếu kể tiếp thì dài dòng lằm. Em sẽ tổ chức lễ phát tang anh Thế vào 1 giờ trưa ngày ___/4/1975 tại Chùa…ở góc đường Công Lý và Trương Tấn Bửu, vậy xin kính mời Đại Tá, Ông TGĐ và Quý Vị Chỉ Huy và nhân viên ở Tổng Nha và hai Sở 1, 6, Trường HCTC ai có quen biết thì đến tham dự, cho vong hồn anh Thể được an ủi. Ngoài ra, Đại Tá cũng nói để giúp em lãnh các khoản tiền trợ cấp, v.v…” Sau khi nghe tôi tường trình vắn tắt (từ đây tác giả dùng chữ “tôi” cho ngắn gọn hay dùng anh Nguyễn Văn Phiên, NVP) Ông TGĐ có tiếp kiến và an ủi chị Thế, cũng như đến ngày đã định, Ông TGĐ và độ 30 nhân viên ở Sàigòn đã đến dự lễ phát tang. Theo chỉ thị của Ông TGĐ Sở Tổng Vụ/Tổng Nha đã cấp giấy tờ để chị Thế lãnh tiền trợ cấp tử tuất theo cấp bậc Trung Tá. Riêng việc lập hồ sơ truy tăng Đại Tá cho anh Thế, còn cần một tờ trình đặc biệt sẽ làm sau. Mãi đến năm 1990, sau khi ra tù CS, tôi có gặp lại 2 cựu nhân viên Sở HCTC 3 đó là Trung Tá Huỳnh Toán Nhứt, đại diện Kiểm Soát Ước Chi, cạnh Sở 3 tại BMT (hiện đoàn tụ với gia đình ở Melbourne-Úc) và Đại Úy Lê Thiện Thành, Chủ Sự Phòng Kiểm Tra Lưu Động Sở 3 (còn ở lại BMT để tiếp tục quản lý tiệm sách báo đã có từ trước 1975, sau này vẫn được hoạt động) cả hai người này đều không biết tin tức chính xác về cái chết của anh Thế cũng như của gia đình chị Thế sau tháng 4/1975.
*3.- Sở HCTC 2 tự giải thể (kể từ 28/03/1975):
Sở HCTC 2 đồn trú trong khu vực quân sự Đà-Nẵng, quản trị những Tiểu Khu địa đầu giới tuyến (Trị, Thiên, Nam, Tín, Ngãi) và nhiều đại đơn vị, như Bộ Tư Lệnh QĐ 1 và QK 1, 3 Sư Đoàn Bộ Binh 1, 2, 3, căn cứ yểm trợ Hải Quân Đà-Nẵng, 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân, v.v…
Từ mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tình hình chiến sự tại vùng giới tuyến trở nên nghiêm trọng, khiến tạo thêm nhiều công việc phức tạp về mặt an ninh, đồn trú, cũng như về chuyên môn HCTC, kéo dài cho đến suốt đệ nhất tam cá nguyệt 1975 (như là bỏ Đông Hà, rồi bỏ Quảng Trị, rút về phòng tuyến sông Mỹ Chánh, rồi bỏ luôn Huế, rút về Đà-Nẵng, khiến một số binh sỹ “rã ngũ” về nhà lo di tản vợ con, dân chính cũng ùn ùn chạy về Đà-Nẵng, Ty Ngân Khố Huế không còn phát tiền, v.v…). Từ ngày 21/03/1975 một số Ban Tài Chánh của những đơn vị rã ngũ tập trung về Sở HCTC 2, cố gắng hoàn thành trách nhiệm giao phó, nhưng tâm trí ưu tiên lo lắng cho gia đình, vì tin tức chiến sự ngày càng bất lợi, như là một vài Chi Khu của các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, ở phía Nam Đà-Nẵng cũng đã lọt vào tay Việt Cộng.
Riêng tại Sở HCTC 2 tuy tin tức xấu loan truyền, Sở vẫn tin tưởng vào sức chiến đấu dũng cảm của binh sỹ ngoài tiền tuyến, để yên tâm giải quyết công việc chuyên môn của mình. Cho đến chiều ngày 25/03/1975, Sở mới được tin “bất ngờ” là Bộ Tư Lệnh QĐ 1 và QK 1 đã di chuyển qua bán đảo Tiên Sa, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng 1 Duyên Hải.
Theo kết quả liên lạc điện thoại với văn phòng Tư Lệnh Quân Khu, Đại Tá Phan Văn Nương, Chánh Sở 2 được biết Tướng Tư Lệnh sẽ có chỉ thị trên đài phát thanh vào ngày mai, 26/03/1975; nhưng chờ suốt ngày, vẫn không có lệnh lạc gì, trong lúc tình hình trật tự, an ninh trong thành phố trở lên rất phức tạp, vì dân chúng các nơi di tản về quá đông đảo. Cuối cùng, vì các cơ quan hữu trách không nhận được chỉ thị dứt khoát của cấp có thẩm quyền, thành phố Đà-Nẵng bị xem như bỏ ngỏ từ đêm 27/03/1975. Vì vậy, chiều ngày 28/03/1975, Đại Tá Nương tập họp các nhân viên thuộc Sở để thông báo tình hình nguy hiểm mà không nhận được chỉ thị nào của thẩm quyền chỉ huy lãnh thổ cũng như của chuyên môn trung ương, nên Sở đành phải tự động giải tán, mọi người không còn bị trách nhiệm với Sở, mà được tùy nghi chọn lựa giải pháp và phương tiện thích hợp để bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đình.
Đến chiều ngày 29/03/1975, một đơn vi VC vào thành phố Đà-Nẵng tái lập trật tự và tiến hành chế độ “Ủy Ban Quân Quản” cho từng thành phần dân chúng. Riêng về Đại Tá Nương, ngay tối 28/03/1975, anh đưa gia đình sang bán đảo Tiên Sa đề nhờ phương tiện chuyên chở của Hải Quân, nhưng đã quá trễ rồi, đành phải trở về lại Đà-Nẵng và giao phó số mạng cho “Trời” định đoạt. Theo như tác giả bài này được biết, anh Nương đã ý thức đúng mức trách nhiệm của người Đơn Vị Trưởng, nên đã ở lại đơn vị cho đến phút cuối cùng, cũng như đã không cho gia đình về Sàigòn từ tháng 3/1975 bằng phi cơ dân sự hay quân sự để đến lúc nguy nan, thì chỉ có một mình đào thoát dễ hơn, sau khi xin giấy ủy quyền cho Sỹ Quan Phụ Tá.
Sở dĩ nói như vậy, vì từ đầu tháng 3/1975, tôi có gặp Trung Tá V. Khai. Phụ Tá Sở 2 vào Sàigòn với 1 đứa con bị bệnh, sẵn dịp di tản trước 2 đứa con nhỏ nhất. Vì con bị mắc một thứ bệnh hiếm có loại thần kinh, anh V. Khai mất nhiều thì giờ tìm Bác Sỹ chuyên khoa khám bệnh cho cháu bé, rồi lập hồ sơ xin vào bệnh viện Chợ Rẫy chờ giải phẫu. Đến trung tuần tháng 3/1975 khi nghe tin tình hình Đà-Nẵng nguy biến, anh Khai vội vã trở về Đà-Nẵng, bỏ hết tài sản, chỉ lo đưa vợ và 5 con trai lớn sang bãi biển Tiên Sa, nơi có nhiều tầy Hải Quân VNCH chạy vào phía Nam, lội nước rồi leo lưới lên tầu (vì có nhiều người quá nên phải tranh nhau lên tầu). Như vậy anh V.Khai đã vắng mặt tại Sở từ đầu tháng 3/1975 và đã cứu cả gia đình gồm vợ và 8 con thoát được về tới Sàigòn.
Nói tiếp về anh Phan Văn Nương (PVN), sau khi bắt buộc trình diện và kiểm kê các Sỹ Quan còn hiện diện tại QK 1, ngày 4/04/1975, VC đưa anh PVN và 7 Đại Tá khác ra Hà-Nội bằng đường bộ (Hệ cấp Quân Đội VC chia ra Tiểu, Trung, Thượng, Đại và năm 1975 Đại Tá VC chỉ huy cấp Sư Đoàn). Ngành HCTC thuộc loại yểm trợ nên anh PVN được chuyển đến Tổng Cục Hậu Cần VC khai thác. Đến giữa năm 1976, khi VC đưa “tù cải tạo” ra miền Bắc và nhốt riêng số Sỹ Quan cấp Đại Tá, anh PVN được nhập chung từ Trại 2 – Liên Trại 1, ở Hoàng Liên Sơn. Sau anh PVN bị chuyển về Nam Hà, rồi Long Khánh và được thả vào cuối năm 1987. Anh PVN đã V. Khai cũng đã sang Mỹ và đang định cư ở Minnapolis, MN.
*4.- Sở HCTC 8 tan hàng lặng lẽ và kín đáo (cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975:
Sở HCTC 8 đồn trú tại Qui-Nhơn, và quản hạt chỉ có 1 Tiểu Khu Bình-Định, nhưng lãnh địa rất rộng nên quân số Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đứng đầu toàn quốc (độ 30,000 người). Nơi đây cũng là hậu cứ của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh, mà phần lớn tham dự hành quân tại vùng Cao Nguyên QK 2.
Chánh Sở 8 lúc ấy là Đại Tá N. Th. Tr., và phụ tá là Trung Tá T. H. T. Vào cuối tháng 3/1975, khi nghe tin Sư Đoàn 3 đóng ở Chu-Lai (Quảng Ngãi) và Sư Đoàn 22 đóng ở Qui-Nhơn rút lui vào phía Nam bằng đường thủy, tôi có gọi điện thoại cho anh NTT nhiều lần, nhưng đều không có ai trả lời. Sau được biết anh NTT di tản về đến Sàigòn, có vào trình diện ông TGĐ, anh NTT có mặt ở trại Nguyễn Trường Tộ (nơi có trụ sở Sở HCTC 1 và HCTC 6) với nhiệm vụ giải quyết lương bổng cho quân nhân thuộc Sở 8.
Tôi chỉ còn nhớ là vào một sáng đầu tháng 4/1975, Đại Tá Trần Đình Vọng, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Định có đến Tổng Nha gặp tôi để yêu cầu có biện pháp thích ứng với Thiếu Tá P.V.Ng. SQTC Tiểu Khu Bình Định. Theo lời ĐT Vọng, trước ngày 20/03/1975, Tiểu Khu có cho binh sỹ hộ tống SQTC đến Ty Ngân Khố Qui-Nhơn lãnh 100 triệu để phát lương cho binh sỹ và những quân nhân thiếu giấy tờ chứng minh vì thất lạc đơn vị. Nhưng sau đó Thiếu Tá P.V.Ng. “biến mất” luôn, nên có nhiều binh sỹ than phiền không được lãnh lương. Vì không biết chút nào về nội vụ, tôi chỉ hứa với Đại Tá Tỉnh Trưởng Vọng là sẽ điều tra và có biện pháp thích ứng sau với SQTC Tiểu Khu Bình-Định. Sau này khi có dịp gặp lại anh NTT ở trong tù, tôi có hỏi về nội vụ thì anh chỉ nói vắn tắt “Chuyện cũ, tôi đã quên rồi, vậy đừng nhắc lại và chấm dứt luôn”. Anh NTT hiện định cư tại Houston, Texas, còn Anh H.T. thì mãi đến đầu năm 2004 thì biết anh định cư ở San Diego, California. Nhưng tôi chưa kịp gặp mặt thì anh HT đã từ trần ngày 16/12/2004, hưởng thọ 74 tuổi. Tôi cũng không gặp lại anh P.V.Ng. dù biết rõ anh có qua Mỹ diện HO.
*5.- Sở HCTC 4 tan hàng trong cảnh bị “vác ngà voi” (đầu tháng 4/1975):
Sở HCTC 4 đồn trú trong căn cứ Không Quân Nha-Trang, mà quản hạt là 5 Tiểu Khu (Phú-Yên, Khánh-Hòa, Ninh-Thuận, Bình-Thuận, Tuyên-Đức). Sở 4 quản trị hầu hết các quân trường lớn, với cả Bộ Chi Huy Tiếp Vận ở căn cứ Cam-Ranh, hậu cứ Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Dục-Mỹ. Như thế bình thường công việc đã quá nặng rồi. Nhưng đến giữa tháng 3/1975, sau khi Ban Mê Thuột bị VC chiếm và Sở HCTC 3 tan rã. Sở 4 đang phải gánh thêm nhiệm vụ tiếp quản Ban Tài Chánh các đơn vị thuộc Tiểu Khu Darlac, thì bị tràn ngập bởi làn sóng các đơn vị hành quân và lãnh thổ thuộc Bộ Tư Lệnh QĐ 2, rút lui một cách hỗn độn từ 3 Tiểu Khu Pleiku, Kontum và Phú Bổn vì bị VC truy kích (nên đã dự trù cần đến 1 tỷ bạc để trả lương, như đã nói ở đoạn 2 trên đây về Sở HCTC 3). Kế tiếp, tin tức bất ổn dồn dập loan truyền, nào là đã mất trọn QK 1, các lực lượng Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Sư Đoàn 2 BB ở Chu Lai, Quảng Ngãi, Sư Đoàn 22 BB ở Qui-Nhơn tranh dành phương tiện rút về phía Nam, chính yếu bằng đường biển, trên các chiến hạm Hải Quân QLVNCH. Nơi tập trung chính yếu không còn ở Ninh Hiệp Dục-Mỹ, mà là Bãi Cảng Cam Ranh. Các chiến hạm chở quân di tản cũng tạm dừng lại tại đây để tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu. Trên thực tế, tình hình mọi việc không còn kiểm soát nổi. Các Ban Tài Chánh đơn vị nói trên cũng rời Sở HCTC 4 rút về Cam Ranh để tìm cách về luôn Sàigòn. Đường giây liên lạc bằng điện thoại giữa Tổng Nha và Sở HCTC 4 luôn bị trở ngại và đang nói chuyện thì đứt đoạn (ĐT Phiên không còn cách nào liên lạc với ĐT Hinh). Nhân dịp Tổng Cục Tiếp Vận Bộ TTM gửi một toán công tác đến tại Cam Ranh giải quyết tình hình. Sở Quản Trị Binh Đoàn Tổng Nha đã cử Thiếu Tá H.H.C., Chủ Sự Phòng Thanh Lý Kế Toán tháp tùng để tùy nghi liên lạc với Sở HCTC 4 và trực tiếp thỉnh thị Tổng Nha về những vấn đề cần giải quyết tại chỗ. Nhưng tình thế ngày càng hỗn loạn đến mức Thiếu Tá H.H.C. phải tự tìm phương cách thoát thân bằng cách tranh giành một chỗ trên chiến hạm, và may mắn còn sống để lên bờ ở tận đảo Phú-Quốc (vì chiến hạm có chở dân chúng và một số binh sỹ nổi loạn, uy hiếp thủy thủ, cướp giựt tiền bạc tư trang, v.v… nên chiến hạm chạy luôn ra Phú-Quốc để toán Người Nhái QLVNCH có thì giờ khống chế bọn cướp). Thực ra, cũng như Đà-Nẵng, thành phố Nha-Trang đã bị “bỏ ngỏ” từ chiều ngày 3/04/1975? Vì không còn đơn vị bộ binh nào trấn giữ, cũng như không có lệnh lạc gì từ cấp chỉ huy có thẩm quyền.
Đến khoảng trưa ngày 8/04/1975, Thiếu Tá Ng.S.N. Phụ Tá Sở 4 mới về đến Tổng Nha, với quân phục tác chiến còn mặc trên người. Theo lời đương sự, thì từ giữa tháng 3/1975, Đại Tá NĐH, Chánh Sở 4 vì lâm bệnh hiếm có khó trị, đã ủy quyền cho SQ Phụ Tá điều hành công việc Sở để vào bệnh viện Đà-Lạt chữa trị, rồi về luôn Sàigòn, không rõ từ ngày nào.
Về Sở HCTC 4 vì không nhận được lệnh gì của cấp thẩm quyền chỉ huy lãnh thổ cũng như của Tổng Nha, từ trưa ngày 2/04/1975, Thiếu Tá NSN đã cho phép nhân viên được giải nhiệm và tự động lo liệu cho mình. Riêng Thiếu Tá NSN và một số binh sỹ tháp tùng đã lên đường về phía Nam bằng đường bộ trên 1 chiếc xe Jeep và 1 chiếc Dodge 4 x 4 có trang bị súng đạn đầy đủ. Nhưng đến Phan Rang thì xe Jeep bị hư, cả toán mới mướn thuyền xuôi về Phước Hải (Bà-Rịa), rồi thuê xe tư nhân về Sàigòn, tuy cũng có vài lần trải qua nguy hiểm dọc đường. Thiếu Tá NSN được đưa về thường trực ở Trại Nguyễn Trường Tộ, để phụ giúp Chánh Sở thanh lý công việc các Ban Tài Chánh đơn vị nguyên thuộc Sở HCTC 4.
Như vậy, nhờ “lâm bệnh khó trị” đúng lúc mà ĐT Chánh Sở NĐH đã trút được gánh nặng để Thiếu Tá Phụ Tá NSN “vác ngà voi” giám sát việc trả lương cho tất cả các đơn vị thuộc Sở HCTC 3, kể luôn binh sỹ Sở HCTC 8, nếu họ hiện diện và xin lãnh lương tại cảng Cam Ranh.
Thiếu Tá NSN còn thêm một lần nữa “vác ngà voi” khi vào trung tuần tháng 4/1975, sau khi đi thị sát nhu cầu tổ chức các đơn vị di tản. Trung Tướng Tân Tổng Trưởng Quốc Phòng TVĐ chỉ thị Bộ TTM khích lệ các binh sỹ di tản tình nguyện trở lại chiến đấu và tái lập gấp một chiến đoàn “mẫu” đưa về lập tuyến phòng thủ tại Phan Rang, cũng như để tưởng thưởng số binh sỹ này, Tổnh Nha phải chuẩn bị mang đủ số tiền cần thiết đến tại Hàm Tân (Bình Tuy) để truy phát lương tháng 3/1975 nếu chưa lãnh. Phát trước lương tháng 4/1975 theo cấp bậc và gia đình tự khai. - Thưởng tiền đồng đều mỗi người 10.000 đồng – không phân biệt cấp bậc chức vụ.
Thi hành chỉ thị của Tổng Nha (Chiến đoàn tân lập chiến đấu trên quản hạt Sở HCTC 4 và theo đề cử của Chánh Sở 4), Thiếu Tá NSN dẫn một toán phát lương đáp trực thăng đến Bình Tuy, nhưng đến nơi rồi mới biết việc tái lập chiến đoàn mẫu bị đình hoãn, vì đã có một chiến đoàn Nhẩy Dù đến Phan Rang.
Vào những ngày cuối tháng 4/1975, Đại Tá Chánh Sở 4 NĐH đã kịp thời di tản qua Mỹ nên không bị vào tù CS, và hiện định cư ở Orange County, California. Vì lý do riêng, ngoại trừ lần duy nhất đến thăm ĐT Phiên mới đến California (1993), ĐT NĐH nhất thiết từ chối không gặp bất cứ Sỹ Quan HCTC nào, cho dù chỉ để thăm hỏi sức khỏe, kể cả SQ Phụ Tá cuối cùng là Thiếu Tá NSN (hiện cũng định cư tại Orange County, California).
*6.- Sở HCTC 7 đến giờ chót mới tan hàng (30/04/1975):
Sở HCTC 7 đóng tại tỉnh Mỹ Tho, quản trị các đơn vị đồn trú trên lãnh thổ Khu Chiến Thuật Tiền Giang, thuộc QK 4, trong số có 2 Sư Đoàn: 7 và 9 Bộ Binh QLVNCH. Chánh Sở là Trung Tá Đ.V.Ng. và Phụ Tá là Trung Tá L.V.S..
Tính đến trung tuần tháng 4/1975, tình hình chiến sự trên quản hạt Sở HCTC 7 tương đối yên tĩnh. Đột nhiên, trưa ngày 26/04/1975, Trung Tá LVS và Đại Đội Trưởng ĐĐHCQV 7 về trình diện Tổng Nha để xin quyết định cử người thay thế Chánh Sở, bởi vì Trung Tá ĐVN đã bất ngờ rời nhiệm sở, để về Sàigòn đưa vợ con di tản sang Mỹ.
Trước sự đã rồi, Ông TGĐ đề cử SQ Phụ Tá LVS tạm thời Xử Lý Thường Vụ Sở, trong khi chờ Nghị Định chính thức bổ nhiệm giữ chức Quyền Chánh Sự Vụ Sở.
Trở về Sở HCTC 7, Trung Tá LVS đã bảo đảm an ninh nội bộ và điều hành công việc chuyên môn cho đến trưa ngày 30/04/1975.
Sau đó, vì có nội tuyến cho VC chỉ dẫn để lập công, một số SQ của Sở cùng một số các SQTC, SQTQ và Phát Hướng Viên đơn vị thuộc Sở HCTC 7 đã bị một nhóm VC đến tiếp thu Sở tra vấn, đe dọa đủ điều để trục lợi (muốn biết chi tiết vụ này, xin tìm đọc bài “Sở HCTC 7 gặp đại nạn sau Tháng 4 đen 1975” của anh LVS đăng ở Bản Tin HCTC số 6, phát hành tháng 4/2001). Anh DVN hiện định cư ở San Jose, California. Còn anh LVS ở Orange County, California.
*7.- Sở HCTC 5 tan hàng chậm trễ, nhưng cấp Chỉ Huy Sở bị “nhốt” sớm hơn (02/05/1975):
Sở HCTC 5 trụ sở đặt tại Cần Thơ, quản trị các đơn vị đồn trú trên lãnh thổ Khu Chiến Thuật Hậu Giang, trong số đó có Bộ Tư Lệnh/QK 4 và QĐ 4, Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Biệt Khu 44, Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng, Trung Tâm 4 TMNN, v.v… với Chánh Sở là Trung Tá T.D.D. và Phụ Tá là Trung Tá N.V.B..
Vì lẽ trước khi có lệnh buông súng đầu hàng vào trưa ngày 30-04-1975, các cấp chỉ huy thẩm quyền của QK 4 như Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng vẫn còn hiện diện tại nhiệm sở, đồng thời tại vài nơi như ở Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Tiểu Khu Trưởng Hồ Ngọc Cẩn còn đang giao chiến với VC nên từ trưa ngày 1/05/1975 bọn VC mới lần mò tiến vào doanh trại các đơn vị tác chiến, và qua ngày 2/05/1975 mới đến tiếp thu Sở HCTC 5.
Tuy nhiên, để phòng ngừa mọi sự chống đối, bọn VC phát thanh rộng rãi lệnh buộc tất cả SQ cấp Tá trở lên có mặt ở Cần Thơ và Phong Dinh lập tức trình diện để tập trung về giam ở Trại Quân Lao Cần Thơ.
Do đó, sau khi tiếp thu Sở 5, bọn VC giữ luôn Trung Tá T.D.D., Trung Tá N.V.B., và các SQ cấp Tá khác thuộc Sở. Nếu cần so sánh với các Sở 4, 7, 8, Trung Tá T.D.D. Chánh Sở 5 biểu lộ tinh thần trách nhiệm đáng ca ngợi. Tối ngày 26/04/1975 đương sự lái xe tư (Volkswagen) về Sàigòn thăm nhà (vợ con vẫn để ở Sàigòn) và có đến gặp tôi hỏi thăm tình hình và ý kiến về việc đi hay ở. Tuy nhiên nghe tôi nói ở “phần 2” và biết rõ là nhiều người đã di tản rồi, Trung Tá T.D.D. vẫn trở lại Cần Thơ vào ngày 28/04/1975 để chịu vào tù vài ngày sau đó.
Sau này, khi bị đưa ra Bắc Việt để “cải tạo”, anh T.D.D. đã từ trần ngày 11/01/1977 vì bệnh viêm ở tuổi 46. Trước khi qua Mỹ, năm 1990, gia đình anh có ra Bắc Việt tìm mộ để hốt cốt anh và tro cốt của anh hiện được giữ ở Chùa Dược Sư, Orange County, California. Về phần Trung Tá N.V.B., anh cũng chết ngoài Bắc Việt năm 1978, nhưng mãi đến năm 2003 con trai anh mới ra Bắc Việt tìm được mồ mả, và tro cốt của anh hiện được để ở nhà thờ gia tộc tại Vĩnh Long.
*8.- Trường HCTC tan hàng trong cơn hung hiểm (30-04-1975):
Từ đầu năm 1974, khi Trường Bộ Binh (tức Trường SQ Trừ Bị Thủ Đức) dời về Long Thành, Trường HCTC dọn về đồn trú tại Huấn Khu Thủ Đức, chung với một số quân trường khác, như Trường Tổng Quản Trị, Trường Quân Nhạc, Trường Vũ Thuật và Thể Dục Quân Sự, v.v….
Đến hạ tuần tháng 4/1975, vì tình hình chiến sự khẩn trương, một số sinh viên SQ Trừ Bị (gởi đi thụ huấn căn bản bộ binh tại Nha Trang và cả sinh viên SQ hiện dịch Đàlạt) tạm thời tập trung về những căn trại còn trống. Theo lệnh Bộ Chỉ Huy Huấn Khu, Trung Tá Đ. Đ.C. Chỉ Huy Trưởng Trường, tổ chức cán bộ cơ hữu và khoá sinh thành đơn vị ứng chiến, và trách nhiệm phòng thủ doanh trại của mình và một phần hàng rào ở mặt Nam.
Theo lời Đ/U T.T.U. Trưởng Khối Khóa Sinh. Sáng sớm ngày 30/04/1975, có lẽ vì chạy lạc đường, một chiến xa VC một mình tiến vào cổng chánh, cán lên rào cản kẽm gai, theo đường chạy qua Vũ Đình Trường, và bắn hàng loạt đại liên khi phát giác có quân nhân VNCH hiện diện. Đơn vị phòng thủ cổng trại lập tức phản ứng, và sau khi bị bắn lủng hông vì một hỏa tiễn chống chiến xa TOW, chiếc thiết giáp VC quay đầu trở lại cổng chánh và chạy tuốt vào rừng. Nghe đâu có 16 SVSQ tử trận và bị thương nặng.
Sau đó, khi yên tĩnh trở lại và nghe nhật lệnh chuẩn bị bàn giao, tất cả cán bộ cơ hữu và khóa sinh đều quăng vũ khí, thay đổi y phục dân sự và tự động tìm đường thoát thân và không ai bị hề hấn gì. Thật là hết sức may mắn.
Trung Tá Đ. D. hiện định cư tại Sydney Úc, và Thiếu Tá V.V.Kh. Chỉ Huy Phó trước định cư ở Sacramento, California, đã từ trần ngày 29/01/2006.
*9.-. Sở HCTC 1 bình thản tan hàng với một nghi vấn chưa được giải toả (30-04-1975):
Sở HCTC 1 tọa lạc tại Trại Nguyễn Trường Tộ (Gò Gấp-Gia Định), quản trị các đơn vị đồn trú trên 9 Tiểu Khu thuộc QK 3, trong số có nhiều đại đơn vị như Bộ Tư Lệnh/QK 3 và QĐ 3, 3 Sư Đoàn 5, 18, 25 Bộ Binh, TTHL Quốc Gia Vạn Kiếp, Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, v.v… và là cơ sở HCTC cấp Địa Phương quan trong nhất, Chánh Sở là Trung Tá T.M.N.. Từ giữa Tháng 4/1975, khi phòng tuyến Phan Rang sụp đổ, chiến sự tràn lan và VC tiến lần về bao vây Thủ Đô Sàigòn. Vì thiếu phương tiện di chuyển an toàn, một số Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ở tiền đồn chưa được lãnh lương tháng 4/1975. Đối với Chủ Lực Quân, các Ban Tài Chánh đơn vị phần lớn đồn trú ở gần Sàigòn, hay tập trung về doanh trại sư đoàn (như ở Củ Chi, Lai Khê, Long Bình, v.v…) nên tiện đường liên lạc với Sở HCTC 1 và kịp thời phát lương cho binh sỹ.
Tuy nhiên, có một sự việc đáng buồn, mà mãi cho đến năm 1993, sau khi sang Mỹ tôi mới hay biết, là trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” vào những ngày cuối Tháng 4/1975, Trung Tá T.M.N. Chánh Sở HCTC 1 đã quá vội vàng yêu cầu Quân Cảnh tống giam Đ/U N.K., Sỹ Quan Tài Chánh và 2 SQ Thủ Quỹ ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Bình Tuy; bởi vì quá tin lời cáo giác đơn phương của Trung Tá L.V.C., Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Bình Tuy, mà chưa nghe lời trình bầy của chính SQTC và 2 SQTQ.
Theo lời Đ/U N.K (SQTC) diễn tiến nội vụ tóm lược như sau: Vì lực lượng VC quá mạnh, có thể tấn công bất cứ lúc nào, khối Tài Chánh không thể tự đi về Sàigòn lãnh tiền được. Cho đến ngày 22/04/1975, sau khi bàn tính với Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, Trung Tá L.V.C. xử dụng 1 chuyến phi cơ trực thăng của Tỉnh đưa BTC Trung Tâm về Sàigòn lãnh tiền. Dọc đường, Đ/U N.K. đề nghị chỉ lãnh độ 100 triệu, tức phân nửa tiền lương hàng tháng, cũng đã đủ phát cho Bộ Chi Huy Tiểu Khu, Trung Tâm, các Cơ Quan và Đơn Vị Sở Tại. Nhưng Trung Tá Cát nói Tiểu Khu Trưởng bắt phải lãnh đủ 200 triệu. Mãi đến 6 giờ chiều mới về đến Bình Tuy thì chỉ còn thì giờ cất tiền vào tủ sắt. Sau đó, tất cả Khối Tài Chánh phải ra chiến tuyến, chia nhau phòng thủ, còn việc canh gác két sắt được Trung Tá L.V.Cát giao cho Trung Đội Công Vụ phụ trách. Đến nửa đêm, sau khi tiến chiếm BCH/Tiểu Khu, chiến xa VC sắp tràn qua Trung Tâm, thì Trung Tá LVCát gọi riêng hai SQTQ về mở két sắt và rút lui không rõ theo đường nào. Khi hay biết là ai nấy tự động tan hàng, SQTC, Chỉ Huy Phó và Trưởng Khối Bảo Toàn chạy lạc theo đường khác ra bờ biển, phải mướn thuyền thúng bơi ra ngoài khơi, lên ghe một đơn vị ĐPQ chạy đến trưa ngày 23/04/1975 mới về đến Vũng Tầu. Tại đây, SQTC gặp lại 2 SQTQ và 3 người đi nhờ xe chở củi, đến tối mới về tới nhà ở Sàigòn. Cả 3 hẹn sẽ gặp nhau vào sáng mai tại nhà Trung Tá LVCát để lấy tiền trở ra Vũng Tầu phát lương cho binh sỹ, vì tin chắc rằng Trung Tá LVCát đã có mang được tiền theo khi rút lui. Nhưng đến sáng ngày 24/04/1975, thay vì đưa tiền, Trung Tá Cát lại chở SQTC và 2 SQTQ đến Quân Vụ Thị Trấn (QVTT) Sàigòn, nhờ giam giữ ở đó vì đã phạm tội biển thủ công quỹ. Kế tiếp Trung Tá LVCát đến Sở HCTC 1 gặp riêng Trung Tá Chánh Sở T.M.N. không biết nói sao mà Trung Tá T.M.N. bằng lòng ký tên và đưa cho Trung Tá L.V.Cát một công điện mang tay yêu cầu Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp Sàigòn tống giam các đương sự và mở cuộc điều tra SQTC và 2 SQTQ Tiểu Khu Bình Tuy vì đã biển thủ công quỹ. Có được văn thư hợp thức hóa việc giam giữ. Trung Tá LVCát đã đến QVTT nhận 3 SQ trực thuộc và giải giao cho Tiểu Đội Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp Sàigòn, trụ sở ở Trại Hoàng Thụy Nam (cạnh BTL Cảnh Sát Quốc Gia). Nơi đây, Đ/U N.K. và 2 SQTQ bị nhốt riêng vào thùng conex, để không thể liên lạc, bàn tính với nhau. Nhưng trong cảnh hỗn loạn của Sàigòn khi VC pháo kích vào thành phố, đâu có viên Quân Cảnh nào tra vấn, khai cung. Như vậy 3 đương sự phải chịu đựng nóng lạnh quá mức (giam 20 người trong một thùng sắt conex) từ trưa ngày 24/04 đến trưa ngày 30/04/1975 khi có lệnh buông súng mới được thả ra về.
Nội vụ như trên (theo lời SQTC) đã đưa đến nhận định khách quan như sau:
-SQTC chạy trốn riêng rẽ một mình, không thể mang theo (nếu có thì đã bị kẻ xấu giết chết để giựt tiền).
-Nếu SQTC đã có nhiều tiền thì đã đào ngũ và tìm cách di tản rồi, dại gì trở lại gặp Trung Tá LVCát cho bị câu lưu.
-Chánh Sở HCTC 1 đã vội vã tin lời tố cáo của bên chỉ huy mà không nghe lời trình bầy của bên chuyên môn trước khi quyết định đồng ý bắt giam 3 SQTC.
-Chánh Sở HCTC 1 đã lạm dụng quyền hạn, vì lẽ dù trong trường hợp khẩn cấp Sở 1 cũng phải trình xin Tổng Nha ban hành quyết định kết khiếm, để hợp thức hóa sự vi phạm luật lê tài chánh và sau 48 giờ phải trả tự do cho nghi can, nếu cơ quan tư pháp thẩm quyền chưa tìm ra bằng chứng xác đáng để ban hành quyết định tống giam. Đằng này, 3 SQTC Tỉnh Bình Tuy bị “bỏ quên” từ ngày 24/04/1975 đến ngày 30/04/1975. Hơn nữa trong biến cố 30/04/1975, Quân Lực VNCH có đến 460 Ban Tài Chánh đơn vị tự trị, tất cả đều ở vào trường hợp di tản như Tiểu Khu Bình Tuy, tại sao chỉ có riêng SQTC Tiểu Khu này bị tố cáo biển thủ tiền lương binh sỹ? Tại sao không nêu lên nghi vấn là chính cấp chỉ huy TTQT và Tiểu Khu Trưởng Bình Tuy đã âm mưu “khóa miệng” 3 SQTC đương nhiệm, để khỏi bị truy cứu trách nhiệm của cấp chỉ huy trong việc bảo vệ số tiền 200 triệu đã mang về đến Bình Tuy vào chiều ngày 22/04/1975.
Rất may là 3 SQTC Tiểu Khu Bình Tuy vẫn được an toàn và sau biến cố 30/04/1975 mọi việc đều bị “chìm xuồng”.
Cũng rất tiếc là tôi chỉ hay biết nội vụ quá trễ (1993) nên không có dịp tìm gặp Trung Tá T.M.N. đã từ trần vào 03/2006 và Đ/U N.K. hiện định cư ở San Jose, California, cũng không oán trách gì mà vẫn vui vẻ nói rằng “mọi việc đều do Chúa an bài”.
*10.- Sở HCTC 6 tan hàng êm thắm (30/04/1975):
Sở HCTC 6 tọa lạc trong khu vực Tân Sơn Nhất, quản trị các đơn vị và cơ quan đồn trú ở Biệt Khu Thủ Đô, nên công việc chuyên môn được giải quyết dễ dàng, sau khi cấp thời thỉnh thị nếu cần. Sở HCTC 6 vẫn hoạt động bình thường cho đến cuối ngày 30/04/1975.
Đến sáng ngày 30/04/1975, lưu thông trong khu vực bị gián đoạn, vì VC đang tiến chiếm Căn Cứ Không Quân TSN, nên Đại Tá Chánh Sở BHĐ không đến Sở được và có tạt qua Tổng Nha hỏi thăm tin tức.
Biệt Khu Thủ Đô tư giải tán sau cùng, nên từ ngày 20/04/1975, các đơn vị sở tại cũng như Sở HCTC 6 đã có đủ thời giờ hoàn tất công việc thanh toán lương bổng và chi phí quân sự trước khi tự động giải tán.
*11.- Hoạt động của Tổng Nha trong 50 ngày cuối cùng của Miền Nam VNCH (11/03 – 30/04/1975):
Bị động giải quyết nhiều nhu cầu bất thường phát sinh từ tình hình chiến sự.
Trước ngày chiến trận nổ bùng từ Ban Mê Thuột (9/03/1975) công việc HCTC được giải quyết theo thủ tục thường lệ (routine) và hệ thống liên lạc giữa các cấp thẩm quyền về chỉ huy và chuyên môn hoạt động bình thường.
Nhưng từ khi chiến sự biến chuyển dồn dập (như các đơn vị ở BMT đang rút lụi (11/03/1975), chưa tập hợp lại xong thì tất cả quân lực ở Pleiku, Kontum và Phú Bổn cũng lên đường di tản (16/03/1975) ồ ạt về các tỉnh miền duyên hải, cho nên việc phối hợp cứu xét tình hình và ban hành chỉ thị giữa Tổng Nha và Phủ Thủ Tướng (vì Thủ Tướng kiêm nhiệm Tổng Trưởng Quốc Phòng), Bộ TTM (Phòng Tổng Quản Trị, Tổng Cục Tiếp Vận, Trung Tâm Hành Quân), Bộ Tư Lệnh Không Quân, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tư Lệnh QK 3, v.v… và cả với vài Nha Sở Dân Sự (như Tổng Nha Ngân Khô, Hàng Không Việt-Nam,v.v…) phải vượt qua hệ thống vì lý do khẩn thiết.
Ví dụ: Tổng Nha (Nha HCPC đã trực tiếp liên lạc với Tổng Nha Ngân Khố, Hàng Không Việt-Nam và Tổng Cục Tiếp Vận/TTM, để xin máy bay chở 1 tỷ bạc ra Ty Ngân Khố Nha Trang vào trung tuần tháng 03/1975.
Chỉ với một Công Điện hay Tư Văn, các đơn vị di tản có thể cấp thời lập sổ lương căn cứ lời khai của binh sỹ, và Sở HCTC địa phương có thể phát hành chi phiếu để SQTC đơn vị di tản, nguyên thuộc Sở HCTC khác đến lãnh tiền tại Ngân Khố sở tại.
Để tưởng thưởng các binh sỹ di tản tình nguyện trở lại chiến đấu, khoản tiền thưởng 10.000$ cấp phát đồng đều cho mỗi người, chỉ căn cứ vào lệnh miệng của Trung Tướng Tân Tổng Trưởng Quốc Phòng T.V.Đ, không chờ ban hành quyết định hợp thức.
Thành lập Ủy Ban Thường Trực ứng phó tình hình (từ 5/04/1975)
Sau những cuộc rút lui hỗn loạn và bị tổn thất lớn của các đơn vị từ hai Quân Khu 1 và 2 về phía Nam, Bộ TTM chỉ thị mỗi Quân, Binh Chủng, Ngành Chuyên Môn, phải thành lập một Ủy Ban Thường Trực để kịp thời tiếp nhận và giải quyết khó khăn cho số binh sỹ thống thuộc, đồng thời kiểm điểm mức độ thiệt hại và năng lực khả hữu để đề nghị tái tổ chức thành đơn vị mới.
Tại Tổng Nha, thành phần Ủy Ban này gồm có:
-Chủ Tịch: Ông Tổng Giám Đốc
-Phó Chủ Tịch 1 - đặc trách nội bộ: Đại Tá Giám Đốc Nha Tài Chánh = B.T.
-Phó Chủ Tịch 2 - đặc trách ngoại bộ Đại Tá Giám Đốc Nha HCPC = N.V.P.
-Phó Chủ Tịch 3 - đặc trách liên lạc: Ông Giám Đốc Nha TTQP = V.Q.Q.
Vị trọng tâm các sự việc đều thuộc phần vụ Quản Trị Binh Đoàn, trên thực tế 90% gánh nặng công việc đã nghiêng hẳn về Giám Đốc Nha HCPC. Hơn nữa, chính văn phòng Nha Đổng Lý/BQP cũng ủy nhiệm cho Tổng Nha đại diện thường trực cho BQP trong mọi công việc giải quyểt quyền lợi binh sỹ trong giai đoạn nguy cấp hay trong những buổi họp với Bộ TTM về những vấn đề liên quan.
Tham dự phiên họp kiểm điểm tình hình ở Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Bộ TTM (từ 11/04/1975)
Để nắm vững tình hình chiến sự thực tế và bàn định các công tác thính ứng, từ ngày 11/04/1975 Trung Tướng ĐVK, Tham Mưu Trưởng Bộ TTM có sáng kiến triệu tập vào 5 giờ chiều mỗi ngày (tức sau giờ làm việc cho đến khi xong) một phiên họp tại phòng họp nhỏ, cạnh văn phòng đương sự, với thành phần thường trực:
-Đại diện Bộ QP và Tổng Nha TC/TTQP.
-Tham Mưu Trưởng/Phó Bộ TL Không Quân.
-Tham Mưu Trưởng/Phó Bộ TL Hải Quân.
-Tham Mưu Trưởng/Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị.
-Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Bộ TTM.
-Chỉ Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
-Trưởng Phòng 7 Bộ TTM.
-Trưởng Phòng 3 Bộ TTM.
-Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Bộ TTM.
-Chi Huy Trưởng hay Phó BCH Thiết Giáp.
-Chi Huy Trưởng hay Phó BCH Truyền Tin.
-Chi Huy Trưởng hay Phó BCH Quân Cảnh.
Và vài giới chức khác, khi có sự việc liên quan.
Bình thường sau lời mở đầu, Trung Tướng ĐVK thông báo tình hình tổng quát cùng chỉ thị của Tổng Thống và Thủ Tướng (kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng), nếu có. Sau đó, mỗi thành viên báo cáo thực trạng hoạt động của ngành mình trong 24 giờ qua. Kết quả thu đạt, khó khăn gặp phải, đề nghị giải quyết, v.v…
Ví dụ 1: Chuẩn Tướng ĐĐL. Tham Mưu Phó Tiếp Vận Không Quân trình bầy: “Là vào trưa hôm qua, 19/04/1975, sau khi can thiệp mãi phía Mỹ mới gửi chuyên viên đến gắn ngòi nổ vào 2 quả bom CBU rồi mang thả xuống đầu bộ đội VC ở mặt trận Long Khánh. Bom nổ, làm cháy hết khí oxy, khiến tụi VC lăn ra chết tức tưởi. Cả thằng Thiếu Tướng VC ở trong hầm trú ẩn cũng hả họng ra mà chết, tinh khí cũng tuôn ra luôn. Nhưng đến chiều hôm sau, Chuẩn Tướng ĐĐL bực bội báo cáo tiếp rằng: “trong kho hiện còn chứa 22 quả CBU, và chính tôi định chở đi dội thêm vài quả bom nữa, nhưng không sao tìm ra chuyên viên gắn ngòi nổ từ phía Mỹ”.
Ví dụ 2: Đại Tá PDT, Chỉ Huy Phó/BCH Pháo Binh báo cáo: “Phi cơ C123 Mỹ mới chở đến Tân Sơn Nhất 12 khẩu 105 ly, nhưng thiếu bộ phận máy nhắm, có lẽ tụi Mỹ nó salvage ở Okinawa đưa qua cho mình. Chúng tôi đang hỏi xem khi rút lui từ Pleiku về Tuy Hòa, có pháo đội nào tháo mắy nhắm ra cất giữ trước khi bỏ pháo lại thì lấy gắn vào.
Ví dụ 3: Đại Tá /xxx Chỉ Huy Phó BCH/Thiết Giáp than thở: “cả trăm xe tăng Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh ở Huế và Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh ở Pleiku đều bị phá hủy và bọ lại trước khi rút lui. Nay chỉ còn Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, sợ không đủ sức chống trả VC cho nên QK3 đã ra lệnh đào hầm, nhưng thật khó đào suốt cả phòng tuyến.
Về phần vụ HCTC, đại diện Tổng Nha trình bầy là Sở HCTC địa phương vẫn giúp đỡ các Ban TC đơn vị kịp thời trả lương trước ngày di tản hay nếu chưa lãnh thì đến lãnh ở Trại Nguyễn Trường Tộ, Hạnh Thông Tây, là nơi tập trung Ban TC các đơn vị nguyên thuộc QK 1 và QK 2. Riêng việc tái ổ chức các Sở HCTC đã di tản thì không cần thiết.
Ngoài ra, tuy chỉ họp mặt sau giờ làm việc, phiên họp cũng bị gián đoạn vài lần, để Trung Tướng chủ tọa ĐVK chạy vào văn phòng trả lời “đường giây điện thoại đỏ” của văn phòng Thủ Tướng hay văn phòng Tổng Thống. Phiên họp này được duy trì cho đến chiều ngày 28/04/1975 thì các hội viên được báo cáo (nhưng tôi đi vắng) là không có họp vì Trung Tướng ĐVK cần đến trụ sở Quốc Hội để dự lễ bàn giao chức vụ giữa đương kim Tổng Thống Trần Văn Hương với Đại Tướng Dương Văn Minh. Trên thực tế, nhờ có tham dự phiên họp tham mưu nêu trên, Tổng Nha kịp thời hay biết tình hình chiến sự biến chuyển, để tiên liệu biện pháp giải quyết thích ứng.
Dự định nhờ Mỹ giúp đỡ di tản nhân viên Tổng Nha.
Từ trung tuần Tháng 4/1975, trước làn sóng dân chúng và binh sỹ từ hai Quân Khu 1 và 2 ào ạt di tản vào miền Nam, cũng như nghe đài ngoại quốc loan tin tình thế bất lợi, mỗi người đều quan tâm tự hỏi “nên đi hay ở?”. Và nếu trả lời: “cần phải đi” thì là “đi đâu? với ai? bằng cách nào?...
Về phần tôi, vì quê quán ở miền Nam (Hậu Giang), từ 1945 chưa nếm mùi “sống với Cộng Sản”, cũng như nghĩ rằng mình làm công việc chuyên môn ở văn phòng, không trực tiếp cầm súng chiến đấu, cũng như qua mấy lần đảo chánh, chỉnh lý đều không bị liên lụy, hề hấn gì, thì giải pháp “ra đi” có vẻ phiêu lưu quá!.
Để có thể quyết định dứt khoát, trong lúc không có dư thì giờ (suốt ngày có mặt ở Ủy Ban Thường Trực (nói ở đoạn 2 trên) rồi họp tham mưu (nói ở đoạn 3 trên), tôi cố gắng tìm gặp 2 thân hữu Việt Mỹ đang giữ chức vụ then chốt, rất am hiểu tình hình để dò la tin tức.
Về phía VNCH - tối 21/04/1975, tôi đến tư gia Đại Tá VVC, Chánh Văn Phòng Tổng Thống (tôi là bạn thân với hai vợ chồng từ trước khi nhập ngũ). Anh VVC vắng nhà, khi nghe tôi hỏi: “Tình thế ra sao? Anh Chị tính đi hay ở lại?” thì Chị C trả lời liền: “anh đi suốt ngày lo việc cho Ông Tổng Thống, bây giờ cũng chưa về nhà, mà tôi không dám hỏi, chỉ lo chuẩn bị sẵn sàng để ra đi. Hình như sắp có biến chuyển quan trọng (hôm sau Ông Thiệu từ chức). Phần anh, xin anh tự ý lo liệu và đừng đến nhà cũng không gọi điện thoại, vì ảnh sẽ không tiết lộ gì đâu!”. Như vậy, về phía VNCH tôi không nhờ cậy được gì.
Về phía Mỹ - sáng 22/04/1975, nhờ có hẹn trước, tôi đến trụ sở MACV gặp Ông J.B. Giám Đốc Cơ Quan Thanh Tra Mỹ vùng Đông Nam Á (US Army Audit Agency South East Asia) để nhờ chỉ dẫn và giúp đỡ ra đi với danh nghĩa phục vụ ở đơn vị từng hợp tác chặt chẽ với cố vấn tài chánh Mỹ. Trước tiên, đề nghị giúp đỡ những cấp chỉ huy then chốt trong ngành, nếu không được thì cho riêng cá nhân mình. Tôi quen Ông J.B. từ năm 1973, khi Ông ta còn là Phó Giám Đốc, đặc trách giám sát ngân khoản lương bổng viện trợ cho QLVNCH. Với tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hợp Quân Số Hưởng Lương và Quân Số Tại Hàng của Bộ Quốc Phòng, trước mỗi phiên họp Việt Mỹ, tôi trình bầy riêng với đương sự cách thức liên lạc giữa hai Ban Quản Trị Quân Số và Ban Lương Bổng của từng loại đơn vị, để tránh tình trạng “lính ma lính kiểng” để QLVNCH được tiếp tục nhận lãnh viện trợ lương bổng sau ngày ký kết hiệp định Paris (23/01/1973) như đã nói rõ ở giai đoạn V-L trên đây. Sang năm 1974, Ông J.B. thăng chức Giám Đốc Cơ Quan và ở lại VN thêm một nhiệm kỳ. Đương sự trẻ tuổi, còn độc thân, tánh nết hào hoa phong nhã, nên tôi đã khéo léo kết nối giao tình thân hữu với đương sự qua nhiều dịp thù tạc, tiêp tân, chiêu đãi, ở vài tụ điểm giải trí cũng như ở tư thất của đương sự. Khi tôi ngỏ lời nhờ vả như nói ở trên, Ông J.B. chỉ suy nghĩ nửa phút rồi trả lời liền: “tôi không phải là cố vấn cạnh Tổng Nha TCTT nên không có lý do can thiệp cho những cấp chỉ huy cơ quan ấy. Còn riêng với Anh là bạn, anh biết tánh tôi thẳng thắn và tận tâm với bạn. Nên tôi chỉ giúp anh với điều kiện anh phải làm đúng và kịp thời những điều cần thiết. Hoàn cảnh của tôi rất tế nhị, vì cơ quan Audit của tôi bây giờ đảm trách nhiệm vụ giám sát việc điều hành chương trình di tản người Mỹ khỏi Việtnam, để tránh mọi mưu toan lợi dụng để trục lợi (như làm hôn thú giả, khai gian số nhân khẩu, tráo đổi người khác, v.v…). Với tư cách Trưởng Cơ Quan Giám Sát, tôi không trực tiếp phụ trách, mà bất thần đến kiểm soát công việc của nhân viên thừa hành ở mỗi khâu thủ tục (như xác nhận tư cách eligibility trước chủ gia đình xin di tản, thẩm định sự hợp lệ các chứng từ liên hệ gia đình, ghi tên vào danh sách lên tầu (manifest), kiểm điểm trước khi cấp phát thẻ lên phi cơ (boarding pass) vì sợ tráo người, v.v… Trên giấy tờ hồ sơ anh không được ghi cấp bậc, chức vụ, chứng tỏ anh đang tại ngũ, cũng như đến ngày ước hẹn ra đi anh phải mặc thường phục và có đủ mặt vợ con. Đến đây Ông J.B. đưa cho tôi một tờ bìa với lời dặn: “Hồ sơ xin di tản đầy đủ ở trong, anh đem về đọc kỹ và điền vào cho đúng cách. Rồi gọi lấy hẹn và mang tay đưa lại tôi, càng sớm càng tốt, nếu anh tính ra đi”. Chiều hôm ấy, sau phiên họp ở Bộ TTM, tôi trở về văn phòng xem lại các mẫu in trong hồ sơ. Nhớ lại lời dặn của Ông J.B., tôi cảm thấy danh dự Sỹ Quan QLVNCH, lương tâm chức vụ, tinh thần trách nhiệm, không cho phép tôi khai gian (là đã giải ngũ hay hưu trí) âm thầm rời xa nhiệm sở và đồng đội, mặc thường phục cùng vợ con tìm sinh lộ thoát thân. Cho nên đến sáng hôm sau (23/04/1975) gặp lại Ông J.B. tôi khẳng khái nói rằng: “Tôi đã suy nghĩ lại với chức vụ của tôi và tình hình hiện tại tôi không thể nào đào ngũ”. Ông J.B. đứng dậy, tươi cười phát biểu: “Anh đúng là một cấp chỉ huy xứng đáng. Tôi đang rất lo ngại rằng anh đến nộp hồ sơ xin di tản. Vì với nhiệm vụ hiện tại, nếu tôi giúp anh là tôi làm điều bất hợp pháp. Kéo hộc bàn viết, Ông J.B. lấy ra một tấm huy hiệu “AAA” Army Audit Agency (Cơ Quan Thanh Tra Tài Chánh Lục Quân Mỹ) đưa cho tôi và bảo rằng: Anh cất nó vào túi đi, sẽ rất hữu ích, khi cần. Xong xuôi, Ông J.B. kéo tôi ra ngồi ở phòng tiếp khách, rót cà phê mời tôi, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói nhỏ vừa đủ nghe: khi chiến dịch di tản hoàn tất, tôi mới rời Viêtnam trong toán người cuối cùng, trừ khi có biến cố bất ngờ xẩy ra thì cấp tốc lên đường. Vậy nếu tình hình trầm trọng, anh mở đài Mỹ, tần số 27.5? nếu nghe phát đi, phát lại bản nhạc “The Silent Night” thì gọi liền cho tôi, nếu anh muốn di tản, nhưng chỉ một mình anh, mặc thường phục, không mang vũ khí, và hành lý chỉ 1 xách tay mà thôi. Về phần tôi, trừ trường hợp quá cấp bách, tôi sẽ gọi anh và nói mật hiệu “Anh tới nhà tôi lấy cái TV” thì trong vòng 1 giờ, anh phải có mặt để đi với tôi”.
Rốt cuộc, khoảng 10 giờ đêm ngày 28/04/1975, tôi đang lẳng lặng nghe tin tức đài BBC, thì điện thoại reo, vợ tôi bốc lên nghe, rồi nói: “Mỹ gọi lộn số” (Tôi đã quyết định không đi một mình vào giờ chót, nên không nói cho vợ biết về nội dung ám hiệu cú điện thoại ấy). Tôi đoán Ông J.B. đã lên trực thăng di tản, vì lúc 7 giờ chiều ngày 28/04/1975 sân bay Tân Sơn Nhứt vừa bị VC dội bom, chương trình di tản từ sân bay này chấm dứt luôn
Đến đây, xẩy ra một sự tình cờ liên quan đến mục tiêu tìm phương tiện di tản.
Từ văn phòng Ông J.B. ra, tôi lại gặp trong hành lang MACV Thiếu Tá Ng.V.Q. (có biệt danh “Quang cười” vì lúc nào anh cũng vui vẻ tươi cười), trước là Huấn Luyện Viên Trường HCTC. Sau xin giải ngũ, sang làm việc cho MACV được nhiều tiền hơn. Khi nghe tôi nói tôi vào đây nhờ bạn Mỹ giúp đỡ di tản, vì trong tuần rồi, sau phiên họp tham mưu, tôi có xin Trung Tướng ĐVK cho biết chủ trương của Bộ TTM về vấn đề di tản, thì ông ta bảo: “di tản là đào ngũ, ai xin tôi can thiệp thì lãnh 40 củ”, anh NVQ nở nụ cười có vẻ rất mỉa mai và bảo tôi rằng “tối nay anh ghé nhà tôi, tôi có cách giúp anh”. Đến tối, tối ghé nhà anh, anh NVQ đưa cho tôi xem một văn thư giới thiệu (cover letter) đề ngày 12/04/1975 do Trung Tướng ĐVK ký tên với tư cách Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, gửi cho Thiếu Tướng Mỹ XXX? đặc trách tiếp vận (logistics) Bộ Tham Mưu DAO (Phòng Tùy Viên Quân Sự Mỹ cạnh Tòa Đại Sứ Mỹ) là cố vấn đối trọng (counterpart) của Trung Tướng ĐVK, đại ý như sau: “Tôi xin gửi kèm danh sách các Sỹ Quan tiếp vận thuộc quyền vốn đã cộng tác chặt chẽ với phía Mỹ, nên tánh mạng sẽ bị nguy hiểm nếu giả thuyết VC chiếm đóng Sàigòn trở nên hiện thực. Vì vậy, để các đương sự yên tâm phục vụ, tôi đề nghị quý cơ quan sắp xếp cho gia đình các đương sự di tản trước, v.v…(đinh kèm là danh sách độ khoảng 15 SQ tiếp vận). Anh NVQ bảo tôi đọc kỹ và ráng nhớ nội dung thư giới thiệu rồi cất thư vào cặp sách, chớ không cho tôi ghi chép lại. Sáng hôm sau, 23/04/1975, sau khi nghe tôi trình bầy và bàn tính, Ông TGĐ NVS bằng lòng ký tên vào văn thư (với nội dung tương tự của Tổng Cục Tiếp Vận, gửi cho Ông W.C, nguyên Cố Vấn Trưởng Tổng Nha trong một thời gian đến tháng 6/1964?, nay được thăng chức Quản Trị Viên (Comptroller) cho cơ quan DAO. (Ông W.C. khi còn ở cấp Thiếu Tá là nhân viên đoàn Cố Vấn Mỹ cạnh Tổng Nha từ 1962, thường đi công tác với tôi tại Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, sau thăng Trung Tá trở lại Viêtnam một nhiệm kỳ nữa. Kế tiếp giải ngũ, chuyển qua dân sự, giữ chức Cố Vấn Trưởng cạnh Tổng Nha, cưới vợ Việtnam là thân nhân một quân nhân HCTC nên có biết khá nhiều cấp chỉ huy HCTC cũng như am hiểu tâm lý người Việtnam).
Sáng ngày 24/04/1975 tôi đến văn phòng Comptroller DAO, sau khi niềm nở tiếp đón, Ông W.C. đọc qua nội dung văn thư rồi nói: “Tôi sẵn lòng giúp anh, nhưng sợ không kết quả vì tôi không trực tiếp phụ trách việc di tản, và anh đến đây quá chậm trễ. Giải thích thủ tục thì quá dài dòng, vậy để tôi giới thiệu anh thẳng với bộ phận phụ trách, nơi đó sẽ giải thích rõ ràng hơn”. Nói xong, ông bấm nút máy interphone, nói mấy câu, rồi gọi nhân viên đưa tôi lên lầu gặp Đại Tá XX, Trưởng Phòng Chuyển Vận (J.4 Transportation Division?). Tại đây, vị ĐT nói thẳng với tôi rằng: “Đây là thư xin can thiệp có lẽ thứ 100 rồi. Ai cũng ghi danh hiệu cơ quan hay đơn vị cũ và nêu lên tên Cố Vấn Mỹ cũ, để xin được ưu tiên di tản, nhưng cả Bộ Tham Mưu chúng tôi ở đây không ai biết vị trí, nhiệm vụ của cơ quan hay đơn vị kê khai. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chuyển tất cả đơn xin qua Phòng 1 Bộ TTM Việtnam để tùy quyền Đại Tá Trưởng Phòng 1 L.Đ.C. xét định cơ quan hay đơn vị nào bị nguy hiểm nhứt, và ai trong cơ quan hay đơn vị đó cần được ưu tiên di tản, cho nên nể tình Ông Clark, tôi chỉ ĐT (Phiên) cách làm nhanh nhất và hữu hiệu nhất là cầm danh sách đến gặp tận mặt ĐT/ LĐC nói rằng tôi (ĐT Mỹ) nhờ anh xét định và ghi độ ưu tiên cạnh tên từng người trong danh sách và ký tên tắt cạnh mỗi lời ghi chú, rồi ĐT (Phiên) mang tay trở lại đưa tôi”. Khi nghe tôi hỏi: “Ngoài việc gặp mặt ĐT/LĐC, còn có ngoại lệ nào không?” thì ĐT Mỹ trả lời: “Tôi lặp lại, chỉ có riêng ĐT/LĐC Trưởng Phòng 1 Bộ TTM được ủy quyền ấn định mức độ ưu tiên cho từng tên người xin di tản. Anh đến gặp DT/LĐC ngay đi, vì còn nhiều danh sách bị ứ đọng bên ấy”. Chiều ngày đó, 24/04/1975, ĐT/LĐC không đến dự họp tham mưu, mà nhờ Phó Trưởng Phòng thay thế. Chiều hôm sau, 25/04/1975, tôi đến gặp ĐT/LĐC, trước khi đến họp, thì nhân viên trả lời ĐT/LĐC có việc về nhà sớm. Tôi dự đoán đương sự lánh mặt, không muốn gặp tôi để khỏi bị khó xử, có thể vì ngành HCTC bị xếp vào ưu tiên chót. Tôi đang chờ được gặp ĐT/LĐC (ngày 26/04/1975 là Thứ Bẩy không có họp, ngày 27/04/1975 là Chủ Nhật nghỉ). Nào ngờ ngày 28/04/1975 cũng không có họp. Ngày 29/04/1975 được lệnh có mặt để theo Ông TGĐ đi dự lễ bàn giao Bộ Quốc Phòng giữa Trung Tướng TVĐ và Ông B.T.H.. Ngày 30/04/1975 thì “sập tiệm”. Thành thử dự định gặp ĐT/LĐC không thành (chính ĐT/LĐC cũng bị kẹt lại và vào tù “cải tạo”, hiên Ông LĐC định cư ở San Jose, California. Còn Thiếu Tá NVQ ở Orange County, California.
Ba ngày cuối cùng tại Tổng Nha (28/04/1975 – 30/04/1975)
*1)- Ngày thứ hai, 28-04-1975. Không có lễ chào cờ cho tất cả nhân viên Tổng Nha vào buổi sáng đầu tuần như thường lệ. Quang cảnh chung thật rõ ràng trống vắng, tâm trí mọi người bất an buồn bả và chỉ bận lo liệu, tính toán cho riêng mình. Từ ngày 25/04/1975 tôi đã biết tin Trung Tá DVN (Sở 7) đi di tản rồi, bây giờ thì đến Trung Tá QT đang Xử Lý Thường Vụ Trung Tâm Chuẩn Chi/BQP, ĐT/NTT Sở 8, ĐT/NĐH Sở 4, ĐT/NTB (Nha TTQP) sáng nay vắng mặt, không rõ đã đi lúc nào!!!.
Hiện giờ đã hơn 31 năm qua, hơn 76 tuổi rồi, bệnh hoạn liên miên, tôi chỉ còn nhớ là gọi điện thoại hỏi xem thân hữu các ngành, ai đã đi di tản rồi, ai còn kẹt ở lại, nhưng đa số là không ai trả lời.
Xin tiếp theo. Đến 4 giờ chiều, tôi đến phòng 1 Bộ TTM (mà không báo trước) định bất ngờ mở cửa vào hy vọng gặp được ĐT/LĐC, nhưng đến nơi thì cửa đã khóa rồi. Thành thử tính toán kỹ mà vẫn hoài công, chỉ tốn thì giờ vô ích. Tôi chạy đến các phòng thuộc Tổng Cục Tiếp Vận cũng không thấy ai cả. Gần đến 5 giờ, đi đến văn phòng Tham Mưu Trưởng Bộ TTM, tôi mới hay là chiều nay không có họp, vì Trung Tướng về sớm đi dự lễ.
Về đến văn phòng Tổng Nha, tôi đang xem qua các công văn khẩn thì nghe 2, 3 tiếng nổ rền vang ở xa xa về hướng Bộ TTM và phi trường TSN, nhưng tôi vẫn bình thản ngồi lại văn phòng đến 9 giờ mới đi về nhà.
*2)- Ngày thứ ba, 29-04-1975. Thức dậy sớm để nghe đài BBC tôi mới hay biết những tin quan trọng:
Việt Cộng đã xử dụng máy bay của ta oanh tạc sân bay TSN làm hư hỏng phi đạo chánh, và chấm dứt chương trình di tản bằng phi cơ vận tải Mỹ cũng như Hàng Không Việt-Nam.
Từ 8 giờ tối ngày 28/04/1975 phía Mỹ xử dụng tối đa phi cơ trực thăng để tiếp tục di tản số nhân viên trung cấp và cao cấp VNCH.
Quốc Hội bỏ thăm chấp thuận và Tổng Thống TVH đã bàn giao quyền Tổng Thống cho Đại Tướng DVM.
Tân Tổng Thống DVM đã đề cử Chủ Tịch Thượng Viện NVH giữ chức Phó Tổng Thống và Ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng Chánh Phủ.
Từ nửa đêm 28/04/1975 đến sáng ngày 29/04/1975, tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã nhiều lần yêu cầu Đại Sứ Quán Mỹ và Phòng Tùy Viên Quân Lực Mỹ rút lui khỏi Việt-Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Thành phần chánh phủ mới sẽ được loan báo và hoạt động ngay.
Đô thành Sàigòn kể cả các quận ngoại thành được đặt trong tình trạng giới nghiêm kể từ nửa đêm 28/04/1975, v.v….
Trước tình trạng biến chuyển nghiêm trọng như trên, tôi vẫn cố gắng đến Tổng Nha. Vì mặc quân phục, tôi bị cảnh sát chận đường, xét hỏi gắt gao, nhưng nhờ quen biết Phó Đô Đốc Ch.T.C., Tổng Trấn Sàigòn, và được cấp một “thẻ lưu thông đặc biệt dành cho VIP” nên tôi mới đi trót lọt.
Đến Tổng Nha, tôi thấy trước sau vắng lặng, vì có lệnh giới nghiêm 24/24 hầu hết nhân viên đều vắng mặt, trừ toán trực Tổng Nha mà trưởng toán là một SQ cấp Tá (không nhớ tên) cũng có một số người “lai rai” đến sở, nhưng thấy không ai làm việc thì lặng lẽ “rút lui”. Đến khoảng 11 giờ Ông TGĐ/NVS gọi điện thoại báo cho tôi biết tôi cần có mặt vào 2 giờ rưỡi chiều để tháp tùng Ông TGĐ đi dự lễ bàn giao chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng giữa Trung Tướng TVĐ và tân Tổng Trưởng BTH vào lúc 3 giờ. Kế tiếp, tôi đi bộ qua trụ sở BQP (ở bên kia đường Gia Long) để hỏi thăm tin tức thì được biết Trung Tá Thiết Giáp Bùi Thế Dung được đề cử vào chức Thứ Trưởng Quốc Phòng. Sau đó, đến 2 giờ, Ông TGĐ/NVS tự lái xe riêng đến Tổng Nha, và bảo tôi chuẩn bị trình bầy vắn tắt hiện tình phần vụ quản trị binh đoàn, dự phòng ông tân Tổng Trưởng hỏi đến. Kết cuộc, đến 2 giờ rưỡi, khi qua văn phòng BQP tôi thấy chỉ có vài người thấp thoáng, rồi SQ trực thông báo cuộc bàn giao bị dời lại, chưa biết đến lúc nào.
Tóm lại, vào 3 giờ chiều ngày 29/04/1975, ngoài số nhân viên đến phiên ứng trực, không có ai làm việc tại văn phòng, sở, thuộc Tổng Nha, và có thể nói luôn cũng như tại Bộ QP.
*3)- Ngày cuối cùng, thứ Tư 30-04-1975.
Sáng ngày 30/04/1975, tôi vẫn có mặt ở Tổng Nha.
Trong đêm 29/04/1975, tôi đã lần lượt rà soát “tần số các đài phát thanh Anh, Pháp, Mỹ và cả đài Hànội thì tin tức rất bi quan, không thuận lợi cho VNCH, và tình hình chiến sự đang biến chuyển càng ngày càng thêm tệ hại.
Cho đến sáng 30/04/1975 tôi định không đến Sở làm việc (vì từ chiều 29/04/1975 chỉ vài người có mặt, và BQP chưa có “đầu”! mà tôi cần ở nhà để chuẩn bị dự phòng trường hợp cấp bách, phải lui về quê ở miền Tây (Châu Đốc). Tuy nhiên, chỉ mới dự định, thì khoảng 8 giờ, Thiếu Tá An Văn Diền, Chủ Sự Phòng Kiểm Tra Lưu Động của Sở HCTC 5 (có nhà ở khu Nancy Sàigòn rất gần nhà tôi, hơn nữa, tôi là “xếp” cũ của đương sự, khi tôi giữ chức Chánh Sở 5 hồi 1971-1972) đến hỏi thăm tôi về tình hình Sở 5 để đương sự trở về nhiệm sở ở Cần Thơ. Để giúp đỡ một SQ có tinh thần phục vụ cao, tôi vội vã mặc quân phục và tự lái chiếc xe hơi Honda dân sự đưa đương sự vào Tổng Nha (ở văn phòng, tôi có số điện thoại ưu tiên để liên lạc viễn liên). Tuy lái xe dân sự, nhờ mặc quân phục và có lưu thông VIP, tôi dễ dàng qua được các trạm kiểm soát. Đến Tổng Nha, sau khi liên lạc và được biết tình hình Cần Thơ và Sở HCTC 5 còn hoàn toàn yên tĩnh. Thiếu Tá Điền từ giã tôi để tìm xe đò về Cần Thơ (năm 1982, tôi gặp lại Thiếu Tá Điền trong trại tù Nam Hà, ngoài Bắc Việt, và sau đó, vì lý do riêng, đương sự không đi Mỹ. Thiếu Tá Điền đã từ trần tại Sàigòn năm 2001).
Thu nhận hơn 12 triệu tiền lương còn lại của Liên Đoàn 8 Biệt Động Quân.
Giải quyết xong vụ Thiếu Tá An Văn Điền, tôi liên lạc điện thoại xem ai có mặt, thì bên trụ sở Tổng Nha chỉ gặp Thiếu Tá PQM Chủ Sự Phòng Thâu Chi Viên/BQP. Còn bên trụ sở BQP (bên kia đường Gia Long) thì chỉ có Đại Tá D.Th.Nh., Phó Phòng Báo Chí Bộ.
Liền đó, có 2 SQ xin vào gặp tôi là Thiếu Tá Tr.Ng.Ng., SQTC, và Trung Úy L.T.V., SQTQ Liên Đoàn 8 BĐQ, thuộc quyền quản trị Sở HCTC 1. Hai đương sự trình bầy là: “sau khi phát lương Tháng Ba và Tháng Tư 1975 cho binh sỹ hiện còn dư số tiền độ 12 triệu đồng. Trước tình hình nguy hiểm hiện tại, 2 đương sự không thể mang tiền về hậu cứ ở khu Quang Trung, bởi lẽ đương sự e ngại “một số binh sỹ xấu” có lòng tham, dám giết hại những người giữ tiền lương để cướp đoạt tiền, mà Tổng Ngân Khố thì đã đóng cửa, và Sở HCTC 1 thì bị cấm đường vì VC đang pháo kích, nên chúng tôi chỉ còn cách duy nhất là nộp tiền cho Đại Tá. Và chúng tôi rất may mắn là Đại Tá có mặt ở đây, bằng không chúng tôi chưa biết phải xử trí ra sao”. Tôi gọi điện thoại cho Chánh Sở 1 thì không có ai trả lời.
Xét hoàn cảnh đặc biệt và “ngộ biến phải tùng quyền” tôi gọi Thiếu Tá PQM nhờ nhận giùm cho 2 SQ đương sự và tạm giữ số tiền này ở két sắt Thu Chi Viên/BQP. Số tiền hơn 12 triệu gồm có 11 triệu tiền giấy 1.000$ còn “nguyên xi” (trong 11 bao bì, niêm khằn, giấy cột từ Ngân Khố phát ra) và hơn 1 triệu đồng tiền lẻ, gồm đủ loại tiền giấy và 2 bao tiền đồng (Thiếu Tá Tr.Ng.Ng. hiện định cư ở Phoenix, Arizone. Trung Úy L.T.V. và Thiếu Tá PQM hiện cùng cư ngụ ở Orange County, California.
Giao tiền xong, hai SQ HCTC Liên Đoàn 8 BĐQ rút lui, và Thiếu Tá PQM vừa cất tiền vào két sắt, thì ngoài đường có tiếng quân xa đạp thắng gấp kêu ken két, và tiếng giầy binh sỹ nhảy xuống xe rầm rầm.
Ứng chi 1 triệu đồng tiền ăn cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh đóng quân ở Bến Lức.
Ngó qua của sổ mở ra đường Gia Long, tôi thấy 1 scout-car, 1 xe Jeep và 1 xe Dodge 4 x 6 có trí súng đại liên, tất cả đều mui trần, xạ thủ trong tư thế sẵn sàng nhả đạn, một số binh sỹ nai nịt súng đạn đầy mình, nhanh nhẹn phân ra canh gác bốn bên. 3 Sỹ Quan xin vào gặp tôi. Đó là Trung Tá Trung Đoàn Phó, 1 Thiếu Ta SQTC và 1 Trung Úy SQTQ. Sỹ Quan Trưởng Toán đưa trình một công điện mang tay là văn thư chính thức xin Tổng Nha TCTT chỉ định một Sở HCTC ứng 1 triệu đồng để cấp thời nuôi ăn binh sỹ Sư Đoàn 22 Bộ Binh, nguyên từ Pleiku và Bình Định rút về tái lập ở Miền Tây và đang phòng thủ tuyến Bến Lức, Nam Sàigòn, và một tấm thiệp (letter card) là thư riêng của Thiếu Tướng P. Đ.N., Tư Lệnh SĐ 22 BB gửi cho tôi, nói rằng đây là dịp tốt để tôi giúp đỡ cho đơn vị đương sự. Với tư cách bạn thân (tôi quen thân Thiếu Tướng PĐN từ năm 1958, khi đương sự còn là Trung Đoàn Trưởng ở Quảng Trị, và giữ liên lạc cho tới nay). Trung Tá Trưởng Toán SĐ 22 BB nói thêm là đường đi từ Bến Lức về Sàigòn không bị cản trở, mà từ ngã tư Phú Nhuận về Hạnh Thông Tây thì bị lính Nhẩy Dù VNCH cấm chỉ, buộc phải quay lại. Cũng là trường hợp đặc biệt, và “ngộ biến tùng quyền” tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá PQM lấy 1 triệu trong số tiền hơn 12 triệu vừa thu nói trên, giao cho SQTC/SĐ 22 BB để khỏi mất thì giờ đếm tiền. Thiếu Tá PQM đưa trọn gói “nguyên xi” 1 triệu bạc giấy $1000 đồng.
Cả toán đi lãnh tiền của SĐ 22 BB hết sức mừng rỡ, vì họ có biết Tổng Ngân Khố Sàigòn không mở cửa, nên chịu khó tìm đến gặp tôi ở Tổng Nha cốt để trao thư riêng của Tự Lệnh Sư Đoàn (dặn đưa tận tay tôi) nào ngờ lại lãnh được 1 triệu tiền ăn mang về. (Thực tế sau đó, không rõ số tiền 1 triệu đồng này đã được chia chác ra sao, vì lẽ khi mang về đến Bến Lức thì đã có lệnh buông súng đầu hàng, đâu còn thì giờ để mua thực phẩm, cũng như không còn binh sỹ để nuôi ăn).
Giờ cuối của Bộ Quốc Phòng.
Sau khi phát tiền ăn cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh, khoảng 10 giờ trưa, có ĐT/BHĐ, Chánh Sở HCTC 6 mặc thường phục vào Tổng Nha gặp tôi, nói vài câu về tình hình bên ngoài rồi ra về. Ông TGĐ/NVS cũng có lái xe tư đến hỏi tôi vài câu rồi cũng ra về.
Kế tiếp, tôi nghe radio (radio nhỏ tôi mang theo) toàn phát thanh báo tin chú ý nghe tin quan trọng thì sau đó chính giọng nói của Đại Tướng DVM yêu cầu buông súng và chuẩn bị bàn giao. Lệnh miệng này được lập lại 2 lần, nên không còn nghi ngờ gì nữa. Liền đó chuông điện thoại reo và tôi bốc nghe ĐT/DT Nhựt, SQ trực bên BQP dặn dò: “Chắc tụi VC sẽ đến bây giờ. Tôi sẽ dẫn tụi nó đi nhận bàn giao nhà cửa, máy móc, kể luôn Trung Tâm Điện Toán của bên anh (Trung Tâm này nằm chung trụ sở BQP) và giới thiệu là anh sẽ lãnh phần bàn giao trụ sở Tổng Nha Tài Chánh của anh. Vậy anh ở đó chờ.”
Quả thật độ 11 giờ rưỡi, hai xe Molotova VC chở đầy binh sỹ ngụy trang, chạy đến đậu giữa đường Gia Long, trước cổng BQP. Tụi nó chỉ để 2 tên canh cửa, còn lại đều vào tòa nhà chánh BQP. Tôi chờ đến nửa giờ mà không thấy động tĩnh chi, cũng không nghe ĐT/DTNhựt gọi điện thoại như đã dặn trước. Tôi tự nghĩ tụi VC từ rừng rú về Sàigòn không biết gì hết, nên thấy máy gì cũng tò mò, hỏi kỹ, có khi nghi ngờ nữa, làm mất nhiều thời giờ mới nhận bàn giao. (Vài ngày sau tôi mới biết là Sư Đoàn 816 VC lãnh phần chiếm đóng BPQ và viên Tư Lệnh Sư Đoàn ăn ngủ, làm việc tại văn phòng Ông Tổng Trưởng ở lầu 3. Còn Chủ Nhiệm Hậu Cần Sư Đoàn (tương đương Tư Lệnh Phó Tiếp Vận của VNCH) thì chiếm giữ văn phòng Ông TGĐ. Riêng ĐT/DTNhựt thì sau khi bàn giao, bị lưu giữ và bị giam tại Bộ Nội Vụ VNCH, 3 ngày sau mới được thả ra.
Giờ cuối cùng của Tổng Nha.
Để Quý Vị nào không biết rõ vị trí các Phòng Sở của Tổng Nha, tôi xin nói rõ là căn nhà chính Tổng Nha đã xây cất từ thời Pháp, chỉ cao 2 từng, là trụ sở Nha Hiến Binh (Mũ Đỏ), rồi Nha Động Viên, Tổng Nha Nhân Lực, cuối cùng là Tổng Nha TCTT. Cổng chính rất nhỏ. Bảng tên Tổng Nha cũng nhỏ và treo ở trên cao, cách 30 thước không đọc được, và không đối diện cổng Bộ Quốc Phòng. Tổng Nha còn một ngõ vào từ đường Nguyễn Du.
Khoảng 12 giờ trưa, tức độ nửa giờ sau khi bọn VC vào BQP, tôi có ra ở cổng nhìn hai bên thì thấy có xe hơi Honda dân sự của tôi đậu ở đường Bộ Kinh Tế, và tụi VC canh gác không để ý gì đến Tổng Nha (có lẽ vì chúng quê mùa, tưởng là nhà ở của dân chúng, và không ai qua lại đường Gia Long, vì 2 xe Molotova có cắm cành lá ngụy trang còn đậu giữa đường). Trở vào văn phòng, tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá Mười thì không ai trả lời và tôi nghĩ chắc đương sự bỏ sở về nhà rồi. Tôi đang phân vân, thì Hạ Sỹ Nhất NVR, tài xế của tôi (từ 8 năm qua, có theo tôi xuống Cần Thơ rồi trở về Sàigòn), tuy nhà ở tận Quận Gò Gấp, những cũng ráng mặc thường phục lái xe Vespa riêng đến Tổng Nha xem tôi có cần gì không. HS1 NVR lần đầu dám nhìn thẳng vào mắt tôi, và chậm rải nói rằng: “Thưa Đại Tá, em không đời nào dám nói hỗn với Đại Tá, nhưng bây giờ em thấy Đại Tá dại dột quá, ai nấy về hết rồi mà Đại Tá còn chờ để bàn giao, xin Đại Tá nghe em, bỏ hết, về liền. Tôi liền tỉnh ngộ, vội vã cởi áo kaki worsted (cấp Giám Đốc khỏi mặc quân phục tác chiến) khoác áo sơ mi dân sự (tôi để sẵn trong tủ) và theo HS1 NVR ra ngõ sau đường Nguyễn Du, ngồi sau xe Vespa cho đương sự chở về nhà. Sau đó, tài xế HS1 NVR chở người bạn là thợ sửa xe ở trước nhà tôi ra Bộ Kinh Tế lái chiếc xe hơi Honda của tôi về nhà cho tôi.
Tôi xin nói câu kết, vào trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, không còn ai có chút thẩm quyền có mặt để đại diện bàn giao Tổng Nha cho Việt Cộng.
https://sites.google.com/site/hanhchanhtaichanh/muc-luc/luoc-su-nganh-hctc
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
LƯỢC SỬ NGÀNH HÀNH CHÁNH TÀI CHÁNH QUÂN LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
LƯỢC SỬ NGÀNH HÀNH CHÁNH TÀI CHÁNH
QUÂN LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
Hctc Nguyễn Văn Phiên
Lời nói đầu:
Ước vọng chính đáng của những người đã phục vụ một thời gian trong ngành Hành Chánh Tài Chánh của Quân Lực Việt-Nam Cộng Hòa (HCTC/QLVNCH), hiện sống ở hải ngoại, đông nhất ở Mỹ, là muốn được gặp lại nhau hay ít nhất cũng chung sức ấn hành một Tập Kỷ Yếu lược ghi Tổ Chức, Nhiệm Vụ, Nhân Sự, Hoạt Động, … của Ngành, kèm theo tài liệu, hình ảnh, kỷ niệm,… về những sự việc đã ảnh hưởng đến một giai đoạn của đời mình. Tập Kỷ Yếu này cũng là một văn bản hữu ích cho thân nhân, con cháu, hình dung một phần quá khứ của Cha, Ông và nguyên nhân, tình huống đã đưa gia đình sống xa Tổ Quốc Việt-Nam yếu dấu.
Trước 30 tháng Tư năm 1975, trên thực tế công việc của ngành là cố định ở văn phòng, nhân viên ít khi trực tiếp liên lạc với nhau và các Bản Tin Nội Bộ hàng tháng của ngành lại phổ biến hạn chế, nên hầu hết nhân viên thuộc ngành chỉ hiểu biết mơ hồ về những nhu cầu, lý do biến cải tổ chức hay thay đổi nhân sự trong ngành. Cho nên hiện nay, trong số khoảng 300 hội viên ái hữu HCTC đang sống ở hải ngoại, chỉ một số ít nhân viên kỳ cựu hoặc có phục vụ một thời gian ở Trung Ương chứng nhân lịch sử của ngành.
Để góp phần tài liệu cho Tập Kỷ Yếu, dù rằng sức khỏe và trí nhớ giảm sút trầm trọng, tác giả cũng cố gắng ghi lại sau đây những sự việc mà mình hiểu biết để làm khung cho bài “Lược Sử” với mong ước được Quý Vị Thức Giả góp ý bổ túc, hiệu chính,… vì lẽ kiến thức cá nhân không thể nào tránh khỏi sơ sót, lầm lẫn, trùng hợp, sai lạc,…về những chi tiết như danh tánh, thời gian, địa điểm, cấp bực, chức vụ, …
Trình bầy: Tổ chức và Nhân Sự ngành HCTC/QLVNCH
được chia ra từng giai đoạn như sau:
GIAI ĐOẠN 1: (1950-6/1954) Sỹ Quan Quân Nhu Pháp khởi lập và điều hành:
Trong bước đầu thành lập Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam (QĐQGVN) thì đã mô phỏng theo tổ chức Quân Đội Pháp, nhiệm vụ Quản Trị Binh Đoàn thuộc ngành Quân Nhu nên Sỹ Quan Quân Nhu Pháp đã tổ chức ngành Quân Nhu VNCH theo quận hạt lãnh thổ, gồm có:
Nha Quân Nhu Trung Ương và Nha Quân Nhu Đệ Tam Quân Khu, cũng đóng ở Hànội.
Nha Quân Nhu Đệ Nhị Quân Khu (ở Huế), Đệ Nhất Quân Khu (ở Sàigòn), Đệ Tứ Quân Khu (ở Ban Mê Thuột (BMT)).
Chức Vụ Chỉ Huy các Nha Sở đều do Sỹ Quan Quân Nhu Pháp nắm giữ và điều hành - Sỹ Quan và nhân viên Việt-Nam (VN) là công chức, quân nhân (đơn vị Pháp) biệt phái hay đồng hóa.
Để chuẩn bị thay thế, từ năm 1953, một số Sỹ Quan VN được gửi qua Pháp theo học Trường Cao Đẳng Quân Nhu ở Paris và Trường Quân Chính ở Montpellier.
GIAI ĐOẠN 2: (7/1954-12/1956 - Việt-Nam tự quản Quân Nhu và Ngân Sách:
Sau ngày chia đôi đât nước, chính quyền Quốc Gia rút về Nam VN, Sỹ Quan Pháp chỉ còn là cố vấn:
*1.- Về mặt Quản Trị Binh Đoàn: vì lãnh thổ chỉ còn một nửa nước và nhân số Quân Đội chỉ độ 100.000 gồm 2 lực lượng Bảo An và Dân Vệ thuộc Bộ Nội Vụ, ngành Quân Nhu được cải tổ như sau:
-Nha Quân Nhu Trung Ương (QN/TƯ) dời về Sàigòn, vị Giám Đốc đầu tiên là Trung Tá Nguyễn Sùng (Nha QN/QK3 giải tán).
-Nha QN/QK2 vẫn ở tại Huế, với Giám Đốc (GĐ) đầu tiên là Thiếu Tá Nguyễn Lương Tài.
-Nha QN/QK4 vẫn ở tại BMT với GĐ đầu tiên là Thiếu Tá Đỗ Tùng, có 2 Sở QN Binh Đoàn trực thuộc là:
1)- Sở QN miền Cao Nguyên (không tách ra vì công việc do Nha QK4 đảm trách luôn)
2)- Sở QN rộng quyền miền Duyên Hải, vẫn ở Nha-Trang với Chánh Sở đầu tiên là Thiếu Tá Hồ Văn Di Hinh.
-Nha QN/QK1 vẫn ở Sàigòn với GĐ đầu tiên là Trung Tá Tạ Xuân Thuận, có 2 Sở QN/BĐ trực thuộc:
1)- Sở QN/BĐ 1 với Chánh Sở Đại Úy Phan Đăng Hán và quản hạt là các tỉnh miền Đông Nam Phần.
2)- Sở QN/BĐ 2 với Chánh Sở Đại Úy Đỗ Trọng Huề và quản hạt là các tỉnh miền Tây Nam Phần.
Tổ chức Sở lúc này chỉ gồm 3 Phòng Hành Chánh, Lương Bổng, Tài Chánh và Ban KTLĐ chưa có Đại Đội Hành Chánh Quân Vụ (ĐĐHCQV) vì nhân viên toàn ngành do Chi Bộ Trung Ương Quân Nhu Vụ quản trị với 2 chi nhánh ở Huế và BMT.
Trường Quân Chính: Đồn trú ở Thủ Đức với Chỉ Huy Trưởng đầu tiên là Đại Úy Nguyễn Văn Kim.
Ngoài ra, Nha QU/TƯ và các Nha QN/QK còn đảm trách nhiệm vụ tiếp tế Thực Phẩm, Quân Trang với các Kho, Chi Nhánh, Xưởng Cắt May, Quân Tiếp Vụ,… không đề cập đến ở đây.
Cũng theo truyền thống quân đội Pháp, để khỏi bị ảnh hưởng về cấp bậc khi đến thanh tra ngân quỹ và sổ sách kế toán các đơn vị (mà CHT và SQ Tế Mục Vụ trực tiếp chịu trách nhiệm), Sỹ Quan Chỉ Huy ngành Quân Nhu không bị gọi theo cấp bực thông thường mà được gọi bằng cách xưng chung là ông Tham Chính Quân Nhu (Monsieur L’intendant) và trên các công văn trao đổi cũng được ghi cấp danh tương đương như sau:
-Phó Tham Chính Quân Nhu cho cấp bậc Đại Úy,
-Tham Chính Quân Nhu Hạng Ba cho cấp bậc Thiếu Tá,
-Tham Chính Quân Nhu Hạng Nhì cho cấp bậc Trung Tá,
-Tham Chính Quân Nhu Hạng Nhất cho cấp bậc Đại Tá.
*2.- Về mặt Quản Lý Ngân Sách: nhiệm vụ này do nha Tổng Giám Đốc Hành Chánh Ngân Sách Kế Toán (gọi tắt là Tổng Nha Hành Ngân Kế - TN/HNK) là một trong 2 cơ quan đầu não chính yếu của Bộ Quốc Phòng (BQP) (cơ quan kia là Bộ Tổng Tham Mưu), có nhiệm vụ tập trung, duyệt xét, tu chính… các đề nghị từng phần Ngân Sách của các Nha, Sở, Bộ Chỉ Huy,… quản lý kinh phí (như Quân Nhu, Quân Cụ, Cộng Thự Tạo Tác, Xã Hội,...Truyền Tin, Thông Vận Binh,…) rồi đúc kết thành Ngân Sách BQP trình Quốc Hội phê chuẩn, sau đó giải tỏa, theo dõi, bổ túc, du di kính phí. (các Nha Sở quản lý kinh phí vẫn được ủy quyền mãi ước, ước chi thanh toán, chuẩn chi phần kinh phí của mình).
Vì công việc thi hành ngân sách được phân cấp rộng rãi, tổ chức TN/HNK chỉ gồm có:
-Văn phòng Tổng Giám Đốc (TGĐ): quý ông Công Xuân Bách, Bùi Ngô Hiền, Trịnh Đình Trù.
-Sở Hành Chánh với Chánh Sở Luật Sư Nguyễn Văn Thiện.
-Sở Tài Chánh với Chánh Sở Thiếu Tá Dương Hồng Tuân.
-Phòng Kỹ Thuật Hải Quân với Chủ Sự Phòng là HQ/Đại Úy Đỗ Đăng Công.
-Phòng Kỹ Thuật Không Quân với Chủ Sự Phòng là KQ/Đại Úy Hà Dương Hoán.
*3.- Về mặt kiểm soát chi tiêu Ngân sách: cơ quan Trung Ương cấp BQP là Nha Tổng Thanh Tra Quân Phí, phụ trách thanh tra tại chỗ và hậu kiểm tất cả hồ sơ chi tiêu quân phí. Vào thời ấy, tổ chức Tổng Nha này chỉ gồm có:
-Văn phòng TTTra: ông Dương Tấn Tài,
-Phòng Thanh Tra: Đại Úy Nguyễn Văn Sang,
-Phòng Hậu Kiểm: Đại Úy Trần Văn Thường.
GIAI ĐOẠN 3: (1/1957-12/1957) - Đổi danh Quản Hạt và chuẩn bị cải tổ theo phương thức của Mỹ:
*1.- Cải tổ ngành Quân Nhu: chỉ còn phụ trách tiêp tế Thực Phẩm, Quân Trang (sẽ thêm nhiên liệu, vật dụng trang bị cá nhân) và sẽ chuyển giao nhiệm vụ quản trị binh đoàn về BQP nên chuẩn bị cải tổ như sau và chỉ giữ lại Nha QN/TƯ (bỏ 2 chữ TƯ) với Giám Đốc là Đại Tá Tạ Xuân Thuận và gồm 3 Phân Nha:
-Phân Nha Tổ Chức với Phó Giám Đốc: Trung Tá Phạm Văn Hân,
-Phân Nha Hành Chánh với Phó GĐ: Trung Tá Bùi Qúy Cảo,
-Phân Nha Tiếp Tế với Phó GĐ: Trung Tá Hồ Văn Di Hinh.
*Giải thể Nha QN/QK2 - Cải danh thành Sở QN Quản Trị số 2 và dời về Đà Nẵng.
*Giải thể Nha QN/QK4 - Cải danh thành Sở QN Quản Trị số 3 (vẫn ở BMT)
và cải danh Sở QNRQMDH thành Sở QN Quản Trị số 4 (vẫn ở Nha-Trang).
*Giải thể Nha QN/QK1 - Cải danh thành Sở QN Quản Trị số 6. Cải danh Sở QNBĐ 1 thành Sở QN Quản Trị số 1 (2 Sở này vẫn ở Sàigòn). Cải danh Sở QNBĐ 2 thành Sở QN Quản Trị số 5 (vẫn ở Cần-Thơ).
*Giải tán 2 chi nhánh Quân Nhu Vụ 2 và 4. Thành lập ĐĐ/Hành Chánh Quân Vụ cho mỗi Sở Quân Nhu Quản Trị.
*2.- Về tổ chức các cơ quan quản trị khác: chưa thay đổi.
GIAI ĐOẠN 4: (1/1958-11/1963) - Sát nhập các Sở QNQT về TN/HNK/BQP và thành lập ngành HCTC:
*1.- Cải tổ quan trọng này là chỉ thị của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và người thừa hành là ông Nguyễn Đình Cẩn, vị TGĐ đầu tiên của TN/HNK xứng đáng với danh xưng Tổng Nha tức là gồm có 3 Nha HC, NS, KT. (theo thư đề ngày 8/2/2000 viết từ Bruxells-Bỉ Quốc, vị TGĐ này tiết lộ: “khi vào trình diện để nhận việc, Cố Tổng Thống Diệm dạy chúng tôi: “Quân Đội ta đến nay được tổ chức theo khuôn khổ Quân Viễn Chinh Pháp, Hành Chánh, Quân Sự lẫn lộn quyển hành. Bộ TTM cũng như ở các đơn vị lớn, các quân nhân chỉ huy nắm trọn quyền hành chánh và quân sự rồi lắm khi vi phạm luật lệ. Kể từ nay, tôi muốn phân tách rõ ràng ranh giới giữa Hành Chánh và Quân Sự bằng cách giao trách nhiệm Hành Chánh cho một cơ quan phụ trách, hầu có thể giao được trọn vẹn phần đánh đuổi địch cho Quân Đội (ý kiến riêng: Cố Tổng Thống Diệm rất sáng suốt. Đúng là sau 11/1963, Bộ TTM tước hết quyền hành của TN/HNK.)
Thừa hành chỉ thị nêu trên, ngành Hành Chánh Tài Chánh được tổ chức như sau:
Ở cấp Trung Ương – (Tổng Nha Hành Ngân Kế (ở Sàigòn chung với BQP):
-TGĐ: ông Nguyễn Đình Cẩn.
-Phó TGĐ: ông Vĩnh Ca.
-CSV Văn phòng: ông Hoàng Anh Tài.
-GĐ Nha Hành Chánh: ông Nguyễn Văn Tích.
-CSV Sở Hành Chánh Tổng Quát Thiếu Tá Phạm Đỗ Thành.
-CSV Sở Pháp Chế Tố Tụng: Thiếu Tá Nguyễn Cúc.
-GĐ Nha Ngân Sách: Trung Tá Bùi Quý Cảo.
-CSV Sở Ngân Sách: Thiếu Tá Nguyễn Văn Hạp.
-CSV Sở Nghiên Cứu Thống Kê: Thiếu Tá Nguyễn Đình Tưu.
GĐ Nha Kế Toán: ông Nguyễn Văn Liễn.
-CSV Sở Mãi Ước: Thiếu Tá Ngô Quang Trinh.
-CSV Sở Thanh Toán và Chuẩn Chi: Đại Úy Hoàng Kim Hà.
*2.- Trường Hành Chánh Tài Chánh (trường Quân Chính đổi danh và từ Thủ-Đức dời về trại Nguyễn Trường Tộ - Hạnh Thông Tây - Gia Định)
Ở cấp địa phuơng: Các Sở QN Quản Trị đồng loạt cải danh thành Sở HCTC với số hiệu và tổ chức như cũ: Phòng HC, Phòng TC, Phòng LB, Ban KTLĐ, ĐĐHCQV.
Trong nhiệm kỳ TGĐ Nguyễn Đình Cẩn, có vài sự việc đáng ghi nhớ như sau:
Với tổ chức mới, phạm vi quyền hạn của TN/HNK quá rộng rãi. Các Nha Sở Tiếp Vận bị tước hết quyền hạn, nhất là về công tác mãi ước, chỉ còn có việc dự trù nhu cầu Ngân Sách, soạn thảo Điều Kiện Sách đâu thầu, kiểm nhận vật liệu,…còn các việc Chuẩn Y Kinh Phí, Tổ Chức Đấu Thầu, Ký Kết Khế Ước, Thanh Toán, Chuẩn Chi,… đều tập trung về Nha Kế Toán/HNK phụ trách. Theo nhận định của chính ông Nguyễn Đình Cẩn thì “việc cải tổ hoàn tất sau 6 tháng là thời gian kỷ lục vì đã gặp nhiều chống đối từ Bộ TTM đến các Nha Sở Tiếp Vận và cả Nha Đổng Lý Văn Phòng Bộ Trưởng, Phụ Tá Quốc Phòng. Ngoài ra, số nhân viên chuyển giao chưa tương hợp với nhiệm vụ chuyên môn mới nên guồng máy mới cần thêm 6 tháng nữa mới có thể chạy đều”.
Trong buổi đầu, phần vụ chính yếu Quản Trị Binh Đoàn, nghiên cứu, ban hành, sửa đổi, theo dõi kết quả thi hành các thể lệ về hành chánh, tài chánh, kế toán, ngân quỹ, lương bổng, phụ cấp, …và giám sát, kiểm tra hoạt động các Sở HCTC địa phương…chưa được chú trọng đúng mức vì trọn phần vụ này chỉ do một Ban chỉ có 2 SQ cấp Úy và 3 HSQ thuộc Phòng Nhân Viên Quân Dân Chính đảm trách (Phòng này coi về Quy Chế các Nhân Viên BQP). Mãi đến đầu năm 1960, Ban QTBĐ này mới được tách ra, đặt trực thuộc Sở HC Tổng Quát trong lúc chờ đợi sửa đổi Bảng Cấp Số Tổng Nha (đến năm 1965, trong nhiệm kỳ TGĐ Huỳnh Văn Đạo, Ban này trở thành Sở QTBĐ với 3 Phòng trực thuộc).
-Về mặt thi hành ngân sách, việc trả lương binh sỹ được “canh tân” hoàn toàn, không còn theo Pháp, cũng không theo Mỹ, tức là mỗi Đơn Vị Tự Trị không còn được ứng trước 2 tháng trữ ngân vào mỗi đầu năm rồi phải theo dõi thanh lý trước ngày 28 tháng 2 năm sau, khiến từ đầu năm, Ngân Sách Quốc Gia bị “kẹt” một ngân khoản khổng lồ. Theo thể lệ mới, vẫn được áp dụng đến tháng 4 năm 1975, các Đơn Vị được lập Sổ Lương binh Sỹ ngay từ đầu tháng, mang về Sở HCTC kiểm sổ rồi ký ngân phiếu để Đơn Vị có thể lãnh tiền ở Ngân Khố vào ngày 19 và phát lương cho binh sỹ từ ngày 20 tháng đó, tức là 10 ngày trước ngày cuối tháng…
-Về mặt QTBĐ, văn kiện pháp lý căn bản là Huấn Thị Tạm Thời số 01/QP, viết bằng Pháp ngữ, ban hành từ ngày 2 tháng 1 năm 1950 quy định Binh Đoàn Trưởng và Sỹ Quan Tế Mục Vụ (coi luôn quân số) hoàn toàn và trực tiếp chịu trách nhiệm về HC, ngân quỹ, kế toán,…của Binh Đoàn, kể cả việc duyệt ký Sổ Nhật Ký và tất cả các chứng từ kèm Phiếu Chi, Thu. Từ năm 1956, vì quân số gia tăng, Bộ TTM tập trung một số đơn vị về cấp Trung Đoàn nên đặt thêm chức vụ Sỹ Quan Phụ Tá HC để thay thế Trung Đoàn Trưởng trong việc điều hợp các phần hành quản trị HC, Quân Số, Tiếp Liệu, nhưng vẫn giữ nguyên trách nhiệm của BĐ Trưởng về mặt ngân quỹ.
Để bổ khuyết tình trạng vừa nêu, cuối năm 1961, một phái đoàn HNK đã du hành thực tập 3 tuần tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Hoa Kỳ để nghiên cứu về tổ chức, điều hành, nhân sự, hoạt động,…của Phòng Tài Chánh Sư Đoàn. Kết quả là chức vụ Sỹ Quan Tài Chánh được đặt ra để thay thế Binh Đoàn Trưởng trong việc điều hành cũng như hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chánh của Binh Đoàn. Tuy nhiên để sớm áp dụng từ giữa năm 1962, chỉ thị này được tạm thời ban hành bằng Sự Vụ Văn Thư.
Ý kiến riêng: Rất tiếc là việc nghiên cứu sửa đổi toàn diện Huấn Thị Tạm Thời 01/QP để tự ý ấn định quy chế tổ chức và điều hành ngành HCTC (kể cả việc ấn định Bảng Cấp Số cho từng cơ sở HCTC từ Trung Ương đến Địa Phương và Đơn Vị) theo chỉ thị của Cố Tổng Thống Diệm (tức là không bị Bộ TTM chi phối) đã không được xúc tiến kịp thời (cho đến 4/75 vẫn chưa hoàn tất) cho nên sau ngày 1/11/1963, viện cớ nhu cầu cấp thiết, Bộ TTM không tham khảo ý kiến của ngành mà tự ấn định Bảng Cấp Số của cơ cấu HCTC khi thành lập một thể loại Đơn Vị Tự Trị mới (như Khối Tài Chánh của Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Tiểu Khu, tùy loại A, B, C, D,…, Đại Đội Tài Chánh Sư Đoàn Nhẩy Dù, Ban Tài Chánh Bộ Tư Lệnh Hạm Đội,..).
Từ tháng 3/1962, ông Huỳnh Văn Đạo, nguyên Tổng Thư Ký Bộ Quốc Gia Giáo Dục, thay ông Nguyễn Đình Cần. Vào lúc đó Trung Tá Dương Hồng Tuân được cử làm Phó TGĐ, Thiếu Tá Trương Sĩ Giần, Chánh Sở Tổng Vụ (văn phòng cải danh), ông Nguyễn Đình Liễn Chánh Sở Pháp Chế Tố Tụng. Một thời gian sau, các GĐ Nha HC, KT, Chánh Sở NC Thống Kê cũng bị thay thế.
Từ đầu năm 1963, do áp lực của Nha Đổng Lý/BQP, phần hành Mãi Ước của Nha KT/HNK được tách ra để thành lập Nha Mãi Dịch, đặt trực thuộc BQP. Nhưng sau đó, Chánh Sở Mãi Ước Ngô Quang Trinh lại bị đổi về Trường HCTC. Công tác chuyển lập Nha Mãi Dịch lúc đầu do Đại Tá Phùng Ngọc Trưng đảm trách, kế tiếp giao lại cho Đại Tá Nguyễn Sùng, nguyên Phó Tổng Thanh Tra Quân Phí (sau ngày 1/11/1963, Nha MD trực thuộc Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/TTM rồi đổi danh thành Cục MD trực thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/TTM, và là Cục Tiếp Vận “ngoại lệ”, dính líu đến tiền bạc trong lúc các Cục Tiếp Vận khác đều thuần túy phụ trách vật liệu.
GIAI ĐOẠN V: (12/1963-4/1972) - Liên tục cải tổ theo thời cuộc:
*1.- Sau đảo chánh 1/11/1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn giữ chức Tổng Trưởng Quốc Phòng và nhờ TGĐ Huỳnh Văn Đạo kiêm nhiệm Đổng Lý Văn Phòng BQP, trong lúc chờ cử người chính thức, nên tổ chức HNK chưa có gì thay đổi. Nhưng từ ngày 1/3/1964, sau cuộc chỉnh lý 1/1964, Bộ TTM cải danh thành Bộ Tổng Tư Lệnh và phỏng theo tổ chức Bộ Tư Lệnh Lục Quân Mỹ, Bộ Tổng Tư Lệnh lập thêm phòng Tài Ngân, ngang hàng các phòng 1, 2, 3, 4, …để tự đảm trách các phần vụ chuyên môn dự trù ngân sách, quản trị binh đoàn, mãi ước cho toàn Quân Đội, tức là thu hẹp quyền hạn và nhiệm vụ TN/HNK như từ trước ngày 1/1/1958. Để lập phòng Tài Ngân, TN/HNK đã phải thuyên chuyển Trung Tá GĐ Nha TC Bùi Qúy Cảo, Thiếu Tá Chánh Sở Ngân Sách Nguyễn Văn Hạp, Thiếu Tá Chánh Sở NC Thống Kê Lê Văn Đệ và một số nhân viên khác về Bộ TTL. Nhưng tình trạng này chỉ kéo dài hơn 1 tháng thì Bộ TTL lại trở thành Bộ TTM như cũ. Tuy nhiên, phòng Tài Ngân vẫn được duy trì với Trưởng Phòng là Đại Tá Tạ Xuân Thuận và một số nhân viên tối thiểu để xét trình TMT/Liên Quân duyệt ký các hồ sơ mãi ước của Nha Mãi Dịch cho đến cuối năm 1964 mới giải tán (khi Nha MD trở thành Cục MD trực thuộc Tổng Cục Tiếp Vận/TTM.)
*2.- Từ ngày 1/3/1964, lại có thay đổi lớn trong tổ chức HCTC:
QLVNCH gồm thêm 2 lực lượng Bảo An và Dân Vệ, nguyên thuộc Bộ Nội Vụ, nay cải danh là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, chuyển qua BQP, tức là do TN/HNK quản trị về HCTC.
Hai cơ quan trung ương BQP là Nha Tổng Thanh Tra Quân Lực nay sát nhập Bộ TTM và Nha Tổng Thanh Tra Quân Phí TN/HNK (tức là có mâu thuẫn, vì vừa chi tiêu vừa kiểm soát). Nhân dịp này, từ 1/4/1964, ở cấp Trung Ương, TN/HNK đổi danh là Tổng Nha Tài Chánh và Thanh Tra Quân Phí và cải tổ như sau:
-Văn phòng TGĐ: ông Huỳnh Văn Đạo.
-VP/Phó TGĐ: Trung Tá Dương Hồng Tuân.
-Sở Tổng Vụ: Thiếu Tá Trương Sĩ Giần.
-Nha Hành Chánh: GĐ Trung Tá Phạm Đỗ Thành.
-Sở Hành Chánh Tổng Quát: Chánh Sở -Trung Tá Thành, kiêm nhiệm.
-Sở Tố Tụng: Thiếu Tá Nguyễn Quốc Dy.
-Nha Tài Chánh: Trung Tá Bùi Quý Cảo.
-Sở Ngân Sách: Thiếu Tá Nguyễn Văn Hạp.
-Sở Kế Toán: (không nhớ là ai?)
-Nha Thanh Tra Quân Phí: Trung Tá Đỗ Tùng (trụ sở ở Tổng Nha TTQP cũ).
-Sở Thanh Tra Binh Đoàn: Thiếu Tá Nguyễn Văn Phiên.
-Sở Thanh Tra Cơ Cấu Tiếp Vận: Thiếu Tá Nguyễn Văn Chiên.
-Sở Thanh Tra Địa Phương Quân và Nghĩa Quân: Thiếu Tá Nguyễn Mạnh Đĩnh.
-Sở Hậu Kiểm: Thiếu Tá Lê Văn Nam.
Ở cấp Địa Phương, tổ chức Sở HCTC không thay đổi, chỉ được bổ sung nhân số (lấy ở Sở Tài Chánh Tổng Nha Bảo An và Dân Vệ cũ) để quản trị thêm các Đại Đội HC Tiếp Vận Bảo An và Dân Vệ (sau đổi danh là Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Tiểu Khu).
*3.- Từ cuối năm 1964, vì chiến trường sôi động, Sư Đoàn 25 Bộ Binh từ Quảng Ngãi được di chuyển về QK3 và Sư Đoàn 9 BB từ Bình Định di chuyển về QK4. Để chia sẻ gánh nặng cho 2 Sở HCTC 1 và 5, Sở HCTC 7 được thành lập từ 1/4/1965 với Chánh Sở đầu tiên là Thiếu Tá Lê Văn Nam. Sở HCTC 7 đồn trú tại trụ sở Nha TTQP ở Sàigòn cho đến đầu năm 1966 mới dời về Mỹ-Tho.
Nhân dịp này, TN/TCTT lập thêm Sở Nghiên Cứu Huấn Luyện với Chánh Sở là Thiếu Tá Nguyễn Mạnh Đĩnh, đồng thời đổi danh Sở Tố Tụng thành Sở Hành Chánh Tố Tụng và Sở HCTQ thành Sở Quản Trị Binh Đoàn với Chánh Sở là Thiếu Tá Nguyễn Văn Phiên.
*4.- Từ ngày 1/8/1965, Trung Tá Dương Hồng Tuân rời chức vụ Phó TGĐ vì được bổ nhiệm Phụ Tá Hành Chánh Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (ngang hàng Thứ Trưởng). Trung Tá Bùi Quý Cảo được thăng chức Phó TGĐ/TCTT, và Trung Tá Bửu Trang đảm nhiệm chức Giám Đốc Nha NS/TCTT.
*5.- Đầu năm 1966, vì lộ trình liên lạc từ Qui-Nhơn về Sở HCTC số 2 ở Đà-Nẵng, hay Sở HCTC số 3 ở Ban Mê Thuột, hay Sở HCTC số 4 ở Nha-Trang đều xa xôi và nguy hiểm, Sở HCTC số 8 được thành lập tại Qui-Nhơn với Chánh Sở đầu tiên là Trung Tá Lê Thiện Giáo để quản trị các đơn vị chủ lực quân Sư Đoàn 22 Bộ Binh, BCH Tiếp Vận 5, Căn Cứ Không Quân Phù Cát và đặc biệt là quân số ĐPQ và NQ đông nhất toàn quốc.
*6.- Từ ngày 1/4/1967, thi hành Sắc Lệnh Tài Chánh mới, Trung Tâm Chuẩn Chi BQP được thành lập với Giám Đốc đầu tiên là Trung Tá Nguyễn Văn Kim và gồm có 2 Sở:
Sở Kiểm Soát với Chánh Sở là Thiếu Tá Trần Ngọc Hưng.
Sở Chuẩn Chi với Chánh Sở là Thiếu Tá Phan Văn Nương.
Trung tâm này trực thuộc TN/TCTT, ở cùng trụ sở và có nhiệm vụ thay thế Nha Kiểm Soát Ước Chi (thuộc Bộ Tài Chánh và Chuẩn Chi Viên (thuộc BQP) để kiểm soát, ước chi, chuẩn chi,… tất cả mọi hồ sơ thuộc chi phí quốc phòng do các Nha, Sở, Cục, cơ quan Trung Ương,… chuyển đến.
*7.- Từ ngày 1/9/1968, ông Huỳnh Văn Đạo, vị Trưởng Ngành HCTC thâm niên nhất, rời chức TGĐ/TCTT vì được bổ nhiệm Tổng Trưởng Phủ Thủ Tướng (sau 2 lần được đề cử làm Tổng Trưởng Bộ Tài Chánh, lần đầu năm 1964, chưa bàn giao xong thì Thủ Tướng Nguyễn Khánh bị lật đổ, lần hai năm 1965, còn đang chờ bàn giao thì Thủ Tướng Phan Huy Quát đột ngột từ chức), Đại Tá Bùi Quý Cảo được cử Xử Lý Thường Vụ, rồi vài tháng sau đươc Quyền TGĐ.
*8.- Từ ngày 1/1/1968, ngành HCTC đảm trách một nhiệm vụ “ngoại lệ” là thành lập và điều hành Quỹ Tiết Kiệm và Tương Trợ Quân Nhân, gọi tắt là Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội vì TGĐ/TCTT là Tổng Thư Ký của Quỹ. Theo chỉ thị của Hội Đồng Quản Trị Quỹ, khi phát lương hàng tháng, SQ Tài Chánh các đơn vị tự động khấu trừ 100 đồng vào tiền lương mỗi Chủ Lực Quân và Địa Phương Quân, rồi tập trung chuyển về ĐĐHCQV/6. Sau đó, số tiền này được ký thác vào Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín để sinh lời hay được sử dụng để thành lập và yểm trợ tài chánh cho một số cơ sở hoạt động về kinh tế, kỹ nghệ, thương mại, như Kỹ Thương Ngân Hàng, Kỹ Thương Bảo Hiểm Công Ty, Việt-Nam Vận Tải Công Ty, Việt-Nam Kiến Tạo Công Ty, Sản Xuất Thực Phẩm Công Ty, cũng như tham gia đầu tư hay mua cổ phần những cơ sở quốc doanh như Công Ty Thủy Tinh, Công Ty Giấy Đồng Nai, Xưởng Cưa Tân Mai, Xưởng Dệt Sicovina,…Ngoài ra Quỹ này cũng gọi thầu xây cất một cao ốc 14 từng tại Đại Lộ Nguyễn Huệ Sàigòn trị giá hơn 800 triệu (thời giá giữa 1972) dùng làm trụ sở Kỹ Thương Ngân Hàng và các công ty thống thuộc.
Trên bình diện kinh tế và xã hội, với nhiều phương tiện thuận lợi và có sẵn thị trường tiêu thụ độ 5 triệu người (1 triệu 100 ngàn binh sỹ cộng với 250 ngàn công chức và gia đình), các cơ sở kinh doanh thuộc Quỹ đã áp đảo thị trường nên giới kinh doanh dân sự tìm đủ cách, kể cả vận động phía Mỹ để dẹp bở Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội.
Đến đầu năm 1972, một số báo chí dân sự và quân đội công khai tố cáo Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội đã bị lạm dụng, sử dụng sai mục tiêu, có nhiều điều mờ ám, …, và phía Mỹ cũng lên tiếng không được khấu trừ tiền lương viện trợ để thực hiện kế hoạch tự túc phát triển kinh tế. Để xoa dịu dư luận, Phủ Tổng Thống ra lệnh cho Quỹ TKQĐ tạm ngưng hoạt động từ 1/4/1972 đồng thời cũng ngưng chức những nhân sự liên quan, chờ Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt do Phó Tổng Thống Trần Văn Hương cầm đầu mở cuộc điều tra những lời tố cáo về Quỹ TKQĐ. Sau đó, kết quả điều tra không tìm ra vi phạm quan trọng nào nên những giới chức liên hệ chỉ bị khiển phạt về hành chánh, nhưng Quỹ TKQĐ cũng bị buộc phải giải tán từ 1/7/1972. Mỗi quân nhân còn tại ngũ, đã giải ngũ hay gia đình tử sỹ đều được hoàn trả đầy đủ những số tiền đã đóng góp, công thêm 10% tiền lời. Dù sao, vụ Quỹ TKQĐ cũng ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành HCTC.
*9.- Sau trận “Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân” của Việt Cộng, hai Quân Chủng Không Quân và Hải Quân gia tăng nhân số đáng kể nên nhu cầu thành lập một Sở HCTC cho mỗi Quân Chủng đó tỏ ra thiết yếu. Tuy nhiên, chỉ các đơn vị Không Quân (KQ) có thể sử dụng máy bay làm phương tiện liên lạc nhanh chóng nên từ 1/1/1969, Sở HCTC số 9 được thành lập tại Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhất, Sàigòn, với Chánh Sở đầu tiên là Không Quân Trung Tá Lục Phương Phước, để quản trị HC các đơn vị KQ trên toàn quốc. Riêng các đơn vị Hải Quân (HQ), vì thiếu phương tiện liên lạc thích hợp, và tùy nơi đồn trú, vẫn tiếp tục thuộc quyền quản trị của Sở HCTC địa phương sở tại.
*10.- Từ ngày 1/4/1972, như đã nói ở trên, vì vụ Quỹ TKQĐ, có thay đổi lớn về nhân sự ngành HCTC. Ông Châu Kim Nhân, nguyên TGĐ Cơ Quan Mãi Dịch Trung Ương Phủ Thủ Tướng về nhậm chức TGĐ/TCTT thay Đại Tá Bùi Quý Cảo. Ông Vương Quốc Quả từ Tổng Nha Thuế Vụ về giữ chức GĐ Nha TTQP. Trung Tá Đinh Văn Tân từ TN/TCTT nhậm chức Chánh Sở HCTC số 6 thay Trung Tá Nguyễn Văn Chiên rồi bàn giao liền cho Trung Tá Nguyễn Văn Phiên (về từ Sở HCTC số 5 để nhận chức Chánh Sở HCTC số 1, thay Đại Tá Phan Đăng Hán.
*11.- Từ ngày 1/1/1973, áp dụng kỹ thuật điện toán hiện đại, Trung Tâm Điện Toán (TTĐT) BQP được thành lập và trang bị máy IBM 360-40 để lập sổ lương cho tất cả các đơn vị trên toàn quốc bằng máy điện toán. Mỗi đơn vị khỏi phải tự đánh máy sổ lương như trước mà chỉ giao nộp các chứng từ thay đổi tình trạng lương bổng của quân nhân trực thuộc để Sở HCTC kiểm duyệt rồi lần lượt chuyển tiếp về TTĐT hầu kịp thời hoàn tất Sổ Lương Điện Toán, trước ngày 20 của tháng. Chỉ một số ít SQTC luân phiên về TTĐT để nhận lãnh tất cả Sổ Lương mang về Sở HCTC để Chánh Sở xét ký ngân phiếu số tiền lương tháng đó rồi giao lại cho SQTC mang đến Ngân Khố lãnh tiền về phát cho binh sỹ của đơn vị.
*12.- Cũng từ ngày 1/1/1973, có thể là nhờ thanh danh và uy tín của TGĐ Châu Kim Nhân, ngành HCTC đã âm thầm cứu nguy cho QLVNCH mà công lao không được biết đến. Theo Hiệp Định Paris 27/1/1973, (mà nội dung đã được biết từ nhiều tháng trước), Chánh Phủ Mỹ phải ngưng viện trợ tiền lương cho binh sỹ VNCH từ ngày thi hành Hiệp Định Paris. Ngoài ra chính giới và báo chí Mỹ luôn tỏ ra hoài nghi và nặng lời chỉ trích tệ nạn “lính ma, lính kiểng” mà họ cho là thường trực và trầm trọng ở các đơn vị QLVNCH. Theo yêu cầu của Mỹ, để tiếp tục nhận viện trợ tiền lương binh sỹ (mỗi năm hơn 350 tỷ đồng VN), TN/TCTT từ cuối năm 1972 đã nghiên cứu các cách thức chứng minh sự hiện diện của binh sỹ để xin BQP triệu tập một buổi họp cao cấp Việt Mỹ gồm đại diện Tòa Đại Sứ Mỹ, cơ quan USAID, USOM, DAO, Văn Phòng US Audit tại Đông Nam Á cũng như VP/TMT Bộ TTM, Phòng 1, Phòng Tổng Quản Trị, Trung Tâm Khai Thác An Bài Điện Tử TTM (TTKTABĐT/TTM),… chuyên viên TCTT trình bầy dự án điều hợp Quân Số Tại Hàng với Quân Số Hưởng Lương. Kết quả là Hội Nghị chấp nhận toàn bộ phương án do TN/TCTT đề nghị. Liền đó, Ủy Ban Điều Hợp Quân Số Tại Hàng và Quân Số Hưởng Lương BQP được thành lập do GĐ Nha TTQP/TCTT làm Chủ Tịch và gồm Đại Diện và Cố Vấn Mỹ, Phòng 1, Phòng TQT/TTM, TTKTABĐT/TTM, một Chánh Sở TTQP, Chánh Sở Hậu Kiểm, Chánh Sở HCTC số 6 và Cố Vấn Mỹ TN/TCTT.
Ủy Ban này đã lần lượt đến mỗi Sở HCTC địa phương để thuyết trình và kiểm tra tại chỗ công tác điều hợp những sai biệt giữa Quân Số Hưởng Lương và Quân Số Quản Trị của hai Ban Tài Chánh và Tổng Quản Trị các đơn vị sở tại. Kết quả kiểm tra tại chỗ cũng được Cố Vấn Mỹ ghi chú để làm báo cáo đính kèm Bảng Tổng Kết Quân Số Hưởng Lương trong tháng của các Sở HCTC rồi chuyển theo hệ thống phía Mỹ về chức quyền hữu trách liên quan.
Kết luận, có thể một phần nhờ vào hoạt động của UBĐHQS/BQP, cho đến ngày 30/4/1975, binh sỹ vẫn được lãnh lương đầy đủ và QLVNCH đã phải tan hàng vì nguồn viện trợ tiền bạc và vật dụng chiến tranh không còn được viện trợ nữa.
*13.- Từ giữa năm 1973, theo sáng kiến và đề nghị của TGĐ Châu Kim Nhân, Nha TTQP/TCTT đã phối hợp với Nha TTTQL/TTM nhờ cơ quan DAO và US Army Audit Office Southeast Asia tổ chức ở Thư Viện Mỹ Sàigòn nhiều khóa huấn luyện phương thức thanh tra (audit) “hiệu năng” cho một số Sỹ Quan TTTQL, Sỹ Quan Tổng Quản Trị và Sỹ Quan Thanh Tra Quân Phí. Sau đó nhiều đoàn thanh tra tổng hợp TTM/TCTT đã đến thanh tra các đơn vị theo thể thức audit mới này.
*14.- Từ ngày 1/10/1973, TGĐ Châu Kim Nhân được thăng chức Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng (thực tế là Tổng Trưởng, vì chức vụ này do Đại Tướng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm kiêm nhiệm). Đại Tá Phó TGĐ Phạm Đỗ Thành được cử Quyền TGĐ, sau đó Đại Tá Thành đắc cử Thượng Nghị Sỹ, thì phải đáo nhậm Quốc Hội nên Đại Tá Đồng Hóa Nguyễn Văn Hạp, người thâm niên cao nhất, được cử Xử Lý Thường Vụ/TGĐ cho đến đầu năm 1974, mới bàn giao chức vụ cho người được chính thức bổ nhiệm là ông Nguyễn Văn Sơn, nguyên Phó Tổng Thư Ký Bộ Tài Chánh và ông Nguyễn Văn Sơn là vị Trưởng Ngành Hành Chánh Tài Chánh Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hòa cuối cùng của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.
GIAI ĐOẠN 6 “TAN HÀNG” – 01/1975 - 04/1975
Động từ “Tan Hàng” bao gồm ý nghĩa tan biến luôn, không còn trách nhiệm, không cần truy cứu và thanh lý, không còn hiện diện, tức là trái với thể lệ Quản Trị Binh Đoàn-nghĩa là mỗi khi đơn vị giản tán, cần thành lập cơ quan thanh toán:
*1.- Khối Tài Chánh Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Tiểu Khu - mở đầu sự sụp đổ ở cấp Binh Đoàn: Tiểu Khu Phước Long nằm sát biên giới Việt Miên và thuộc lãnh thổ Quân Khu 3 và thuộc quản hạt của Sở HCTC 1. Từ đầu tháng 12/1974, để thăm dò phản ứng phía Mỹ, Việt Cộng bao vây và pháo kích vào Phước Long một cách liên tục nặng nề; như trận VC xâm chiếm Bình Long hồi mùa hè đỏ lửa 1972.
Năm 1975, Tết Ất Mão rơi vào cuối tháng 1/1975, nên tiền mượn Tết 4 ngàn được phát chung với lương 01/1975, đồng đều cho tất cả quân nhân hiện diện. Ngoài ra, vì tình hình chiến sự trầm trọng, Ty Ngân Khố Phước Long được lệnh ngưng hoạt động và chuẩn bị di tản, nên SQTC Tiểu Khu Phước Long Đại Úy Phan Xuân Thanh Quang phải về Tổng Nha Ngân Khố Sàigòn nhận lãnh hơn 200 triệu đồng tiền mặt (đựng trong 8 bao bố loại sac marin) và trở về Phước Long bằng nguyên một chuyến phi cơ trực thăng để khỏi phải “xé lẻ” cho mỗi nhân viên hộ tống mỗi người một bao tiền và gửi theo bất cứ phi vũ nào dư chỗ trống. Trước khó khăn nêu trên và nghĩ tình quen biết cũ (tác giả nguyên là Chánh Sở HCTC 1) vào trung tuần tháng Giêng 1975, Đại Úy Quang đến gặp tác giả (đang là Giám Đốc Nha HCPC/Tổng Nha), để xin tạm hoãn ngày về, chờ xem Phước Long có bị mất hay không? Theo lời Đại Úy Quang, tiền mang về cũng chỉ có thể phát được cho một số nhỏ quân nhân thuộc Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, còn các tiền đồn và quận lỵ trực thuộc đều bị hoàn toàn cô lập, tất cả binh sỹ đều lo chiến đấu để bảo toàn mạng sống, nên các Phát Hướng Viên không thể nào đến phát lương tại chỗ được.
Sau khi thỉnh ý Ông Tổng Giám Đốc, Đại Tá Phiên nhận thấy giải pháp hay nhất để có thể “wait and see” là không có nguyên chuyến phi cơ trực thăng để Ban Tài Chánh và nhân viên hộ tống chở tiền về Phước Long. Tuy nhiên khi Đại Tá Phiên trực tiếp liên lạc với vị Tham Mưu Trưởng Quân Khu 3, để hỏi thăm về tình hình chiến sự Phước Long, thì Chuẩn Tướng L.T.T. lại cho biết là tình thế có thể nguy hiểm, nhưng để giữ vững tinh thần chiến đấu của binh sỹ, tiền lương và tiền mượn Tết cần được phát trước ngày 20/01/1975. Vì vậy, Bộ Tư Lệnh QĐ3 sẵn sàng dành cho Ban Tài Chánh (BTC) Phước Long một chuyến phi cơ trực thăng vào bất cứ lúc nào để mang tiền về Phước Long, còn việc hộ tống phát lương sẽ do Tiểu Khu Trưởng sở tại lo liệu.
Như thế là Đại Tá Phiên đành phải vừa an ủi vừa khích lệ Đại Úy Quang “lên đường” trở về đơn vị “càng sớm càng tốt”.
Sau đó thực tế xẩy ra đúng như lời Đại Úy Quang tiên liệu. Tiền mang về đến đơn vị thì Ty Ngân Khố Phước Long đã di tản. BTC chỉ phát được lương cho số quân nhân ở Tiểu Khu (và phát lương ở dưới hầm trú ẩn) rồi theo lệnh của Tiểu Khu Trưởng, các SQTC, Sỹ Quan Thủ Quỹ (SQTQ), Phát Hướng Viên, Kế Toán Trưởng của khối Tài Chánh và cả một số Sỹ Quan của Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận chia nhau mỗi người lãnh giữ vài triệu đồng. Quả thực VC tấn công liền đêm đó theo chiến thuật cố hữu “tiền pháo hậu xung”, BCH/Tiểu Khu bị tràn ngập, mạnh người nào người ấy tự tìm đường thoát thân. Kết cục Đại Tá N.T.T., Tiểu Khu Trưởng tử trận, Tiểu Khu Phó, Tham Mưu Trưởng, v.v… bị trọng thương và bị bắt, thiệt hại kể như toàn diên.
Riêng về khối Tài Chánh, Đại Úy Quang chạy vào rừng và mất tích ở đó, SQTQ Địa Phương Quân (Trung Úy N.V.S.) cũng chạy vào rừng, ban đêm lần mò đi, ban ngày trú ẩn trong bụi rậm, nhịn đói, nhịn khát 10 ngày sau mới về đến Sàigòn. SQTQ Nghĩa Quân (Thiếu Úy T.V.T.) cũng trốn thoát trong cảnh “thập tử nhât sinh”, cuối cùng còn sống và về đến Sàigòn. Tất nhiên, mọi số tiền giao giữ đều bị mất hết, và mọi sự truy cứu đều đượng nhiên vô ích.
Riêng về Đại Úy Quang thì đến khoảng tháng 03/1975 vợ đương sự vào gặp Đại Tá Phiên (không phải để “bắt đền” vì đã khích lệ và can thiệp có phi cơ để đương sự trở về đơn vị) mà để báo tin là đã có mượn người do la tin tức và vào rừng tìm kiếm thì không thấy xác, nên hy vọng là Đại Úy Quang bị VC bắt sống, để xin Đại Tá Phiên quan tâm lưu ý khi nào có cơ hội trao đổi tù binh, thì nhớ cứu giúp Đại Úy Quang.
Sau đó tình hình xẩy ra dồn dập, ĐT Phiên quên bẵng chuyện Đ/U Quang, cho đến đầu tháng 7/1976, khi bị đưa ra miền Bắc “học tập cải tạo”, và đang cuốc cỏ, nới rộng một con đường mòn, thì có một toán tù cải tạo đi ngang qua. Bất ngờ, một người tù trung niên, râu ria bạc trắng, đã đi qua mặt ĐT Phiên, rồi chợt dừng lại, cách độ 3 thước, lớn tiếng hỏi rằng: “có phải anh là ĐT Phiên không? Em là Quang SQTC/Phước Long bị bắt đưa ra đây được một năm rồi”. ĐT Phiên chưa kịp trả lời, thì tên quản giáo VC đã chạy tới và nạt Đ/U Quang: “sao Anh dám liên hệ linh tinh với người trại khác? Đi cho mau”. Tối đó, khi bị buộc viết bản tự kiểm điểm về vị phạm: “liên hệ với nhân viên cũ”, tôi mạnh dạn trả lời rằng:”Cho tới sáng nay, tôi vẫn tưởng Đ/U Quang chết từ đầu năm 1975 trong rừng già Phước Long, tôi hoàn toàn không ngờ Anh ấy còn sống và cải tạo tại đây, cũng như không biết là Anh ấy sẽ đi ngang qua nơi tôi lao động. Tôi cũng chưa nhìn ra Anh ấy và chưa nói với Anh ấy tiếng nào thì tôi đâu có vi phạm bất cứ điều gì!”.
Sau khi được trả tự do từ Miền Bắc vào năm 1978, với tư cách tù binh, Đ/U Quang đã vượt biên vào đầu thập niên 1980, và định cư tại Tiểu Bang Maryland (MD). Đến giữa năm 1994, khi đến thăm người em ở MD, ĐT Phiên đã gặp lại Đ/U Quang và sau khi “tay bắt mặt mừng” ĐT Phiên đã nói đùa: “Trước 1975, tụi mình là dân Việt miền Nam, thật không thể nào ngờ đã gặp nhau tại Miền Bắc, rồi 20 năm sau, tôi định cư ở Miền Tây nước Mỹ, cũng không ngờ lại được gặp anh tại Miền Đông Tây Hoa Kỳ. Vây hy vọng rằng trong tương lai chúng ta sẽ không gặp nhau lần thứ ba tại Nga Sô hay Trung Cộng!”
Hiện nay, tiếp nối tình nghĩa HCTC, Đ/U Quang là “giây liên lạc” (và cũng là xe chuyên chở) trong các dịp họp mặt của Anh Em HCTC vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn như vị Trưởng Ngành Châu Kim Ngân; Nguyễn Văn Chiên (MD); Trần Minh Niên (MD, chết 3/2006); Lục Phương Phước (MD, chết 01/2006); Đào Trần Lân (VA); Nguyễn Văn Lưu (VA); Lê Văn Lập (MD); Huỳnh Trung Sang (MD); Lê Minh Quang, v.v…
Đến 2/1975, tiểu khu Quảng Đức bị VC tràn ngập, khối TC Trung Tâm này tập trung về Sở HCTC 3 tại Ban Mê Thuột (BMT) nhưng chưa truy cứu xong để báo cáo về Tổng Nha những sự thiệt hại về người và của, thì chính Sở HCTC 3 cũng bị “xóa sổ” từ sáng ngày 10/03/1975.
*2.- Sở HCTC 3 lâm nạn thê thảm ngày 10/03/1975:
Sở HCTC 3 mở đầu cuộc sụp đổ của ngành ở cấp địa phương, trong tình trạng hiểm nguy, bất cập mà 8 Sở HCTC khác may mắn không phải trải qua.
Sở HCTC 3 là hậu thân của Nha Quân Nhu Đệ Tứ Quân Khu (1954-1957), đồn trú tại Thị Xã Ban Mê Thuột, trong khu vực quân sự vốn bị thiệt thòi về mặt đời sống xã hội (xứ “buồn muôn thuở”, vùng đất đỏ lầy lội vào mùa mưa, thời tiết khắc nghiệt, tiện nghi vật chất thiếu thốn…nếu so sánh với những thị tứ khác, như Sàigòn, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng; cũng như là nơi nguy hiểm về mặt chiến thuật; như dễ bị cô lập, thường bị VC pháo kích…).
Trong trận VC tấn công Tết Mậu Thân 1968, trụ sở Số 3 đã bị VC chiếm đóng vài ngày và Thiếu Tá Chánh Sở N. Đ. H. phải nằm im trên nóc nhà (attic), may là không bị địch phát hiện.
Trở lại thời điểm năm 1975, vào giữa đêm 9 rạng sáng ngày 10/03/1075, VC bất ngờ pháo kích nặng nề vào thị xã, rồi xe tăng VC tấn công tràn ngập khu vực quân sự, nơi đó có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu, Bộ Tự Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Sở HCTC 3. Không quân VNCH lại bỏ bom lầm vào Trung Tâm Hành Quân, nên hệ thống liên lạc toàn Quân Vụ Thị Trấn bị gián đoạn, mọi người mạnh ai nấy chạy, phần lớn băng rừng về hướng Nha Trang hay Đàlạt.
Chánh Sở HCTC 3 là Trung Tá Phạm Đình Thế, nhà ở khu cư xá Sỹ Quan cao cấp, khi nghe báo động, vội mặc quân phục, trang bị súng lục, định vào trụ sở Sở, nhưng không vào Sở được vì thấy xe tăng VC án ngữ khắp nơi, đành trở về nhà thúc giục vợ con tìm đường trốn thoát. Phụ tá Chánh Sở, Thiếu Tá Nguyễn Quang Cận, đang trực tại Sở vội hô hào nhân viên leo rào chạy trốn.
Vào lúc đó Sở 3 quản trị gần 30 đơn vị tự trị thuộc Quân Đoàn 2 (Bộ Tư Lệnh đóng ở Pleiku) Sư Đoàn 23 (ở Ban Mê Thuột), các đơn vị Lãnh Thổ Tiếp Vận, và Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc Tiểu Khu Darlac. Hay tin thảm trạng nêu trên và xét không thể tái lập Sở HCTC 3, ngày 13/03/1975, Tổng Nha chỉ định Sở HCTC 4 ở Nha Trang chuẩn bị tiếp quản các Ban Tài Chánh cho những đơn vị nguyên thuộc Sở HCTC 3. Đồng thời cho phép Sở HCTC 4 trả lương khoán (chỉ theo lời khai về cấp bậc, chức vụ và gia cảnh) cho những quân nhân nào trở về trình diện.
Công tác tiếp nhận và kiểm kê quân số Ban Mê Thuột chạy thoát vừa mới bắt đầu, thì ngày 17/03/1975 tình thế càng thêm hỗn loạn với tin “sửng sốt” là Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 và toàn thể các Đơn Vị Chủ Lực Quân trực thuộc, đồn trú tại 3 Tiểu Khu Pleiku, Kontum và Phú Bổn đã lên đường rút về Thị Xã Tuy Hòa, thuộc Tiểu Khu Phú Yên, bằng Liên Tỉnh Lộ 7B (LTL7B). LTL7B đã bỏ hoang từ lâu và chưa được sửa sang.
Theo chỉ thị của Bộ Quốc Phòng (BQP) (mà cũng là của Phủ Thủ Tướng, vì Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Chánh Phủ kiêm nhiệm Tổng Trưởng Quốc Phòng), là phải kịp thời trả lương tháng 3/1975 (theo thông lệ là từ ngày 20/03/1975) cho tất cả binh sỹ ngay khi họ về đến miền Duyên Hải. Tổng Nha đã can thiệp để Tổng Ngân Khố áp tải một tỷ đồng cho Ty Ngân Khố Nha Trang, bằng phi cơ quân sự do Bộ TTM cung cấp (vì Hàng Không Việt-Nam từ chối, viện cớ tình hình sôi động) bên Không Quân và Quân Trấn Nha Trang phải đảm trách an ninh và hộ tống số bạc khổng lồ một tỷ này một cách an toàn từ phi trường về giao cho Ty Ngân Khố Nha Trang. Số tiền một tỷ đồng này gồm có: 500 triệu tiền lương cho binh sỹ các đơn vị thuộc quận hạt Sở HCTC 4, đủ mặt các Quân Trường lớn (Trường Võ Bị Quốc Gia, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Trung Tâm Huấn Luyện (TTHL) Không Quân, TTHL Hải Quân, Trường Hạ Sỹ Quan Đồng Đế, TTHL Quốc Gia Lam Sơn, TTHL Biệt Động Quân, Trường Pháo Binh Dục Mỹ, v.v…) 350 triệu tiền lương cho các đơn vị thuộc quản hạt Sở HCTC 3, và 150 triệu cho bên dân sự.
Tuy nhiên trên thực tế, cuộc lui binh theo đường LTL7B từ Kontum/Pleiku/Phú Bổn về Tuy Hòa đã gặp rất nhiều trở ngại, cũng như phải giao tranh với VC, nên sự thiệt hại và chậm trễ vượt xa mọi dự liệu. Hơn nữa, nếu còn sống sót, phần lớn binh sỹ đều lo di chuyển về Nam cho được an toàn, rồi sẽ lãnh lương tháng 3/1975 sau. Một số binh sỹ thuộc quản hạt Sở HCTC 4 cũng bị ảnh hưởng tâm lý “ưu tiên bảo tồn mạng sống cho mình và gia đình mình” nên không chờ lãnh lương tháng 3/1975 mà lo di tản trước với gia đình. Về bên dân sự, số công chức, cảnh sát, nhân viên dân chính cũng lo “chuồn cho lẹ” nên từ ngày 24/03/1975, Tổng Ngân Khố Sàigòn yêu cầu Tổng Nha cho phi cơ quân sư đến Nha Trang “chở giùm về Sàigòn”. Số tiền độ 500 triệu không còn cần thiết. Đền lúc này, nhu cầu di tản quân nhân và gia đình rất là khẩn thiết (máy bay xuống là mọi người tràn lên, không ngăn cản nổi). Hậu quả là vào những ngày cuối tháng 3/1975, trước khi thị xã Nha Trang bị “bỏ ngỏ”, chờ VC vào thì “quân ta” mặc tình chia nhau cướp giựt hàng trăm triệu đồng còn giữ lại tại Kho Bạc Nha Trang trong lúc theo Biên Bản của Ty Ngân Khố, hầu hết tiền mặt đều đã được thiêu hủy kịp thời, theo lệnh của Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Khánh Hòa, và với sự chứng kiến của đại diện thẩm quyền các cơ quan liên hệ.
Trở lại tình hình Sở HCTC 3, không rõ Thiếu Tá Ng.Q.C. phụ tá Chánh Sở 3 có về trình diện Ông Tổng Giám Đốc (TGĐ) để tường trình thiệt hại về người sau ngày 11/03/1975, và kết quả tập trung công tác quản trị các đơn vị về Sở HCTC 4. Tác giả chỉ biết là đến đầu tháng 4/1975, chị Phạm Đình Thế dắt con trai độ 6, 7 tuổi vào Tổng Nha gặp ĐT Phiên và thuật lại rằng: “Độ 2 giờ sáng hôm 11/03/1975, ảnh trở về nhà, nói VC sẽ tràn vào thị xã, bây giờ mình phải chạy trốn liền. Tụi em băng đồng vào rừng, nhắm về hướng biển. Dọc đường trốn chạy, tụi em có gặp nhiều toán khác, nhưng mạnh ai nấy chạy, không dám nhập chung, dễ bị phát giác. Trời vừa rạng sáng trong rừng tụi em đang tìm nơi kín đáo trú ẩn, thì một toán VC độ 4, 5 đứa trờ tới, quát bảo anh Thế đứng úp mặt vào gốc cây. Anh Thế vừa dang tay ôm thân cây gần đó, thì có lẽ thấy anh Thế mặc quân phục, một tên VC liền bắn 3, 4 phát súng AK vào lưng. Anh Thế gục xuống chết liền tại chỗ, không nói được một tiếng nào. Sau khi bước tới đá 2, 3 cái vào xác anh Thế, một tên VC cúi xuống rút khẩu súng lục ở thắt lưng, rồi bỏ đi, cũng không nói tiếng nào. Em nhìn chung quanh không thấy ai hết, có lẽ nghe tiếng súng nổ, các toán khác tìm nơi kín đáo ẩn núp cả rồi. Em bảo các cháu nín khóc, rồi cùng 2 con lớn khiêng xác anh Thế đến một chỗ trũng, cạnh một gốc cây to, rồm gom lá cây rừng phủ đầy thi thể anh Thế. Tụi em quỳ lạy và khấn vái với lời hứa thế nào cũng trở lại tìm kiếm và chôn anh tử tế. Em xin ngưng vì nếu kể tiếp thì dài dòng lằm. Em sẽ tổ chức lễ phát tang anh Thế vào 1 giờ trưa ngày ___/4/1975 tại Chùa…ở góc đường Công Lý và Trương Tấn Bửu, vậy xin kính mời Đại Tá, Ông TGĐ và Quý Vị Chỉ Huy và nhân viên ở Tổng Nha và hai Sở 1, 6, Trường HCTC ai có quen biết thì đến tham dự, cho vong hồn anh Thể được an ủi. Ngoài ra, Đại Tá cũng nói để giúp em lãnh các khoản tiền trợ cấp, v.v…” Sau khi nghe tôi tường trình vắn tắt (từ đây tác giả dùng chữ “tôi” cho ngắn gọn hay dùng anh Nguyễn Văn Phiên, NVP) Ông TGĐ có tiếp kiến và an ủi chị Thế, cũng như đến ngày đã định, Ông TGĐ và độ 30 nhân viên ở Sàigòn đã đến dự lễ phát tang. Theo chỉ thị của Ông TGĐ Sở Tổng Vụ/Tổng Nha đã cấp giấy tờ để chị Thế lãnh tiền trợ cấp tử tuất theo cấp bậc Trung Tá. Riêng việc lập hồ sơ truy tăng Đại Tá cho anh Thế, còn cần một tờ trình đặc biệt sẽ làm sau. Mãi đến năm 1990, sau khi ra tù CS, tôi có gặp lại 2 cựu nhân viên Sở HCTC 3 đó là Trung Tá Huỳnh Toán Nhứt, đại diện Kiểm Soát Ước Chi, cạnh Sở 3 tại BMT (hiện đoàn tụ với gia đình ở Melbourne-Úc) và Đại Úy Lê Thiện Thành, Chủ Sự Phòng Kiểm Tra Lưu Động Sở 3 (còn ở lại BMT để tiếp tục quản lý tiệm sách báo đã có từ trước 1975, sau này vẫn được hoạt động) cả hai người này đều không biết tin tức chính xác về cái chết của anh Thế cũng như của gia đình chị Thế sau tháng 4/1975.
*3.- Sở HCTC 2 tự giải thể (kể từ 28/03/1975):
Sở HCTC 2 đồn trú trong khu vực quân sự Đà-Nẵng, quản trị những Tiểu Khu địa đầu giới tuyến (Trị, Thiên, Nam, Tín, Ngãi) và nhiều đại đơn vị, như Bộ Tư Lệnh QĐ 1 và QK 1, 3 Sư Đoàn Bộ Binh 1, 2, 3, căn cứ yểm trợ Hải Quân Đà-Nẵng, 5 Liên Đoàn Biệt Động Quân, v.v…
Từ mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tình hình chiến sự tại vùng giới tuyến trở nên nghiêm trọng, khiến tạo thêm nhiều công việc phức tạp về mặt an ninh, đồn trú, cũng như về chuyên môn HCTC, kéo dài cho đến suốt đệ nhất tam cá nguyệt 1975 (như là bỏ Đông Hà, rồi bỏ Quảng Trị, rút về phòng tuyến sông Mỹ Chánh, rồi bỏ luôn Huế, rút về Đà-Nẵng, khiến một số binh sỹ “rã ngũ” về nhà lo di tản vợ con, dân chính cũng ùn ùn chạy về Đà-Nẵng, Ty Ngân Khố Huế không còn phát tiền, v.v…). Từ ngày 21/03/1975 một số Ban Tài Chánh của những đơn vị rã ngũ tập trung về Sở HCTC 2, cố gắng hoàn thành trách nhiệm giao phó, nhưng tâm trí ưu tiên lo lắng cho gia đình, vì tin tức chiến sự ngày càng bất lợi, như là một vài Chi Khu của các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín, ở phía Nam Đà-Nẵng cũng đã lọt vào tay Việt Cộng.
Riêng tại Sở HCTC 2 tuy tin tức xấu loan truyền, Sở vẫn tin tưởng vào sức chiến đấu dũng cảm của binh sỹ ngoài tiền tuyến, để yên tâm giải quyết công việc chuyên môn của mình. Cho đến chiều ngày 25/03/1975, Sở mới được tin “bất ngờ” là Bộ Tư Lệnh QĐ 1 và QK 1 đã di chuyển qua bán đảo Tiên Sa, nơi trú đóng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân vùng 1 Duyên Hải.
Theo kết quả liên lạc điện thoại với văn phòng Tư Lệnh Quân Khu, Đại Tá Phan Văn Nương, Chánh Sở 2 được biết Tướng Tư Lệnh sẽ có chỉ thị trên đài phát thanh vào ngày mai, 26/03/1975; nhưng chờ suốt ngày, vẫn không có lệnh lạc gì, trong lúc tình hình trật tự, an ninh trong thành phố trở lên rất phức tạp, vì dân chúng các nơi di tản về quá đông đảo. Cuối cùng, vì các cơ quan hữu trách không nhận được chỉ thị dứt khoát của cấp có thẩm quyền, thành phố Đà-Nẵng bị xem như bỏ ngỏ từ đêm 27/03/1975. Vì vậy, chiều ngày 28/03/1975, Đại Tá Nương tập họp các nhân viên thuộc Sở để thông báo tình hình nguy hiểm mà không nhận được chỉ thị nào của thẩm quyền chỉ huy lãnh thổ cũng như của chuyên môn trung ương, nên Sở đành phải tự động giải tán, mọi người không còn bị trách nhiệm với Sở, mà được tùy nghi chọn lựa giải pháp và phương tiện thích hợp để bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đình.
Đến chiều ngày 29/03/1975, một đơn vi VC vào thành phố Đà-Nẵng tái lập trật tự và tiến hành chế độ “Ủy Ban Quân Quản” cho từng thành phần dân chúng. Riêng về Đại Tá Nương, ngay tối 28/03/1975, anh đưa gia đình sang bán đảo Tiên Sa đề nhờ phương tiện chuyên chở của Hải Quân, nhưng đã quá trễ rồi, đành phải trở về lại Đà-Nẵng và giao phó số mạng cho “Trời” định đoạt. Theo như tác giả bài này được biết, anh Nương đã ý thức đúng mức trách nhiệm của người Đơn Vị Trưởng, nên đã ở lại đơn vị cho đến phút cuối cùng, cũng như đã không cho gia đình về Sàigòn từ tháng 3/1975 bằng phi cơ dân sự hay quân sự để đến lúc nguy nan, thì chỉ có một mình đào thoát dễ hơn, sau khi xin giấy ủy quyền cho Sỹ Quan Phụ Tá.
Sở dĩ nói như vậy, vì từ đầu tháng 3/1975, tôi có gặp Trung Tá V. Khai. Phụ Tá Sở 2 vào Sàigòn với 1 đứa con bị bệnh, sẵn dịp di tản trước 2 đứa con nhỏ nhất. Vì con bị mắc một thứ bệnh hiếm có loại thần kinh, anh V. Khai mất nhiều thì giờ tìm Bác Sỹ chuyên khoa khám bệnh cho cháu bé, rồi lập hồ sơ xin vào bệnh viện Chợ Rẫy chờ giải phẫu. Đến trung tuần tháng 3/1975 khi nghe tin tình hình Đà-Nẵng nguy biến, anh Khai vội vã trở về Đà-Nẵng, bỏ hết tài sản, chỉ lo đưa vợ và 5 con trai lớn sang bãi biển Tiên Sa, nơi có nhiều tầy Hải Quân VNCH chạy vào phía Nam, lội nước rồi leo lưới lên tầu (vì có nhiều người quá nên phải tranh nhau lên tầu). Như vậy anh V.Khai đã vắng mặt tại Sở từ đầu tháng 3/1975 và đã cứu cả gia đình gồm vợ và 8 con thoát được về tới Sàigòn.
Nói tiếp về anh Phan Văn Nương (PVN), sau khi bắt buộc trình diện và kiểm kê các Sỹ Quan còn hiện diện tại QK 1, ngày 4/04/1975, VC đưa anh PVN và 7 Đại Tá khác ra Hà-Nội bằng đường bộ (Hệ cấp Quân Đội VC chia ra Tiểu, Trung, Thượng, Đại và năm 1975 Đại Tá VC chỉ huy cấp Sư Đoàn). Ngành HCTC thuộc loại yểm trợ nên anh PVN được chuyển đến Tổng Cục Hậu Cần VC khai thác. Đến giữa năm 1976, khi VC đưa “tù cải tạo” ra miền Bắc và nhốt riêng số Sỹ Quan cấp Đại Tá, anh PVN được nhập chung từ Trại 2 – Liên Trại 1, ở Hoàng Liên Sơn. Sau anh PVN bị chuyển về Nam Hà, rồi Long Khánh và được thả vào cuối năm 1987. Anh PVN đã V. Khai cũng đã sang Mỹ và đang định cư ở Minnapolis, MN.
*4.- Sở HCTC 8 tan hàng lặng lẽ và kín đáo (cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975:
Sở HCTC 8 đồn trú tại Qui-Nhơn, và quản hạt chỉ có 1 Tiểu Khu Bình-Định, nhưng lãnh địa rất rộng nên quân số Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đứng đầu toàn quốc (độ 30,000 người). Nơi đây cũng là hậu cứ của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh, mà phần lớn tham dự hành quân tại vùng Cao Nguyên QK 2.
Chánh Sở 8 lúc ấy là Đại Tá N. Th. Tr., và phụ tá là Trung Tá T. H. T. Vào cuối tháng 3/1975, khi nghe tin Sư Đoàn 3 đóng ở Chu-Lai (Quảng Ngãi) và Sư Đoàn 22 đóng ở Qui-Nhơn rút lui vào phía Nam bằng đường thủy, tôi có gọi điện thoại cho anh NTT nhiều lần, nhưng đều không có ai trả lời. Sau được biết anh NTT di tản về đến Sàigòn, có vào trình diện ông TGĐ, anh NTT có mặt ở trại Nguyễn Trường Tộ (nơi có trụ sở Sở HCTC 1 và HCTC 6) với nhiệm vụ giải quyết lương bổng cho quân nhân thuộc Sở 8.
Tôi chỉ còn nhớ là vào một sáng đầu tháng 4/1975, Đại Tá Trần Đình Vọng, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Định có đến Tổng Nha gặp tôi để yêu cầu có biện pháp thích ứng với Thiếu Tá P.V.Ng. SQTC Tiểu Khu Bình Định. Theo lời ĐT Vọng, trước ngày 20/03/1975, Tiểu Khu có cho binh sỹ hộ tống SQTC đến Ty Ngân Khố Qui-Nhơn lãnh 100 triệu để phát lương cho binh sỹ và những quân nhân thiếu giấy tờ chứng minh vì thất lạc đơn vị. Nhưng sau đó Thiếu Tá P.V.Ng. “biến mất” luôn, nên có nhiều binh sỹ than phiền không được lãnh lương. Vì không biết chút nào về nội vụ, tôi chỉ hứa với Đại Tá Tỉnh Trưởng Vọng là sẽ điều tra và có biện pháp thích ứng sau với SQTC Tiểu Khu Bình-Định. Sau này khi có dịp gặp lại anh NTT ở trong tù, tôi có hỏi về nội vụ thì anh chỉ nói vắn tắt “Chuyện cũ, tôi đã quên rồi, vậy đừng nhắc lại và chấm dứt luôn”. Anh NTT hiện định cư tại Houston, Texas, còn Anh H.T. thì mãi đến đầu năm 2004 thì biết anh định cư ở San Diego, California. Nhưng tôi chưa kịp gặp mặt thì anh HT đã từ trần ngày 16/12/2004, hưởng thọ 74 tuổi. Tôi cũng không gặp lại anh P.V.Ng. dù biết rõ anh có qua Mỹ diện HO.
*5.- Sở HCTC 4 tan hàng trong cảnh bị “vác ngà voi” (đầu tháng 4/1975):
Sở HCTC 4 đồn trú trong căn cứ Không Quân Nha-Trang, mà quản hạt là 5 Tiểu Khu (Phú-Yên, Khánh-Hòa, Ninh-Thuận, Bình-Thuận, Tuyên-Đức). Sở 4 quản trị hầu hết các quân trường lớn, với cả Bộ Chi Huy Tiếp Vận ở căn cứ Cam-Ranh, hậu cứ Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Dục-Mỹ. Như thế bình thường công việc đã quá nặng rồi. Nhưng đến giữa tháng 3/1975, sau khi Ban Mê Thuột bị VC chiếm và Sở HCTC 3 tan rã. Sở 4 đang phải gánh thêm nhiệm vụ tiếp quản Ban Tài Chánh các đơn vị thuộc Tiểu Khu Darlac, thì bị tràn ngập bởi làn sóng các đơn vị hành quân và lãnh thổ thuộc Bộ Tư Lệnh QĐ 2, rút lui một cách hỗn độn từ 3 Tiểu Khu Pleiku, Kontum và Phú Bổn vì bị VC truy kích (nên đã dự trù cần đến 1 tỷ bạc để trả lương, như đã nói ở đoạn 2 trên đây về Sở HCTC 3). Kế tiếp, tin tức bất ổn dồn dập loan truyền, nào là đã mất trọn QK 1, các lực lượng Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Sư Đoàn 2 BB ở Chu Lai, Quảng Ngãi, Sư Đoàn 22 BB ở Qui-Nhơn tranh dành phương tiện rút về phía Nam, chính yếu bằng đường biển, trên các chiến hạm Hải Quân QLVNCH. Nơi tập trung chính yếu không còn ở Ninh Hiệp Dục-Mỹ, mà là Bãi Cảng Cam Ranh. Các chiến hạm chở quân di tản cũng tạm dừng lại tại đây để tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu. Trên thực tế, tình hình mọi việc không còn kiểm soát nổi. Các Ban Tài Chánh đơn vị nói trên cũng rời Sở HCTC 4 rút về Cam Ranh để tìm cách về luôn Sàigòn. Đường giây liên lạc bằng điện thoại giữa Tổng Nha và Sở HCTC 4 luôn bị trở ngại và đang nói chuyện thì đứt đoạn (ĐT Phiên không còn cách nào liên lạc với ĐT Hinh). Nhân dịp Tổng Cục Tiếp Vận Bộ TTM gửi một toán công tác đến tại Cam Ranh giải quyết tình hình. Sở Quản Trị Binh Đoàn Tổng Nha đã cử Thiếu Tá H.H.C., Chủ Sự Phòng Thanh Lý Kế Toán tháp tùng để tùy nghi liên lạc với Sở HCTC 4 và trực tiếp thỉnh thị Tổng Nha về những vấn đề cần giải quyết tại chỗ. Nhưng tình thế ngày càng hỗn loạn đến mức Thiếu Tá H.H.C. phải tự tìm phương cách thoát thân bằng cách tranh giành một chỗ trên chiến hạm, và may mắn còn sống để lên bờ ở tận đảo Phú-Quốc (vì chiến hạm có chở dân chúng và một số binh sỹ nổi loạn, uy hiếp thủy thủ, cướp giựt tiền bạc tư trang, v.v… nên chiến hạm chạy luôn ra Phú-Quốc để toán Người Nhái QLVNCH có thì giờ khống chế bọn cướp). Thực ra, cũng như Đà-Nẵng, thành phố Nha-Trang đã bị “bỏ ngỏ” từ chiều ngày 3/04/1975? Vì không còn đơn vị bộ binh nào trấn giữ, cũng như không có lệnh lạc gì từ cấp chỉ huy có thẩm quyền.
Đến khoảng trưa ngày 8/04/1975, Thiếu Tá Ng.S.N. Phụ Tá Sở 4 mới về đến Tổng Nha, với quân phục tác chiến còn mặc trên người. Theo lời đương sự, thì từ giữa tháng 3/1975, Đại Tá NĐH, Chánh Sở 4 vì lâm bệnh hiếm có khó trị, đã ủy quyền cho SQ Phụ Tá điều hành công việc Sở để vào bệnh viện Đà-Lạt chữa trị, rồi về luôn Sàigòn, không rõ từ ngày nào.
Về Sở HCTC 4 vì không nhận được lệnh gì của cấp thẩm quyền chỉ huy lãnh thổ cũng như của Tổng Nha, từ trưa ngày 2/04/1975, Thiếu Tá NSN đã cho phép nhân viên được giải nhiệm và tự động lo liệu cho mình. Riêng Thiếu Tá NSN và một số binh sỹ tháp tùng đã lên đường về phía Nam bằng đường bộ trên 1 chiếc xe Jeep và 1 chiếc Dodge 4 x 4 có trang bị súng đạn đầy đủ. Nhưng đến Phan Rang thì xe Jeep bị hư, cả toán mới mướn thuyền xuôi về Phước Hải (Bà-Rịa), rồi thuê xe tư nhân về Sàigòn, tuy cũng có vài lần trải qua nguy hiểm dọc đường. Thiếu Tá NSN được đưa về thường trực ở Trại Nguyễn Trường Tộ, để phụ giúp Chánh Sở thanh lý công việc các Ban Tài Chánh đơn vị nguyên thuộc Sở HCTC 4.
Như vậy, nhờ “lâm bệnh khó trị” đúng lúc mà ĐT Chánh Sở NĐH đã trút được gánh nặng để Thiếu Tá Phụ Tá NSN “vác ngà voi” giám sát việc trả lương cho tất cả các đơn vị thuộc Sở HCTC 3, kể luôn binh sỹ Sở HCTC 8, nếu họ hiện diện và xin lãnh lương tại cảng Cam Ranh.
Thiếu Tá NSN còn thêm một lần nữa “vác ngà voi” khi vào trung tuần tháng 4/1975, sau khi đi thị sát nhu cầu tổ chức các đơn vị di tản. Trung Tướng Tân Tổng Trưởng Quốc Phòng TVĐ chỉ thị Bộ TTM khích lệ các binh sỹ di tản tình nguyện trở lại chiến đấu và tái lập gấp một chiến đoàn “mẫu” đưa về lập tuyến phòng thủ tại Phan Rang, cũng như để tưởng thưởng số binh sỹ này, Tổnh Nha phải chuẩn bị mang đủ số tiền cần thiết đến tại Hàm Tân (Bình Tuy) để truy phát lương tháng 3/1975 nếu chưa lãnh. Phát trước lương tháng 4/1975 theo cấp bậc và gia đình tự khai. - Thưởng tiền đồng đều mỗi người 10.000 đồng – không phân biệt cấp bậc chức vụ.
Thi hành chỉ thị của Tổng Nha (Chiến đoàn tân lập chiến đấu trên quản hạt Sở HCTC 4 và theo đề cử của Chánh Sở 4), Thiếu Tá NSN dẫn một toán phát lương đáp trực thăng đến Bình Tuy, nhưng đến nơi rồi mới biết việc tái lập chiến đoàn mẫu bị đình hoãn, vì đã có một chiến đoàn Nhẩy Dù đến Phan Rang.
Vào những ngày cuối tháng 4/1975, Đại Tá Chánh Sở 4 NĐH đã kịp thời di tản qua Mỹ nên không bị vào tù CS, và hiện định cư ở Orange County, California. Vì lý do riêng, ngoại trừ lần duy nhất đến thăm ĐT Phiên mới đến California (1993), ĐT NĐH nhất thiết từ chối không gặp bất cứ Sỹ Quan HCTC nào, cho dù chỉ để thăm hỏi sức khỏe, kể cả SQ Phụ Tá cuối cùng là Thiếu Tá NSN (hiện cũng định cư tại Orange County, California).
*6.- Sở HCTC 7 đến giờ chót mới tan hàng (30/04/1975):
Sở HCTC 7 đóng tại tỉnh Mỹ Tho, quản trị các đơn vị đồn trú trên lãnh thổ Khu Chiến Thuật Tiền Giang, thuộc QK 4, trong số có 2 Sư Đoàn: 7 và 9 Bộ Binh QLVNCH. Chánh Sở là Trung Tá Đ.V.Ng. và Phụ Tá là Trung Tá L.V.S..
Tính đến trung tuần tháng 4/1975, tình hình chiến sự trên quản hạt Sở HCTC 7 tương đối yên tĩnh. Đột nhiên, trưa ngày 26/04/1975, Trung Tá LVS và Đại Đội Trưởng ĐĐHCQV 7 về trình diện Tổng Nha để xin quyết định cử người thay thế Chánh Sở, bởi vì Trung Tá ĐVN đã bất ngờ rời nhiệm sở, để về Sàigòn đưa vợ con di tản sang Mỹ.
Trước sự đã rồi, Ông TGĐ đề cử SQ Phụ Tá LVS tạm thời Xử Lý Thường Vụ Sở, trong khi chờ Nghị Định chính thức bổ nhiệm giữ chức Quyền Chánh Sự Vụ Sở.
Trở về Sở HCTC 7, Trung Tá LVS đã bảo đảm an ninh nội bộ và điều hành công việc chuyên môn cho đến trưa ngày 30/04/1975.
Sau đó, vì có nội tuyến cho VC chỉ dẫn để lập công, một số SQ của Sở cùng một số các SQTC, SQTQ và Phát Hướng Viên đơn vị thuộc Sở HCTC 7 đã bị một nhóm VC đến tiếp thu Sở tra vấn, đe dọa đủ điều để trục lợi (muốn biết chi tiết vụ này, xin tìm đọc bài “Sở HCTC 7 gặp đại nạn sau Tháng 4 đen 1975” của anh LVS đăng ở Bản Tin HCTC số 6, phát hành tháng 4/2001). Anh DVN hiện định cư ở San Jose, California. Còn anh LVS ở Orange County, California.
*7.- Sở HCTC 5 tan hàng chậm trễ, nhưng cấp Chỉ Huy Sở bị “nhốt” sớm hơn (02/05/1975):
Sở HCTC 5 trụ sở đặt tại Cần Thơ, quản trị các đơn vị đồn trú trên lãnh thổ Khu Chiến Thuật Hậu Giang, trong số đó có Bộ Tư Lệnh/QK 4 và QĐ 4, Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Biệt Khu 44, Trung Tâm Huấn Luyện Chi Lăng, Trung Tâm 4 TMNN, v.v… với Chánh Sở là Trung Tá T.D.D. và Phụ Tá là Trung Tá N.V.B..
Vì lẽ trước khi có lệnh buông súng đầu hàng vào trưa ngày 30-04-1975, các cấp chỉ huy thẩm quyền của QK 4 như Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng vẫn còn hiện diện tại nhiệm sở, đồng thời tại vài nơi như ở Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Tiểu Khu Trưởng Hồ Ngọc Cẩn còn đang giao chiến với VC nên từ trưa ngày 1/05/1975 bọn VC mới lần mò tiến vào doanh trại các đơn vị tác chiến, và qua ngày 2/05/1975 mới đến tiếp thu Sở HCTC 5.
Tuy nhiên, để phòng ngừa mọi sự chống đối, bọn VC phát thanh rộng rãi lệnh buộc tất cả SQ cấp Tá trở lên có mặt ở Cần Thơ và Phong Dinh lập tức trình diện để tập trung về giam ở Trại Quân Lao Cần Thơ.
Do đó, sau khi tiếp thu Sở 5, bọn VC giữ luôn Trung Tá T.D.D., Trung Tá N.V.B., và các SQ cấp Tá khác thuộc Sở. Nếu cần so sánh với các Sở 4, 7, 8, Trung Tá T.D.D. Chánh Sở 5 biểu lộ tinh thần trách nhiệm đáng ca ngợi. Tối ngày 26/04/1975 đương sự lái xe tư (Volkswagen) về Sàigòn thăm nhà (vợ con vẫn để ở Sàigòn) và có đến gặp tôi hỏi thăm tình hình và ý kiến về việc đi hay ở. Tuy nhiên nghe tôi nói ở “phần 2” và biết rõ là nhiều người đã di tản rồi, Trung Tá T.D.D. vẫn trở lại Cần Thơ vào ngày 28/04/1975 để chịu vào tù vài ngày sau đó.
Sau này, khi bị đưa ra Bắc Việt để “cải tạo”, anh T.D.D. đã từ trần ngày 11/01/1977 vì bệnh viêm ở tuổi 46. Trước khi qua Mỹ, năm 1990, gia đình anh có ra Bắc Việt tìm mộ để hốt cốt anh và tro cốt của anh hiện được giữ ở Chùa Dược Sư, Orange County, California. Về phần Trung Tá N.V.B., anh cũng chết ngoài Bắc Việt năm 1978, nhưng mãi đến năm 2003 con trai anh mới ra Bắc Việt tìm được mồ mả, và tro cốt của anh hiện được để ở nhà thờ gia tộc tại Vĩnh Long.
*8.- Trường HCTC tan hàng trong cơn hung hiểm (30-04-1975):
Từ đầu năm 1974, khi Trường Bộ Binh (tức Trường SQ Trừ Bị Thủ Đức) dời về Long Thành, Trường HCTC dọn về đồn trú tại Huấn Khu Thủ Đức, chung với một số quân trường khác, như Trường Tổng Quản Trị, Trường Quân Nhạc, Trường Vũ Thuật và Thể Dục Quân Sự, v.v….
Đến hạ tuần tháng 4/1975, vì tình hình chiến sự khẩn trương, một số sinh viên SQ Trừ Bị (gởi đi thụ huấn căn bản bộ binh tại Nha Trang và cả sinh viên SQ hiện dịch Đàlạt) tạm thời tập trung về những căn trại còn trống. Theo lệnh Bộ Chỉ Huy Huấn Khu, Trung Tá Đ. Đ.C. Chỉ Huy Trưởng Trường, tổ chức cán bộ cơ hữu và khoá sinh thành đơn vị ứng chiến, và trách nhiệm phòng thủ doanh trại của mình và một phần hàng rào ở mặt Nam.
Theo lời Đ/U T.T.U. Trưởng Khối Khóa Sinh. Sáng sớm ngày 30/04/1975, có lẽ vì chạy lạc đường, một chiến xa VC một mình tiến vào cổng chánh, cán lên rào cản kẽm gai, theo đường chạy qua Vũ Đình Trường, và bắn hàng loạt đại liên khi phát giác có quân nhân VNCH hiện diện. Đơn vị phòng thủ cổng trại lập tức phản ứng, và sau khi bị bắn lủng hông vì một hỏa tiễn chống chiến xa TOW, chiếc thiết giáp VC quay đầu trở lại cổng chánh và chạy tuốt vào rừng. Nghe đâu có 16 SVSQ tử trận và bị thương nặng.
Sau đó, khi yên tĩnh trở lại và nghe nhật lệnh chuẩn bị bàn giao, tất cả cán bộ cơ hữu và khóa sinh đều quăng vũ khí, thay đổi y phục dân sự và tự động tìm đường thoát thân và không ai bị hề hấn gì. Thật là hết sức may mắn.
Trung Tá Đ. D. hiện định cư tại Sydney Úc, và Thiếu Tá V.V.Kh. Chỉ Huy Phó trước định cư ở Sacramento, California, đã từ trần ngày 29/01/2006.
*9.-. Sở HCTC 1 bình thản tan hàng với một nghi vấn chưa được giải toả (30-04-1975):
Sở HCTC 1 tọa lạc tại Trại Nguyễn Trường Tộ (Gò Gấp-Gia Định), quản trị các đơn vị đồn trú trên 9 Tiểu Khu thuộc QK 3, trong số có nhiều đại đơn vị như Bộ Tư Lệnh/QK 3 và QĐ 3, 3 Sư Đoàn 5, 18, 25 Bộ Binh, TTHL Quốc Gia Vạn Kiếp, Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, v.v… và là cơ sở HCTC cấp Địa Phương quan trong nhất, Chánh Sở là Trung Tá T.M.N.. Từ giữa Tháng 4/1975, khi phòng tuyến Phan Rang sụp đổ, chiến sự tràn lan và VC tiến lần về bao vây Thủ Đô Sàigòn. Vì thiếu phương tiện di chuyển an toàn, một số Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ở tiền đồn chưa được lãnh lương tháng 4/1975. Đối với Chủ Lực Quân, các Ban Tài Chánh đơn vị phần lớn đồn trú ở gần Sàigòn, hay tập trung về doanh trại sư đoàn (như ở Củ Chi, Lai Khê, Long Bình, v.v…) nên tiện đường liên lạc với Sở HCTC 1 và kịp thời phát lương cho binh sỹ.
Tuy nhiên, có một sự việc đáng buồn, mà mãi cho đến năm 1993, sau khi sang Mỹ tôi mới hay biết, là trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” vào những ngày cuối Tháng 4/1975, Trung Tá T.M.N. Chánh Sở HCTC 1 đã quá vội vàng yêu cầu Quân Cảnh tống giam Đ/U N.K., Sỹ Quan Tài Chánh và 2 SQ Thủ Quỹ ĐPQ và NQ của Tiểu Khu Bình Tuy; bởi vì quá tin lời cáo giác đơn phương của Trung Tá L.V.C., Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Quản Trị Tiếp Vận Bình Tuy, mà chưa nghe lời trình bầy của chính SQTC và 2 SQTQ.
Theo lời Đ/U N.K (SQTC) diễn tiến nội vụ tóm lược như sau: Vì lực lượng VC quá mạnh, có thể tấn công bất cứ lúc nào, khối Tài Chánh không thể tự đi về Sàigòn lãnh tiền được. Cho đến ngày 22/04/1975, sau khi bàn tính với Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, Trung Tá L.V.C. xử dụng 1 chuyến phi cơ trực thăng của Tỉnh đưa BTC Trung Tâm về Sàigòn lãnh tiền. Dọc đường, Đ/U N.K. đề nghị chỉ lãnh độ 100 triệu, tức phân nửa tiền lương hàng tháng, cũng đã đủ phát cho Bộ Chi Huy Tiểu Khu, Trung Tâm, các Cơ Quan và Đơn Vị Sở Tại. Nhưng Trung Tá Cát nói Tiểu Khu Trưởng bắt phải lãnh đủ 200 triệu. Mãi đến 6 giờ chiều mới về đến Bình Tuy thì chỉ còn thì giờ cất tiền vào tủ sắt. Sau đó, tất cả Khối Tài Chánh phải ra chiến tuyến, chia nhau phòng thủ, còn việc canh gác két sắt được Trung Tá L.V.Cát giao cho Trung Đội Công Vụ phụ trách. Đến nửa đêm, sau khi tiến chiếm BCH/Tiểu Khu, chiến xa VC sắp tràn qua Trung Tâm, thì Trung Tá LVCát gọi riêng hai SQTQ về mở két sắt và rút lui không rõ theo đường nào. Khi hay biết là ai nấy tự động tan hàng, SQTC, Chỉ Huy Phó và Trưởng Khối Bảo Toàn chạy lạc theo đường khác ra bờ biển, phải mướn thuyền thúng bơi ra ngoài khơi, lên ghe một đơn vị ĐPQ chạy đến trưa ngày 23/04/1975 mới về đến Vũng Tầu. Tại đây, SQTC gặp lại 2 SQTQ và 3 người đi nhờ xe chở củi, đến tối mới về tới nhà ở Sàigòn. Cả 3 hẹn sẽ gặp nhau vào sáng mai tại nhà Trung Tá LVCát để lấy tiền trở ra Vũng Tầu phát lương cho binh sỹ, vì tin chắc rằng Trung Tá LVCát đã có mang được tiền theo khi rút lui. Nhưng đến sáng ngày 24/04/1975, thay vì đưa tiền, Trung Tá Cát lại chở SQTC và 2 SQTQ đến Quân Vụ Thị Trấn (QVTT) Sàigòn, nhờ giam giữ ở đó vì đã phạm tội biển thủ công quỹ. Kế tiếp Trung Tá LVCát đến Sở HCTC 1 gặp riêng Trung Tá Chánh Sở T.M.N. không biết nói sao mà Trung Tá T.M.N. bằng lòng ký tên và đưa cho Trung Tá L.V.Cát một công điện mang tay yêu cầu Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp Sàigòn tống giam các đương sự và mở cuộc điều tra SQTC và 2 SQTQ Tiểu Khu Bình Tuy vì đã biển thủ công quỹ. Có được văn thư hợp thức hóa việc giam giữ. Trung Tá LVCát đã đến QVTT nhận 3 SQ trực thuộc và giải giao cho Tiểu Đội Quân Cảnh Điều Tra Tư Pháp Sàigòn, trụ sở ở Trại Hoàng Thụy Nam (cạnh BTL Cảnh Sát Quốc Gia). Nơi đây, Đ/U N.K. và 2 SQTQ bị nhốt riêng vào thùng conex, để không thể liên lạc, bàn tính với nhau. Nhưng trong cảnh hỗn loạn của Sàigòn khi VC pháo kích vào thành phố, đâu có viên Quân Cảnh nào tra vấn, khai cung. Như vậy 3 đương sự phải chịu đựng nóng lạnh quá mức (giam 20 người trong một thùng sắt conex) từ trưa ngày 24/04 đến trưa ngày 30/04/1975 khi có lệnh buông súng mới được thả ra về.
Nội vụ như trên (theo lời SQTC) đã đưa đến nhận định khách quan như sau:
-SQTC chạy trốn riêng rẽ một mình, không thể mang theo (nếu có thì đã bị kẻ xấu giết chết để giựt tiền).
-Nếu SQTC đã có nhiều tiền thì đã đào ngũ và tìm cách di tản rồi, dại gì trở lại gặp Trung Tá LVCát cho bị câu lưu.
-Chánh Sở HCTC 1 đã vội vã tin lời tố cáo của bên chỉ huy mà không nghe lời trình bầy của bên chuyên môn trước khi quyết định đồng ý bắt giam 3 SQTC.
-Chánh Sở HCTC 1 đã lạm dụng quyền hạn, vì lẽ dù trong trường hợp khẩn cấp Sở 1 cũng phải trình xin Tổng Nha ban hành quyết định kết khiếm, để hợp thức hóa sự vi phạm luật lê tài chánh và sau 48 giờ phải trả tự do cho nghi can, nếu cơ quan tư pháp thẩm quyền chưa tìm ra bằng chứng xác đáng để ban hành quyết định tống giam. Đằng này, 3 SQTC Tỉnh Bình Tuy bị “bỏ quên” từ ngày 24/04/1975 đến ngày 30/04/1975. Hơn nữa trong biến cố 30/04/1975, Quân Lực VNCH có đến 460 Ban Tài Chánh đơn vị tự trị, tất cả đều ở vào trường hợp di tản như Tiểu Khu Bình Tuy, tại sao chỉ có riêng SQTC Tiểu Khu này bị tố cáo biển thủ tiền lương binh sỹ? Tại sao không nêu lên nghi vấn là chính cấp chỉ huy TTQT và Tiểu Khu Trưởng Bình Tuy đã âm mưu “khóa miệng” 3 SQTC đương nhiệm, để khỏi bị truy cứu trách nhiệm của cấp chỉ huy trong việc bảo vệ số tiền 200 triệu đã mang về đến Bình Tuy vào chiều ngày 22/04/1975.
Rất may là 3 SQTC Tiểu Khu Bình Tuy vẫn được an toàn và sau biến cố 30/04/1975 mọi việc đều bị “chìm xuồng”.
Cũng rất tiếc là tôi chỉ hay biết nội vụ quá trễ (1993) nên không có dịp tìm gặp Trung Tá T.M.N. đã từ trần vào 03/2006 và Đ/U N.K. hiện định cư ở San Jose, California, cũng không oán trách gì mà vẫn vui vẻ nói rằng “mọi việc đều do Chúa an bài”.
*10.- Sở HCTC 6 tan hàng êm thắm (30/04/1975):
Sở HCTC 6 tọa lạc trong khu vực Tân Sơn Nhất, quản trị các đơn vị và cơ quan đồn trú ở Biệt Khu Thủ Đô, nên công việc chuyên môn được giải quyết dễ dàng, sau khi cấp thời thỉnh thị nếu cần. Sở HCTC 6 vẫn hoạt động bình thường cho đến cuối ngày 30/04/1975.
Đến sáng ngày 30/04/1975, lưu thông trong khu vực bị gián đoạn, vì VC đang tiến chiếm Căn Cứ Không Quân TSN, nên Đại Tá Chánh Sở BHĐ không đến Sở được và có tạt qua Tổng Nha hỏi thăm tin tức.
Biệt Khu Thủ Đô tư giải tán sau cùng, nên từ ngày 20/04/1975, các đơn vị sở tại cũng như Sở HCTC 6 đã có đủ thời giờ hoàn tất công việc thanh toán lương bổng và chi phí quân sự trước khi tự động giải tán.
*11.- Hoạt động của Tổng Nha trong 50 ngày cuối cùng của Miền Nam VNCH (11/03 – 30/04/1975):
Bị động giải quyết nhiều nhu cầu bất thường phát sinh từ tình hình chiến sự.
Trước ngày chiến trận nổ bùng từ Ban Mê Thuột (9/03/1975) công việc HCTC được giải quyết theo thủ tục thường lệ (routine) và hệ thống liên lạc giữa các cấp thẩm quyền về chỉ huy và chuyên môn hoạt động bình thường.
Nhưng từ khi chiến sự biến chuyển dồn dập (như các đơn vị ở BMT đang rút lụi (11/03/1975), chưa tập hợp lại xong thì tất cả quân lực ở Pleiku, Kontum và Phú Bổn cũng lên đường di tản (16/03/1975) ồ ạt về các tỉnh miền duyên hải, cho nên việc phối hợp cứu xét tình hình và ban hành chỉ thị giữa Tổng Nha và Phủ Thủ Tướng (vì Thủ Tướng kiêm nhiệm Tổng Trưởng Quốc Phòng), Bộ TTM (Phòng Tổng Quản Trị, Tổng Cục Tiếp Vận, Trung Tâm Hành Quân), Bộ Tư Lệnh Không Quân, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Bộ Tư Lệnh QK 3, v.v… và cả với vài Nha Sở Dân Sự (như Tổng Nha Ngân Khô, Hàng Không Việt-Nam,v.v…) phải vượt qua hệ thống vì lý do khẩn thiết.
Ví dụ: Tổng Nha (Nha HCPC đã trực tiếp liên lạc với Tổng Nha Ngân Khố, Hàng Không Việt-Nam và Tổng Cục Tiếp Vận/TTM, để xin máy bay chở 1 tỷ bạc ra Ty Ngân Khố Nha Trang vào trung tuần tháng 03/1975.
Chỉ với một Công Điện hay Tư Văn, các đơn vị di tản có thể cấp thời lập sổ lương căn cứ lời khai của binh sỹ, và Sở HCTC địa phương có thể phát hành chi phiếu để SQTC đơn vị di tản, nguyên thuộc Sở HCTC khác đến lãnh tiền tại Ngân Khố sở tại.
Để tưởng thưởng các binh sỹ di tản tình nguyện trở lại chiến đấu, khoản tiền thưởng 10.000$ cấp phát đồng đều cho mỗi người, chỉ căn cứ vào lệnh miệng của Trung Tướng Tân Tổng Trưởng Quốc Phòng T.V.Đ, không chờ ban hành quyết định hợp thức.
Thành lập Ủy Ban Thường Trực ứng phó tình hình (từ 5/04/1975)
Sau những cuộc rút lui hỗn loạn và bị tổn thất lớn của các đơn vị từ hai Quân Khu 1 và 2 về phía Nam, Bộ TTM chỉ thị mỗi Quân, Binh Chủng, Ngành Chuyên Môn, phải thành lập một Ủy Ban Thường Trực để kịp thời tiếp nhận và giải quyết khó khăn cho số binh sỹ thống thuộc, đồng thời kiểm điểm mức độ thiệt hại và năng lực khả hữu để đề nghị tái tổ chức thành đơn vị mới.
Tại Tổng Nha, thành phần Ủy Ban này gồm có:
-Chủ Tịch: Ông Tổng Giám Đốc
-Phó Chủ Tịch 1 - đặc trách nội bộ: Đại Tá Giám Đốc Nha Tài Chánh = B.T.
-Phó Chủ Tịch 2 - đặc trách ngoại bộ Đại Tá Giám Đốc Nha HCPC = N.V.P.
-Phó Chủ Tịch 3 - đặc trách liên lạc: Ông Giám Đốc Nha TTQP = V.Q.Q.
Vị trọng tâm các sự việc đều thuộc phần vụ Quản Trị Binh Đoàn, trên thực tế 90% gánh nặng công việc đã nghiêng hẳn về Giám Đốc Nha HCPC. Hơn nữa, chính văn phòng Nha Đổng Lý/BQP cũng ủy nhiệm cho Tổng Nha đại diện thường trực cho BQP trong mọi công việc giải quyểt quyền lợi binh sỹ trong giai đoạn nguy cấp hay trong những buổi họp với Bộ TTM về những vấn đề liên quan.
Tham dự phiên họp kiểm điểm tình hình ở Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Bộ TTM (từ 11/04/1975)
Để nắm vững tình hình chiến sự thực tế và bàn định các công tác thính ứng, từ ngày 11/04/1975 Trung Tướng ĐVK, Tham Mưu Trưởng Bộ TTM có sáng kiến triệu tập vào 5 giờ chiều mỗi ngày (tức sau giờ làm việc cho đến khi xong) một phiên họp tại phòng họp nhỏ, cạnh văn phòng đương sự, với thành phần thường trực:
-Đại diện Bộ QP và Tổng Nha TC/TTQP.
-Tham Mưu Trưởng/Phó Bộ TL Không Quân.
-Tham Mưu Trưởng/Phó Bộ TL Hải Quân.
-Tham Mưu Trưởng/Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị.
-Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân Bộ TTM.
-Chỉ Huy Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
-Trưởng Phòng 7 Bộ TTM.
-Trưởng Phòng 3 Bộ TTM.
-Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Bộ TTM.
-Chi Huy Trưởng hay Phó BCH Thiết Giáp.
-Chi Huy Trưởng hay Phó BCH Truyền Tin.
-Chi Huy Trưởng hay Phó BCH Quân Cảnh.
Và vài giới chức khác, khi có sự việc liên quan.
Bình thường sau lời mở đầu, Trung Tướng ĐVK thông báo tình hình tổng quát cùng chỉ thị của Tổng Thống và Thủ Tướng (kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng), nếu có. Sau đó, mỗi thành viên báo cáo thực trạng hoạt động của ngành mình trong 24 giờ qua. Kết quả thu đạt, khó khăn gặp phải, đề nghị giải quyết, v.v…
Ví dụ 1: Chuẩn Tướng ĐĐL. Tham Mưu Phó Tiếp Vận Không Quân trình bầy: “Là vào trưa hôm qua, 19/04/1975, sau khi can thiệp mãi phía Mỹ mới gửi chuyên viên đến gắn ngòi nổ vào 2 quả bom CBU rồi mang thả xuống đầu bộ đội VC ở mặt trận Long Khánh. Bom nổ, làm cháy hết khí oxy, khiến tụi VC lăn ra chết tức tưởi. Cả thằng Thiếu Tướng VC ở trong hầm trú ẩn cũng hả họng ra mà chết, tinh khí cũng tuôn ra luôn. Nhưng đến chiều hôm sau, Chuẩn Tướng ĐĐL bực bội báo cáo tiếp rằng: “trong kho hiện còn chứa 22 quả CBU, và chính tôi định chở đi dội thêm vài quả bom nữa, nhưng không sao tìm ra chuyên viên gắn ngòi nổ từ phía Mỹ”.
Ví dụ 2: Đại Tá PDT, Chỉ Huy Phó/BCH Pháo Binh báo cáo: “Phi cơ C123 Mỹ mới chở đến Tân Sơn Nhất 12 khẩu 105 ly, nhưng thiếu bộ phận máy nhắm, có lẽ tụi Mỹ nó salvage ở Okinawa đưa qua cho mình. Chúng tôi đang hỏi xem khi rút lui từ Pleiku về Tuy Hòa, có pháo đội nào tháo mắy nhắm ra cất giữ trước khi bỏ pháo lại thì lấy gắn vào.
Ví dụ 3: Đại Tá /xxx Chỉ Huy Phó BCH/Thiết Giáp than thở: “cả trăm xe tăng Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh ở Huế và Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh ở Pleiku đều bị phá hủy và bọ lại trước khi rút lui. Nay chỉ còn Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, sợ không đủ sức chống trả VC cho nên QK3 đã ra lệnh đào hầm, nhưng thật khó đào suốt cả phòng tuyến.
Về phần vụ HCTC, đại diện Tổng Nha trình bầy là Sở HCTC địa phương vẫn giúp đỡ các Ban TC đơn vị kịp thời trả lương trước ngày di tản hay nếu chưa lãnh thì đến lãnh ở Trại Nguyễn Trường Tộ, Hạnh Thông Tây, là nơi tập trung Ban TC các đơn vị nguyên thuộc QK 1 và QK 2. Riêng việc tái ổ chức các Sở HCTC đã di tản thì không cần thiết.
Ngoài ra, tuy chỉ họp mặt sau giờ làm việc, phiên họp cũng bị gián đoạn vài lần, để Trung Tướng chủ tọa ĐVK chạy vào văn phòng trả lời “đường giây điện thoại đỏ” của văn phòng Thủ Tướng hay văn phòng Tổng Thống. Phiên họp này được duy trì cho đến chiều ngày 28/04/1975 thì các hội viên được báo cáo (nhưng tôi đi vắng) là không có họp vì Trung Tướng ĐVK cần đến trụ sở Quốc Hội để dự lễ bàn giao chức vụ giữa đương kim Tổng Thống Trần Văn Hương với Đại Tướng Dương Văn Minh. Trên thực tế, nhờ có tham dự phiên họp tham mưu nêu trên, Tổng Nha kịp thời hay biết tình hình chiến sự biến chuyển, để tiên liệu biện pháp giải quyết thích ứng.
Dự định nhờ Mỹ giúp đỡ di tản nhân viên Tổng Nha.
Từ trung tuần Tháng 4/1975, trước làn sóng dân chúng và binh sỹ từ hai Quân Khu 1 và 2 ào ạt di tản vào miền Nam, cũng như nghe đài ngoại quốc loan tin tình thế bất lợi, mỗi người đều quan tâm tự hỏi “nên đi hay ở?”. Và nếu trả lời: “cần phải đi” thì là “đi đâu? với ai? bằng cách nào?...
Về phần tôi, vì quê quán ở miền Nam (Hậu Giang), từ 1945 chưa nếm mùi “sống với Cộng Sản”, cũng như nghĩ rằng mình làm công việc chuyên môn ở văn phòng, không trực tiếp cầm súng chiến đấu, cũng như qua mấy lần đảo chánh, chỉnh lý đều không bị liên lụy, hề hấn gì, thì giải pháp “ra đi” có vẻ phiêu lưu quá!.
Để có thể quyết định dứt khoát, trong lúc không có dư thì giờ (suốt ngày có mặt ở Ủy Ban Thường Trực (nói ở đoạn 2 trên) rồi họp tham mưu (nói ở đoạn 3 trên), tôi cố gắng tìm gặp 2 thân hữu Việt Mỹ đang giữ chức vụ then chốt, rất am hiểu tình hình để dò la tin tức.
Về phía VNCH - tối 21/04/1975, tôi đến tư gia Đại Tá VVC, Chánh Văn Phòng Tổng Thống (tôi là bạn thân với hai vợ chồng từ trước khi nhập ngũ). Anh VVC vắng nhà, khi nghe tôi hỏi: “Tình thế ra sao? Anh Chị tính đi hay ở lại?” thì Chị C trả lời liền: “anh đi suốt ngày lo việc cho Ông Tổng Thống, bây giờ cũng chưa về nhà, mà tôi không dám hỏi, chỉ lo chuẩn bị sẵn sàng để ra đi. Hình như sắp có biến chuyển quan trọng (hôm sau Ông Thiệu từ chức). Phần anh, xin anh tự ý lo liệu và đừng đến nhà cũng không gọi điện thoại, vì ảnh sẽ không tiết lộ gì đâu!”. Như vậy, về phía VNCH tôi không nhờ cậy được gì.
Về phía Mỹ - sáng 22/04/1975, nhờ có hẹn trước, tôi đến trụ sở MACV gặp Ông J.B. Giám Đốc Cơ Quan Thanh Tra Mỹ vùng Đông Nam Á (US Army Audit Agency South East Asia) để nhờ chỉ dẫn và giúp đỡ ra đi với danh nghĩa phục vụ ở đơn vị từng hợp tác chặt chẽ với cố vấn tài chánh Mỹ. Trước tiên, đề nghị giúp đỡ những cấp chỉ huy then chốt trong ngành, nếu không được thì cho riêng cá nhân mình. Tôi quen Ông J.B. từ năm 1973, khi Ông ta còn là Phó Giám Đốc, đặc trách giám sát ngân khoản lương bổng viện trợ cho QLVNCH. Với tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hợp Quân Số Hưởng Lương và Quân Số Tại Hàng của Bộ Quốc Phòng, trước mỗi phiên họp Việt Mỹ, tôi trình bầy riêng với đương sự cách thức liên lạc giữa hai Ban Quản Trị Quân Số và Ban Lương Bổng của từng loại đơn vị, để tránh tình trạng “lính ma lính kiểng” để QLVNCH được tiếp tục nhận lãnh viện trợ lương bổng sau ngày ký kết hiệp định Paris (23/01/1973) như đã nói rõ ở giai đoạn V-L trên đây. Sang năm 1974, Ông J.B. thăng chức Giám Đốc Cơ Quan và ở lại VN thêm một nhiệm kỳ. Đương sự trẻ tuổi, còn độc thân, tánh nết hào hoa phong nhã, nên tôi đã khéo léo kết nối giao tình thân hữu với đương sự qua nhiều dịp thù tạc, tiêp tân, chiêu đãi, ở vài tụ điểm giải trí cũng như ở tư thất của đương sự. Khi tôi ngỏ lời nhờ vả như nói ở trên, Ông J.B. chỉ suy nghĩ nửa phút rồi trả lời liền: “tôi không phải là cố vấn cạnh Tổng Nha TCTT nên không có lý do can thiệp cho những cấp chỉ huy cơ quan ấy. Còn riêng với Anh là bạn, anh biết tánh tôi thẳng thắn và tận tâm với bạn. Nên tôi chỉ giúp anh với điều kiện anh phải làm đúng và kịp thời những điều cần thiết. Hoàn cảnh của tôi rất tế nhị, vì cơ quan Audit của tôi bây giờ đảm trách nhiệm vụ giám sát việc điều hành chương trình di tản người Mỹ khỏi Việtnam, để tránh mọi mưu toan lợi dụng để trục lợi (như làm hôn thú giả, khai gian số nhân khẩu, tráo đổi người khác, v.v…). Với tư cách Trưởng Cơ Quan Giám Sát, tôi không trực tiếp phụ trách, mà bất thần đến kiểm soát công việc của nhân viên thừa hành ở mỗi khâu thủ tục (như xác nhận tư cách eligibility trước chủ gia đình xin di tản, thẩm định sự hợp lệ các chứng từ liên hệ gia đình, ghi tên vào danh sách lên tầu (manifest), kiểm điểm trước khi cấp phát thẻ lên phi cơ (boarding pass) vì sợ tráo người, v.v… Trên giấy tờ hồ sơ anh không được ghi cấp bậc, chức vụ, chứng tỏ anh đang tại ngũ, cũng như đến ngày ước hẹn ra đi anh phải mặc thường phục và có đủ mặt vợ con. Đến đây Ông J.B. đưa cho tôi một tờ bìa với lời dặn: “Hồ sơ xin di tản đầy đủ ở trong, anh đem về đọc kỹ và điền vào cho đúng cách. Rồi gọi lấy hẹn và mang tay đưa lại tôi, càng sớm càng tốt, nếu anh tính ra đi”. Chiều hôm ấy, sau phiên họp ở Bộ TTM, tôi trở về văn phòng xem lại các mẫu in trong hồ sơ. Nhớ lại lời dặn của Ông J.B., tôi cảm thấy danh dự Sỹ Quan QLVNCH, lương tâm chức vụ, tinh thần trách nhiệm, không cho phép tôi khai gian (là đã giải ngũ hay hưu trí) âm thầm rời xa nhiệm sở và đồng đội, mặc thường phục cùng vợ con tìm sinh lộ thoát thân. Cho nên đến sáng hôm sau (23/04/1975) gặp lại Ông J.B. tôi khẳng khái nói rằng: “Tôi đã suy nghĩ lại với chức vụ của tôi và tình hình hiện tại tôi không thể nào đào ngũ”. Ông J.B. đứng dậy, tươi cười phát biểu: “Anh đúng là một cấp chỉ huy xứng đáng. Tôi đang rất lo ngại rằng anh đến nộp hồ sơ xin di tản. Vì với nhiệm vụ hiện tại, nếu tôi giúp anh là tôi làm điều bất hợp pháp. Kéo hộc bàn viết, Ông J.B. lấy ra một tấm huy hiệu “AAA” Army Audit Agency (Cơ Quan Thanh Tra Tài Chánh Lục Quân Mỹ) đưa cho tôi và bảo rằng: Anh cất nó vào túi đi, sẽ rất hữu ích, khi cần. Xong xuôi, Ông J.B. kéo tôi ra ngồi ở phòng tiếp khách, rót cà phê mời tôi, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói nhỏ vừa đủ nghe: khi chiến dịch di tản hoàn tất, tôi mới rời Viêtnam trong toán người cuối cùng, trừ khi có biến cố bất ngờ xẩy ra thì cấp tốc lên đường. Vậy nếu tình hình trầm trọng, anh mở đài Mỹ, tần số 27.5? nếu nghe phát đi, phát lại bản nhạc “The Silent Night” thì gọi liền cho tôi, nếu anh muốn di tản, nhưng chỉ một mình anh, mặc thường phục, không mang vũ khí, và hành lý chỉ 1 xách tay mà thôi. Về phần tôi, trừ trường hợp quá cấp bách, tôi sẽ gọi anh và nói mật hiệu “Anh tới nhà tôi lấy cái TV” thì trong vòng 1 giờ, anh phải có mặt để đi với tôi”.
Rốt cuộc, khoảng 10 giờ đêm ngày 28/04/1975, tôi đang lẳng lặng nghe tin tức đài BBC, thì điện thoại reo, vợ tôi bốc lên nghe, rồi nói: “Mỹ gọi lộn số” (Tôi đã quyết định không đi một mình vào giờ chót, nên không nói cho vợ biết về nội dung ám hiệu cú điện thoại ấy). Tôi đoán Ông J.B. đã lên trực thăng di tản, vì lúc 7 giờ chiều ngày 28/04/1975 sân bay Tân Sơn Nhứt vừa bị VC dội bom, chương trình di tản từ sân bay này chấm dứt luôn
Đến đây, xẩy ra một sự tình cờ liên quan đến mục tiêu tìm phương tiện di tản.
Từ văn phòng Ông J.B. ra, tôi lại gặp trong hành lang MACV Thiếu Tá Ng.V.Q. (có biệt danh “Quang cười” vì lúc nào anh cũng vui vẻ tươi cười), trước là Huấn Luyện Viên Trường HCTC. Sau xin giải ngũ, sang làm việc cho MACV được nhiều tiền hơn. Khi nghe tôi nói tôi vào đây nhờ bạn Mỹ giúp đỡ di tản, vì trong tuần rồi, sau phiên họp tham mưu, tôi có xin Trung Tướng ĐVK cho biết chủ trương của Bộ TTM về vấn đề di tản, thì ông ta bảo: “di tản là đào ngũ, ai xin tôi can thiệp thì lãnh 40 củ”, anh NVQ nở nụ cười có vẻ rất mỉa mai và bảo tôi rằng “tối nay anh ghé nhà tôi, tôi có cách giúp anh”. Đến tối, tối ghé nhà anh, anh NVQ đưa cho tôi xem một văn thư giới thiệu (cover letter) đề ngày 12/04/1975 do Trung Tướng ĐVK ký tên với tư cách Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, gửi cho Thiếu Tướng Mỹ XXX? đặc trách tiếp vận (logistics) Bộ Tham Mưu DAO (Phòng Tùy Viên Quân Sự Mỹ cạnh Tòa Đại Sứ Mỹ) là cố vấn đối trọng (counterpart) của Trung Tướng ĐVK, đại ý như sau: “Tôi xin gửi kèm danh sách các Sỹ Quan tiếp vận thuộc quyền vốn đã cộng tác chặt chẽ với phía Mỹ, nên tánh mạng sẽ bị nguy hiểm nếu giả thuyết VC chiếm đóng Sàigòn trở nên hiện thực. Vì vậy, để các đương sự yên tâm phục vụ, tôi đề nghị quý cơ quan sắp xếp cho gia đình các đương sự di tản trước, v.v…(đinh kèm là danh sách độ khoảng 15 SQ tiếp vận). Anh NVQ bảo tôi đọc kỹ và ráng nhớ nội dung thư giới thiệu rồi cất thư vào cặp sách, chớ không cho tôi ghi chép lại. Sáng hôm sau, 23/04/1975, sau khi nghe tôi trình bầy và bàn tính, Ông TGĐ NVS bằng lòng ký tên vào văn thư (với nội dung tương tự của Tổng Cục Tiếp Vận, gửi cho Ông W.C, nguyên Cố Vấn Trưởng Tổng Nha trong một thời gian đến tháng 6/1964?, nay được thăng chức Quản Trị Viên (Comptroller) cho cơ quan DAO. (Ông W.C. khi còn ở cấp Thiếu Tá là nhân viên đoàn Cố Vấn Mỹ cạnh Tổng Nha từ 1962, thường đi công tác với tôi tại Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, sau thăng Trung Tá trở lại Viêtnam một nhiệm kỳ nữa. Kế tiếp giải ngũ, chuyển qua dân sự, giữ chức Cố Vấn Trưởng cạnh Tổng Nha, cưới vợ Việtnam là thân nhân một quân nhân HCTC nên có biết khá nhiều cấp chỉ huy HCTC cũng như am hiểu tâm lý người Việtnam).
Sáng ngày 24/04/1975 tôi đến văn phòng Comptroller DAO, sau khi niềm nở tiếp đón, Ông W.C. đọc qua nội dung văn thư rồi nói: “Tôi sẵn lòng giúp anh, nhưng sợ không kết quả vì tôi không trực tiếp phụ trách việc di tản, và anh đến đây quá chậm trễ. Giải thích thủ tục thì quá dài dòng, vậy để tôi giới thiệu anh thẳng với bộ phận phụ trách, nơi đó sẽ giải thích rõ ràng hơn”. Nói xong, ông bấm nút máy interphone, nói mấy câu, rồi gọi nhân viên đưa tôi lên lầu gặp Đại Tá XX, Trưởng Phòng Chuyển Vận (J.4 Transportation Division?). Tại đây, vị ĐT nói thẳng với tôi rằng: “Đây là thư xin can thiệp có lẽ thứ 100 rồi. Ai cũng ghi danh hiệu cơ quan hay đơn vị cũ và nêu lên tên Cố Vấn Mỹ cũ, để xin được ưu tiên di tản, nhưng cả Bộ Tham Mưu chúng tôi ở đây không ai biết vị trí, nhiệm vụ của cơ quan hay đơn vị kê khai. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chuyển tất cả đơn xin qua Phòng 1 Bộ TTM Việtnam để tùy quyền Đại Tá Trưởng Phòng 1 L.Đ.C. xét định cơ quan hay đơn vị nào bị nguy hiểm nhứt, và ai trong cơ quan hay đơn vị đó cần được ưu tiên di tản, cho nên nể tình Ông Clark, tôi chỉ ĐT (Phiên) cách làm nhanh nhất và hữu hiệu nhất là cầm danh sách đến gặp tận mặt ĐT/ LĐC nói rằng tôi (ĐT Mỹ) nhờ anh xét định và ghi độ ưu tiên cạnh tên từng người trong danh sách và ký tên tắt cạnh mỗi lời ghi chú, rồi ĐT (Phiên) mang tay trở lại đưa tôi”. Khi nghe tôi hỏi: “Ngoài việc gặp mặt ĐT/LĐC, còn có ngoại lệ nào không?” thì ĐT Mỹ trả lời: “Tôi lặp lại, chỉ có riêng ĐT/LĐC Trưởng Phòng 1 Bộ TTM được ủy quyền ấn định mức độ ưu tiên cho từng tên người xin di tản. Anh đến gặp DT/LĐC ngay đi, vì còn nhiều danh sách bị ứ đọng bên ấy”. Chiều ngày đó, 24/04/1975, ĐT/LĐC không đến dự họp tham mưu, mà nhờ Phó Trưởng Phòng thay thế. Chiều hôm sau, 25/04/1975, tôi đến gặp ĐT/LĐC, trước khi đến họp, thì nhân viên trả lời ĐT/LĐC có việc về nhà sớm. Tôi dự đoán đương sự lánh mặt, không muốn gặp tôi để khỏi bị khó xử, có thể vì ngành HCTC bị xếp vào ưu tiên chót. Tôi đang chờ được gặp ĐT/LĐC (ngày 26/04/1975 là Thứ Bẩy không có họp, ngày 27/04/1975 là Chủ Nhật nghỉ). Nào ngờ ngày 28/04/1975 cũng không có họp. Ngày 29/04/1975 được lệnh có mặt để theo Ông TGĐ đi dự lễ bàn giao Bộ Quốc Phòng giữa Trung Tướng TVĐ và Ông B.T.H.. Ngày 30/04/1975 thì “sập tiệm”. Thành thử dự định gặp ĐT/LĐC không thành (chính ĐT/LĐC cũng bị kẹt lại và vào tù “cải tạo”, hiên Ông LĐC định cư ở San Jose, California. Còn Thiếu Tá NVQ ở Orange County, California.
Ba ngày cuối cùng tại Tổng Nha (28/04/1975 – 30/04/1975)
*1)- Ngày thứ hai, 28-04-1975. Không có lễ chào cờ cho tất cả nhân viên Tổng Nha vào buổi sáng đầu tuần như thường lệ. Quang cảnh chung thật rõ ràng trống vắng, tâm trí mọi người bất an buồn bả và chỉ bận lo liệu, tính toán cho riêng mình. Từ ngày 25/04/1975 tôi đã biết tin Trung Tá DVN (Sở 7) đi di tản rồi, bây giờ thì đến Trung Tá QT đang Xử Lý Thường Vụ Trung Tâm Chuẩn Chi/BQP, ĐT/NTT Sở 8, ĐT/NĐH Sở 4, ĐT/NTB (Nha TTQP) sáng nay vắng mặt, không rõ đã đi lúc nào!!!.
Hiện giờ đã hơn 31 năm qua, hơn 76 tuổi rồi, bệnh hoạn liên miên, tôi chỉ còn nhớ là gọi điện thoại hỏi xem thân hữu các ngành, ai đã đi di tản rồi, ai còn kẹt ở lại, nhưng đa số là không ai trả lời.
Xin tiếp theo. Đến 4 giờ chiều, tôi đến phòng 1 Bộ TTM (mà không báo trước) định bất ngờ mở cửa vào hy vọng gặp được ĐT/LĐC, nhưng đến nơi thì cửa đã khóa rồi. Thành thử tính toán kỹ mà vẫn hoài công, chỉ tốn thì giờ vô ích. Tôi chạy đến các phòng thuộc Tổng Cục Tiếp Vận cũng không thấy ai cả. Gần đến 5 giờ, đi đến văn phòng Tham Mưu Trưởng Bộ TTM, tôi mới hay là chiều nay không có họp, vì Trung Tướng về sớm đi dự lễ.
Về đến văn phòng Tổng Nha, tôi đang xem qua các công văn khẩn thì nghe 2, 3 tiếng nổ rền vang ở xa xa về hướng Bộ TTM và phi trường TSN, nhưng tôi vẫn bình thản ngồi lại văn phòng đến 9 giờ mới đi về nhà.
*2)- Ngày thứ ba, 29-04-1975. Thức dậy sớm để nghe đài BBC tôi mới hay biết những tin quan trọng:
Việt Cộng đã xử dụng máy bay của ta oanh tạc sân bay TSN làm hư hỏng phi đạo chánh, và chấm dứt chương trình di tản bằng phi cơ vận tải Mỹ cũng như Hàng Không Việt-Nam.
Từ 8 giờ tối ngày 28/04/1975 phía Mỹ xử dụng tối đa phi cơ trực thăng để tiếp tục di tản số nhân viên trung cấp và cao cấp VNCH.
Quốc Hội bỏ thăm chấp thuận và Tổng Thống TVH đã bàn giao quyền Tổng Thống cho Đại Tướng DVM.
Tân Tổng Thống DVM đã đề cử Chủ Tịch Thượng Viện NVH giữ chức Phó Tổng Thống và Ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng Chánh Phủ.
Từ nửa đêm 28/04/1975 đến sáng ngày 29/04/1975, tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đã nhiều lần yêu cầu Đại Sứ Quán Mỹ và Phòng Tùy Viên Quân Lực Mỹ rút lui khỏi Việt-Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Thành phần chánh phủ mới sẽ được loan báo và hoạt động ngay.
Đô thành Sàigòn kể cả các quận ngoại thành được đặt trong tình trạng giới nghiêm kể từ nửa đêm 28/04/1975, v.v….
Trước tình trạng biến chuyển nghiêm trọng như trên, tôi vẫn cố gắng đến Tổng Nha. Vì mặc quân phục, tôi bị cảnh sát chận đường, xét hỏi gắt gao, nhưng nhờ quen biết Phó Đô Đốc Ch.T.C., Tổng Trấn Sàigòn, và được cấp một “thẻ lưu thông đặc biệt dành cho VIP” nên tôi mới đi trót lọt.
Đến Tổng Nha, tôi thấy trước sau vắng lặng, vì có lệnh giới nghiêm 24/24 hầu hết nhân viên đều vắng mặt, trừ toán trực Tổng Nha mà trưởng toán là một SQ cấp Tá (không nhớ tên) cũng có một số người “lai rai” đến sở, nhưng thấy không ai làm việc thì lặng lẽ “rút lui”. Đến khoảng 11 giờ Ông TGĐ/NVS gọi điện thoại báo cho tôi biết tôi cần có mặt vào 2 giờ rưỡi chiều để tháp tùng Ông TGĐ đi dự lễ bàn giao chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng giữa Trung Tướng TVĐ và tân Tổng Trưởng BTH vào lúc 3 giờ. Kế tiếp, tôi đi bộ qua trụ sở BQP (ở bên kia đường Gia Long) để hỏi thăm tin tức thì được biết Trung Tá Thiết Giáp Bùi Thế Dung được đề cử vào chức Thứ Trưởng Quốc Phòng. Sau đó, đến 2 giờ, Ông TGĐ/NVS tự lái xe riêng đến Tổng Nha, và bảo tôi chuẩn bị trình bầy vắn tắt hiện tình phần vụ quản trị binh đoàn, dự phòng ông tân Tổng Trưởng hỏi đến. Kết cuộc, đến 2 giờ rưỡi, khi qua văn phòng BQP tôi thấy chỉ có vài người thấp thoáng, rồi SQ trực thông báo cuộc bàn giao bị dời lại, chưa biết đến lúc nào.
Tóm lại, vào 3 giờ chiều ngày 29/04/1975, ngoài số nhân viên đến phiên ứng trực, không có ai làm việc tại văn phòng, sở, thuộc Tổng Nha, và có thể nói luôn cũng như tại Bộ QP.
*3)- Ngày cuối cùng, thứ Tư 30-04-1975.
Sáng ngày 30/04/1975, tôi vẫn có mặt ở Tổng Nha.
Trong đêm 29/04/1975, tôi đã lần lượt rà soát “tần số các đài phát thanh Anh, Pháp, Mỹ và cả đài Hànội thì tin tức rất bi quan, không thuận lợi cho VNCH, và tình hình chiến sự đang biến chuyển càng ngày càng thêm tệ hại.
Cho đến sáng 30/04/1975 tôi định không đến Sở làm việc (vì từ chiều 29/04/1975 chỉ vài người có mặt, và BQP chưa có “đầu”! mà tôi cần ở nhà để chuẩn bị dự phòng trường hợp cấp bách, phải lui về quê ở miền Tây (Châu Đốc). Tuy nhiên, chỉ mới dự định, thì khoảng 8 giờ, Thiếu Tá An Văn Diền, Chủ Sự Phòng Kiểm Tra Lưu Động của Sở HCTC 5 (có nhà ở khu Nancy Sàigòn rất gần nhà tôi, hơn nữa, tôi là “xếp” cũ của đương sự, khi tôi giữ chức Chánh Sở 5 hồi 1971-1972) đến hỏi thăm tôi về tình hình Sở 5 để đương sự trở về nhiệm sở ở Cần Thơ. Để giúp đỡ một SQ có tinh thần phục vụ cao, tôi vội vã mặc quân phục và tự lái chiếc xe hơi Honda dân sự đưa đương sự vào Tổng Nha (ở văn phòng, tôi có số điện thoại ưu tiên để liên lạc viễn liên). Tuy lái xe dân sự, nhờ mặc quân phục và có lưu thông VIP, tôi dễ dàng qua được các trạm kiểm soát. Đến Tổng Nha, sau khi liên lạc và được biết tình hình Cần Thơ và Sở HCTC 5 còn hoàn toàn yên tĩnh. Thiếu Tá Điền từ giã tôi để tìm xe đò về Cần Thơ (năm 1982, tôi gặp lại Thiếu Tá Điền trong trại tù Nam Hà, ngoài Bắc Việt, và sau đó, vì lý do riêng, đương sự không đi Mỹ. Thiếu Tá Điền đã từ trần tại Sàigòn năm 2001).
Thu nhận hơn 12 triệu tiền lương còn lại của Liên Đoàn 8 Biệt Động Quân.
Giải quyết xong vụ Thiếu Tá An Văn Điền, tôi liên lạc điện thoại xem ai có mặt, thì bên trụ sở Tổng Nha chỉ gặp Thiếu Tá PQM Chủ Sự Phòng Thâu Chi Viên/BQP. Còn bên trụ sở BQP (bên kia đường Gia Long) thì chỉ có Đại Tá D.Th.Nh., Phó Phòng Báo Chí Bộ.
Liền đó, có 2 SQ xin vào gặp tôi là Thiếu Tá Tr.Ng.Ng., SQTC, và Trung Úy L.T.V., SQTQ Liên Đoàn 8 BĐQ, thuộc quyền quản trị Sở HCTC 1. Hai đương sự trình bầy là: “sau khi phát lương Tháng Ba và Tháng Tư 1975 cho binh sỹ hiện còn dư số tiền độ 12 triệu đồng. Trước tình hình nguy hiểm hiện tại, 2 đương sự không thể mang tiền về hậu cứ ở khu Quang Trung, bởi lẽ đương sự e ngại “một số binh sỹ xấu” có lòng tham, dám giết hại những người giữ tiền lương để cướp đoạt tiền, mà Tổng Ngân Khố thì đã đóng cửa, và Sở HCTC 1 thì bị cấm đường vì VC đang pháo kích, nên chúng tôi chỉ còn cách duy nhất là nộp tiền cho Đại Tá. Và chúng tôi rất may mắn là Đại Tá có mặt ở đây, bằng không chúng tôi chưa biết phải xử trí ra sao”. Tôi gọi điện thoại cho Chánh Sở 1 thì không có ai trả lời.
Xét hoàn cảnh đặc biệt và “ngộ biến phải tùng quyền” tôi gọi Thiếu Tá PQM nhờ nhận giùm cho 2 SQ đương sự và tạm giữ số tiền này ở két sắt Thu Chi Viên/BQP. Số tiền hơn 12 triệu gồm có 11 triệu tiền giấy 1.000$ còn “nguyên xi” (trong 11 bao bì, niêm khằn, giấy cột từ Ngân Khố phát ra) và hơn 1 triệu đồng tiền lẻ, gồm đủ loại tiền giấy và 2 bao tiền đồng (Thiếu Tá Tr.Ng.Ng. hiện định cư ở Phoenix, Arizone. Trung Úy L.T.V. và Thiếu Tá PQM hiện cùng cư ngụ ở Orange County, California.
Giao tiền xong, hai SQ HCTC Liên Đoàn 8 BĐQ rút lui, và Thiếu Tá PQM vừa cất tiền vào két sắt, thì ngoài đường có tiếng quân xa đạp thắng gấp kêu ken két, và tiếng giầy binh sỹ nhảy xuống xe rầm rầm.
Ứng chi 1 triệu đồng tiền ăn cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh đóng quân ở Bến Lức.
Ngó qua của sổ mở ra đường Gia Long, tôi thấy 1 scout-car, 1 xe Jeep và 1 xe Dodge 4 x 6 có trí súng đại liên, tất cả đều mui trần, xạ thủ trong tư thế sẵn sàng nhả đạn, một số binh sỹ nai nịt súng đạn đầy mình, nhanh nhẹn phân ra canh gác bốn bên. 3 Sỹ Quan xin vào gặp tôi. Đó là Trung Tá Trung Đoàn Phó, 1 Thiếu Ta SQTC và 1 Trung Úy SQTQ. Sỹ Quan Trưởng Toán đưa trình một công điện mang tay là văn thư chính thức xin Tổng Nha TCTT chỉ định một Sở HCTC ứng 1 triệu đồng để cấp thời nuôi ăn binh sỹ Sư Đoàn 22 Bộ Binh, nguyên từ Pleiku và Bình Định rút về tái lập ở Miền Tây và đang phòng thủ tuyến Bến Lức, Nam Sàigòn, và một tấm thiệp (letter card) là thư riêng của Thiếu Tướng P. Đ.N., Tư Lệnh SĐ 22 BB gửi cho tôi, nói rằng đây là dịp tốt để tôi giúp đỡ cho đơn vị đương sự. Với tư cách bạn thân (tôi quen thân Thiếu Tướng PĐN từ năm 1958, khi đương sự còn là Trung Đoàn Trưởng ở Quảng Trị, và giữ liên lạc cho tới nay). Trung Tá Trưởng Toán SĐ 22 BB nói thêm là đường đi từ Bến Lức về Sàigòn không bị cản trở, mà từ ngã tư Phú Nhuận về Hạnh Thông Tây thì bị lính Nhẩy Dù VNCH cấm chỉ, buộc phải quay lại. Cũng là trường hợp đặc biệt, và “ngộ biến tùng quyền” tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá PQM lấy 1 triệu trong số tiền hơn 12 triệu vừa thu nói trên, giao cho SQTC/SĐ 22 BB để khỏi mất thì giờ đếm tiền. Thiếu Tá PQM đưa trọn gói “nguyên xi” 1 triệu bạc giấy $1000 đồng.
Cả toán đi lãnh tiền của SĐ 22 BB hết sức mừng rỡ, vì họ có biết Tổng Ngân Khố Sàigòn không mở cửa, nên chịu khó tìm đến gặp tôi ở Tổng Nha cốt để trao thư riêng của Tự Lệnh Sư Đoàn (dặn đưa tận tay tôi) nào ngờ lại lãnh được 1 triệu tiền ăn mang về. (Thực tế sau đó, không rõ số tiền 1 triệu đồng này đã được chia chác ra sao, vì lẽ khi mang về đến Bến Lức thì đã có lệnh buông súng đầu hàng, đâu còn thì giờ để mua thực phẩm, cũng như không còn binh sỹ để nuôi ăn).
Giờ cuối của Bộ Quốc Phòng.
Sau khi phát tiền ăn cho Sư Đoàn 22 Bộ Binh, khoảng 10 giờ trưa, có ĐT/BHĐ, Chánh Sở HCTC 6 mặc thường phục vào Tổng Nha gặp tôi, nói vài câu về tình hình bên ngoài rồi ra về. Ông TGĐ/NVS cũng có lái xe tư đến hỏi tôi vài câu rồi cũng ra về.
Kế tiếp, tôi nghe radio (radio nhỏ tôi mang theo) toàn phát thanh báo tin chú ý nghe tin quan trọng thì sau đó chính giọng nói của Đại Tướng DVM yêu cầu buông súng và chuẩn bị bàn giao. Lệnh miệng này được lập lại 2 lần, nên không còn nghi ngờ gì nữa. Liền đó chuông điện thoại reo và tôi bốc nghe ĐT/DT Nhựt, SQ trực bên BQP dặn dò: “Chắc tụi VC sẽ đến bây giờ. Tôi sẽ dẫn tụi nó đi nhận bàn giao nhà cửa, máy móc, kể luôn Trung Tâm Điện Toán của bên anh (Trung Tâm này nằm chung trụ sở BQP) và giới thiệu là anh sẽ lãnh phần bàn giao trụ sở Tổng Nha Tài Chánh của anh. Vậy anh ở đó chờ.”
Quả thật độ 11 giờ rưỡi, hai xe Molotova VC chở đầy binh sỹ ngụy trang, chạy đến đậu giữa đường Gia Long, trước cổng BQP. Tụi nó chỉ để 2 tên canh cửa, còn lại đều vào tòa nhà chánh BQP. Tôi chờ đến nửa giờ mà không thấy động tĩnh chi, cũng không nghe ĐT/DTNhựt gọi điện thoại như đã dặn trước. Tôi tự nghĩ tụi VC từ rừng rú về Sàigòn không biết gì hết, nên thấy máy gì cũng tò mò, hỏi kỹ, có khi nghi ngờ nữa, làm mất nhiều thời giờ mới nhận bàn giao. (Vài ngày sau tôi mới biết là Sư Đoàn 816 VC lãnh phần chiếm đóng BPQ và viên Tư Lệnh Sư Đoàn ăn ngủ, làm việc tại văn phòng Ông Tổng Trưởng ở lầu 3. Còn Chủ Nhiệm Hậu Cần Sư Đoàn (tương đương Tư Lệnh Phó Tiếp Vận của VNCH) thì chiếm giữ văn phòng Ông TGĐ. Riêng ĐT/DTNhựt thì sau khi bàn giao, bị lưu giữ và bị giam tại Bộ Nội Vụ VNCH, 3 ngày sau mới được thả ra.
Giờ cuối cùng của Tổng Nha.
Để Quý Vị nào không biết rõ vị trí các Phòng Sở của Tổng Nha, tôi xin nói rõ là căn nhà chính Tổng Nha đã xây cất từ thời Pháp, chỉ cao 2 từng, là trụ sở Nha Hiến Binh (Mũ Đỏ), rồi Nha Động Viên, Tổng Nha Nhân Lực, cuối cùng là Tổng Nha TCTT. Cổng chính rất nhỏ. Bảng tên Tổng Nha cũng nhỏ và treo ở trên cao, cách 30 thước không đọc được, và không đối diện cổng Bộ Quốc Phòng. Tổng Nha còn một ngõ vào từ đường Nguyễn Du.
Khoảng 12 giờ trưa, tức độ nửa giờ sau khi bọn VC vào BQP, tôi có ra ở cổng nhìn hai bên thì thấy có xe hơi Honda dân sự của tôi đậu ở đường Bộ Kinh Tế, và tụi VC canh gác không để ý gì đến Tổng Nha (có lẽ vì chúng quê mùa, tưởng là nhà ở của dân chúng, và không ai qua lại đường Gia Long, vì 2 xe Molotova có cắm cành lá ngụy trang còn đậu giữa đường). Trở vào văn phòng, tôi gọi điện thoại cho Thiếu Tá Mười thì không ai trả lời và tôi nghĩ chắc đương sự bỏ sở về nhà rồi. Tôi đang phân vân, thì Hạ Sỹ Nhất NVR, tài xế của tôi (từ 8 năm qua, có theo tôi xuống Cần Thơ rồi trở về Sàigòn), tuy nhà ở tận Quận Gò Gấp, những cũng ráng mặc thường phục lái xe Vespa riêng đến Tổng Nha xem tôi có cần gì không. HS1 NVR lần đầu dám nhìn thẳng vào mắt tôi, và chậm rải nói rằng: “Thưa Đại Tá, em không đời nào dám nói hỗn với Đại Tá, nhưng bây giờ em thấy Đại Tá dại dột quá, ai nấy về hết rồi mà Đại Tá còn chờ để bàn giao, xin Đại Tá nghe em, bỏ hết, về liền. Tôi liền tỉnh ngộ, vội vã cởi áo kaki worsted (cấp Giám Đốc khỏi mặc quân phục tác chiến) khoác áo sơ mi dân sự (tôi để sẵn trong tủ) và theo HS1 NVR ra ngõ sau đường Nguyễn Du, ngồi sau xe Vespa cho đương sự chở về nhà. Sau đó, tài xế HS1 NVR chở người bạn là thợ sửa xe ở trước nhà tôi ra Bộ Kinh Tế lái chiếc xe hơi Honda của tôi về nhà cho tôi.
Tôi xin nói câu kết, vào trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, không còn ai có chút thẩm quyền có mặt để đại diện bàn giao Tổng Nha cho Việt Cộng.
https://sites.google.com/site/hanhchanhtaichanh/muc-luc/luoc-su-nganh-hctc
Sinh Tồn chuyển