Tham Khảo

LÝ DO CANADA ỦNG HỘ IXRAEN

Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, Chính phủ Canada đã ủng hộ Nhà nước Ixraen từ khi nước này thành lập năm 1948. Tuy nhiên, ngoài vai trò quốc tế quan

 

Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, Chính phủ Canada đã ủng hộ Nhà nước Ixraen từ khi nước này thành lập năm 1948. Tuy nhiên, ngoài vai trò quốc tế quan trọng của Canada trong việc che đậy sự tước đoạt đất đai từ người Palextin và hệ thống phân biệt chủng tộc của Ixraen, Chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harpar còn ủng hộ Ixraen triệt để hơn bất cứ Chính phủ tiền nhiệm nào.

Chính quyền Harper đã tuyên bố “Ixraen không có người bạn nào trên thế giới lớn hơn Canada”. Đáp lại, một tờ báo hàng đầu của Ixraen ca ngọi Thủ tướng Harper là “đồng minh gần gũi nhất của Netanyahu” và “nhà lãnh đạo nước ngoài thân thiện nhất với Ixraen”. Khi Chính phủ Palextin tìm kiếm sự công nhận lớn hơn tại Liên hợp quốc (LHQ) năm 2012, Canada đã dọa cắt khoản viện trợ cho Palextin.

Cách tiếp cận thiên lệch của Chính quyền Harper đã phá vỡ chính sách tỏ ra trung lập của Canada trong 60 năm qua. Mặc dù luôn ủng hộ Ixraen, Canada thường thể hiện là nước trung lập trong các tranh cãi giữa Ixraen và Palextin và thực tế trong quá khứ đã hành động không nghiêng về bên nào. Năm 1967, Canada đã từng ủng hộ nghị quyết của LHQ yêu cầu Ixraen rút quân khỏi các vùng đất mới chiếm đóng của Palextin và kêu gọi một giải pháp công bằng cho người tị nạn. Cách xử sự như vậy hiện nay không còn tồn tại. 

Những câu trả lời không thuyết phục

 

Sự ủng hộ nhiệt thành cho Ixraen của Thủ tướng Harper đã khiến một số quan chức Chính phủ, trong đó có các cựu đại sứ Canada tại Ixraen cảm thấy bối rối, những người này cho rằng lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ixraen của Canada đã làm giảm danh tiếng của nước này trên trường quốc tế. Số khác lại băn khoăn tại sao Harper lại theo đuổi chính sách mà hơn một nửa người Canada không tán thành.

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao John Baird cho rằng “Ixraen xứng đáng để Canada ủng hộ vì đó là một xã hội chia sẻ khá nhiều giá trị với Canada như tự do, dân chủ, nhân quyền và quy định pháp luật” là vô lý, không chỉ vì tính chất phân biệt chủng tộc của Ixraen mà còn vì chính Canada cũng được hình thành trên cơ sở tước quyền sở hữu đối với người bản địa và đã từng kết thân với tất cả các chế độ chống dân chủ tàn bạo, trong đó có các chế độ như Pinoche của Chile, Suharto của Inđônêxia và Mubarak của Ai Cập.

Tuy nhiên, câu trả lời pho biến cho rằng sự ủng hộ nhiệt thành của Thủ tướng Stephen Harper đối với Ixraen là chiến lược của đảng Bảo thủ trong các cuộc tranh cử nhằm thu hút phiếu bầu của số lượng lớn cử tri Do Thái cũng không thích hợp. Cũng như tất cả các đảng khác, đảng Bảo thủ có động cơ quan trọng là tìm kiếm phiếu bầu, nhưng sẽ là sai lầm khi quy việc thay đổi chính sách lớn như vậy là để giành được sự ủng hộ tại một số ít khu vực bầu cử, đặc biệt khi các cuộc thăm dò cho thấy chủ trương tích cực ủng hộ Ixraen thực sự không phải mong muốn của đa số người dân Canada.

Ngoài ra, lập luận phổ biến khác cho rằng Canada ủng hộ Nhà nước Ixraen vì cả hai đều có lịch sử chủ nghĩa thực dân định cư. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới không hình thành trên cơ sở chủ nghĩa thực dân định cư cũng ủng hộ mạnh mẽ Ixraen. Yếu tố cả Canada và Ixraen là những quốc gia thuộc địa định cư đáng để xem xét, tuy nhiên chỉ một lập luận không đủ để giải thích tại sao Chính phủ của đảng Bảo thủ lại thay đổi mạnh mẽ chính sách của Canada đối với Ixraen. 

Lôgích chính sách ủng hộ Ixraen của Thủ tướng Harper

 

Thực tế, có lôgích rõ ràng trong sự ủng hộ của Chính phủ Canada hiện nay dành cho Ixraen khi đặt “câu chuyện” này trong bối cảnh Canada hiện đang tiến hành xem xét lại các vấn đề trong nước và xác lập lại vị trí trên trường quốc tế. Cụ thể, trong một nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh, Chính quyền Harper đang đặt cược tương lai Canada trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành công nghệ cao. Canada nhận ra Ixraen chính là hình mẫu cho kinh tế này và Ixraen cũng có hệ thống xã hội thích hợp có thể hỗ trợ thực hiện mục tiêu này. Ixraen là “người tiên phong” trong hàng loạt chiến lược tân tự do mà Chính phủ Canada muốn thu lợi và bắt chước.

Chủ nghĩa tân tự do là mô hình kinh tế – xã hội mà trong đó nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đất đai, hàng hóa, dịch vụ và nguồn nhân lực tham gia thị trường, nơi nhà tư bản kinh doanh thu lợi. Mối quan hệ mới hình thành giữa Canada và Ixraen phản ánh chiến lược tự do kiếu mới đặc biệt của Chính quyền Harper dành cho chủ nghĩa tư bản Canada.

Chính quyền Harper rõ ràng có kế hoạch tái định hình chính trị – kinh tế ở Canada và các hành động của Chính phủ đã xác nhận cam kết này. Thủ tướng Harper đang tìm cách biến Canada trở thành một “siêu cường năng lượng”, trong đó ưu tiên hàng đầu là tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng cũng như các liên doanh trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Harper đã tuyên bố “Canada là một siêu cường năng lượng mới nổi. Canada muốn bán năng lượng cho những người muốn mua”. Đây chính là mục tiêu cốt lõi của Chính quyền Harper. Để thực hiện điều này, ngày càng nhiều người, đất đai và dịch vụ phải được đưa vào thị trường, bởi thị trường là nơi duy nhất sinh ra lợi nhuận. Bất cứ điều gì cản trở việc mua bán đất đai, tài nguyên thiên nhiên, người lao động và hệ thống an sinh xã hội đều được xem là trở ngại cần phải phá bỏ.

Thực tế đang diễn ra như vậy. Một trong những nguyên tắc chủ yếu trong chính sách thổ dân của Chính quyền Harper là tư nhân hóa đất dự trữ, phá vỡ cơ sở pháp lý của quyền sở hữu tập thể và mở ra vùng đất bản địa để phát triển tư bản chủ nghĩa. Học giả Shiri Pasternak đã viết trong cuốn “Chủ nghĩa đế quốc Canada”: “Các vùng đất bản địa vớí quyền nắm giữ tập thể tiếp tục đặt ra những rào cản lớn cho việc mở rộng tư bản chủ nghĩa”, vì giá trị lớn của khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch cũng như “hơn một nửa số danh lam thắng cảnh rừng còn nguyên vẹn được tìm thấy trên vùng đất trong khu vực hiệp ước thổ dân lịch sử”. Để siêu cường năng lượng của Harper phát triển mạnh, các quyền bản địa phải được xóa bỏ và người dân bản xứ buộc phải ra khỏi đất đai của họ.

Bên cạnh đó, Chính phủ đảng Bảo thủ hiện nay đã áp dụng quy định mới làm cho những người chỉ trích không thể đưa ra ý kiến tại các phiên điều trần về phát triển cát dầu và đường ống dẫn dầu, trong khi những người ủng hộ ngành công nghiệp này được trao tiếng nói độc quyền. Ngoài ra, Chính quyền Harper sử dụng chính sách đối ngoại để tiếp tục khai thác lợi ích cho các công ty dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng của Canada. Theo Ngân sách năm 2013, Chính phủ Canada đã sáp nhập Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) vào Bộ Ngoại giao, đồng thời tuyên bố nhiệm vụ của CIDA là hỗ trợ các doanh nghiệp Canada ở nước ngoài và hợp tác chặt chẽ với các công ty tư nhân. Hơn nữa, tài trợ của Chính phủ (thông qua CIDA) cho các trường đại học cũng ngày càng gắn liền với khả năng các nhà nghiên cứu tạo ra kiến thức có thể chuyển thành lợi nhuận.

 

 

Chủ nghĩa tân tự do kiểu Ixraen

 

Sự hỗ trợ tích cực của Chính quyền Harper đối với Ixraen trở nên dễ hiểu khi Ixraen được nhìn nhận là “người tiên phong” trong các nỗ lực có vai trò quan trọng cho sự thành công cho chiến lược của Harper.

Ixraen cung cấp cho Chính quyền Harper mô hình hợp nhất các yếu tố tước đoạt (sở hữu đất của người bản địa), phát triển nghiên cứu, đổi mới và thương mại hóa – mô hình đã đưa các công ty Ixraen dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, quân sự và các ngành công nghệ cao. Trong bài viết cho tạp chí Nghiên cu Palextin, học giả Adam Hannieh lý giải sau nhiều thập kỷ, các ngành công nghiệp lớn ở Ixraen thuộc sở hữu của nhà nước, những năm 1980 – 1990 là giai đoạn tư nhân hóa nhanh chóng, giúp hình thành một giai cấp tư sản trong nước. Mục tiêu cốt lõi của giai cấp này là khu vực công nghệ cao, trong đó đổi mới ở các lĩnh vực lọc nước, dược phẩm, công nghệ thông tin – truyền thông và vũ khí là các cơ sở tạo ra lợi nhuận phụ thuộc vào thương mại hóa kiến thức và sự “bao vây vĩnh viễn” Palextin.

Thực tế, các trường đại học, cao đẳng ở Ixraen có sự liên kết chặt chẽ với khu vực tư nhân, Đại học Techion của Ixrean đứng vị trí thứ 6 trên thế giới về “ý tưởng kinh doanh và đổi mới”. Một khóa học tại Đại học Haifa mang tên “Đổi mới trong một quốc gia: Hiện tượng Ixraen” khẳng định Ixraen đã giành được danh tiếng là một trong những trung tâm đổi mới năng động nhất chỉ sau Thung lũng Silicon. Trở lại chính sách của Canada, Chính quyền Harper đã gắn các khoản tài trợ cho đào tạo đại học với việc phát triển khu vực tư nhân, đặc biệt là khoa học công nghệ. Sự sáp nhập về mặt tổ chức của CIDA cũng phục vụ hướng đi này. Chính quyền Harper mới đây đã ký một hiệp ước viện trợ nước ngoài cho Ixraen nhằm “khuyến khích hai nước chia sẻ chiến lược phát triển quốc tế”.

Các nhà lãnh đạo chính trị ở Canada rõ ràng mong muốn học hỏi và liên kết với Ixraen để phát triển một mô hình kinh tế tương tự. Trong chuyến thăm Ixraen năm 2010, cựu Thủ hiến Ontario Dalton McGuinty đã nêu bật tầm quan trọng của việc hợp tác với các công ty của Ixraen như Teva Pharmaceuticals, cho rằng đây là một ví dụ hoàn hảo của các kiểu đối tác Canada đang tìm kiếm tại Ixraen. Cựu Thủ hiến McGuinty cho rằng Ixraen là đất nước nơi các nhà khoa học và lãnh đạo các trưởng đại học đã tìm ra cách biến ý tưởng đầu tư thành thực tế. ông McGuinty đồng thời cho biết mục đích chuyến đi nhằm tìm hiểu và thúc đẩy các lợi ích kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực khoa học đời sống của tỉnh Ontario với Ixraen. Tháng 4/2013, Bộ trưởng Tài nguyên Joe Oliver và Quốc vụ khanh phụ trách khoa học công nghệ Gary Goodyear của Canada đã công bố đề xuất Quỹ khoa học công nghệ năng lượng Canada – Ixraen nhằm tìm kiếm sự hợp tác phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến giữa hai nước.

Chính quyền Harper đã nhận ra cách thức Nhà nước Ixraen sử dụng các nguồn lực để tạo ra nền kinh tế hội nhập sâu hơn, trong đó nhu cầu của các doanh nghiệp xác định khung pháp lý và kiến thức được tạo ra tại các trường đại học, nơi hình hành các công nghệ có khả năng mang lại lợi nhuận củng cố các thể chế phân biệt chủng tộc mà Ixraen dựa vào. Ixraen là bậc thầy trong nghệ thuật tước đoạt hiện đại và Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Canada muốn làm được điều này.

 

 

“Ma trận kiểm soát” an ninh của Ixraen

 

Tất nhiên, dự án tân tự do của Chính quyền Harper cũng đòi hỏi tăng cường bộ máy an ninh nhà nước. Sự thành công trong giai đoạn mới của sự tích lũy qua tước đoạt phải được đảm bảo trước những phản kháng trong nước và nước ngoài cũng như loại bỏ các lựa chọn khác. Canada cũng học hỏi Ixraen ở mặt này vì Ixraen còn là “người đi đầu” thế giới trong kế hoach “an ninh hóa” sự đàn áp.

Ở mức độ tượng trưng, Ixraen cung cấp cho Canada những bài học trong việc huy động các cơ sở tình cảm của bản sắc dân tộc để củng cố phiên bản chủ nghĩa thực đân định cư tân tự do. Đây cũng là điều Chính quyền Harper đang thực hiện thông qua việc phô trương về quân sự, những lời lẽ cứng rắn về tội phạm và pháp luật, đồng thời tạo ra mối lo ngại về những ảnh hưởng cửa nước ngoài trong lúc chương trình nghị sự thắt lưng buộc bụng của đảng Bảo thủ làm cho chất lượng cuộc sống của hầu hết người dân giảm xuống. Cụ thể hơn, Chính quyền Harper đang mua công nghệ và hợp tác với các tổ chức kinh tế của Ixraen có vai trò chủ chốt nhờ đánh cắp đất đai và tấn công vào sự kháng cự của người Palextin.

Chính quyền Harper đang phát triển cách để biến điều này thành quan hệ đối tác, các lực lượng của Canada sử dụng các máy bay do thám do Ixraen sản xuất tại Ápganixtan trong khi lực lượng phòng vệ Ixraen sử dụng các thiết bị điện tử của Canada trong các hoạt động tại Bờ Tây và dải Gada. Các bộ chịu trách nhiệm về an ninh của Canada và Ixraen đã ký tuyên bố cam kết hai nước chia sẻ “kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệp, thông tin, nghiên cứu và các cách thức triển khai tốt nhất”, đồng thời tạo điều kiện “hợp tác trao đổi kỹ thuật bao gồm giáo dục, đào tạo và các bài tập huấn luyện” dưới danh nghĩa “khung pháp lý chặt chẽ hơn cho sự tiếp tục hợp tác trong các vấn đề an toàn công cộng giữa Canada và Ixraen”. Các công ty an ninh của Ixraen như G4S – hỗ trợ các nhà tù hành hung người Palextin, bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở Canađa. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát và quân đội Canada đã được đào tạo ở Ixraen.

Việc nhập khẩu ma trận kiểm soát của Ixraen phù hợp với lôgích hướng đi của chương trình nghị sự siêu cường năng lượng của Chính quyền Harper. Giai đoạn mới của sự tích lũy thông qua tước đoạt đang mở ra vùng đất mới cho lĩnh vực tư nhân phát triển, cùng lúc “đóng sập cửa” đối với các quyền lợi như lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi, bảo vệ môi trường có được từ các cuộc đấu tranh phổ biến trong quá khứ. Do vậy, Chính quyền Harper đang phải phát triển cơ chế nhằm đối phó với những thách thức xã hội và môi trường đang tăng lên. Sự phản kháng chương trình nghị sự của Thủ tướng Harper nổi lên khắp nơi, từ người dân bản địa ở tỉnh British Colombia chống lại các công ty xây dựng Canada, đến phong trào “Idle No More” khắp Canada phản đối Chính phủ lạm dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên đe dọa cuộc sống của các cộng đồng địa phương; ngoài ra, các nhà hoạt động chống tư bản và bảo vệ môi trường không phải người bản địa cũng đã lên tiếng.

Vì vậy, trong khi chủ nghĩa thực dân định cư ở Canada thường phải loại bỏ bạo lực của người dân bản địa, sự bảo vệ nhiệt thành Ixraen của Chính quyền Harper và các cuộc tấn công nhằm vào phía đối lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Ixraen cũng kết nối quyết tâm nhằm đánh bại sự phản kháng trong nước cũng như ở nước ngoài đối với chương trình nghị sự của Harper. Như vậy, Canada không chỉ ủng hộ mà còn là đối tác của Ixraen và hưởng lợi từ sự thống trị của Ixraen đối với Palextin.

Tóm lại, sự hỗ trợ quá mức của Chính phủ Canada dành cho Ixraen phức tạp và sâu rộng hơn so với những điều được thừa nhận. Câu trả lời đầy đủ liên quan đến phiên bản Harper của chủ nghĩa tân tự do thế kỷ 21 ở Canada. Việc tìm ra các cách thức hoạt động của mối liên hệ Canada – Ixraen sẽ góp phần nhiều hơn cho tổ chức đoàn kết của Palextin và các hoạt động chống tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ phong trào đòi hỏi quyền lợi của người bản địa ở Canada có thể được thực hiện gắn với công cuộc giải phóng Palextin, không chỉ trên tinh thần chung chống thực dân của các dân tộc trên thế giới, thực chất là hành động trực tiếp chống lại dự án tích lũy thông qua tước đoạt chung giữa Canada và Ixraen cũng như chủ nghĩa tân tự do./.

Bài Do Nguyễn Quang Thuận chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

LÝ DO CANADA ỦNG HỘ IXRAEN

Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, Chính phủ Canada đã ủng hộ Nhà nước Ixraen từ khi nước này thành lập năm 1948. Tuy nhiên, ngoài vai trò quốc tế quan

 

Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, Chính phủ Canada đã ủng hộ Nhà nước Ixraen từ khi nước này thành lập năm 1948. Tuy nhiên, ngoài vai trò quốc tế quan trọng của Canada trong việc che đậy sự tước đoạt đất đai từ người Palextin và hệ thống phân biệt chủng tộc của Ixraen, Chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Stephen Harpar còn ủng hộ Ixraen triệt để hơn bất cứ Chính phủ tiền nhiệm nào.

Chính quyền Harper đã tuyên bố “Ixraen không có người bạn nào trên thế giới lớn hơn Canada”. Đáp lại, một tờ báo hàng đầu của Ixraen ca ngọi Thủ tướng Harper là “đồng minh gần gũi nhất của Netanyahu” và “nhà lãnh đạo nước ngoài thân thiện nhất với Ixraen”. Khi Chính phủ Palextin tìm kiếm sự công nhận lớn hơn tại Liên hợp quốc (LHQ) năm 2012, Canada đã dọa cắt khoản viện trợ cho Palextin.

Cách tiếp cận thiên lệch của Chính quyền Harper đã phá vỡ chính sách tỏ ra trung lập của Canada trong 60 năm qua. Mặc dù luôn ủng hộ Ixraen, Canada thường thể hiện là nước trung lập trong các tranh cãi giữa Ixraen và Palextin và thực tế trong quá khứ đã hành động không nghiêng về bên nào. Năm 1967, Canada đã từng ủng hộ nghị quyết của LHQ yêu cầu Ixraen rút quân khỏi các vùng đất mới chiếm đóng của Palextin và kêu gọi một giải pháp công bằng cho người tị nạn. Cách xử sự như vậy hiện nay không còn tồn tại. 

Những câu trả lời không thuyết phục

 

Sự ủng hộ nhiệt thành cho Ixraen của Thủ tướng Harper đã khiến một số quan chức Chính phủ, trong đó có các cựu đại sứ Canada tại Ixraen cảm thấy bối rối, những người này cho rằng lập trường ủng hộ mạnh mẽ Ixraen của Canada đã làm giảm danh tiếng của nước này trên trường quốc tế. Số khác lại băn khoăn tại sao Harper lại theo đuổi chính sách mà hơn một nửa người Canada không tán thành.

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao John Baird cho rằng “Ixraen xứng đáng để Canada ủng hộ vì đó là một xã hội chia sẻ khá nhiều giá trị với Canada như tự do, dân chủ, nhân quyền và quy định pháp luật” là vô lý, không chỉ vì tính chất phân biệt chủng tộc của Ixraen mà còn vì chính Canada cũng được hình thành trên cơ sở tước quyền sở hữu đối với người bản địa và đã từng kết thân với tất cả các chế độ chống dân chủ tàn bạo, trong đó có các chế độ như Pinoche của Chile, Suharto của Inđônêxia và Mubarak của Ai Cập.

Tuy nhiên, câu trả lời pho biến cho rằng sự ủng hộ nhiệt thành của Thủ tướng Stephen Harper đối với Ixraen là chiến lược của đảng Bảo thủ trong các cuộc tranh cử nhằm thu hút phiếu bầu của số lượng lớn cử tri Do Thái cũng không thích hợp. Cũng như tất cả các đảng khác, đảng Bảo thủ có động cơ quan trọng là tìm kiếm phiếu bầu, nhưng sẽ là sai lầm khi quy việc thay đổi chính sách lớn như vậy là để giành được sự ủng hộ tại một số ít khu vực bầu cử, đặc biệt khi các cuộc thăm dò cho thấy chủ trương tích cực ủng hộ Ixraen thực sự không phải mong muốn của đa số người dân Canada.

Ngoài ra, lập luận phổ biến khác cho rằng Canada ủng hộ Nhà nước Ixraen vì cả hai đều có lịch sử chủ nghĩa thực dân định cư. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới không hình thành trên cơ sở chủ nghĩa thực dân định cư cũng ủng hộ mạnh mẽ Ixraen. Yếu tố cả Canada và Ixraen là những quốc gia thuộc địa định cư đáng để xem xét, tuy nhiên chỉ một lập luận không đủ để giải thích tại sao Chính phủ của đảng Bảo thủ lại thay đổi mạnh mẽ chính sách của Canada đối với Ixraen. 

Lôgích chính sách ủng hộ Ixraen của Thủ tướng Harper

 

Thực tế, có lôgích rõ ràng trong sự ủng hộ của Chính phủ Canada hiện nay dành cho Ixraen khi đặt “câu chuyện” này trong bối cảnh Canada hiện đang tiến hành xem xét lại các vấn đề trong nước và xác lập lại vị trí trên trường quốc tế. Cụ thể, trong một nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh, Chính quyền Harper đang đặt cược tương lai Canada trở thành nhà lãnh đạo trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành công nghệ cao. Canada nhận ra Ixraen chính là hình mẫu cho kinh tế này và Ixraen cũng có hệ thống xã hội thích hợp có thể hỗ trợ thực hiện mục tiêu này. Ixraen là “người tiên phong” trong hàng loạt chiến lược tân tự do mà Chính phủ Canada muốn thu lợi và bắt chước.

Chủ nghĩa tân tự do là mô hình kinh tế – xã hội mà trong đó nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy đất đai, hàng hóa, dịch vụ và nguồn nhân lực tham gia thị trường, nơi nhà tư bản kinh doanh thu lợi. Mối quan hệ mới hình thành giữa Canada và Ixraen phản ánh chiến lược tự do kiếu mới đặc biệt của Chính quyền Harper dành cho chủ nghĩa tư bản Canada.

Chính quyền Harper rõ ràng có kế hoạch tái định hình chính trị – kinh tế ở Canada và các hành động của Chính phủ đã xác nhận cam kết này. Thủ tướng Harper đang tìm cách biến Canada trở thành một “siêu cường năng lượng”, trong đó ưu tiên hàng đầu là tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng cũng như các liên doanh trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng Harper đã tuyên bố “Canada là một siêu cường năng lượng mới nổi. Canada muốn bán năng lượng cho những người muốn mua”. Đây chính là mục tiêu cốt lõi của Chính quyền Harper. Để thực hiện điều này, ngày càng nhiều người, đất đai và dịch vụ phải được đưa vào thị trường, bởi thị trường là nơi duy nhất sinh ra lợi nhuận. Bất cứ điều gì cản trở việc mua bán đất đai, tài nguyên thiên nhiên, người lao động và hệ thống an sinh xã hội đều được xem là trở ngại cần phải phá bỏ.

Thực tế đang diễn ra như vậy. Một trong những nguyên tắc chủ yếu trong chính sách thổ dân của Chính quyền Harper là tư nhân hóa đất dự trữ, phá vỡ cơ sở pháp lý của quyền sở hữu tập thể và mở ra vùng đất bản địa để phát triển tư bản chủ nghĩa. Học giả Shiri Pasternak đã viết trong cuốn “Chủ nghĩa đế quốc Canada”: “Các vùng đất bản địa vớí quyền nắm giữ tập thể tiếp tục đặt ra những rào cản lớn cho việc mở rộng tư bản chủ nghĩa”, vì giá trị lớn của khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch cũng như “hơn một nửa số danh lam thắng cảnh rừng còn nguyên vẹn được tìm thấy trên vùng đất trong khu vực hiệp ước thổ dân lịch sử”. Để siêu cường năng lượng của Harper phát triển mạnh, các quyền bản địa phải được xóa bỏ và người dân bản xứ buộc phải ra khỏi đất đai của họ.

Bên cạnh đó, Chính phủ đảng Bảo thủ hiện nay đã áp dụng quy định mới làm cho những người chỉ trích không thể đưa ra ý kiến tại các phiên điều trần về phát triển cát dầu và đường ống dẫn dầu, trong khi những người ủng hộ ngành công nghiệp này được trao tiếng nói độc quyền. Ngoài ra, Chính quyền Harper sử dụng chính sách đối ngoại để tiếp tục khai thác lợi ích cho các công ty dầu mỏ, khí đốt và khai khoáng của Canada. Theo Ngân sách năm 2013, Chính phủ Canada đã sáp nhập Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) vào Bộ Ngoại giao, đồng thời tuyên bố nhiệm vụ của CIDA là hỗ trợ các doanh nghiệp Canada ở nước ngoài và hợp tác chặt chẽ với các công ty tư nhân. Hơn nữa, tài trợ của Chính phủ (thông qua CIDA) cho các trường đại học cũng ngày càng gắn liền với khả năng các nhà nghiên cứu tạo ra kiến thức có thể chuyển thành lợi nhuận.

 

 

Chủ nghĩa tân tự do kiểu Ixraen

 

Sự hỗ trợ tích cực của Chính quyền Harper đối với Ixraen trở nên dễ hiểu khi Ixraen được nhìn nhận là “người tiên phong” trong các nỗ lực có vai trò quan trọng cho sự thành công cho chiến lược của Harper.

Ixraen cung cấp cho Chính quyền Harper mô hình hợp nhất các yếu tố tước đoạt (sở hữu đất của người bản địa), phát triển nghiên cứu, đổi mới và thương mại hóa – mô hình đã đưa các công ty Ixraen dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, quân sự và các ngành công nghệ cao. Trong bài viết cho tạp chí Nghiên cu Palextin, học giả Adam Hannieh lý giải sau nhiều thập kỷ, các ngành công nghiệp lớn ở Ixraen thuộc sở hữu của nhà nước, những năm 1980 – 1990 là giai đoạn tư nhân hóa nhanh chóng, giúp hình thành một giai cấp tư sản trong nước. Mục tiêu cốt lõi của giai cấp này là khu vực công nghệ cao, trong đó đổi mới ở các lĩnh vực lọc nước, dược phẩm, công nghệ thông tin – truyền thông và vũ khí là các cơ sở tạo ra lợi nhuận phụ thuộc vào thương mại hóa kiến thức và sự “bao vây vĩnh viễn” Palextin.

Thực tế, các trường đại học, cao đẳng ở Ixraen có sự liên kết chặt chẽ với khu vực tư nhân, Đại học Techion của Ixrean đứng vị trí thứ 6 trên thế giới về “ý tưởng kinh doanh và đổi mới”. Một khóa học tại Đại học Haifa mang tên “Đổi mới trong một quốc gia: Hiện tượng Ixraen” khẳng định Ixraen đã giành được danh tiếng là một trong những trung tâm đổi mới năng động nhất chỉ sau Thung lũng Silicon. Trở lại chính sách của Canada, Chính quyền Harper đã gắn các khoản tài trợ cho đào tạo đại học với việc phát triển khu vực tư nhân, đặc biệt là khoa học công nghệ. Sự sáp nhập về mặt tổ chức của CIDA cũng phục vụ hướng đi này. Chính quyền Harper mới đây đã ký một hiệp ước viện trợ nước ngoài cho Ixraen nhằm “khuyến khích hai nước chia sẻ chiến lược phát triển quốc tế”.

Các nhà lãnh đạo chính trị ở Canada rõ ràng mong muốn học hỏi và liên kết với Ixraen để phát triển một mô hình kinh tế tương tự. Trong chuyến thăm Ixraen năm 2010, cựu Thủ hiến Ontario Dalton McGuinty đã nêu bật tầm quan trọng của việc hợp tác với các công ty của Ixraen như Teva Pharmaceuticals, cho rằng đây là một ví dụ hoàn hảo của các kiểu đối tác Canada đang tìm kiếm tại Ixraen. Cựu Thủ hiến McGuinty cho rằng Ixraen là đất nước nơi các nhà khoa học và lãnh đạo các trưởng đại học đã tìm ra cách biến ý tưởng đầu tư thành thực tế. ông McGuinty đồng thời cho biết mục đích chuyến đi nhằm tìm hiểu và thúc đẩy các lợi ích kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực khoa học đời sống của tỉnh Ontario với Ixraen. Tháng 4/2013, Bộ trưởng Tài nguyên Joe Oliver và Quốc vụ khanh phụ trách khoa học công nghệ Gary Goodyear của Canada đã công bố đề xuất Quỹ khoa học công nghệ năng lượng Canada – Ixraen nhằm tìm kiếm sự hợp tác phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến giữa hai nước.

Chính quyền Harper đã nhận ra cách thức Nhà nước Ixraen sử dụng các nguồn lực để tạo ra nền kinh tế hội nhập sâu hơn, trong đó nhu cầu của các doanh nghiệp xác định khung pháp lý và kiến thức được tạo ra tại các trường đại học, nơi hình hành các công nghệ có khả năng mang lại lợi nhuận củng cố các thể chế phân biệt chủng tộc mà Ixraen dựa vào. Ixraen là bậc thầy trong nghệ thuật tước đoạt hiện đại và Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Canada muốn làm được điều này.

 

 

“Ma trận kiểm soát” an ninh của Ixraen

 

Tất nhiên, dự án tân tự do của Chính quyền Harper cũng đòi hỏi tăng cường bộ máy an ninh nhà nước. Sự thành công trong giai đoạn mới của sự tích lũy qua tước đoạt phải được đảm bảo trước những phản kháng trong nước và nước ngoài cũng như loại bỏ các lựa chọn khác. Canada cũng học hỏi Ixraen ở mặt này vì Ixraen còn là “người đi đầu” thế giới trong kế hoach “an ninh hóa” sự đàn áp.

Ở mức độ tượng trưng, Ixraen cung cấp cho Canada những bài học trong việc huy động các cơ sở tình cảm của bản sắc dân tộc để củng cố phiên bản chủ nghĩa thực đân định cư tân tự do. Đây cũng là điều Chính quyền Harper đang thực hiện thông qua việc phô trương về quân sự, những lời lẽ cứng rắn về tội phạm và pháp luật, đồng thời tạo ra mối lo ngại về những ảnh hưởng cửa nước ngoài trong lúc chương trình nghị sự thắt lưng buộc bụng của đảng Bảo thủ làm cho chất lượng cuộc sống của hầu hết người dân giảm xuống. Cụ thể hơn, Chính quyền Harper đang mua công nghệ và hợp tác với các tổ chức kinh tế của Ixraen có vai trò chủ chốt nhờ đánh cắp đất đai và tấn công vào sự kháng cự của người Palextin.

Chính quyền Harper đang phát triển cách để biến điều này thành quan hệ đối tác, các lực lượng của Canada sử dụng các máy bay do thám do Ixraen sản xuất tại Ápganixtan trong khi lực lượng phòng vệ Ixraen sử dụng các thiết bị điện tử của Canada trong các hoạt động tại Bờ Tây và dải Gada. Các bộ chịu trách nhiệm về an ninh của Canada và Ixraen đã ký tuyên bố cam kết hai nước chia sẻ “kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệp, thông tin, nghiên cứu và các cách thức triển khai tốt nhất”, đồng thời tạo điều kiện “hợp tác trao đổi kỹ thuật bao gồm giáo dục, đào tạo và các bài tập huấn luyện” dưới danh nghĩa “khung pháp lý chặt chẽ hơn cho sự tiếp tục hợp tác trong các vấn đề an toàn công cộng giữa Canada và Ixraen”. Các công ty an ninh của Ixraen như G4S – hỗ trợ các nhà tù hành hung người Palextin, bắt đầu các hoạt động kinh doanh ở Canađa. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát và quân đội Canada đã được đào tạo ở Ixraen.

Việc nhập khẩu ma trận kiểm soát của Ixraen phù hợp với lôgích hướng đi của chương trình nghị sự siêu cường năng lượng của Chính quyền Harper. Giai đoạn mới của sự tích lũy thông qua tước đoạt đang mở ra vùng đất mới cho lĩnh vực tư nhân phát triển, cùng lúc “đóng sập cửa” đối với các quyền lợi như lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi, bảo vệ môi trường có được từ các cuộc đấu tranh phổ biến trong quá khứ. Do vậy, Chính quyền Harper đang phải phát triển cơ chế nhằm đối phó với những thách thức xã hội và môi trường đang tăng lên. Sự phản kháng chương trình nghị sự của Thủ tướng Harper nổi lên khắp nơi, từ người dân bản địa ở tỉnh British Colombia chống lại các công ty xây dựng Canada, đến phong trào “Idle No More” khắp Canada phản đối Chính phủ lạm dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên đe dọa cuộc sống của các cộng đồng địa phương; ngoài ra, các nhà hoạt động chống tư bản và bảo vệ môi trường không phải người bản địa cũng đã lên tiếng.

Vì vậy, trong khi chủ nghĩa thực dân định cư ở Canada thường phải loại bỏ bạo lực của người dân bản địa, sự bảo vệ nhiệt thành Ixraen của Chính quyền Harper và các cuộc tấn công nhằm vào phía đối lập chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Ixraen cũng kết nối quyết tâm nhằm đánh bại sự phản kháng trong nước cũng như ở nước ngoài đối với chương trình nghị sự của Harper. Như vậy, Canada không chỉ ủng hộ mà còn là đối tác của Ixraen và hưởng lợi từ sự thống trị của Ixraen đối với Palextin.

Tóm lại, sự hỗ trợ quá mức của Chính phủ Canada dành cho Ixraen phức tạp và sâu rộng hơn so với những điều được thừa nhận. Câu trả lời đầy đủ liên quan đến phiên bản Harper của chủ nghĩa tân tự do thế kỷ 21 ở Canada. Việc tìm ra các cách thức hoạt động của mối liên hệ Canada – Ixraen sẽ góp phần nhiều hơn cho tổ chức đoàn kết của Palextin và các hoạt động chống tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ phong trào đòi hỏi quyền lợi của người bản địa ở Canada có thể được thực hiện gắn với công cuộc giải phóng Palextin, không chỉ trên tinh thần chung chống thực dân của các dân tộc trên thế giới, thực chất là hành động trực tiếp chống lại dự án tích lũy thông qua tước đoạt chung giữa Canada và Ixraen cũng như chủ nghĩa tân tự do./.

Bài Do Nguyễn Quang Thuận chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm