Mỗi Ngày Một Chuyện
LY RƯỢU TRÊN TAY - CAO MỴ NHÂN
LY RƯỢU TRÊN TAY - CAO MỴ NHÂN
Từ ngày lập quốc tị nạn Bolsa, mà thủa mồ ma Tông Tông ...tôi, ông có dịp từ
đông bắc Mỹ rong ruổi hành phương tây nam Hoa Kỳ, để cũng gọi là thăm ...dân,
chứ chẳng lẽ biệt vô âm tín, thì bạc bẽo quá.
Bấy giờ tôi còn kẹt ở VN xa xôi, buồn phiền, một người bạn thơ xưa, từ thủa còn
đi học gởi về Saigon cho tôi tấm hình, anh ta mặc đồ lớn, cravat tiệp với bộ đồ
suit đó, đặc biệt là ngồi cùng bàn với Tông Tông ...tôi, mỗi người cầm một ly
rượu trên tay.
Tất nhiên, Tông Tông ... tôi cũng mặc đồ lớn như vậy. Người bạn cười có vẻ
...hãnh diện một chút, nghĩ cho cùng thì nếu không ...sập tiệm 30-4-1975,
còn lâu mới có cảnh gặp gỡ ấy. Tấm hình chỉ có 2 người, tôi hiện giữ đây, chụp
ở ngay thủ đô tị nạn Bolsa.
Mấy năm sau qua tới nơi, tôi hỏi bạn rằng sao vua quan dân giã quá nhỉ?
Bạn cười: ở đây là một nước dân chủ, tự do, lại thực dụng nữa, chẳng những Tông
tông VN lưu vong, mà Tổng thống Hoa Kỳ ngời ngợi kia kìa, nếu có dịp ông đứng
gần mình, mình cũng mời được ông chụp hình với mình, chả khó khăn gì.
Nhưng mới tái định cư, mải lo ra nhiều thứ chuyện quá, tôi không chạy theo được
các hội hè đình đám, để có cơ hội diện kiến quý vị tai to mặt lớn, những
yếu nhân, đại gia không phải chỉ tiền mà còn tiếng tăm nữa chứ ...
Người bạn Văn nghệ của tôi, vốn xưa trước 1975, anh ta chủ trương phản chiến vì
lý do học vấn, chứ không phải vì học thuyết từ bi, nhân đạo ... Điều đó tổng
thể bạn ta đều đã rõ, nên không cần giải thích.
Cho nên khi tới xứ sở tự do, anh vẫn lập thân theo đường khoa cử. May mắn cho
anh, anh đậu được mấy cái chứng chỉ thiết thực, đủ để đi làm nuôi thân, và nghĩ
về một chân trời tươi sáng.
Trước tiên anh ta có tên trong một tổ chức Cộng đồng, tất nhiên anh ta phải
biết mục đích yêu cầu của Cộng đồng ấy.
Bây giờ ở Mỹ rồi, việc tiến thân cũng chẳng đến nỗi nào, huống chi đi bên cạnh
những người Mỹ đa tổ quốc, nhưng vẫn phải nắm bắt tới cái gì, điều gì gần
gũi nhất, mới mau chóng vượt lên.
Anh đã có tên trong 10 / cả trăm đoàn thể VN lưu vong, ở đoàn thể nào anh cũng
mờ mờ nhân ảnh một vai trò chức sắc, khiến chính anh cũng không biết anh nên
dừng lại ở ngã tư nào đông đảo người ta nhất .
Thế rồi anh đang làm chủ bút một tờ báo chuyên văn, qui tụ toàn những tên tuổi
...trầm kha sự nghiệp, tức là viết lách đã trở thành bệnh luôn.
Nhưng chẳng sao, anh là chủ bút quyết định bài vở, trong hội ái hữu kia, anh là
phó chủ tịch ngoại vụ. ...vv và .. . vv.
Anh chẳng cần nhớ ngày xưa cái gì với cái gì, vì thực dụng nên bây giờ phải thế
nào với thế nào mà thôi .
Thật khổ cho những ai giữ mãi cái ngày xưa trong lòng, là một trở ngại cản
đường thời nay đang tiến tới.
Tông Tông ...tôi nói một cách văn chương với anh rằng: "chúng ta chưa kịp
yêu người này, đã bỏ ngay người khác, đó là cái cố tật của một số người làm lớn...
Thà rằng không biết gì như anh, anh có làm gì cũng không ai trách..."
Mình thì chỉ biết làm văn làm báo thôi, ông ấy nói vậy là sao hở Mỵ?
Thì tôi cũng có hơn ông gì đâu, cứ xem như tôi chỉ thích làm thơ.
À, ông còn nói câu này: " các anh biết không, qua đây có một sự đảo lộn
đẹp mắt, những người làm văn xưa thì ngồi luận binh pháp, tưởng như đã trưởng
thành trong khói lửa đao binh .
Thì hay chứ sao.
Còn những chàng trai trấn thủ lưu đồn xưa, thì trở thành các nhà văn chuyên
nghiệp .
Ô, thế thì lại càng hay chứ sao, để cho quý vị thấy là không có cái gì người
này làm được mà người kia không làm được. Chỉ không có thì giờ và không học hỏi
thôi.
Thế cho nên ở thủ đô ta nói riêng, và ở khắp nơi trên thế giới nói chung, người
Việt tị nạn đã không thua gì các danh nhân thế giới, ấy là ai cũng phải trang
bị cho mình ít nhất là nửa tá nghề nghiệp .
Tôi không hiểu bạn định nói gì ?
Tôi đọc trên " mạng " kia, bắt gặp một danh tính trên đầu bài viết
rằng :
" bài của nữ thi ca nhạc hoạ điêu khắc gia vũ sư Bội Thất Đa Huyền "
Thật không bạn ?
Người bạn thi sĩ xưa thốt, không dám xài chữ nói nữa, vì bạn đó đang có vẻ hâm
lắm, mở toạch toạch cái IPad của tôi, bắt tôi phải tìm cho bạn ta cái bài bất
hủ đó .
Tôi đưa cho bạn đọc, ngay tức khắc bạn cười hô hố lên, rồi tội nghiệp là bạn
tôi không phải phụ nữ, nên sẵn lòng tha thứ kẻ cầu danh, bạn tôi nói:
" Nhỏ này được lắm ạ, nó chưa cổ lai hy, nên chưa biết mùi ốt dột, đợi lúc
đã vô bảy chục, nó mới biết mắc cở như thế nào ..."
Thế nó biết tất cả những thứ ghi trên, nếu quả tình nó có, bỗng biến
sạch, nó sẽ tiếc là biết thế nó không ghi gì cả, những cái nó có phần
nào, sẽ giống như nước lũ về khơi ...
Tôi đang giận tôi lúc này, là tôi đã làm phiền một người bạn khác, chắc bây giờ
ông ta đang ở trong trạng thái tâm hồn tôi, là thù ghét tất cả những gì đa quá
.
Chúng ta đã đi xa Tông Tông ...tôi trong tấm hình rồi, hôm đó, tôi còn ở VN,
tôi phục bạn quá, bạn chụp hình với Tông Tông chúng ta, lời cuối ông Uno ấy nói
với bạn thế nào, ở đâu ( trong cái hình).
Ông ấy nói vầy nè: tôi tôn trọng anh chị em văn nghệ sĩ, báo chí lắm, anh là
thi sĩ thì làm thơ đi, làm sao có một trường thi bất hủ, ghi nhận cái thảm cảnh
trên biển khi một phần dân tộc phải đông tiến.
Thực ra ai cũng cho là dễ, nhưng bạn ơi ...khó vô cùng vì những người trong
cảnh khổ đó thì không tập trung được, mà những người có khả năng viết lách thì
lại ngại tập trung, ngòi bút phải được tự do bay nhẩy, thôi chỉ cần ngó ảnh ông
rồi tưởng nhớ một chút cho có tình với nhau được rồi ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
LY RƯỢU TRÊN TAY - CAO MỴ NHÂN
LY RƯỢU TRÊN TAY - CAO MỴ NHÂN
Từ ngày lập quốc tị nạn Bolsa, mà thủa mồ ma Tông Tông ...tôi, ông có dịp từ
đông bắc Mỹ rong ruổi hành phương tây nam Hoa Kỳ, để cũng gọi là thăm ...dân,
chứ chẳng lẽ biệt vô âm tín, thì bạc bẽo quá.
Bấy giờ tôi còn kẹt ở VN xa xôi, buồn phiền, một người bạn thơ xưa, từ thủa còn
đi học gởi về Saigon cho tôi tấm hình, anh ta mặc đồ lớn, cravat tiệp với bộ đồ
suit đó, đặc biệt là ngồi cùng bàn với Tông Tông ...tôi, mỗi người cầm một ly
rượu trên tay.
Tất nhiên, Tông Tông ... tôi cũng mặc đồ lớn như vậy. Người bạn cười có vẻ
...hãnh diện một chút, nghĩ cho cùng thì nếu không ...sập tiệm 30-4-1975,
còn lâu mới có cảnh gặp gỡ ấy. Tấm hình chỉ có 2 người, tôi hiện giữ đây, chụp
ở ngay thủ đô tị nạn Bolsa.
Mấy năm sau qua tới nơi, tôi hỏi bạn rằng sao vua quan dân giã quá nhỉ?
Bạn cười: ở đây là một nước dân chủ, tự do, lại thực dụng nữa, chẳng những Tông
tông VN lưu vong, mà Tổng thống Hoa Kỳ ngời ngợi kia kìa, nếu có dịp ông đứng
gần mình, mình cũng mời được ông chụp hình với mình, chả khó khăn gì.
Nhưng mới tái định cư, mải lo ra nhiều thứ chuyện quá, tôi không chạy theo được
các hội hè đình đám, để có cơ hội diện kiến quý vị tai to mặt lớn, những
yếu nhân, đại gia không phải chỉ tiền mà còn tiếng tăm nữa chứ ...
Người bạn Văn nghệ của tôi, vốn xưa trước 1975, anh ta chủ trương phản chiến vì
lý do học vấn, chứ không phải vì học thuyết từ bi, nhân đạo ... Điều đó tổng
thể bạn ta đều đã rõ, nên không cần giải thích.
Cho nên khi tới xứ sở tự do, anh vẫn lập thân theo đường khoa cử. May mắn cho
anh, anh đậu được mấy cái chứng chỉ thiết thực, đủ để đi làm nuôi thân, và nghĩ
về một chân trời tươi sáng.
Trước tiên anh ta có tên trong một tổ chức Cộng đồng, tất nhiên anh ta phải
biết mục đích yêu cầu của Cộng đồng ấy.
Bây giờ ở Mỹ rồi, việc tiến thân cũng chẳng đến nỗi nào, huống chi đi bên cạnh
những người Mỹ đa tổ quốc, nhưng vẫn phải nắm bắt tới cái gì, điều gì gần
gũi nhất, mới mau chóng vượt lên.
Anh đã có tên trong 10 / cả trăm đoàn thể VN lưu vong, ở đoàn thể nào anh cũng
mờ mờ nhân ảnh một vai trò chức sắc, khiến chính anh cũng không biết anh nên
dừng lại ở ngã tư nào đông đảo người ta nhất .
Thế rồi anh đang làm chủ bút một tờ báo chuyên văn, qui tụ toàn những tên tuổi
...trầm kha sự nghiệp, tức là viết lách đã trở thành bệnh luôn.
Nhưng chẳng sao, anh là chủ bút quyết định bài vở, trong hội ái hữu kia, anh là
phó chủ tịch ngoại vụ. ...vv và .. . vv.
Anh chẳng cần nhớ ngày xưa cái gì với cái gì, vì thực dụng nên bây giờ phải thế
nào với thế nào mà thôi .
Thật khổ cho những ai giữ mãi cái ngày xưa trong lòng, là một trở ngại cản
đường thời nay đang tiến tới.
Tông Tông ...tôi nói một cách văn chương với anh rằng: "chúng ta chưa kịp
yêu người này, đã bỏ ngay người khác, đó là cái cố tật của một số người làm lớn...
Thà rằng không biết gì như anh, anh có làm gì cũng không ai trách..."
Mình thì chỉ biết làm văn làm báo thôi, ông ấy nói vậy là sao hở Mỵ?
Thì tôi cũng có hơn ông gì đâu, cứ xem như tôi chỉ thích làm thơ.
À, ông còn nói câu này: " các anh biết không, qua đây có một sự đảo lộn
đẹp mắt, những người làm văn xưa thì ngồi luận binh pháp, tưởng như đã trưởng
thành trong khói lửa đao binh .
Thì hay chứ sao.
Còn những chàng trai trấn thủ lưu đồn xưa, thì trở thành các nhà văn chuyên
nghiệp .
Ô, thế thì lại càng hay chứ sao, để cho quý vị thấy là không có cái gì người
này làm được mà người kia không làm được. Chỉ không có thì giờ và không học hỏi
thôi.
Thế cho nên ở thủ đô ta nói riêng, và ở khắp nơi trên thế giới nói chung, người
Việt tị nạn đã không thua gì các danh nhân thế giới, ấy là ai cũng phải trang
bị cho mình ít nhất là nửa tá nghề nghiệp .
Tôi không hiểu bạn định nói gì ?
Tôi đọc trên " mạng " kia, bắt gặp một danh tính trên đầu bài viết
rằng :
" bài của nữ thi ca nhạc hoạ điêu khắc gia vũ sư Bội Thất Đa Huyền "
Thật không bạn ?
Người bạn thi sĩ xưa thốt, không dám xài chữ nói nữa, vì bạn đó đang có vẻ hâm
lắm, mở toạch toạch cái IPad của tôi, bắt tôi phải tìm cho bạn ta cái bài bất
hủ đó .
Tôi đưa cho bạn đọc, ngay tức khắc bạn cười hô hố lên, rồi tội nghiệp là bạn
tôi không phải phụ nữ, nên sẵn lòng tha thứ kẻ cầu danh, bạn tôi nói:
" Nhỏ này được lắm ạ, nó chưa cổ lai hy, nên chưa biết mùi ốt dột, đợi lúc
đã vô bảy chục, nó mới biết mắc cở như thế nào ..."
Thế nó biết tất cả những thứ ghi trên, nếu quả tình nó có, bỗng biến
sạch, nó sẽ tiếc là biết thế nó không ghi gì cả, những cái nó có phần
nào, sẽ giống như nước lũ về khơi ...
Tôi đang giận tôi lúc này, là tôi đã làm phiền một người bạn khác, chắc bây giờ
ông ta đang ở trong trạng thái tâm hồn tôi, là thù ghét tất cả những gì đa quá
.
Chúng ta đã đi xa Tông Tông ...tôi trong tấm hình rồi, hôm đó, tôi còn ở VN,
tôi phục bạn quá, bạn chụp hình với Tông Tông chúng ta, lời cuối ông Uno ấy nói
với bạn thế nào, ở đâu ( trong cái hình).
Ông ấy nói vầy nè: tôi tôn trọng anh chị em văn nghệ sĩ, báo chí lắm, anh là
thi sĩ thì làm thơ đi, làm sao có một trường thi bất hủ, ghi nhận cái thảm cảnh
trên biển khi một phần dân tộc phải đông tiến.
Thực ra ai cũng cho là dễ, nhưng bạn ơi ...khó vô cùng vì những người trong
cảnh khổ đó thì không tập trung được, mà những người có khả năng viết lách thì
lại ngại tập trung, ngòi bút phải được tự do bay nhẩy, thôi chỉ cần ngó ảnh ông
rồi tưởng nhớ một chút cho có tình với nhau được rồi ...
CAO
MỴ NHÂN (HNPD)