Văn Học & Nghệ Thuật
Lại Nguyên Ân - Vài Ý Nghĩ Nhân Hội Thảo Về Tố Hữu
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay,
(Diễn Đàn Thế Kỷ)
1
Kỷ niệm Tố
Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn
thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn
TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long,
rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng?
Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn,
luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều
tra xem?
2
Đọc lại
tài liệu giới phê bình nghiên cứu Việt Nam viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết
từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng
đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời
đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận
lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám
viết rằng Tố Hữu làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận
xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ Tố Hữu đã từng
đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều
này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về
thơ Tố Hữu thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng
có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
3
Giá trị thực
sự của thơ Tố Hữu ra sao? Có sống sót được với thời gian không? – là những điều
người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng
thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại. |
Không có
tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ Tố Hữu, người đã ra lệnh cho
toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại,
bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là
“nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai
được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là
“đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông
thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều
bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng
sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như Tố Hữu ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn
từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm
đó!
Những nhận
định cũ về tình giai cấp, tình dân tộc ở thơ Tố Hữu cần được minh định lại.
Tình dân tộc ở thơ ông chỉ có trong sự phụ thuộc tình giai cấp; ông thạo các điệu
thơ Việt cũ, như câu lục bát, câu song thất, lời diễn ca; nhưng ông lại bắt những
gì dân tộc tính phải mang màu thời đại, lại là cái màu như ý ông, tức là phải gần
gụi công nông binh, – ông chỉ thừa nhận là có tính dân tộc những gì gần gũi với
các tầng lớp bình dân hoặc dưới đáy; ông là một học trò tiểu tư sản sinh ra ở đất
“thần kinh” Huế nhưng lại ghét tất thảy những gì mang chất trí thức, bác học;
ông là người hoạt động chính trị mạnh mẽ, nhiều đam mê và cơ mưu, nhưng thơ ông
lại cổ vũ một thứ chủ nghĩa cấm dục hà khắc, may lắm cũng chỉ có một chút xíu
tình yêu platonic, “trái tim chia ba phần…, dành cho Đảng phần nhiều”... Tình
giai cấp ở thơ ông tựu trung là tìm sự cảm thông trong những tầng lớp dưới, bị
thống trị, kêu gọi họ hợp sức lật đổ giai cấp giàu có đang thống trị và giao
cái quyền lực vừa giành được ấy cho ông và các đồng chí của ông, rồi từ đấy hãy
cúc cung lao động chiến đấu dưới sự dẫn dắt không thể lầm lẫn của bọn ông! Thế
thôi. Tức là nó mang đầy sự thực dụng, sự tuyên truyền. Tố Hữu hiển nhiên là
nhà thơ của Đảng mình, nhưng vị tất đã là nhà thơ của dân tộc mình.
Ảnh hưởng
thơ Tố Hữu ở Việt Nam (nói chính xác là ở vùng thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là lớn, nhờ việc bộ máy tuyên truyền do
ông đứng đầu, đưa thơ ấy tràn ngập các kênh chủ yếu: sách giáo khoa, sách báo
phổ thông, đài phát thanh… Nói cho đúng, công chúng sống trên đất Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết và thuộc thơ Tố Hữu là
vì không thể tránh thoát thơ ấy, là vì không có chỗ trốn khỏi thơ ấy. Tất nhiên
thơ ấy chiếm lĩnh tâm hồn rất nhiều lớp người, và chính vì thế mà họ đã làm những
gì thơ ấy kêu gọi, nhất là… ra trận!
Thơ Tố Hữu
có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ “Yêu biết mấy nghe con
tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần,
đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết
ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia?
(Bài đăng tạp chíVăn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi
‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa
thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’). Lại nữa, người đàn bà Việt
dân quê làm sao có thể “Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình
thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!).
Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà
thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi
ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ
thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn
xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
Trên mạng
internet bây giờ đôi khi còn thấy người ta cho rằng Tố Hữu là tác giả đoạn thơ
khủng khiếp này:
Giết,
giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Tôi thấy lạ
với đoạn thơ này, vì dường như chưa từng gặp nó trong các tập thơ Tố Hữu đã đọc.
Vậy nhân đây đề xuất với giới nghiên cứu, nhất là các giáo sư đã từng “ăn lộc”
nhiều ở thơ Tố Hữu (như Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử…), hãy tìm
ra ngọn nguồn đoạn thơ này và thông tin lại cho bạn đọc; nếu nó không phải là
thuộc ngòi bút Tố Hữu thì cũng là may cho ông, tuy vẫn thật buồn cho giới làm
thơ của chúng ta. Lọt sàng xuống nia, nó vẫn là của một ngòi bút Việt Nam nào
đó. Vượt ra ngoài chuyện xác định “tác quyền” cụ thể, đoạn thơ này thông báo rằng
còn có cả một dòng thơ ca quần chúng sắt máu đầy hận thù giai cấp từng được Đảng
khơi lên, từng được sáng tác ra và lưu truyền trong dân chúng, – đó là “văn thơ
(có cả kịch, chèo) phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất”, xuất hiện
từ khoảng 1951 và tự tắt đi vào cuối 1956. Rất nhiều tên tuổi nhà thơ nhà văn
quen thuộc có góp tác phẩm vào mảng văn thơ này, kể cả Nguyễn Tuân, kể cả Nguyễn
Bính, kể cả Hữu Loan…, tất nhiên số đông hơn vẫn là những tác giả quần chúng ít
tên tuổi. Cho đến nay, về cải cách ruộng đất thì ít nhiều đã có những công
trình, luận án sử học, nhưng mảng văn thơ cải cách ruộng đất thì vẫn chưa
hề có một sưu tập, tuyển tập tác phẩm, cũng chưa có một công trình nghiên cứu,
luận án hay luận văn nào đề cập tới. Cố tình hay vô ý của giới nghiên cứu văn học
chính ngạch ta đây? Hãy chờ nghe trả lời từ những người đang phụ trách các cơ
quan nghiên cứu khoa học xã hội của nhà nước. Nhưng dù sao thì cũng đừng nghĩ rằng
hễ giới nghiên cứu làm bộ quên thì mảng văn thơ này sẽ dần dần biến mất; tốt
hơn là nên tiếp cận bằng các sưu tập và công trình nghiên cứu, tức là nhắc lại
nó như một kinh nghiệm đau xót của một nền văn học từng sa vào những giọng điệu
và tinh thần phi nhân đáng hổ thẹn ấy.
4
Tôi không
biết viết truyện, nên rất muốn mách cho ai đó giỏi viết truyện, hãy viết một
truyện “chưởng” có nhan đề “Ly Khách Thần Kinh và quần anh Bắc Hà”.Đây
là một chuyện “quần hùng” của giới văn sĩ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam những năm 1947-1990.
“Ly Khách
Thần Kinh” là Tố Hữu, một người Huế (= đất thần kinh), rời Huế ra Bắc hoạt động
từ 1947 (hoặc sớm hơn) nên gọi là “ly khách” (dựa câu thơ Thâm Tâm “Ly
khách! Ly khách! Con đường vắng ”); “quần anh Bắc Hà” dĩ nhiên là nói
đám văn sĩ Việt trên đất Bắc, từ những người tham gia Văn hóa cứu quốc thời đầu
đến những tài danh thuộc lớp kế tiếp.
Những văn
sĩ tham gia hội Văn hóa cứu quốc (VHCQ) thời đầu (1943-45) hầu hết đều là những
tài năng trẻ ở đất Bắc, hứa hẹn kế tiếp lớp tiền chiến đầy thành tựu. VHCQ là
đoàn thể nằm trong Việt Minh rộng lớn, nhưng quan hệ trực tiếp với Hội này là
các nhân sự đứng đầu xứ ủy Bắc Kỳ (của ĐCS Đông Dương). Ngay sau ngày cướp
chính quyền (19/8/1945) VHCQ rất được tin dùng. Việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập
được giao phần chính cho VHCQ; đến số liệu người chết trong nạn đói 1945 nêu
trong Tuyên ngôn độc lập cũng do VHCQ cung cấp…
Trong năm
1946 “Ly Khách Thần Kinh” có ra Hà Nội, có ghé thăm VHCQ trước lúc trở
về Thanh, VHCQ in cho tập “Thơ” (1959 in lại đổi là “Từ
ấy”), thế thôi…
Vậy mà chỉ
hơn một năm sau, lúc đã bước vào kháng chiến, tại Việt Bắc, giữa những văn sĩ
đã rời Hà Nội đến “thủ đô gió ngàn” bỗng lại xuất hiện “Ly Khách Thần
Kinh”, không phải như một văn sĩ như các văn sĩ khác, mà như một người của Đảng
cử sang lãnh đạo cả giới này.
Thế tức là
những văn sĩ theo VHCQ từ đầu, đã không có ai được đủ tin cậy để TƯ Đảng giao
cho lãnh đạo giới mình. Những Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi hẳn là có hơi bị
sốc?
Phía “Ly
Khách Thần Kinh”, một tập “Thơ” (Từ ấy) chưa đủ để đám
văn sĩ đi KC này phục tài. Làm sao chàng so đọ được tài văn với Nguyễn Tuân,
tài thơ với Xuân Diệu, tài nhạc với Văn Cao, …?
Cuộc
“chinh phạt” của “Ly Khách Thần Kinh” phải diễn ra với những
mưu kế khác, tùy theo thời thế.
Năm 1949
thì chỉ bằng mấy nguyên tắc “dân tộc-khoa học-đại chúng” đã có thể dằn mặt
Nguyễn Đình Thi và những người trẻ đang hăm hở làm mới thơ Việt.
Sau 1950
(khai thông biên giới, tiếp nhận ảnh hưởng Trung Cộng), thì nhân danh chỉnh huấn,
còn có thể buộc hầu hết “quần anh Bắc Hà”, kể cả những tài danh lớn như Nguyễn
Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan… viết kiểm điểm về lập trường giai cấp
từng thể hiện trong sáng tác trước kia, tuyên bố từ bỏ thành quả văn nghệ tiền
chiến của chính mình, cam kết từ đây chỉ viết trong vòng “yêu-căm-chiến-lạc” (=
yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan).
Tất nhiên
đám “quần anh Bắc Hà” không chỉ có duy nhất một bọn, thế nên tốp này quy hàng lại
có tốp khác khiêu chiến. Tranh luận tại Hà Thành hồi 1955 về tập thơ “Việt
Bắc” là điểm va chạm nảy lửa; một bọn văn sĩ (Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn
Bính…) ngạo nghễ xem thường lối thơ bình dân hóa, nhân danh công nông binh của
“Ly Khách Thần Kinh”, trong khi đám đã quy hàng (Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn
ĐìnhThi…) thì ra sức tâng bốc, hơn thế, còn dùng quyền lãnh đạo để buộc chấm
dứt thảo luận khi những lời chê bai đậm dần lên…
Nhưng sự
tranh biện lại nảy ra ở quy mô rộng hơn, động đến những tai họa xã hội có thật,
tại đất mình (cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức) và tại “phe” mình (dân
Hung, Ba Lan nổi lên chống ách XHCN Xô-viết…)… “Ly Khách Thần Kinh”, cùng với
đàn anh trong chính giới, dùng sách “trăm hoa đua nở” của Mao, cho “mở rộng dân
chủ”, “phê bình lãnh đạo” để xả van trí thức, nhân thể cho lộ diện những gương
mặt bướng bỉnh đáng ghét. Thế là có mùa vụ ngắn (từ tháng 9 đến 12/1956) của những Giai
Phẩm, Nhân Văn, Đất Mới, Sáng Tạo, Trăm Hoa… Rồi thoắt cái, van phê
bình khóa lại, màn đua nở hạ xuống, tất cả mọi ý kiến bất đồng đã phát biểu trở
thành chứng tích để kết tội “chống chế độ”, một loạt “đồng chí” trí thức, văn
nghệ sĩ được biến thành kẻ thù của tổ quốc, của chế độ… Một không khí sợ hãi đã
hình thành trong giới văn nghệ, trong toàn xã hội, – mục tiêu thiết lập chuyên
chế tinh thần đã thành đạt.
“Ly Khách
Thần Kinh” đắc thắng, bước thăng tiến ngày một cao. Đám “quần anh” kế sau tại
Hà Thành có lúc toan thở phào, tưởng chừng khi anh Lớn bước vào nội các làm tả
tướng quốc chuyên lo việc canh nông, thì thôi, để miền văn nghệ cho quan lớn…
nhỏ hơn. Họ đã lầm, “Ly Khách Thần Kinh” vẫn canh chừng đất văn nghệ vốn là “đất
phát tích” của mình, và vẫn thừa uy lực ngoái sang giáng một chưởng quyết định
vào vài kẻ dám “đề dẫn” (1979) cho một tinh thần văn chương có mùi khác khác.
Cú choảng này nhất cử lưỡng tiện: vừa cản đường và vô hiệu hóa một tay bút từ
chiến trường bước ra với tương lai chính trị có vẻ tràn trề, vừa làm phúc cứu
thua cho Nguyễn Đình Thi đang đứng trước nguy cơ bị thải loại quá sớm. Nguyễn
Đình Thi được cứu, lại đứng ra chủ trì Đại Hội Nhà Văn thứ 3 (1983) và tái đắc
cử tổng thư ký, trong hân hoan chót nói… thật những lời có cánh đầy tai tiếng,
tự xem giới nhà văn của mình là những “hạt bụi” lấp lánh dưới ánh sáng đảng.
Nhưng đường
thăng tiến của “Ly Khách Thần Kinh” không phải cứ lên cao… cao mãi, tuy rằng,
đã có lúc khắp tam kỳ tứ trấn ngập tràn lời đồn đại Ngài sẽ được truyền ngôi tổng
Bí. Sau vụ đổi tiền 1985, lạm phát sốt lên theo nhịp thơ leo thang, lên tới vài
chục ngàn lần, đất nước rúng động, lãnh đạo giật mình; tài kinh tế của “Ly
Khách Thần Kinh” đã bộc lộ trọn vẹn, Ngài bèn bị phạt thẻ đỏ, mất chức, rời nội
các. Cuộc “đổi mới” diễn ra, nghe nói Ngài hậm hực không tán thành. Rồi thì
Ngài chìm vào tâm trạng “riêng một ngọn đèn” ở bên lề giới chính khách mới…
Ngài quay
lại chơi với giới văn sĩ. Thường là dễ chơi với đám trẻ con khi xưa mà nay đã
thành những nhà văn nhà thơ người lớn. Còn với những “cố nhân” nặng nợ một thời
thì không dễ chút nào, khi những ân oán giang hồ cũ không thể nào vơi đi được.
Một mặc cảm tội lỗi nào đó vẫn đeo đuổi Ngài chăng, khi Ngài tận dụng những phỏng
vấn dài dài để gài vào tương lai một nghi án rằng Ngài từng rất mực nể trọng những
thi nhân học giả lỗi lạc này kia, lẽ nào chính Ngài đàn áp họ!? Lúc khác, cầm
bút viết hồi ký, Ngài sống lại tư thế cầm quyền khi trước, tiếp tục gọi tất cả
đám học giả thi nhân ấy là “bọn phản động”! Quả thật, cho tới khi đậy nắp quan
tài, Ngài vẫn chưa thể “nói chuyện” lại được với những nạn nhân của mình trong
giới cầm bút. Phía những nạn nhân cũ ấy cũng vậy: từ lúc được khôi phục, họ lên
tiếng về mình ở nhiều chỗ khác nhau, trước những công chúng và đồng nghiệp khác
nhau, trừ những công chúng và đồng nghiệp đã từng la ó và cùm kẹp họ. Ấy vẫn là
một bất cập lịch sử của cả hai phía. Đám “quần anh Bắc Hà” xưa bị Ngài dìm xuống
bùn, phải từ bùn gượng dậy, bằng sáng tạo mà trụ lại với đời, – đám người ấy
nay còn hận Ngài chăng? Khó biết hết. Như bài Hoàng Cầm tiễn đưa Ngài đó! Chỉ
phô cái tử tế ra mà thôi! Mà tử tế chưa phải là tất cả tâm địa người đời.
Cây bút
nào sẽ viết truyện “chưởng” này nhỉ?
04/10/2010
Lại
Nguyên Ân
(Diễn Đàn Thế Kỷ)
Bàn ra tán vào (1)
Việt
"Có tính dân tộc ,nhưng không có tính nhân loại" ? NÀ THẾ LÀO ? Dân tộc không là người hả lũ Vẹm ?
----------------------------------------------------------------------------------
Lại Nguyên Ân - Vài Ý Nghĩ Nhân Hội Thảo Về Tố Hữu
Kỷ niệm Tố Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay,
1
Kỷ niệm Tố
Hữu năm nay, nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn
thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn
TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long,
rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng?
Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn,
luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều
tra xem?
2
Đọc lại
tài liệu giới phê bình nghiên cứu Việt Nam viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết
từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng
đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời
đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận
lưng trời, là để kiếm lợi riêng, như cái tay phụ trách tạp chí của Viện nọ dám
viết rằng Tố Hữu làm chức càng cao thì thơ càng hay! (trong khi Xuân Sách nhận
xét đúng hơn: nhà càng lộng gió thơ càng nhạt!). Thơ Tố Hữu đã từng
đem lại tiền bạc, học hàm học vị cho không ít nhà giáo, nhà nghiên cứu, – điều
này có thật, nhưng “chất lượng khoa học” của sự phê bình nghiên cứu trước đây về
thơ Tố Hữu thì nay cần phải trở thành một đối tượng nghiên cứu khảo sát, đừng
có mặc nhiên trích dẫn vô tư.
3
Giá trị thực
sự của thơ Tố Hữu ra sao? Có sống sót được với thời gian không? – là những điều
người ta nên nghĩ tiếp.
Tôi cho rằng
thơ Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại.
Tố Hữu có thể có tình giai cấp, tình dân tộc, nhưng không có tình nhân loại. |
Không có
tình nhân loại là ý thức, là chủ ý của nhà thơ Tố Hữu, người đã ra lệnh cho
toàn giới lý luận và sáng tác văn nghệ ở miền Bắc phải loại bỏ tình nhân loại,
bác bỏ chủ nghiã nhân đạo (humanisme) cả về lý luận lẫn thực tiễn, bảo nó là
“nhân loại chung chung, nhân tính trừu tượng”, mang tính tư sản, cấm không ai
được rơi vào quan niệm đó, nếu không muốn bị trừng phạt! Tự ông nói thơ ông là
“đồng ý, đồng tình, đồng chí”, nghĩa là những ai không là “đồng chí” với ông
thì không thể được ông thích, những ai không “đồng tình, đồng ý” với ông thì đều
bị loại ra khỏi thế giới thơ ông. Bị nhà thơ thường dân ghét thì cũng chẳng
sao, nhưng bị nhà thơ quyền uy đầy mình như Tố Hữu ghét thì kẻ bị ghét sẽ khốn nạn
từ thân xác đến tận tâm thần, như những cựu “đồng chí” Nhân văn-Giai phẩm
đó!
Những nhận
định cũ về tình giai cấp, tình dân tộc ở thơ Tố Hữu cần được minh định lại.
Tình dân tộc ở thơ ông chỉ có trong sự phụ thuộc tình giai cấp; ông thạo các điệu
thơ Việt cũ, như câu lục bát, câu song thất, lời diễn ca; nhưng ông lại bắt những
gì dân tộc tính phải mang màu thời đại, lại là cái màu như ý ông, tức là phải gần
gụi công nông binh, – ông chỉ thừa nhận là có tính dân tộc những gì gần gũi với
các tầng lớp bình dân hoặc dưới đáy; ông là một học trò tiểu tư sản sinh ra ở đất
“thần kinh” Huế nhưng lại ghét tất thảy những gì mang chất trí thức, bác học;
ông là người hoạt động chính trị mạnh mẽ, nhiều đam mê và cơ mưu, nhưng thơ ông
lại cổ vũ một thứ chủ nghĩa cấm dục hà khắc, may lắm cũng chỉ có một chút xíu
tình yêu platonic, “trái tim chia ba phần…, dành cho Đảng phần nhiều”... Tình
giai cấp ở thơ ông tựu trung là tìm sự cảm thông trong những tầng lớp dưới, bị
thống trị, kêu gọi họ hợp sức lật đổ giai cấp giàu có đang thống trị và giao
cái quyền lực vừa giành được ấy cho ông và các đồng chí của ông, rồi từ đấy hãy
cúc cung lao động chiến đấu dưới sự dẫn dắt không thể lầm lẫn của bọn ông! Thế
thôi. Tức là nó mang đầy sự thực dụng, sự tuyên truyền. Tố Hữu hiển nhiên là
nhà thơ của Đảng mình, nhưng vị tất đã là nhà thơ của dân tộc mình.
Ảnh hưởng
thơ Tố Hữu ở Việt Nam (nói chính xác là ở vùng thuộc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) là lớn, nhờ việc bộ máy tuyên truyền do
ông đứng đầu, đưa thơ ấy tràn ngập các kênh chủ yếu: sách giáo khoa, sách báo
phổ thông, đài phát thanh… Nói cho đúng, công chúng sống trên đất Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết và thuộc thơ Tố Hữu là
vì không thể tránh thoát thơ ấy, là vì không có chỗ trốn khỏi thơ ấy. Tất nhiên
thơ ấy chiếm lĩnh tâm hồn rất nhiều lớp người, và chính vì thế mà họ đã làm những
gì thơ ấy kêu gọi, nhất là… ra trận!
Thơ Tố Hữu
có những vết nhơ không thể tẩy xóa, như đoạn thơ “Yêu biết mấy nghe con
tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin” ! Ý thơ ấy, ngay tầm gần,
đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết
ai xa lạ? trẻ Việt làm sao tập nói được cái từ đa tiết xịt xoạt như thế kia?
(Bài đăng tạp chíVăn nghệ 1953 là Tiếng đầu lòng nó gọi
‘Ông Lin’ , bản in vào sách Việt Bắc 1955 sửa
thành Tiếng đầu lòng con gọi ‘Stalin’). Lại nữa, người đàn bà Việt
dân quê làm sao có thể “Thương cha thương mẹ thương chồng / Thương mình
thương một, thương Ông (Stalin) thương mười” (!?!).
Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà
thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi
ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ
thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ đã hoàn toàn
xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại.
Trên mạng
internet bây giờ đôi khi còn thấy người ta cho rằng Tố Hữu là tác giả đoạn thơ
khủng khiếp này:
Giết,
giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.
Tôi thấy lạ
với đoạn thơ này, vì dường như chưa từng gặp nó trong các tập thơ Tố Hữu đã đọc.
Vậy nhân đây đề xuất với giới nghiên cứu, nhất là các giáo sư đã từng “ăn lộc”
nhiều ở thơ Tố Hữu (như Hà Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử…), hãy tìm
ra ngọn nguồn đoạn thơ này và thông tin lại cho bạn đọc; nếu nó không phải là
thuộc ngòi bút Tố Hữu thì cũng là may cho ông, tuy vẫn thật buồn cho giới làm
thơ của chúng ta. Lọt sàng xuống nia, nó vẫn là của một ngòi bút Việt Nam nào
đó. Vượt ra ngoài chuyện xác định “tác quyền” cụ thể, đoạn thơ này thông báo rằng
còn có cả một dòng thơ ca quần chúng sắt máu đầy hận thù giai cấp từng được Đảng
khơi lên, từng được sáng tác ra và lưu truyền trong dân chúng, – đó là “văn thơ
(có cả kịch, chèo) phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất”, xuất hiện
từ khoảng 1951 và tự tắt đi vào cuối 1956. Rất nhiều tên tuổi nhà thơ nhà văn
quen thuộc có góp tác phẩm vào mảng văn thơ này, kể cả Nguyễn Tuân, kể cả Nguyễn
Bính, kể cả Hữu Loan…, tất nhiên số đông hơn vẫn là những tác giả quần chúng ít
tên tuổi. Cho đến nay, về cải cách ruộng đất thì ít nhiều đã có những công
trình, luận án sử học, nhưng mảng văn thơ cải cách ruộng đất thì vẫn chưa
hề có một sưu tập, tuyển tập tác phẩm, cũng chưa có một công trình nghiên cứu,
luận án hay luận văn nào đề cập tới. Cố tình hay vô ý của giới nghiên cứu văn học
chính ngạch ta đây? Hãy chờ nghe trả lời từ những người đang phụ trách các cơ
quan nghiên cứu khoa học xã hội của nhà nước. Nhưng dù sao thì cũng đừng nghĩ rằng
hễ giới nghiên cứu làm bộ quên thì mảng văn thơ này sẽ dần dần biến mất; tốt
hơn là nên tiếp cận bằng các sưu tập và công trình nghiên cứu, tức là nhắc lại
nó như một kinh nghiệm đau xót của một nền văn học từng sa vào những giọng điệu
và tinh thần phi nhân đáng hổ thẹn ấy.
4
Tôi không
biết viết truyện, nên rất muốn mách cho ai đó giỏi viết truyện, hãy viết một
truyện “chưởng” có nhan đề “Ly Khách Thần Kinh và quần anh Bắc Hà”.Đây
là một chuyện “quần hùng” của giới văn sĩ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam những năm 1947-1990.
“Ly Khách
Thần Kinh” là Tố Hữu, một người Huế (= đất thần kinh), rời Huế ra Bắc hoạt động
từ 1947 (hoặc sớm hơn) nên gọi là “ly khách” (dựa câu thơ Thâm Tâm “Ly
khách! Ly khách! Con đường vắng ”); “quần anh Bắc Hà” dĩ nhiên là nói
đám văn sĩ Việt trên đất Bắc, từ những người tham gia Văn hóa cứu quốc thời đầu
đến những tài danh thuộc lớp kế tiếp.
Những văn
sĩ tham gia hội Văn hóa cứu quốc (VHCQ) thời đầu (1943-45) hầu hết đều là những
tài năng trẻ ở đất Bắc, hứa hẹn kế tiếp lớp tiền chiến đầy thành tựu. VHCQ là
đoàn thể nằm trong Việt Minh rộng lớn, nhưng quan hệ trực tiếp với Hội này là
các nhân sự đứng đầu xứ ủy Bắc Kỳ (của ĐCS Đông Dương). Ngay sau ngày cướp
chính quyền (19/8/1945) VHCQ rất được tin dùng. Việc tổ chức lễ tuyên bố độc lập
được giao phần chính cho VHCQ; đến số liệu người chết trong nạn đói 1945 nêu
trong Tuyên ngôn độc lập cũng do VHCQ cung cấp…
Trong năm
1946 “Ly Khách Thần Kinh” có ra Hà Nội, có ghé thăm VHCQ trước lúc trở
về Thanh, VHCQ in cho tập “Thơ” (1959 in lại đổi là “Từ
ấy”), thế thôi…
Vậy mà chỉ
hơn một năm sau, lúc đã bước vào kháng chiến, tại Việt Bắc, giữa những văn sĩ
đã rời Hà Nội đến “thủ đô gió ngàn” bỗng lại xuất hiện “Ly Khách Thần
Kinh”, không phải như một văn sĩ như các văn sĩ khác, mà như một người của Đảng
cử sang lãnh đạo cả giới này.
Thế tức là
những văn sĩ theo VHCQ từ đầu, đã không có ai được đủ tin cậy để TƯ Đảng giao
cho lãnh đạo giới mình. Những Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi hẳn là có hơi bị
sốc?
Phía “Ly
Khách Thần Kinh”, một tập “Thơ” (Từ ấy) chưa đủ để đám
văn sĩ đi KC này phục tài. Làm sao chàng so đọ được tài văn với Nguyễn Tuân,
tài thơ với Xuân Diệu, tài nhạc với Văn Cao, …?
Cuộc
“chinh phạt” của “Ly Khách Thần Kinh” phải diễn ra với những
mưu kế khác, tùy theo thời thế.
Năm 1949
thì chỉ bằng mấy nguyên tắc “dân tộc-khoa học-đại chúng” đã có thể dằn mặt
Nguyễn Đình Thi và những người trẻ đang hăm hở làm mới thơ Việt.
Sau 1950
(khai thông biên giới, tiếp nhận ảnh hưởng Trung Cộng), thì nhân danh chỉnh huấn,
còn có thể buộc hầu hết “quần anh Bắc Hà”, kể cả những tài danh lớn như Nguyễn
Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan… viết kiểm điểm về lập trường giai cấp
từng thể hiện trong sáng tác trước kia, tuyên bố từ bỏ thành quả văn nghệ tiền
chiến của chính mình, cam kết từ đây chỉ viết trong vòng “yêu-căm-chiến-lạc” (=
yêu nước, căm thù giặc, chiến đấu, lạc quan).
Tất nhiên
đám “quần anh Bắc Hà” không chỉ có duy nhất một bọn, thế nên tốp này quy hàng lại
có tốp khác khiêu chiến. Tranh luận tại Hà Thành hồi 1955 về tập thơ “Việt
Bắc” là điểm va chạm nảy lửa; một bọn văn sĩ (Hoàng Cầm, Lê Đạt, Nguyễn
Bính…) ngạo nghễ xem thường lối thơ bình dân hóa, nhân danh công nông binh của
“Ly Khách Thần Kinh”, trong khi đám đã quy hàng (Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn
ĐìnhThi…) thì ra sức tâng bốc, hơn thế, còn dùng quyền lãnh đạo để buộc chấm
dứt thảo luận khi những lời chê bai đậm dần lên…
Nhưng sự
tranh biện lại nảy ra ở quy mô rộng hơn, động đến những tai họa xã hội có thật,
tại đất mình (cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức) và tại “phe” mình (dân
Hung, Ba Lan nổi lên chống ách XHCN Xô-viết…)… “Ly Khách Thần Kinh”, cùng với
đàn anh trong chính giới, dùng sách “trăm hoa đua nở” của Mao, cho “mở rộng dân
chủ”, “phê bình lãnh đạo” để xả van trí thức, nhân thể cho lộ diện những gương
mặt bướng bỉnh đáng ghét. Thế là có mùa vụ ngắn (từ tháng 9 đến 12/1956) của những Giai
Phẩm, Nhân Văn, Đất Mới, Sáng Tạo, Trăm Hoa… Rồi thoắt cái, van phê
bình khóa lại, màn đua nở hạ xuống, tất cả mọi ý kiến bất đồng đã phát biểu trở
thành chứng tích để kết tội “chống chế độ”, một loạt “đồng chí” trí thức, văn
nghệ sĩ được biến thành kẻ thù của tổ quốc, của chế độ… Một không khí sợ hãi đã
hình thành trong giới văn nghệ, trong toàn xã hội, – mục tiêu thiết lập chuyên
chế tinh thần đã thành đạt.
“Ly Khách
Thần Kinh” đắc thắng, bước thăng tiến ngày một cao. Đám “quần anh” kế sau tại
Hà Thành có lúc toan thở phào, tưởng chừng khi anh Lớn bước vào nội các làm tả
tướng quốc chuyên lo việc canh nông, thì thôi, để miền văn nghệ cho quan lớn…
nhỏ hơn. Họ đã lầm, “Ly Khách Thần Kinh” vẫn canh chừng đất văn nghệ vốn là “đất
phát tích” của mình, và vẫn thừa uy lực ngoái sang giáng một chưởng quyết định
vào vài kẻ dám “đề dẫn” (1979) cho một tinh thần văn chương có mùi khác khác.
Cú choảng này nhất cử lưỡng tiện: vừa cản đường và vô hiệu hóa một tay bút từ
chiến trường bước ra với tương lai chính trị có vẻ tràn trề, vừa làm phúc cứu
thua cho Nguyễn Đình Thi đang đứng trước nguy cơ bị thải loại quá sớm. Nguyễn
Đình Thi được cứu, lại đứng ra chủ trì Đại Hội Nhà Văn thứ 3 (1983) và tái đắc
cử tổng thư ký, trong hân hoan chót nói… thật những lời có cánh đầy tai tiếng,
tự xem giới nhà văn của mình là những “hạt bụi” lấp lánh dưới ánh sáng đảng.
Nhưng đường
thăng tiến của “Ly Khách Thần Kinh” không phải cứ lên cao… cao mãi, tuy rằng,
đã có lúc khắp tam kỳ tứ trấn ngập tràn lời đồn đại Ngài sẽ được truyền ngôi tổng
Bí. Sau vụ đổi tiền 1985, lạm phát sốt lên theo nhịp thơ leo thang, lên tới vài
chục ngàn lần, đất nước rúng động, lãnh đạo giật mình; tài kinh tế của “Ly
Khách Thần Kinh” đã bộc lộ trọn vẹn, Ngài bèn bị phạt thẻ đỏ, mất chức, rời nội
các. Cuộc “đổi mới” diễn ra, nghe nói Ngài hậm hực không tán thành. Rồi thì
Ngài chìm vào tâm trạng “riêng một ngọn đèn” ở bên lề giới chính khách mới…
Ngài quay
lại chơi với giới văn sĩ. Thường là dễ chơi với đám trẻ con khi xưa mà nay đã
thành những nhà văn nhà thơ người lớn. Còn với những “cố nhân” nặng nợ một thời
thì không dễ chút nào, khi những ân oán giang hồ cũ không thể nào vơi đi được.
Một mặc cảm tội lỗi nào đó vẫn đeo đuổi Ngài chăng, khi Ngài tận dụng những phỏng
vấn dài dài để gài vào tương lai một nghi án rằng Ngài từng rất mực nể trọng những
thi nhân học giả lỗi lạc này kia, lẽ nào chính Ngài đàn áp họ!? Lúc khác, cầm
bút viết hồi ký, Ngài sống lại tư thế cầm quyền khi trước, tiếp tục gọi tất cả
đám học giả thi nhân ấy là “bọn phản động”! Quả thật, cho tới khi đậy nắp quan
tài, Ngài vẫn chưa thể “nói chuyện” lại được với những nạn nhân của mình trong
giới cầm bút. Phía những nạn nhân cũ ấy cũng vậy: từ lúc được khôi phục, họ lên
tiếng về mình ở nhiều chỗ khác nhau, trước những công chúng và đồng nghiệp khác
nhau, trừ những công chúng và đồng nghiệp đã từng la ó và cùm kẹp họ. Ấy vẫn là
một bất cập lịch sử của cả hai phía. Đám “quần anh Bắc Hà” xưa bị Ngài dìm xuống
bùn, phải từ bùn gượng dậy, bằng sáng tạo mà trụ lại với đời, – đám người ấy
nay còn hận Ngài chăng? Khó biết hết. Như bài Hoàng Cầm tiễn đưa Ngài đó! Chỉ
phô cái tử tế ra mà thôi! Mà tử tế chưa phải là tất cả tâm địa người đời.
Cây bút
nào sẽ viết truyện “chưởng” này nhỉ?
04/10/2010
Lại
Nguyên Ân
(Diễn Đàn Thế Kỷ)