Thân Hữu Tiếp Tay...
Lại một mùa xuân
Mùa Xuân, trong cái se se lạnh của mùa Đông còn sót lại, trong chút nắng ấm của ngày đầu năm, trong xúng xính áo quần trẻ em ra đường du Xuân, trong cái luộm thuộm,c hậm chạp của người già đón nốt những ngày xuân cuối… Đâu đó, một mùa Xuân khác hoài thai và trổ lộc. Một mùa Xuân Dân Chủ. Mùa Xuân này, chờ đợi đã lâu và cũng đã nhiều năm phải thốt lên rằng: Lại một mùa Xuân!
Cái câu cảm thán “lại một mùa Xuân!” thay cho câu “Xuân đến rồi!” là cả một vấn đề, nó cho thấy hiện tình đất nước, dân tộc và con người trên quốc gia ấy, nó cũng cho thấy buồn nhiều hơn vui, hy vọng nhiều hơn là tin tưởng và vững bước, nỗ lực và chờ đón mọi sóng gió hơn là lạc quan.
Một đất nước với vô vàn khẩu hiệu lạc quan, như “mừng đảng, mừng xuân, thống nhất, giàu mạnh, tiến bộ, dân chủ hơn mọi nền dân chủ, không có tội phạm, không có người bóc lột người, không có tham nhũng, cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân…”.
Tất cả những khẩu hiệu ấy luôn được ra rả tuyên truyền trên phương tiện thông tin nhà nước, người ta nói và quen nói đến độ người nói không còn biết mắc cỡ, người nghe không còn thấy nhức nhối. Đơn giản là mặc kệ nó, nó nghe hay không nghe thì mình vẫn cứ nói, với người dân thì nó nói gì kệ nó, mình nghe hay không nghe là chuyện của mình.
Nhưng, có một điều không thể chối bỏ là cái chính sách tuyên truyền theo kiểu “nói một lần nó không tin thì nói nhiều lần nó sẽ để ý và nói hàng ngàn lần nó phải tin” của nhà nước Cộng sản tuy không làm suy suyễn nhận thức của người hiểu biết nhưng lại là thứ thuốc độc ngấm dần vào đại bộ phận nhân dân chỉ biết làm lụng vất vả và nghe thời sự theo những kênh mà nhà nước cung cấp.
Mọi thứ thông tin tuyên truyền và bị “thiến” ngay từ trứng nước sẽ được phần lớn người lao động phổ thông mang ra làm đề tài thời sự để bình luận. Hệ quả của điều này khó mà lường. Bởi một khi muốn bình luận, muốn bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình, “nhà bình luận lao động” kia phải tạo cho mình một sự xác tín trong quan điểm. Chính cái sự xác tín theo kiểu “trà dư tửu hậu” này lâu ngày trở thành thuốc độc tuyên truyền, vô hình trung, người dân, vừa là nạn nhân vừa là kẻ bỏ bom sinh học vào đầu óc đồng loại.
Mùa Xuân, tự dưng lại đi nói chuyện tuyên truyền? Không đâu, vì chính cái háo hức, nôn nao và lâng lâng khó tả của ngày khai vận năm mới, tự dưng tôi lại thấy buồn buồn khi nghĩ đến hàng triệu đồng loại của tôi ở Ả Rập, Li Bi, Shyria… đang đón chào một mùa Xuân Tự Do, dù rằng để đổi lấy tự do và dân chủ, máu và nước mắt hao tốn không phải ít!
Nhưng, không đổi, chắc gì đã không tốn máu và nước mắt. Thử điểm lại con số người chết vì tai nạn giao thông, chết vì sự tắc trách của cán bộ y tế, chết vì bệnh tật, nghèo đói, chết vì tuyệt vọng… ở Việt Nam, e rằng con số đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với con số đã hy sinh cho tự do, dân chủ ở các nước trên đây!
Vì sao? Vì trên thực tế, khi có đủ văn minh, tiến bộ, có đủ một hệ thống nhà nước mà trong đó, các quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp được phân lập rõ ràng, mọi sự quan sát và điều chỉnh đều có ý nghĩa kiện toàn bộ máy nhà nước, có lợi cho nhân dân chứ không phải là loại lý thuyết suông nhằm che mắt thiên hạ, phỉnh phờ nhân dân và rắp tâm thiết lập quyền lợi phe nhóm… Thì khi đó, mọi cái chết trong nhân dân đều có ý nghĩa hơn bởi đó là cái chết của một con người chứ không phải những con người phải bị chết theo kiểu súc vật như đang thấy!
Ở một hệ thống độc tài, chuyên quyền và thâu tóm lợi ích quốc gia về một mối để rồi phân năm xẻ bảy trong các phe nhóm đỏ, khả năng làm giàu của nhân dân sẽ chẳng khác nào cơ hội dành cho những con chó bới hố rác để lượm xương ôi. Và danh dự, phẩm hạnh của nhân dân chỉ chẳng khác gì danh dự, phẩm hạnh của bầy cừu được vỗ béo. Chính vì chuyên quyền, độc đoán và bao che nhau bởi lợi ích phe nhóm mà mọi tội lỗi không được đưa ra ánh sáng.
Một khi những tội lỗi vẫn còn trong vòng đai an toàn của bóng tối độc tài thì trách nhiệm và lương tri sẽ không tìm thấy, trong một cơ chế quản lý không có bóng dáng lương tri, cái chết tức tưởi sẽ là khách hàng thường xuyên nhất của thần chết chứ không phải những cái chết cao đẹp mang phẩm chất con người. Và những cái chết oan uổng vì tai nạn giao thông, vì tắc trách của cán bộ y tế, vì bị tra tấn trong đồn công an, vì nhiều thứ vô lý khác… ở Việt Nam là bằng chứng của bóng tối và tội ác độc tài suốt mấy chục mùa Xuân lê thê.
Và, cũng chính vì độc tài, bưng bít thông tin, cắt xén và giấu nhẹm những tội lỗi và sự thật lịch sử, mấy chục năm nay, nhân dân sống trong một môi trường u ám, điếc lác, mù tịt, quen với luận điệu xuyên tạc. Sự văn minh, tiến bộ của thế giới bị bóp méo thành tội lỗi và nguy hiểm. Cuối cùng, để trả giá cho vấn đề này, hàng triệu cái chết người không ra người, ngợm không ra ngợm đã phơi bày trên quê hương một Việt Nam đỏ ối máu và nước mắt.
Lại một mùa Xuân mới, lại thêm một lần nữa, Mùa Xuân Ả Rập, Mùa Xuân Dân Chủ bị phương tiện thông tin nhà nước xuyên tạc thành cái chảo máu. Trong khi đó, hiện tình đất nước với hàng chục triệu cái chết oan uổng, vô tội và mấy chục năm nay lại bị xếp vào chuyện thường ngày ở huyện!
Lại một mùa Xuân, hy vọng rằng mùa Xuân năm nay sẽ có nhiều tin vui. Vì chỉ có tin vui của Tự Do, Bác Ái và Văn Minh mới là tin vui miên viễn của một dân tộc. Bởi nó nằm ngoài những lời tuyên truyền ngợm mùi dối trá và nó là nỗi khát khao đích thực của con người!
Lại một mùa xuân
Mùa Xuân, trong cái se se lạnh của mùa Đông còn sót lại, trong chút nắng ấm của ngày đầu năm, trong xúng xính áo quần trẻ em ra đường du Xuân, trong cái luộm thuộm,c hậm chạp của người già đón nốt những ngày xuân cuối… Đâu đó, một mùa Xuân khác hoài thai và trổ lộc. Một mùa Xuân Dân Chủ. Mùa Xuân này, chờ đợi đã lâu và cũng đã nhiều năm phải thốt lên rằng: Lại một mùa Xuân!
Cái câu cảm thán “lại một mùa Xuân!” thay cho câu “Xuân đến rồi!” là cả một vấn đề, nó cho thấy hiện tình đất nước, dân tộc và con người trên quốc gia ấy, nó cũng cho thấy buồn nhiều hơn vui, hy vọng nhiều hơn là tin tưởng và vững bước, nỗ lực và chờ đón mọi sóng gió hơn là lạc quan.
Một đất nước với vô vàn khẩu hiệu lạc quan, như “mừng đảng, mừng xuân, thống nhất, giàu mạnh, tiến bộ, dân chủ hơn mọi nền dân chủ, không có tội phạm, không có người bóc lột người, không có tham nhũng, cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân…”.
Tất cả những khẩu hiệu ấy luôn được ra rả tuyên truyền trên phương tiện thông tin nhà nước, người ta nói và quen nói đến độ người nói không còn biết mắc cỡ, người nghe không còn thấy nhức nhối. Đơn giản là mặc kệ nó, nó nghe hay không nghe thì mình vẫn cứ nói, với người dân thì nó nói gì kệ nó, mình nghe hay không nghe là chuyện của mình.
Nhưng, có một điều không thể chối bỏ là cái chính sách tuyên truyền theo kiểu “nói một lần nó không tin thì nói nhiều lần nó sẽ để ý và nói hàng ngàn lần nó phải tin” của nhà nước Cộng sản tuy không làm suy suyễn nhận thức của người hiểu biết nhưng lại là thứ thuốc độc ngấm dần vào đại bộ phận nhân dân chỉ biết làm lụng vất vả và nghe thời sự theo những kênh mà nhà nước cung cấp.
Mọi thứ thông tin tuyên truyền và bị “thiến” ngay từ trứng nước sẽ được phần lớn người lao động phổ thông mang ra làm đề tài thời sự để bình luận. Hệ quả của điều này khó mà lường. Bởi một khi muốn bình luận, muốn bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình, “nhà bình luận lao động” kia phải tạo cho mình một sự xác tín trong quan điểm. Chính cái sự xác tín theo kiểu “trà dư tửu hậu” này lâu ngày trở thành thuốc độc tuyên truyền, vô hình trung, người dân, vừa là nạn nhân vừa là kẻ bỏ bom sinh học vào đầu óc đồng loại.
Mùa Xuân, tự dưng lại đi nói chuyện tuyên truyền? Không đâu, vì chính cái háo hức, nôn nao và lâng lâng khó tả của ngày khai vận năm mới, tự dưng tôi lại thấy buồn buồn khi nghĩ đến hàng triệu đồng loại của tôi ở Ả Rập, Li Bi, Shyria… đang đón chào một mùa Xuân Tự Do, dù rằng để đổi lấy tự do và dân chủ, máu và nước mắt hao tốn không phải ít!
Nhưng, không đổi, chắc gì đã không tốn máu và nước mắt. Thử điểm lại con số người chết vì tai nạn giao thông, chết vì sự tắc trách của cán bộ y tế, chết vì bệnh tật, nghèo đói, chết vì tuyệt vọng… ở Việt Nam, e rằng con số đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với con số đã hy sinh cho tự do, dân chủ ở các nước trên đây!
Vì sao? Vì trên thực tế, khi có đủ văn minh, tiến bộ, có đủ một hệ thống nhà nước mà trong đó, các quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp được phân lập rõ ràng, mọi sự quan sát và điều chỉnh đều có ý nghĩa kiện toàn bộ máy nhà nước, có lợi cho nhân dân chứ không phải là loại lý thuyết suông nhằm che mắt thiên hạ, phỉnh phờ nhân dân và rắp tâm thiết lập quyền lợi phe nhóm… Thì khi đó, mọi cái chết trong nhân dân đều có ý nghĩa hơn bởi đó là cái chết của một con người chứ không phải những con người phải bị chết theo kiểu súc vật như đang thấy!
Ở một hệ thống độc tài, chuyên quyền và thâu tóm lợi ích quốc gia về một mối để rồi phân năm xẻ bảy trong các phe nhóm đỏ, khả năng làm giàu của nhân dân sẽ chẳng khác nào cơ hội dành cho những con chó bới hố rác để lượm xương ôi. Và danh dự, phẩm hạnh của nhân dân chỉ chẳng khác gì danh dự, phẩm hạnh của bầy cừu được vỗ béo. Chính vì chuyên quyền, độc đoán và bao che nhau bởi lợi ích phe nhóm mà mọi tội lỗi không được đưa ra ánh sáng.
Một khi những tội lỗi vẫn còn trong vòng đai an toàn của bóng tối độc tài thì trách nhiệm và lương tri sẽ không tìm thấy, trong một cơ chế quản lý không có bóng dáng lương tri, cái chết tức tưởi sẽ là khách hàng thường xuyên nhất của thần chết chứ không phải những cái chết cao đẹp mang phẩm chất con người. Và những cái chết oan uổng vì tai nạn giao thông, vì tắc trách của cán bộ y tế, vì bị tra tấn trong đồn công an, vì nhiều thứ vô lý khác… ở Việt Nam là bằng chứng của bóng tối và tội ác độc tài suốt mấy chục mùa Xuân lê thê.
Và, cũng chính vì độc tài, bưng bít thông tin, cắt xén và giấu nhẹm những tội lỗi và sự thật lịch sử, mấy chục năm nay, nhân dân sống trong một môi trường u ám, điếc lác, mù tịt, quen với luận điệu xuyên tạc. Sự văn minh, tiến bộ của thế giới bị bóp méo thành tội lỗi và nguy hiểm. Cuối cùng, để trả giá cho vấn đề này, hàng triệu cái chết người không ra người, ngợm không ra ngợm đã phơi bày trên quê hương một Việt Nam đỏ ối máu và nước mắt.
Lại một mùa Xuân mới, lại thêm một lần nữa, Mùa Xuân Ả Rập, Mùa Xuân Dân Chủ bị phương tiện thông tin nhà nước xuyên tạc thành cái chảo máu. Trong khi đó, hiện tình đất nước với hàng chục triệu cái chết oan uổng, vô tội và mấy chục năm nay lại bị xếp vào chuyện thường ngày ở huyện!
Lại một mùa Xuân, hy vọng rằng mùa Xuân năm nay sẽ có nhiều tin vui. Vì chỉ có tin vui của Tự Do, Bác Ái và Văn Minh mới là tin vui miên viễn của một dân tộc. Bởi nó nằm ngoài những lời tuyên truyền ngợm mùi dối trá và nó là nỗi khát khao đích thực của con người!