Tham Khảo

Làm Cố Vấn Cho Vem Thì Chỉ Húp Cháo: Cố vấn chính trị - Quyền lực sau rèm chấp chính

Tại hội nghị thường niên của giới cố vấn chính trị Mỹ diễn ra hôm 15/4 vừa qua, David Plouffe, cố vấn trong chiến dịch tranh cử năm 2008 của Tổng thống Obama

 

Tại hội nghị thường niên của giới cố vấn chính trị Mỹ diễn ra hôm 15/4 vừa qua, David Plouffe, cố vấn trong chiến dịch tranh cử năm 2008 của Tổng thống Obama, đã phát biểu: “Thời điểm hiện tại đang là thời vàng son của nghề cố vấn chính trị”. Ngày nay, tất cả mọi thứ đều cần đến cố vấn chính trị để giúp thực hiện các chiến dịch vận động tranh cử, vận động ủng hộ hay bác bỏ một chính sách nào đó.

Nói đến cố vấn chính trị là nói đến những con người làm việc đằng sau hậu trường các cuộc vận động bầu cử ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Họ là những chiến lược gia tài giỏi, có tầm nhìn đủ giúp cho một chính khách lớn làm nên lịch sử, giúp một quốc gia phát triển mạnh về kinh tế, đi đến phồn vinh. Họ không chỉ làm cố vấn trong cuộc bầu cử mà cả khi vị chính khách thành công, lên lãnh đạo đất nước, họ vẫn tiếp tục giúp "chủ soái" đưa ra những chính sách hợp lý, hoàn thành những mục tiêu chiến lược quan trọng trong quá trình điều hành đất nước.

Cặp đôi huyền thoại kiếm ăn nhờ chính trị

Có thể gọi công việc của những cố vấn chính trị là một nghề, nghề này đã có lịch sử ra đời đến nay tròn 80 năm. Công ty tư nhân Campaigns, Inc. (Công ty Vận động tranh cử), được thành lập vào năm 1933 tại bang California, Mỹ, là công ty đầu tiên trong lịch sử thế giới hoạt động trong lĩnh vực cố vấn chính trị, cung cấp dịch vụ vận động tranh cử.

Những người đứng ra thành lập công ty này là 2 nhà báo: Clem Whitaker và Leone Baxter. Whitaker, khi đó 34 tuổi, khởi nghiệp là một cậu bé bán báo dạo. Đến năm 13 tuổi bắt đầu tập tễnh bước vào nghề báo bằng công việc chuyên săn tin giật gân, và khi lên 19 tuổi đã là chủ biên tờ Sacramento Union chỉ khoảng 2 năm sau Whitaler trở thành cây bút chính trị cho tờ San Francisco Examiner. Whitaker có vẻ bề ngoài tai to mặt lớn, hút thuốc lá như ống khói và nói chuyện không ngớt miệng, đánh máy, chỉ bằng 2 ngón tay, là một người hoạt bát, thích hội họp bạn bè, giao du rộng.

Khi đã thành thạo trong nghề báo chí, Whitaker bắt đầu phát triển thêm một bước: mở dịch vụ cung cấp tin tức cho 80 tờ báo của bang California, có tên gọi là Capitol News Bureau (Văn phòng tin tức đồi Capitol). Whitaker trở thành người vận động hành lang điêu luyện tại Quốc hội Mỹ.

Riêng thông tin về bà Baxter không nhiều. Người thực hiện bài viết này chỉ có thể tìm được vài dòng cho biết, bà nhỏ hơn ông 7 tuổi, sinh tháng 11-1906, cùng với Whitaker lập ra Công ty Campaigns, Inc. Baxter cũng là một nhà báo, từng tham gia viết cho tờ báo địa phương Portland Oregonian. Whitaker đã từng có một đời vợ và có con riêng.

Năm 1938, Whitaker cưới Baxter, trở thành đôi vợ chồng huyền thoại trong nghề cố vấn chính trị. Với việc lập ra Công ty Campaigns, Inc., họ là những người đầu tiên trên thế giới làm nghề cố vấn chính trị.

Năm 1930, Whitaker bán Capitol News Bureau cho Hãng tin United Press, chuyển hẳn sang làm nghề cố vấn chính trị. Ông được Sheridan Downey thuê làm cố vấn một chiến dịch chống lại sự vận động hành lang của Công ty Pacific Gas and Electric. Downey thuê Whitaker là do Baxter yêu cầu để 2 người cùng phối hợp chung với nhau.

Khách hàng đầu tiên của Công ty Campaigns, Inc. là ứng cử viên phó thống đốc bang California George Hatfield thuộc đảng Cộng hòa. Năm 1934, trước ngày bầu cử 2 tháng, ông Hatfield đã cho mời Whitaker và Baxter trợ giúp đương kim Thống đốc Frank Merriam xây dựng chiến lược triệt hạ đối thủ đang nổi đình đám là ứng cử viên Upton Sinclair của đảng Dân chủ.

Bang California khi đó được xem là lãnh địa của đảng Cộng hòa, vì thế sự xuất hiện của ông Sinclair làm cho đương kim Thống đốc Frank Merriam ăn không ngon ngủ không yên. Sinclair là một hiện tượng cải cách xã hội mới mẻ, với khẩu hiệu: "Hãy chấm dứt đói nghèo ở California", viết tắt là EPIC.

Các bài phát biểu, lời nói của Sinclair đã tạo nên một trào lưu cấp tiến, đe dọa làm lung lay sự thống trị của đảng Cộng hòa. Thế là đội quân của Whitaker và Baxter đã đi lùng sục khắp các thư viện ở California để thu thập tất cả những lời nói, bài phát biểu và nhất là tất cả những quyển sách, tác phẩm văn học của ông Sinclair, đem về sử dụng thủ thuật "xào nấu" thông tin báo chí để gây hiểu lầm, hiểu sai lệch ý nghĩa, biến ông Sinclair thành trò hề của công chúng.

Sinclair đã rất tức giận vì thường xuyên bị chơi xấu suốt thời gian tranh cử. Rốt cuộc, Sinclair thất bại trong cuộc bầu cử năm đó, và ông đã gọi công ty của Whitaker và Baxter là "Nhà máy nói dối" (Lie Factory).

Sau phi vụ đầu tiên thành công, Whitaker và Baxter tiếp tục phát triển nghề cố vấn chính trị, tham gia làm cố vấn cho nhiều chiến dịch khác nhau chứ không riêng bầu cử. Họ trở thành cặp đôi huyền thoại trong ngành cố vấn chính trị ở Mỹ và thế giới. Họ phối hợp với nhau thật hoàn hảo, lúc nào cũng đi cùng nhau thành một cặp ăn ý. Bởi thế, các chính khách nào muốn thuê Whitaker thì phải thuê luôn Baxter và ngược lại.

Những năm từ 1930 đến 1960 là thời kỳ cặp đôi Whitaker-Baxter làm mưa làm gió trên chính trường Mỹ. Khách hàng của họ chủ yếu là ở bang California, nhưng đôi khi cũng có cả thượng nghị sĩ. Họ trở thành một doanh nghiệp ăn nên làm ra, mỗi chiến dịch vận động được mời làm cố vấn, họ kiếm được từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn USD (theo thời giá lúc đó).

Không chỉ có Công ty Campaigns, Inc., cặp đôi Whitaker và Baxter còn có thêm Công ty Clem Whitaker Advertising Agency, thu hoa hồng quảng cáo 15% trên hợp đồng; và một cơ sở dịch vụ tin tức California Feature Service, chuyên cung cấp tin tức chính trị, bài báo, bình luận, biếm họa cho khoảng 1.500 "lãnh đạo tư tưởng" của các tổ chức chính trị xã hội.

Giới nghiên cứu chính trị thế giới nhận định rằng, trong lịch sử, không có thứ gì khiến cho hoạt động của nền dân chủ Mỹ bị "điều khiển" nhiều như nghề cố vấn chính trị. Các cố vấn chính trị có thể làm thay đổi cục diện một cuộc bầu cử, đưa một chính khách lên nắm quyền, nhưng sau đó cũng có thể tìm cách hạ bệ ông ta, nếu chẳng may 2 bên xảy ra mâu thuẫn, trở mặt với nhau.

Trong thời gian làm mưa làm gió trên chính trường, Whitaker và Baxter cũng đã tạo ra khá nhiều dấu ấn, trong đó đáng chú ý nhất là chiến dịch giúp Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) đánh sập kế hoạch cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Harry Truman vào năm 1949. Whitaker và Baxter nhận của AMA 390.000 USD thù lao và mở một chiến dịch báo chí công kích quyết liệt khiến cho kế hoạch cải cách y tế của ông Truman phải đình lại.

Cặp đôi huyền thoại "gãy gánh" khi ông Whitaker qua đời vì bệnh phổi vào năm 1961. Còn lại một mình, bà Baxter giao Công ty Campaigns, Inc. cho Clem Whitaker Jr, con trai riêng của ông Whitaker, tiếp quản, và Clem Whitaker Jr đã hướng công ty này sang lĩnh vực công nghiệp. Phần mình, bà Baxter cũng lập ra một công ty khác lấy tên là Whitaker and Baxter International, tiếp tục theo đuổi nghề cố vấn chính trị. Công ty mới của bà Baxter phát triển thêm một bước, tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị liên bang, trong đó có chiến dịch thành công giúp ông Richard Nixon lên làm Tổng thống năm 1972.

Cặp đôi Whitaker-Baxter không còn, nhưng những bí quyết, cẩm nang cốt lõi của nghề cố vấn chính trị mà họ để lại đã tạo điều kiện cho nhiều công ty, nhiều thế hệ cố vấn chính trị nối tiếp thành công rực rỡ, phát triển vượt bậc. Nguyên tắc vàng mà nhiều cố vấn chính trị sau này học được từ cặp đôi Whitaker-Baxter là "đừng bao giờ vận động hành lang, hãy lôi kéo cử tri". Lôi kéo cử tri chính là nguyên tắc căn bản cho hình thức vận động sử dụng mạng lưới chân rết tiếp cận từng nhóm cử tri nhỏ nhất để tạo mối quan hệ thân thiết, gây cảm tình nơi cử tri. Hình thức này đã được các cố vấn thế hệ hiện đại áp dụng trong các cuộc vận động tranh cử năm 2008 và 2012 của ông Obama.

Một nguyên tắc quan trọng nữa của Whitaker và Baxter khi vận động trong một cuộc đua không có đối thủ là: tưởng tượng ra một "đối thủ giấu mặt" để tập trung mọi nỗ lực chiến đấu với hắn. Có như vậy chiến dịch vận động mới được tiếp diễn một cách bài bản, không bị chệch hướng và không sa vào chủ quan.

 

Cặp vợ chồng Leone Baxter và Clem Whitaker, những người khai sinh ra nghề cố vấn chính trị.

 

Thời vàng son - Cố vấn chính trị cũng được “xuất khẩu”

Kể từ sau thời Whitaker và Baxter, nghề cố vấn chính trị đã phát triển mạnh và có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Ở hầu hết các châu lục đều có lực lượng cố vấn chính trị hành nghề, và họ cũng có những hiệp hội, những tổ chức hội nghề nghiệp đại diện quyền lợi hẳn hoi. Nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là ở Mỹ và Canada, kế đến là khu vực Mỹ Latinh, trong đó Brazil được cho là một hiện tượng mới.

Những thập niên cuối thế kỷ XX, kỹ nghệ cố vấn chính trị của Mỹ bắt đầu xuất khẩu sang nhiều nước ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Ở châu Âu, các cố vấn chính trị của Mỹ mang đến Đức, Pháp, Italia,… các chiêu trò quấy rối, bôi xấu và bới móc đời tư nhằm triệt hạ đối thủ. Những thủ thuật tương tự cũng được nhập khẩu vào Mỹ Latinh. Thập niên 70, David Sawyer, một cố vấn chính trị kỳ cựu ở Mỹ, đến Venezuela làm việc cho ứng cử viên Lorenzo Fernandez.

Đến thập niên 90, James Carville, cựu cố vấn của Bill Clinton, đến Brazil giúp Fernando Henrique Cardoso giành ghế Tổng thống năm 1994. Năm 2005, cựu chiến lược gia của ông Al Gore là Tad Devine đến Honduras giúp Manuel Zelaya lên nắm quyền…

Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XXI này, các cố vấn chính trị Mỹ đã gặp phải những đối thủ cạnh tranh quyết liệt từ chính các quốc gia mà họ từng "xuất khẩu" cố vấn. Brazil nổi lên là quốc gia đi đầu Nam Mỹ về nghề cố vấn chính trị, với đội ngũ cố vấn hùng hậu và hiệu quả nhất, tham gia vào các chiến dịch vận động khắp Mỹ Latinh và cả ở châu Phi. Khác biệt lớn nhất của họ với các đồng nghiệp từ Bắc Mỹ là tư tưởng thiên tả. Gương mặt tiêu biểu nhất đang nổi đình đám là João Santana.

Năm nay 60 tuổi, Santana là nhạc sĩ một ban nhạc rock, quan niệm xem các cuộc bầu cử là "chiến trường đẫm máu", nhưng bước vào lĩnh vực cố vấn chính trị, ông lại là một chiến lược gia đại tài. Ông biết cách khai thác chính xác các nhược điểm của đối phương để tạo thành thế mạnh cho người của mình. Thành tích của ông thật đáng nể: vận động thành công cho 3 tổng thống ở 3 quốc gia khác nhau: Danilo Medina của Cộng hòa Dominica, Hugo Chavez của Venezuela, và mới nhất là Jose Eduardo dos Santos của Angola. Ông cũng chính là chiến lược gia giúp bà Dilma Rousseff giành chiến thắng năm 2010, trở thành Tổng thống Brazil.

 

Cố vấn João Santana.

 

Không chỉ tham gia điều hành các chiến dịch, Santana còn là một cố vấn quan trọng của đảng Công nhân cầm quyền của Brazil. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Venezuela vừa qua, Santana đã nhận lời "gián tiếp hỗ trợ" cho ứng cử viên Nicolas Maduro, người thừa kế sự nghiệp của cố Tổng thống Hugo Chavez, và với kết quả kiểm phiếu sơ bộ, ông Maduro giành chiến thắng trước đối thủ Henrique Capriles Radonski. Ngoài ra, Santana cho biết ông cũng đã nhận lời tham gia chiến dịch tranh cử năm 2014 cho ứng cử viên đảng Democratic Change của Cộng hòa Panama


 

  Nguyên Khang (tổng hợp
Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Làm Cố Vấn Cho Vem Thì Chỉ Húp Cháo: Cố vấn chính trị - Quyền lực sau rèm chấp chính

Tại hội nghị thường niên của giới cố vấn chính trị Mỹ diễn ra hôm 15/4 vừa qua, David Plouffe, cố vấn trong chiến dịch tranh cử năm 2008 của Tổng thống Obama

 

Tại hội nghị thường niên của giới cố vấn chính trị Mỹ diễn ra hôm 15/4 vừa qua, David Plouffe, cố vấn trong chiến dịch tranh cử năm 2008 của Tổng thống Obama, đã phát biểu: “Thời điểm hiện tại đang là thời vàng son của nghề cố vấn chính trị”. Ngày nay, tất cả mọi thứ đều cần đến cố vấn chính trị để giúp thực hiện các chiến dịch vận động tranh cử, vận động ủng hộ hay bác bỏ một chính sách nào đó.

Nói đến cố vấn chính trị là nói đến những con người làm việc đằng sau hậu trường các cuộc vận động bầu cử ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Họ là những chiến lược gia tài giỏi, có tầm nhìn đủ giúp cho một chính khách lớn làm nên lịch sử, giúp một quốc gia phát triển mạnh về kinh tế, đi đến phồn vinh. Họ không chỉ làm cố vấn trong cuộc bầu cử mà cả khi vị chính khách thành công, lên lãnh đạo đất nước, họ vẫn tiếp tục giúp "chủ soái" đưa ra những chính sách hợp lý, hoàn thành những mục tiêu chiến lược quan trọng trong quá trình điều hành đất nước.

Cặp đôi huyền thoại kiếm ăn nhờ chính trị

Có thể gọi công việc của những cố vấn chính trị là một nghề, nghề này đã có lịch sử ra đời đến nay tròn 80 năm. Công ty tư nhân Campaigns, Inc. (Công ty Vận động tranh cử), được thành lập vào năm 1933 tại bang California, Mỹ, là công ty đầu tiên trong lịch sử thế giới hoạt động trong lĩnh vực cố vấn chính trị, cung cấp dịch vụ vận động tranh cử.

Những người đứng ra thành lập công ty này là 2 nhà báo: Clem Whitaker và Leone Baxter. Whitaker, khi đó 34 tuổi, khởi nghiệp là một cậu bé bán báo dạo. Đến năm 13 tuổi bắt đầu tập tễnh bước vào nghề báo bằng công việc chuyên săn tin giật gân, và khi lên 19 tuổi đã là chủ biên tờ Sacramento Union chỉ khoảng 2 năm sau Whitaler trở thành cây bút chính trị cho tờ San Francisco Examiner. Whitaker có vẻ bề ngoài tai to mặt lớn, hút thuốc lá như ống khói và nói chuyện không ngớt miệng, đánh máy, chỉ bằng 2 ngón tay, là một người hoạt bát, thích hội họp bạn bè, giao du rộng.

Khi đã thành thạo trong nghề báo chí, Whitaker bắt đầu phát triển thêm một bước: mở dịch vụ cung cấp tin tức cho 80 tờ báo của bang California, có tên gọi là Capitol News Bureau (Văn phòng tin tức đồi Capitol). Whitaker trở thành người vận động hành lang điêu luyện tại Quốc hội Mỹ.

Riêng thông tin về bà Baxter không nhiều. Người thực hiện bài viết này chỉ có thể tìm được vài dòng cho biết, bà nhỏ hơn ông 7 tuổi, sinh tháng 11-1906, cùng với Whitaker lập ra Công ty Campaigns, Inc. Baxter cũng là một nhà báo, từng tham gia viết cho tờ báo địa phương Portland Oregonian. Whitaker đã từng có một đời vợ và có con riêng.

Năm 1938, Whitaker cưới Baxter, trở thành đôi vợ chồng huyền thoại trong nghề cố vấn chính trị. Với việc lập ra Công ty Campaigns, Inc., họ là những người đầu tiên trên thế giới làm nghề cố vấn chính trị.

Năm 1930, Whitaker bán Capitol News Bureau cho Hãng tin United Press, chuyển hẳn sang làm nghề cố vấn chính trị. Ông được Sheridan Downey thuê làm cố vấn một chiến dịch chống lại sự vận động hành lang của Công ty Pacific Gas and Electric. Downey thuê Whitaker là do Baxter yêu cầu để 2 người cùng phối hợp chung với nhau.

Khách hàng đầu tiên của Công ty Campaigns, Inc. là ứng cử viên phó thống đốc bang California George Hatfield thuộc đảng Cộng hòa. Năm 1934, trước ngày bầu cử 2 tháng, ông Hatfield đã cho mời Whitaker và Baxter trợ giúp đương kim Thống đốc Frank Merriam xây dựng chiến lược triệt hạ đối thủ đang nổi đình đám là ứng cử viên Upton Sinclair của đảng Dân chủ.

Bang California khi đó được xem là lãnh địa của đảng Cộng hòa, vì thế sự xuất hiện của ông Sinclair làm cho đương kim Thống đốc Frank Merriam ăn không ngon ngủ không yên. Sinclair là một hiện tượng cải cách xã hội mới mẻ, với khẩu hiệu: "Hãy chấm dứt đói nghèo ở California", viết tắt là EPIC.

Các bài phát biểu, lời nói của Sinclair đã tạo nên một trào lưu cấp tiến, đe dọa làm lung lay sự thống trị của đảng Cộng hòa. Thế là đội quân của Whitaker và Baxter đã đi lùng sục khắp các thư viện ở California để thu thập tất cả những lời nói, bài phát biểu và nhất là tất cả những quyển sách, tác phẩm văn học của ông Sinclair, đem về sử dụng thủ thuật "xào nấu" thông tin báo chí để gây hiểu lầm, hiểu sai lệch ý nghĩa, biến ông Sinclair thành trò hề của công chúng.

Sinclair đã rất tức giận vì thường xuyên bị chơi xấu suốt thời gian tranh cử. Rốt cuộc, Sinclair thất bại trong cuộc bầu cử năm đó, và ông đã gọi công ty của Whitaker và Baxter là "Nhà máy nói dối" (Lie Factory).

Sau phi vụ đầu tiên thành công, Whitaker và Baxter tiếp tục phát triển nghề cố vấn chính trị, tham gia làm cố vấn cho nhiều chiến dịch khác nhau chứ không riêng bầu cử. Họ trở thành cặp đôi huyền thoại trong ngành cố vấn chính trị ở Mỹ và thế giới. Họ phối hợp với nhau thật hoàn hảo, lúc nào cũng đi cùng nhau thành một cặp ăn ý. Bởi thế, các chính khách nào muốn thuê Whitaker thì phải thuê luôn Baxter và ngược lại.

Những năm từ 1930 đến 1960 là thời kỳ cặp đôi Whitaker-Baxter làm mưa làm gió trên chính trường Mỹ. Khách hàng của họ chủ yếu là ở bang California, nhưng đôi khi cũng có cả thượng nghị sĩ. Họ trở thành một doanh nghiệp ăn nên làm ra, mỗi chiến dịch vận động được mời làm cố vấn, họ kiếm được từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn USD (theo thời giá lúc đó).

Không chỉ có Công ty Campaigns, Inc., cặp đôi Whitaker và Baxter còn có thêm Công ty Clem Whitaker Advertising Agency, thu hoa hồng quảng cáo 15% trên hợp đồng; và một cơ sở dịch vụ tin tức California Feature Service, chuyên cung cấp tin tức chính trị, bài báo, bình luận, biếm họa cho khoảng 1.500 "lãnh đạo tư tưởng" của các tổ chức chính trị xã hội.

Giới nghiên cứu chính trị thế giới nhận định rằng, trong lịch sử, không có thứ gì khiến cho hoạt động của nền dân chủ Mỹ bị "điều khiển" nhiều như nghề cố vấn chính trị. Các cố vấn chính trị có thể làm thay đổi cục diện một cuộc bầu cử, đưa một chính khách lên nắm quyền, nhưng sau đó cũng có thể tìm cách hạ bệ ông ta, nếu chẳng may 2 bên xảy ra mâu thuẫn, trở mặt với nhau.

Trong thời gian làm mưa làm gió trên chính trường, Whitaker và Baxter cũng đã tạo ra khá nhiều dấu ấn, trong đó đáng chú ý nhất là chiến dịch giúp Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) đánh sập kế hoạch cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Harry Truman vào năm 1949. Whitaker và Baxter nhận của AMA 390.000 USD thù lao và mở một chiến dịch báo chí công kích quyết liệt khiến cho kế hoạch cải cách y tế của ông Truman phải đình lại.

Cặp đôi huyền thoại "gãy gánh" khi ông Whitaker qua đời vì bệnh phổi vào năm 1961. Còn lại một mình, bà Baxter giao Công ty Campaigns, Inc. cho Clem Whitaker Jr, con trai riêng của ông Whitaker, tiếp quản, và Clem Whitaker Jr đã hướng công ty này sang lĩnh vực công nghiệp. Phần mình, bà Baxter cũng lập ra một công ty khác lấy tên là Whitaker and Baxter International, tiếp tục theo đuổi nghề cố vấn chính trị. Công ty mới của bà Baxter phát triển thêm một bước, tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị liên bang, trong đó có chiến dịch thành công giúp ông Richard Nixon lên làm Tổng thống năm 1972.

Cặp đôi Whitaker-Baxter không còn, nhưng những bí quyết, cẩm nang cốt lõi của nghề cố vấn chính trị mà họ để lại đã tạo điều kiện cho nhiều công ty, nhiều thế hệ cố vấn chính trị nối tiếp thành công rực rỡ, phát triển vượt bậc. Nguyên tắc vàng mà nhiều cố vấn chính trị sau này học được từ cặp đôi Whitaker-Baxter là "đừng bao giờ vận động hành lang, hãy lôi kéo cử tri". Lôi kéo cử tri chính là nguyên tắc căn bản cho hình thức vận động sử dụng mạng lưới chân rết tiếp cận từng nhóm cử tri nhỏ nhất để tạo mối quan hệ thân thiết, gây cảm tình nơi cử tri. Hình thức này đã được các cố vấn thế hệ hiện đại áp dụng trong các cuộc vận động tranh cử năm 2008 và 2012 của ông Obama.

Một nguyên tắc quan trọng nữa của Whitaker và Baxter khi vận động trong một cuộc đua không có đối thủ là: tưởng tượng ra một "đối thủ giấu mặt" để tập trung mọi nỗ lực chiến đấu với hắn. Có như vậy chiến dịch vận động mới được tiếp diễn một cách bài bản, không bị chệch hướng và không sa vào chủ quan.

 

Cặp vợ chồng Leone Baxter và Clem Whitaker, những người khai sinh ra nghề cố vấn chính trị.

 

Thời vàng son - Cố vấn chính trị cũng được “xuất khẩu”

Kể từ sau thời Whitaker và Baxter, nghề cố vấn chính trị đã phát triển mạnh và có mặt tại nhiều nơi trên thế giới. Ở hầu hết các châu lục đều có lực lượng cố vấn chính trị hành nghề, và họ cũng có những hiệp hội, những tổ chức hội nghề nghiệp đại diện quyền lợi hẳn hoi. Nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là ở Mỹ và Canada, kế đến là khu vực Mỹ Latinh, trong đó Brazil được cho là một hiện tượng mới.

Những thập niên cuối thế kỷ XX, kỹ nghệ cố vấn chính trị của Mỹ bắt đầu xuất khẩu sang nhiều nước ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Ở châu Âu, các cố vấn chính trị của Mỹ mang đến Đức, Pháp, Italia,… các chiêu trò quấy rối, bôi xấu và bới móc đời tư nhằm triệt hạ đối thủ. Những thủ thuật tương tự cũng được nhập khẩu vào Mỹ Latinh. Thập niên 70, David Sawyer, một cố vấn chính trị kỳ cựu ở Mỹ, đến Venezuela làm việc cho ứng cử viên Lorenzo Fernandez.

Đến thập niên 90, James Carville, cựu cố vấn của Bill Clinton, đến Brazil giúp Fernando Henrique Cardoso giành ghế Tổng thống năm 1994. Năm 2005, cựu chiến lược gia của ông Al Gore là Tad Devine đến Honduras giúp Manuel Zelaya lên nắm quyền…

Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XXI này, các cố vấn chính trị Mỹ đã gặp phải những đối thủ cạnh tranh quyết liệt từ chính các quốc gia mà họ từng "xuất khẩu" cố vấn. Brazil nổi lên là quốc gia đi đầu Nam Mỹ về nghề cố vấn chính trị, với đội ngũ cố vấn hùng hậu và hiệu quả nhất, tham gia vào các chiến dịch vận động khắp Mỹ Latinh và cả ở châu Phi. Khác biệt lớn nhất của họ với các đồng nghiệp từ Bắc Mỹ là tư tưởng thiên tả. Gương mặt tiêu biểu nhất đang nổi đình đám là João Santana.

Năm nay 60 tuổi, Santana là nhạc sĩ một ban nhạc rock, quan niệm xem các cuộc bầu cử là "chiến trường đẫm máu", nhưng bước vào lĩnh vực cố vấn chính trị, ông lại là một chiến lược gia đại tài. Ông biết cách khai thác chính xác các nhược điểm của đối phương để tạo thành thế mạnh cho người của mình. Thành tích của ông thật đáng nể: vận động thành công cho 3 tổng thống ở 3 quốc gia khác nhau: Danilo Medina của Cộng hòa Dominica, Hugo Chavez của Venezuela, và mới nhất là Jose Eduardo dos Santos của Angola. Ông cũng chính là chiến lược gia giúp bà Dilma Rousseff giành chiến thắng năm 2010, trở thành Tổng thống Brazil.

 

Cố vấn João Santana.

 

Không chỉ tham gia điều hành các chiến dịch, Santana còn là một cố vấn quan trọng của đảng Công nhân cầm quyền của Brazil. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Venezuela vừa qua, Santana đã nhận lời "gián tiếp hỗ trợ" cho ứng cử viên Nicolas Maduro, người thừa kế sự nghiệp của cố Tổng thống Hugo Chavez, và với kết quả kiểm phiếu sơ bộ, ông Maduro giành chiến thắng trước đối thủ Henrique Capriles Radonski. Ngoài ra, Santana cho biết ông cũng đã nhận lời tham gia chiến dịch tranh cử năm 2014 cho ứng cử viên đảng Democratic Change của Cộng hòa Panama


 

  Nguyên Khang (tổng hợp
Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm