Thân Hữu Tiếp Tay...
Làm dân cực khó!
Hồi đầu năm tôi có viết bài “Chẳng ai muốn làm dân”, đó là thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Giờ tìm hiểu thêm mới biết nguyên nhân chủ yếu là do làm
Hồi đầu năm tôi có viết bài “Chẳng ai muốn làm dân”, đó là thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Giờ tìm hiểu thêm mới biết nguyên nhân chủ yếu là do làm dân ở nước ta khó khăn trăm bề. Thôi thì là dân một nước còn nghèo, phải cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng, đầu tắt mặt tối, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm cũng là chuyện bình thường, cam chịu được; thôi thì con quan, người ta có quyền, có tiền ăn sung mặc sướng, xe hơi nhà lầu, đi du học bên Tây, bên Tàu, ốm đau đi nước ngoài chữa bệnh; con mình ở nhà tranh vách đất, ăn cơm rau mắm, quần nâu áo vá, đi bộ đến trường, ốm đau uống thuốc nam cũng cắn răng mà chịu, ráng phấn đấu lên để thay đổi số phận…Nhưng khó nhất, cực nhất, không chịu nổi, là phải đối phó với chính quyền để mà sống.
Chính quyền thì họ chuyên ăn rồi họp, nghĩ ra đủ mọi cách để trị dân và làm lợi cho họ; họ có đủ bộ sậu từ đầu não đến chân tay, từ trên trung ương đến mọi hang cùng, ngõ hẻm, nắm từng người trong hộ khẩu để quản lý sao cho mọi người phải nghĩ, phải nói, phải làm như họ muốn. Mà như thế thì chẳng khác gì thân phận trâu, ngựa để người ta muốn sai khiến sao cũng được, bố thí cho cái gì được cái đó. Còn khi người dân muốn mình tự do suy nghĩ, sống và làm ăn đàng hoàng theo ý mình thì không có cách gì là phải dám đương đầu với tầng tầng lớp đủ loại “cán bộ”, đủ loại cơ quan đoàn thể, với trăm mưu nghìn kế của họ.
Người dân có tài giỏi đến mấy, một khi đơn thương độc mã chiến đấu với cả một hệ thống, thiên la địa võng những tổ chức với cơ chế nhằng nhịt, với một rừng luật pháp, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn, điều lệ, quy chế… cũng mòn mỏi, hao tâm, kiệt sức, khánh kiệt gia tài, và cuối cùng đành thất bại! Hi hữu cũng có người thắng kiện chính quyền, nhưng cái thắng ấy, chủ yếu về mặt tinh thần, chứ không bù đắp được bao nhiêu hao tổn nguồn lực mình đã phải bỏ ra. Vụ án anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012 là một ví dụ điển hình. Còn hàng ngàn, hàng vạn những người dân mòn mỏi, ăn chực nằm chờ, khiếu kiện dòng dã năm năm, mười năm… vẫn vô vọng.
Không bút nào tả xiết những nỗi bất công, cay đắng, oan ức, cơ cực, của những người dân oan. Mà phẫn uất nhất, lại là chính quyền dùng mọi thủ đoạn để bênh che kẻ có tội, đẩy người dân về phía sai trái. Bao nhiêu người tố cáo tham những, cuối cùng lại hứng chịu oan trái, thiệt thòi… Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cũng là một ví dụ nổi bật, nhưng chưa đến mức phải chịu nhiều oan trái như bao nhiêu người khác.
Đã có bao nhiêu câu chuyện về “người có công” với nước, với chế độ này phải ôm hàng đống đơn từ, nhẫn nhục lê bước hết cơ quan này đến cơ quan khác, hết năm này qua năm khác để xin giải quyết chế độ!
Đã có bao nhiêu câu chuyện “các liệt sĩ trở về, xin thủ tục làm người còn sống” mà khó khăn không tưởng tượng được! Sáng nay tôi lại bàng hoàng đọc bài viết Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử! đăng trên báo Dân Trí. Người “liệt sĩ” ấy theo mệnh lệnh của đảng, đi làm nhiệm vụ quốc tế, chiến đấu ở Cămpuchia, bị thương mất trí nhớ, lưu lạc, rồi lấy vợ ở đó… Sau 27 năm người “liệt sĩ” mới tìm được về quê hương, đem theo cô con gái. Thế mà mất hơn 600 ngày khai báo, chạy vạy khắp các cơ quan vẫn chưa có “thủ tục làm người còn sống”! Đến nỗi hai cha con người “liệt sĩ” ấy đã đi đến quyết định tự tử để chấm dứt cuộc đời đầy đắng cay, phẫn uất!
Những “người có công” với đảng, nhà nước, chế độ này còn như thế, thì thử hỏi những người dân đen, bị rẻ rúng, khốn khổ như thế nào với chính quyền?
Và nhất là những người dân nào “ngang bướng”, dám làm trái ý đảng, chính quyền, phê phán chế độ thì họ sẽ phải đương đầu với trăm nghìn thủ đoạn mà chính quyền cùng đám xã hội đen “dám nghĩ, dám làm”!
Sống với một chính quyền luôn gây “khó trăm lần” như thế, dân biết “liệu” làm sao! Vì sao chính quyền lại gây khó cho dân? Thì nhà báo đã nêu câu thành ngữ mới “Việc dễ không gây khó, lấy thịt chó đâu mà ăn!”.
Ngày 15/12/2013
Mạc Văn Trang
(Quê Choa)
Làm dân cực khó!
Hồi đầu năm tôi có viết bài “Chẳng ai muốn làm dân”, đó là thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Giờ tìm hiểu thêm mới biết nguyên nhân chủ yếu là do làm
Hồi đầu năm tôi có viết bài “Chẳng ai muốn làm dân”, đó là thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Giờ tìm hiểu thêm mới biết nguyên nhân chủ yếu là do làm dân ở nước ta khó khăn trăm bề. Thôi thì là dân một nước còn nghèo, phải cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng, đầu tắt mặt tối, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm cũng là chuyện bình thường, cam chịu được; thôi thì con quan, người ta có quyền, có tiền ăn sung mặc sướng, xe hơi nhà lầu, đi du học bên Tây, bên Tàu, ốm đau đi nước ngoài chữa bệnh; con mình ở nhà tranh vách đất, ăn cơm rau mắm, quần nâu áo vá, đi bộ đến trường, ốm đau uống thuốc nam cũng cắn răng mà chịu, ráng phấn đấu lên để thay đổi số phận…Nhưng khó nhất, cực nhất, không chịu nổi, là phải đối phó với chính quyền để mà sống.
Chính quyền thì họ chuyên ăn rồi họp, nghĩ ra đủ mọi cách để trị dân và làm lợi cho họ; họ có đủ bộ sậu từ đầu não đến chân tay, từ trên trung ương đến mọi hang cùng, ngõ hẻm, nắm từng người trong hộ khẩu để quản lý sao cho mọi người phải nghĩ, phải nói, phải làm như họ muốn. Mà như thế thì chẳng khác gì thân phận trâu, ngựa để người ta muốn sai khiến sao cũng được, bố thí cho cái gì được cái đó. Còn khi người dân muốn mình tự do suy nghĩ, sống và làm ăn đàng hoàng theo ý mình thì không có cách gì là phải dám đương đầu với tầng tầng lớp đủ loại “cán bộ”, đủ loại cơ quan đoàn thể, với trăm mưu nghìn kế của họ.
Người dân có tài giỏi đến mấy, một khi đơn thương độc mã chiến đấu với cả một hệ thống, thiên la địa võng những tổ chức với cơ chế nhằng nhịt, với một rừng luật pháp, pháp lệnh, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư hướng dẫn, điều lệ, quy chế… cũng mòn mỏi, hao tâm, kiệt sức, khánh kiệt gia tài, và cuối cùng đành thất bại! Hi hữu cũng có người thắng kiện chính quyền, nhưng cái thắng ấy, chủ yếu về mặt tinh thần, chứ không bù đắp được bao nhiêu hao tổn nguồn lực mình đã phải bỏ ra. Vụ án anh em ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng năm 2012 là một ví dụ điển hình. Còn hàng ngàn, hàng vạn những người dân mòn mỏi, ăn chực nằm chờ, khiếu kiện dòng dã năm năm, mười năm… vẫn vô vọng.
Không bút nào tả xiết những nỗi bất công, cay đắng, oan ức, cơ cực, của những người dân oan. Mà phẫn uất nhất, lại là chính quyền dùng mọi thủ đoạn để bênh che kẻ có tội, đẩy người dân về phía sai trái. Bao nhiêu người tố cáo tham những, cuối cùng lại hứng chịu oan trái, thiệt thòi… Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cũng là một ví dụ nổi bật, nhưng chưa đến mức phải chịu nhiều oan trái như bao nhiêu người khác.
Đã có bao nhiêu câu chuyện về “người có công” với nước, với chế độ này phải ôm hàng đống đơn từ, nhẫn nhục lê bước hết cơ quan này đến cơ quan khác, hết năm này qua năm khác để xin giải quyết chế độ!
Đã có bao nhiêu câu chuyện “các liệt sĩ trở về, xin thủ tục làm người còn sống” mà khó khăn không tưởng tượng được! Sáng nay tôi lại bàng hoàng đọc bài viết Khi “liệt sĩ trở về” muốn tự tử! đăng trên báo Dân Trí. Người “liệt sĩ” ấy theo mệnh lệnh của đảng, đi làm nhiệm vụ quốc tế, chiến đấu ở Cămpuchia, bị thương mất trí nhớ, lưu lạc, rồi lấy vợ ở đó… Sau 27 năm người “liệt sĩ” mới tìm được về quê hương, đem theo cô con gái. Thế mà mất hơn 600 ngày khai báo, chạy vạy khắp các cơ quan vẫn chưa có “thủ tục làm người còn sống”! Đến nỗi hai cha con người “liệt sĩ” ấy đã đi đến quyết định tự tử để chấm dứt cuộc đời đầy đắng cay, phẫn uất!
Những “người có công” với đảng, nhà nước, chế độ này còn như thế, thì thử hỏi những người dân đen, bị rẻ rúng, khốn khổ như thế nào với chính quyền?
Và nhất là những người dân nào “ngang bướng”, dám làm trái ý đảng, chính quyền, phê phán chế độ thì họ sẽ phải đương đầu với trăm nghìn thủ đoạn mà chính quyền cùng đám xã hội đen “dám nghĩ, dám làm”!
Sống với một chính quyền luôn gây “khó trăm lần” như thế, dân biết “liệu” làm sao! Vì sao chính quyền lại gây khó cho dân? Thì nhà báo đã nêu câu thành ngữ mới “Việc dễ không gây khó, lấy thịt chó đâu mà ăn!”.
Ngày 15/12/2013
Mạc Văn Trang
(Quê Choa)