Kinh Đời
Làng Gốm Bình Dương - Nguyễn Nhơn
Làng Gốm Bình Dương
Bạn nguyenvannam hỏi; Địa chỉ nầy đích xác ở đâu?
Ngày xưa mà hỏi dzậy thì không ai biết đâu.
Ngày xưa xứ Thủ mộc mạc chỉ biết cái Ấp Lò Chén.
Nó là một ấp phía Nam của xã Phú Cường, Tỉnh lỵ Thủ Dầu Một.
Từ chợ Thủ, có hai đường đi xuống " Lò Chén."
Đường trong: Từ Nhà việc xã Phú Cường men theo đường Hùng Vương tới ngả ba Võ Tánh thì quẹo phải. Men theo đường Võ Tánh đi miết xuống Chùa Tổ. Qua khỏi Chùa Tổ một đoạn là tới dốc Lò Chén.
Đường ngoài: Từ Nhà việc Phú Cường men heo Hùng Vương, chạy miết về hướng Sài gòn, qua khỏi ngả ba Xuân Hiệp một đoạn là lên tới " Dốc Lò Chén. " Quẹo phải một đoạn là tới " Lò Chén. "
Nói là lò chén, nhưng không phải là một lò. Nó là một cụm nhiều lò chén, quy tụ xung quanh một trái gò đất. Mỗi lò là một lán trại đơn sơ bằng gỗ, mái ngói âm dương, cao vừa quá đầu người, thường là từ chân gò lên tới lưng gò, bên trong là những thanh gỗ xếp hàng thành kệ, chứa các sản phẩm mới đổ khuôn, chờ phơi phóng.
Bọn thiếu niên ở chợ Thủ thỉnh thoảng ghé thăm lò chén, đứng nhìn ngó các chị người Hoa quay bàn xoay đổ hình tô chén hoặc dùng khuôn in hình hoa văn, cây cảnh trang trí tô chén đã tráng men.
Các trò gái cũng xuống lò chén cặp bạn với các cô nhỏ nghịch ngợm sở tại, lại bãi phơi sản phẩm, xúm nhau hô: " Hò lãy - hò lãy " chọc cho các anh " tửng " lật đật chạy ra lo dọn cất đồ phơi, xộ chơi!
" Hò lãy " là tiêng Hẹ, nghĩa là " trời mưa!"
Các chú tửng bị xộ bèn rút roi rượt đuổi.
Tóm lại, đây là xóm người Hẹ, làm nghề lò chén đã lâu đời ở xứ Thủ, Bình Dương.
Viết tới đây, nhìn lại các bức hình người đẹp Kim Lê trong bài viết " Người Đẹp Làng Gốm Bình Dương " đứng làm mẩu giữa các phòng ốc với tủ kệ trưng bày khang trang, không giống phong cách bình dân, xuề xòa của " Lò Chén " chợ Thủ, chợt nhớ " Lò Gốm Lái Thiêu. "
Ở Lái Thiêu cũng có xóm Lò Gốm về phía Nhà Thờ Lái Thiêu. Tôi chưa từng tới đây, nhưng thỉnh thoảng ghé chợ Lái Thiêu vẫn nhìn thấy sản phẩm gốm Lái Thiêu. Trái với gốm chợ Thủ, hầu hết là tô chén sành, trang trí hoa văn đơn sơ là đồ dùng hàng ngày của giới bình dân, rất ít đồ sứ mỹ thuật, thường bán về phía các sở cao su Dầu Tiếng, Hớn Quản, Lộc Ninh, Đồng Xoài, Bà Rá, gốm Lái Thiêu phần nhiều là đồ sứ mỹ thuật dành cho giới khá giả, bán về hướng Thủ Đức, Sài gòn nhiều hơn là về phía Chợ Thủ.
Tóm lại, dù gốm bình dân Chợ Thủ hay gốm mỹ thuật Lái Thiêu vẫn cứ là " Gốm Người Đẹp Bình Dương. "
Mới đó mà hơn 60 năm đã trôi qua! Hồi tưởng lại cảnh trí ngày xưa, chỉ còn lại những hình ảnh nhạt nhòa theo năm tháng.
Bình Dương của ai?
Chiều xuống quê nhà đâu đó tá
Trên sông khói sóng não lòng ai...
(Những vần thơ bằng văn xuôi)
Trở
lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày. Cái công viên tàn tạ ngày nay. Một thời
yêu dấu của tuổi thơ. Chiều xuống Bà Nội dắt tay cháu. Ra VƯỜN
BÔNG dạo mát. Hột đậu rang của ông Tàu nhai nhóc nhách. Xâu mía ghim
ngọt lịm que tre trắng ngần. Rồi đến thời thanh thiếu. Tối tối mặc quần
dài thay quần cụt. Đầu xức brillantine. Ta lã lướt dạo chơi. Mắt lấm lét
ngó các cô bạn nhỏ. Vườn bông lúc nầy thành
CÔNG VIÊN của ta.
Cái
CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm. Tuổi mười lăm mười sáu. Lấy cớ ngồi câu cá.
Lặng ngấm buổi chiều tà. Ánh nắng vàng rơi rụng bên kia sông. Để thấy
lòng
bâng khuâng hiu quạnh. Rồi đến tuổi yên đương. Những đêm khuya thanh
vắng. Cô đơn nhìn dòng nước trôi trôi. Nước mắt buồn rơi rơi. Khi cuộc
tình dang dở.
DÒNG
SÔNG THỦ lặng lờ trôi. Chứng kiến bao thăng trầm. như chiếc cầu đổ quê
tôi. Đâu biết có một ngày. Có một đàn con nhỏ. Gạt nước mắt ra đi. Không
bao giờ trở lại.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Của tuổi thơ vui thú. Tuổi thanh xuân phiêu bồng.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Những cuộc tình mật ngọt. Những cuộc tình vỡ tan.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Xứ THỦ, QUÊ HƯƠNG tôi ...
Nguyễn Nhơn
Nhân vật chính của bộ hình là Kim Lê (tên thật là Lê Kim Cương), sinh năm 1992 tại Bến Tre và hiện đang làm công việc quản lý nhà hàng tại TP.SG.
Cách đây vài giờ, dân mạng Việt đang xôn xao bộ ảnh gợi cảm của một cô gái xinh đẹp ở Bến Tre. Kim Lê cho biết, chụp ảnh là sở thích từ khi còn nhỏ của cô, Kim Lê cũng đặc biệt ấn tượng với chụp ảnh nude nghệ thuật vì dưới góc nhìn của cô nàng, những bộ ảnh này rất đẹp và không hề phản cảm.Trước đây, cô nàng 24 tuổi cũng thường xuyên chụp những bộ ảnh khoe thân táo bạo nhưng cách đây vài giờ, “tên tuổi” của cô nàng mới thực sự "vụt sáng" khi bộ ảnh gợi cảm tạo dáng bên gốm của cô xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội.
Hỏi Kim Lê về lý do chụp bộ ảnh này, cô nàng thoải mái chia sẻ: “Lúc đầu khi anh nhiếp ảnh mời mình thực hiện bộ hình này với concept chụp với gốm, mình thích ngay, mặc dù chưa biết nội dung cụ thể ra sao. Đến làng gốm ở Bình Dương, mình mới được nhiếp ảnh gia cho biết về nội dung, nhưng mình lại cảm thấy hào hứng vì sự táo bạo của bộ ảnh này. Tuy phải để ngực trần nhưng mình rất tin tưởng nhiếp ảnh gia, và buổi chụp ảnh chỉ mất gần 2 tiếng để hoàn thành.
Với bộ ảnh này, mình cũng muốn thể hiện thông điệp rằng vẻ đẹp của gốm cũng giống như đường cong của người phụ nữ, mềm mại, uyển chuyển và mượt”, Kim Lê chia sẻ thêm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Làng Gốm Bình Dương - Nguyễn Nhơn
Làng Gốm Bình Dương
Bạn nguyenvannam hỏi; Địa chỉ nầy đích xác ở đâu?
Ngày xưa mà hỏi dzậy thì không ai biết đâu.
Ngày xưa xứ Thủ mộc mạc chỉ biết cái Ấp Lò Chén.
Nó là một ấp phía Nam của xã Phú Cường, Tỉnh lỵ Thủ Dầu Một.
Từ chợ Thủ, có hai đường đi xuống " Lò Chén."
Đường trong: Từ Nhà việc xã Phú Cường men theo đường Hùng Vương tới ngả ba Võ Tánh thì quẹo phải. Men theo đường Võ Tánh đi miết xuống Chùa Tổ. Qua khỏi Chùa Tổ một đoạn là tới dốc Lò Chén.
Đường ngoài: Từ Nhà việc Phú Cường men heo Hùng Vương, chạy miết về hướng Sài gòn, qua khỏi ngả ba Xuân Hiệp một đoạn là lên tới " Dốc Lò Chén. " Quẹo phải một đoạn là tới " Lò Chén. "
Nói là lò chén, nhưng không phải là một lò. Nó là một cụm nhiều lò chén, quy tụ xung quanh một trái gò đất. Mỗi lò là một lán trại đơn sơ bằng gỗ, mái ngói âm dương, cao vừa quá đầu người, thường là từ chân gò lên tới lưng gò, bên trong là những thanh gỗ xếp hàng thành kệ, chứa các sản phẩm mới đổ khuôn, chờ phơi phóng.
Bọn thiếu niên ở chợ Thủ thỉnh thoảng ghé thăm lò chén, đứng nhìn ngó các chị người Hoa quay bàn xoay đổ hình tô chén hoặc dùng khuôn in hình hoa văn, cây cảnh trang trí tô chén đã tráng men.
Các trò gái cũng xuống lò chén cặp bạn với các cô nhỏ nghịch ngợm sở tại, lại bãi phơi sản phẩm, xúm nhau hô: " Hò lãy - hò lãy " chọc cho các anh " tửng " lật đật chạy ra lo dọn cất đồ phơi, xộ chơi!
" Hò lãy " là tiêng Hẹ, nghĩa là " trời mưa!"
Các chú tửng bị xộ bèn rút roi rượt đuổi.
Tóm lại, đây là xóm người Hẹ, làm nghề lò chén đã lâu đời ở xứ Thủ, Bình Dương.
Viết tới đây, nhìn lại các bức hình người đẹp Kim Lê trong bài viết " Người Đẹp Làng Gốm Bình Dương " đứng làm mẩu giữa các phòng ốc với tủ kệ trưng bày khang trang, không giống phong cách bình dân, xuề xòa của " Lò Chén " chợ Thủ, chợt nhớ " Lò Gốm Lái Thiêu. "
Ở Lái Thiêu cũng có xóm Lò Gốm về phía Nhà Thờ Lái Thiêu. Tôi chưa từng tới đây, nhưng thỉnh thoảng ghé chợ Lái Thiêu vẫn nhìn thấy sản phẩm gốm Lái Thiêu. Trái với gốm chợ Thủ, hầu hết là tô chén sành, trang trí hoa văn đơn sơ là đồ dùng hàng ngày của giới bình dân, rất ít đồ sứ mỹ thuật, thường bán về phía các sở cao su Dầu Tiếng, Hớn Quản, Lộc Ninh, Đồng Xoài, Bà Rá, gốm Lái Thiêu phần nhiều là đồ sứ mỹ thuật dành cho giới khá giả, bán về hướng Thủ Đức, Sài gòn nhiều hơn là về phía Chợ Thủ.
Tóm lại, dù gốm bình dân Chợ Thủ hay gốm mỹ thuật Lái Thiêu vẫn cứ là " Gốm Người Đẹp Bình Dương. "
Mới đó mà hơn 60 năm đã trôi qua! Hồi tưởng lại cảnh trí ngày xưa, chỉ còn lại những hình ảnh nhạt nhòa theo năm tháng.
Bình Dương của ai?
Chiều xuống quê nhà đâu đó tá
Trên sông khói sóng não lòng ai...
(Những vần thơ bằng văn xuôi)
Trở
lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày. Cái công viên tàn tạ ngày nay. Một thời
yêu dấu của tuổi thơ. Chiều xuống Bà Nội dắt tay cháu. Ra VƯỜN
BÔNG dạo mát. Hột đậu rang của ông Tàu nhai nhóc nhách. Xâu mía ghim
ngọt lịm que tre trắng ngần. Rồi đến thời thanh thiếu. Tối tối mặc quần
dài thay quần cụt. Đầu xức brillantine. Ta lã lướt dạo chơi. Mắt lấm lét
ngó các cô bạn nhỏ. Vườn bông lúc nầy thành
CÔNG VIÊN của ta.
Cái
CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm. Tuổi mười lăm mười sáu. Lấy cớ ngồi câu cá.
Lặng ngấm buổi chiều tà. Ánh nắng vàng rơi rụng bên kia sông. Để thấy
lòng
bâng khuâng hiu quạnh. Rồi đến tuổi yên đương. Những đêm khuya thanh
vắng. Cô đơn nhìn dòng nước trôi trôi. Nước mắt buồn rơi rơi. Khi cuộc
tình dang dở.
DÒNG
SÔNG THỦ lặng lờ trôi. Chứng kiến bao thăng trầm. như chiếc cầu đổ quê
tôi. Đâu biết có một ngày. Có một đàn con nhỏ. Gạt nước mắt ra đi. Không
bao giờ trở lại.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Của tuổi thơ vui thú. Tuổi thanh xuân phiêu bồng.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Những cuộc tình mật ngọt. Những cuộc tình vỡ tan.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Xứ THỦ, QUÊ HƯƠNG tôi ...
Nguyễn Nhơn
Nhân vật chính của bộ hình là Kim Lê (tên thật là Lê Kim Cương), sinh năm 1992 tại Bến Tre và hiện đang làm công việc quản lý nhà hàng tại TP.SG.
Cách đây vài giờ, dân mạng Việt đang xôn xao bộ ảnh gợi cảm của một cô gái xinh đẹp ở Bến Tre. Kim Lê cho biết, chụp ảnh là sở thích từ khi còn nhỏ của cô, Kim Lê cũng đặc biệt ấn tượng với chụp ảnh nude nghệ thuật vì dưới góc nhìn của cô nàng, những bộ ảnh này rất đẹp và không hề phản cảm.Trước đây, cô nàng 24 tuổi cũng thường xuyên chụp những bộ ảnh khoe thân táo bạo nhưng cách đây vài giờ, “tên tuổi” của cô nàng mới thực sự "vụt sáng" khi bộ ảnh gợi cảm tạo dáng bên gốm của cô xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội.
Hỏi Kim Lê về lý do chụp bộ ảnh này, cô nàng thoải mái chia sẻ: “Lúc đầu khi anh nhiếp ảnh mời mình thực hiện bộ hình này với concept chụp với gốm, mình thích ngay, mặc dù chưa biết nội dung cụ thể ra sao. Đến làng gốm ở Bình Dương, mình mới được nhiếp ảnh gia cho biết về nội dung, nhưng mình lại cảm thấy hào hứng vì sự táo bạo của bộ ảnh này. Tuy phải để ngực trần nhưng mình rất tin tưởng nhiếp ảnh gia, và buổi chụp ảnh chỉ mất gần 2 tiếng để hoàn thành.
Với bộ ảnh này, mình cũng muốn thể hiện thông điệp rằng vẻ đẹp của gốm cũng giống như đường cong của người phụ nữ, mềm mại, uyển chuyển và mượt”, Kim Lê chia sẻ thêm.