Hình Ảnh & Sự Kiện
Lăng Ông Bà Chiểu và Mả Ngụy
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.
Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước.
Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
Khu mộ nầy đã có một thời bị triều đình vua Minh Mạng trừng phạt người đã chết bằng cách lấy xích sắt xiềng lại rồi đánh vào mộ 100 roi trước khi san bằng nấm mộ. Triều đình cho đó là mả của loạn thần, gọi là Mả Ngụy. Nhưng hai tiếng Mả Ngụy được chính thức gọi tên là mồ mả của gần hai ngàn người trong thành Bát Quái có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình vua Minh Mạng.
2* Lăng Ông Bà Chiểu
2.1. Vị trí
Lăng Ông Bà Chiểu gọi tắt là Lăng Ông, có tên Thượng Công Miếu, là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng thuộc phường 1 quận Bình Thạnh thành phố Sàigon ngày nay.
Diện tích 18,500 mét vuông, nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Nhiều người ở nơi khác thường hiểu lầm là cái lăng thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
2.2. Lịch sử của Lăng Ông
Đền thờ Lê Văn Duyệt bên trong lăng Ông Mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân
Do thù oán với vua Minh Mạng, cho nên sau khi chết, mồ mả của Lê Văn Duyệt bị vua cho san bằng, xiềng lại bằng xích sắt, đánh trên mộ 100 roi, dựng bia khắc 8 chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử" (Chỗ tên lại cái Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân sửu (1841) vua Thiệu Trị (con của Minh Mạng) cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm 1848, vua Tự Đức (cháu vua Minh Mạng) mới truy phong lại và ban phẩm tước cho con cháu. Ông Lê Văn Duyệt được truy phong là "Vọng các công thần, chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân, quận công". Quan chức làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang) tìm ra được Lê Văn Niên, con của bà Lê Thị Hổ (em Lê Văn Duyệt), Niên gọi ông bằng cậu. Trả lại 32 mẫu ruộng làm của hương quả thờ cúng họ Lê.
Phần mộ được đắp lại cho rộng thêm và sửa sang lại miếu thờ. Trong khu vực lăng còn có phần mộ của vợ ông là bà Đỗ Thị Phận cùng 2 cô hầu.
2.3. Thờ cúng
Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết.
Khi Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng, tế lễ mang nghi thức thờ thần, tế thần, không giống như ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Huỳnh Đức, mà mang tính dân gian như lễ vía Bà Chúa Xứ hoặc vía Điện Bà ở Tây Ninh (Núi Bà Đen)
Số người dự đến cả chục vạn người, trong đó số người Hoa chiếm phân nửa. Bởi vì lúc sinh thời,Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt có những chính sách giúp đỡ cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề và an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai của họ là Sài gòn Gia Định, Việt Nam.
3* Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)
Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.
Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang)
Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.
Tài năng Lê Văn Duyệt sáng chói khi ông chỉ huy đánh tan hải quân của nhà Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Qui Nhơn) vào năm 1801.
Trận đánh được ghi vào sử nhà Nguyễn là “Trung hưng đệ nhất võ công” (Võ công oanh liệt nhất của công cuộc trung hưng nhà Nguyễn)
Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với các tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy và Võ Tánh theo Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được Diên Khánh và Bình Khương, rồi sau đó chiếm được biển Thị Nại rồi Đà Nẳng.
Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phạm Văn Sách.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần. Lần thứ nhất từ 1813 đến 1816, lần thứ hai từ 1820 cho đến lúc qua đời năm 1832. Ông rất có uy quyền, ai ai cũng kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng".
Các nước lân cận đương thời đều sợ oai phong của ông, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai" là một trong ngũ hổ tướng bao gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bữu.
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện: "Anh Hài", để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo Dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp.
Hàng năm, ông tổ chức hai lễ lớn: Lễ triều kiến vua và Lễ duyệt binh. Mỗi năm, vào Tết Nguyên Đán, vua Cao Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. (Thành Gia Định được Lê Văn Duyệt xây đắp thêm) Cứ vào ngày 30 Tết thì vua Miên phải có mặt tại thành Phiên An để ngày hôm sau, Tả quân tiến hành Lễ chúc thọ tại Vọng Cung.
Ngoài ra, ngày mồng 6 tháng giêng thì tổ chức Lễ xuất binh để thị oai với các nước láng giềng.
Dưới sự cai trị của ông, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự của Thành Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên. Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính.
Lê Văn Duyệt qua đời ngày 28-8-1832, thọ 69 tuổi.
4* Sự hiềm khích giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt
- Lê Văn Duyệt không ủng hộ vua Minh Mạng lên ngôi, mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh, khi vua Gia Long hỏi ý kiến, trước khi băng hà.
- Lê Văn Duyệt đã dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” xử chém Huỳnh Công Lý là cha của một quý phi được vua Minh Mạng sủng ái.
- Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền hoặc làm sai ý kiến của triều đình nhất là sau khi vua Gia Long qua đời.
- Do trước kia, Lê Văn Duyệt được hưởng quyền "Nhập triều bất bái" (Vào triều không cần phải lạy) cho nên sau nầy Lê Văn Duyệt không chịu quỳ lạy vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ủng hộ các nhà truyền giáo châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, không biết chiều ý vua cho nên bị ghét.
Nhưng nguyên nhân chính là chính sách trung ương tập quyền của vua Minh Mạng, bãi bỏ chức vụ Tổng trấn của thời Gia Long cho phép đại diện nhà vua trông coi các tỉnh trong địa hạt. Tổng trấn Gia Định Thành quản lý 6 tỉnh Nam Bộ.
5* Vua Minh Mạng “trị tội” sau khi Lê Văn Duyệt qua đời
Khi còn sống, Lên Văn Duyệt nắm giữ binh quyền rất lớn cho nên vua Minh Mạng vốn thù ghét nhưng không làm gì được.
Năm 1832, ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất, thọ 69 tuổi, vua Minh Mạng thi hành chánh sách tập trung quyền lực bằng cách bãi bỏ hai chức vụ Tổng trấn Bắc Thành và Tổng trấn Gia Định Thành. Tất cả trở thành tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Tại mỗi tỉnh có chức Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát sứ và Lãnh binh cai quản.
Gia Định Thành hay Thành Phiên An được đổi lại thành tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh, và Nguyễn Chung Đạt làm Án sát.
Khi đến nhậm chức Bố chánh, Bạch Xuân Nguyên tuyên bố rằng thừa hành mật chỉ của triều đình truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt.
Bản án được thành lập, trong đó Lê Văn Duyệt can tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, có mưu đồ tạo phản chống lại triều đình như việc tu chỉnh thành Bát Quái và việc đóng tàu.
Đồng thời, nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt bị bắt giam, trong đó có con nuôi là Lê Văn Khôi. 16 người nhà của Lê Văn Duyệt bị giết chết hết.
Bản án có 7 tội phải bị chém đầu, 2 tội phải bị thắt cổ và một tội phải đi sung quân.
Vua Minh Mạng phê trong bản án rằng "Tội của Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc kể ra cũng không hết, nói ra đau lòng. Dù có chẻ quan tài ra mà giết thêm một lần nữa cũng đáng tội. Nhưng nghĩ hắn chết đã lâu, và đã bị truy đoạt các quan tước, xương khô trong mả, cho nên chẳng cần phải gia hình chi nữa cho uổng công. Vậy tổng đốc thành Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn, cuốc bỏ nấm mộ, san bằng mặt đất và dựng lên một bia đá khắc mấy chữ thật to "Đây là chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước" (Quyền yếm Lê Văn Duyệt thụ pháp xử)
Phẩm hàm của cha ông bị tước, bia mộ bị đục xóa, điền ruộng bị tịch thu, nhà thờ họ tộc tại làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức Quảng Ngãi bị voi của quan quân đem về tàn phá.
Lê Văn Duyệt là ái nam ái nữ bẩm sinh chớ không phải tự hoạn để làm thái giám. Sau nầy, ông lập được nhiều công, vua Gia Long gả cho ông một cung nữ tên Đỗ Thị Phận về làm vợ mặc dù biết ông là bán nam bán nữ.
Mộ của Lê Văn Duyệt bị san bằng, bị xiềng lại bằng xích sắt và đánh trên mộ 100 hèo. Đó là thời gian mà mộ của Lê Văn Duyệt bị gọi là Mả Nguỵ.
Và sau nầy, sau khi Lê Văn Khôi nổi loạn bất thành, tất cả 1,831 quân bại trận đều bị giết và cùng chôn chung một mồ tập thể, cũng gọi đó là Mả Nguỵ.
6* Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
6.1. Lê Văn Khôi
Lê Văn Khôi tên thật là Nguyễn Hữu Khôi, người Cao Bằng. Do khởi binh làm loạn nên bị quân triều đình đánh đuổi, phải chạy vào Thanh Hóa và gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đó nên Khôi ra xin đầu thú.
Lê Văn Duyệt tin dùng và nhận làm con nuôi, đổi tên là Lê Văn Khôi rồi đem về Gia Định thành cất nhắc làm Phó vệ úy.
6.2. Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
Sau khi Lê Văn Duyệt mất thì Bạch Xuân Nguyên bắt giam Khôi. Lê Văn Khôi ngầm liên lạc với thủ hạ bên ngoài, đêm 5-7-1833 ông cùng 27 thuộc hạ phá ngục, đột nhập vào tư dinh giết chết cả nhà Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và giết luôn Tổng đốc Nguyễn Văn Quế.
Lúc đó, Gia Định Thành có những người bị tội ở Bắc Hà bị đày vào Gia Định, họ gọi là lính hồi lương. Thành phần nầy theo Lê Văn Khôi khởi binh.
Lê Văn Khôi chiếm thành Bát Quái. Tổ chức lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tuyên bố bất phục triều đình. Ủng hộ An Hòa là con trai của hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh). Tối hôm đó giết chết tên tổng đốc mới nhậm chức là Nguyễn Văn Quế.
6.3. Lê Văn Khôi đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ
Nhiều quan lại do triều đình cử vào Gia Định Thành bị giết hoặc bỏ chạy. Quân nổi dậy của Lê Văn Khôi nhanh chóng phát binh đánh chiếm 6 tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ.
Chỉ trong ba ngày toàn bộ sáu tỉnh nằm trong tay quân nổi dậy.
Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An. Nhiều quan văn võ triều đình ra đầu thú.
Ông đúc ấn tự xưng là Đại nguyên soái rồi phong cho thuộc hạ vào những chức vụ Trung quân, Tả quân, Hữu quân, Hậu quân, Thủy quân, Tượng quân…
Tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng và các tướng đem thủy, bộ và tượng binh vào đánh quân nổi dậy của Lê Văn Khôi.
Quân triều đình lấy lại các tỉnh Nam Bộ.
Trước thắng thế của quân triều đình, địa chủ, phú hào các nơi không dám ủng hộ và tiếp tế cho quân nổi dậy nữa.
6.4. Quân nổi dậy thất trận
Một tướng giỏi của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều kéo quân ra đầu hàng quân triều đình và được cử đi đánh Thành Gia Định. Thế lực quân nổi dậy suy yếu.
Lê Văn Khôi nhờ giáo sĩ Tây phương sang cầu viện Xiêm La (Thái Lan). Xiêm La vốn có ý đồ chiếm Đại Việt nên nhận lời đưa quan sang trợ chiến.
Lê Văn Khôi còn mời giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand và các giáo sĩ Công Giáo người Việt vào trong thành trợ chiến. Những giáo sĩ người Việt giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Công Giáo địa phương đánh lại quân triều đình.
Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm La chiếm lại toàn bộ 6 tỉnh miền Nam và chuyển sang vây thành Bát Quái.
Trong khi thành bị vây thì Lê Văn Khôi chết vì bịnh thủng. Con trai là Lê Văn Cù, mới 8 tuổi, được cử lên thay.
Trong khi Thành Bát Quái bị bao vây thì bịnh dịch tả hoành hành. Súng đạn hư hỏng và cạn dần. Lương thực dự trữ còn nhiều nhưng bị ẩm mốc. Tinh thần và sức lực của quân nổi dậy suy sụp, chao đảo và ly tán.
Ngày 8-9-1835, quân triều đình chia làm 8 mũi theo đồ hình Bát Quái ào ạt tấn công. Quân nổi dậy kháng cự không nổi. Bị thua.
6.5. Mả Ngụy
Cánh đồng mồ mả
Mả Ngụy hay Mả Biền Tru là những mồ chôn tập thể gần 2,000 gồm những người tham gia hoặc có liên hệ đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống triều đình.
Thành Bát Quái là một vị trí phòng thủ vô cùng lợi hại do những kỹ sư công binh người Pháp thiết kế và xây dựng. Hàng vạn quân thủy bộ binh của triều đình bao vây tấn công suốt hơn hai năm mới chiếm được thành.
Quân nổi dậy và dân chúng trong thành và cả ngoài thành vài dặm, bao gồm già trẻ, trai gái gì cũng đem ra giết sạch. Tổng số người chết lên tới 1,831 người. Những mồ tập thể đó gọi là Mả Ngụy.
Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện viết: “…bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái ở trong thành và ở vài dặm ngoài thành đều chém ngay rồi đào hố to vất thây, lấp đất, chồng đá làm gò, dựng bia khắc đây là “nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp”
Vị trí của những ngôi mộ được cho là ở vùng ngã sáu đầu đường Phan Thanh Giản và Lý Thái Tổ, quận Ba Sài Gòn. Vùng nầy trước kia là cánh đồng rộng lớn hoang vu với nhiều lùm cây u tùm.
Cái tên Mả Ngụy được người dân nói đến trong thời gian họ còn sợ vua Minh Mạng, nhưng về sau không ai gọi tên ấy nữa, mà gọi là “đồng mả lạng” Người Pháp gọi đó là cánh đồng mồ mả vì có quá nhiều mả.
Sáu người bị kết tội chủ mưu bị đóng cũi giải về Huế nhận án lăng trì, gồm có: Lê Văn Cù, 8 tuổi, con của Lê Văn Khôi, giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand (Cố Du), một người Hoa tên Mạch Tấn Giai và Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn Trắm và Nguyễn Văn Bột. Trên đường bị giải về kinh đô một người tử tử.
Sau cuộc nổi dậy, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái kiên cố và cho xây lại thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định hay Phượng Thành, Phụng Thành.
Sự nổi dậy của Lê Văn Khôi kéo dài 3 năm.
6.6. Xử Lăng Trì (Tùng xẻo hay Bá đao)
1). Giáo sĩ Joseph Marchand bị xử lăng trì.
Ba giờ sáng ngày 30-11-1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu gọi mọi người đến tham dự cuộc xử án.
Giáo sĩ Marchand (cha Du) và bốn thủ hạ thân tín của Lê Văn Khôi được đưa ra khỏi cũi. Các tử tội phải lột áo ra nửa người xã xuống đến ngang lưng, quần thì xắn lên tới đùi rồi được đưa đến cửa Ngọ Môn trình diện và phải phục lạy nhà vua năm lạy.
Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu hiệu không ân xá lần cuối cùng.
Lính trói năm tử tội vào năm cọc cắm sẵn, giáo sĩ Marchand bị trói vào vọc thứ hai.
Dân chúng bị đuổi lùi ra 30 thước. Mỗi tử tội có ba người lý hình, một cầm kềm, một cầm dao và một người lo đếm cho đủ số 100 lát cắt. Trước đó lính đã nhét vào miệng tử tội và cột chặt để không thể kêu la được.
Sau một hồi trống, bọn lý hình đưa cái kềm đã nung lửa đỏ vào nhiều chỗ trên thân thể tội nhân. Cứ thế dao và kềm lấy từng miếng thịt đỏ máu. Sau cùng bọn lý hình cắt lớp da trên trán cha Du, lật xuống che mặt rồi cắt từng miếng trên hai bên ngực, sau lưng, tay chân.
Cha Du giãy giụa, quằn quại, ngước mặt lên trời rồi gục đầu xuống. Lìa đời.
Tiếp theo quân lính cắt lấy đầu của ông. Cởi dây trói, bổ thân hình ra làm bốn để đem đi ném xuống biển. Còn thủ cấp các tử tội thì đem bêu ở nhiều nơi rồi được trả về kinh đô, bỏ vào cối giả cho nát để rắc xuống biển.
2). Tổng quát về tội lăng trì
Chữ Hán "Lăng trì" có nghĩa là "Lấn lên một cách chậm chạp".
Tội tùng xẻo là một trong những hình phạt tàn nhẫn và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc và ở VN thời phong kiến.
Đây là một hình thức ghê rợn nhất trong các án tử hình. Phạm nhân vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Có những trường hợp dùng dao xẻo cả phân nửa thân thể mà nạn nhân vẫn còn giãy dụa.
Đao phủ còn có nhiệm vụ là không để cho chết một cách nhanh chóng. Tức là đã có quy định là phải thực hiện bao nhiêu nhát xẻo mới được cho chết.
Nạn nhân bị trói chặt vào một cây cột, sau đó bọn khoái tử thủ (đao phủ) chặt hết chân tay, rồi dùng dao xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Thịt lóc ra được trưng bày nơi công cộng để răn đe dân chúng.
7* Nói thêm về thành Bát Quái
Thành Bát Quái là một khu vực mà ngày nay là trung tâm thành phố Sàigon. Nó là một công sự phòng thủ nằm trong Gia Định Thành mà Chúa Nguyễn Ánh chọn làm kinh đô, còn gọi là Gia Định Kinh.
Năm 1790, chúa Nguyễn Ánh nhờ 2 sĩ quan công binh người Pháp là Victoir Olivier de Puymanel (Tên Việt là Nguyễn Văn Tín) và Théodore LeBrun vẽ họa đồ và huy động 30,000 dân phu xây thành theo lối kiến trúc Vauban, tức là nặng về mặt phòng thủ. Thành mang hình Bát Quái là định hướng về phong thổ Á Đông kết hợp với mỹ thuật của dân tộc.
Tường thành cao 4.8 mét toàn bằng đá ong Biên Hòa. Có 8 cổng đặt theo tên Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Trong thành có các đồn lính, các kiến trúc tôn giáo như chùa Cây Mai, chợ búa, các khối ngành thủ công, các cửa hàng, kho hàng, khu dân cư...
Vì tình hình bất an, nhiều người Hoa ở Hà Tiên và Định Quán chạy về Sàigon, gần thành Bát Quái tạo thành khu vực Chợ Lớn.
Dân cư trong Gia Định Thành vào năm 1819 có khoảng 180,000 người bản địa và 10,000 người Hoa.
Năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của người Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn, thống nhất Việt Nam, lập triều Nguyễn, lên ngôi hiệu là Gia Long và dời đô ra Huế năm 1811.
8* Kết luận
Lê Văn Duyệt là một tướng tài trong ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn. Ông là người chánh trực, công bằng, nhân ái và một mực trung thành với nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đã từng ủy nhiệm cho ông trọn quyền giải quyết tranh chấp giữa Xiêm La (Thái Lan) và Chân Lạp (Cao Miên). Hai quốc gia nầy một mực kính trọng ông.
Ông có công làm phát triển kinh tế, văn hóa và quân sự của miền Nam, được người dân tôn kính và thờ như một vị thần.
Ông bị vua Minh Mạng trừng phạt một cách oan uổng cho nên sau đó, con và cháu của Minh Mạng là Thiệu Trị và Tự Đức giải oan cho ông. Phục hồi danh dự và phẩm chức.
Vụ án oan đưa đến cuộc nổi dật của Lê Văn Khôi, kéo theo cái chết của gần hai ngàn người trong và ngoài thành Bát Quái.
Trường nữ trung học Gia Định lấy tên của ông đặt cho trường, đó là trường Lê Văn Duyệt.
Trúc Giang
Minnesota ngày 5-11-2014
http://vietbao.com/p112a229197/lang-ong-ba-chieu-va-ma-nguy
TVQ chuyển
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.
Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước.
Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
Khu mộ nầy đã có một thời bị triều đình vua Minh Mạng trừng phạt người đã chết bằng cách lấy xích sắt xiềng lại rồi đánh vào mộ 100 roi trước khi san bằng nấm mộ. Triều đình cho đó là mả của loạn thần, gọi là Mả Ngụy. Nhưng hai tiếng Mả Ngụy được chính thức gọi tên là mồ mả của gần hai ngàn người trong thành Bát Quái có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình vua Minh Mạng.
2* Lăng Ông Bà Chiểu
2.1. Vị trí
Lăng Ông Bà Chiểu gọi tắt là Lăng Ông, có tên Thượng Công Miếu, là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng thuộc phường 1 quận Bình Thạnh thành phố Sàigon ngày nay.
Diện tích 18,500 mét vuông, nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Nhiều người ở nơi khác thường hiểu lầm là cái lăng thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
2.2. Lịch sử của Lăng Ông
Đền thờ Lê Văn Duyệt bên trong lăng Ông Mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân
Do thù oán với vua Minh Mạng, cho nên sau khi chết, mồ mả của Lê Văn Duyệt bị vua cho san bằng, xiềng lại bằng xích sắt, đánh trên mộ 100 roi, dựng bia khắc 8 chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử" (Chỗ tên lại cái Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân sửu (1841) vua Thiệu Trị (con của Minh Mạng) cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm 1848, vua Tự Đức (cháu vua Minh Mạng) mới truy phong lại và ban phẩm tước cho con cháu. Ông Lê Văn Duyệt được truy phong là "Vọng các công thần, chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân, quận công". Quan chức làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang) tìm ra được Lê Văn Niên, con của bà Lê Thị Hổ (em Lê Văn Duyệt), Niên gọi ông bằng cậu. Trả lại 32 mẫu ruộng làm của hương quả thờ cúng họ Lê.
Phần mộ được đắp lại cho rộng thêm và sửa sang lại miếu thờ. Trong khu vực lăng còn có phần mộ của vợ ông là bà Đỗ Thị Phận cùng 2 cô hầu.
2.3. Thờ cúng
Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết.
Khi Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng, tế lễ mang nghi thức thờ thần, tế thần, không giống như ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Huỳnh Đức, mà mang tính dân gian như lễ vía Bà Chúa Xứ hoặc vía Điện Bà ở Tây Ninh (Núi Bà Đen)
Số người dự đến cả chục vạn người, trong đó số người Hoa chiếm phân nửa. Bởi vì lúc sinh thời,Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt có những chính sách giúp đỡ cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề và an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai của họ là Sài gòn Gia Định, Việt Nam.
3* Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)
Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.
Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang)
Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.
Tài năng Lê Văn Duyệt sáng chói khi ông chỉ huy đánh tan hải quân của nhà Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Qui Nhơn) vào năm 1801.
Trận đánh được ghi vào sử nhà Nguyễn là “Trung hưng đệ nhất võ công” (Võ công oanh liệt nhất của công cuộc trung hưng nhà Nguyễn)
Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với các tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy và Võ Tánh theo Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được Diên Khánh và Bình Khương, rồi sau đó chiếm được biển Thị Nại rồi Đà Nẳng.
Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phạm Văn Sách.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần. Lần thứ nhất từ 1813 đến 1816, lần thứ hai từ 1820 cho đến lúc qua đời năm 1832. Ông rất có uy quyền, ai ai cũng kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng".
Các nước lân cận đương thời đều sợ oai phong của ông, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai" là một trong ngũ hổ tướng bao gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bữu.
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện: "Anh Hài", để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo Dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp.
Hàng năm, ông tổ chức hai lễ lớn: Lễ triều kiến vua và Lễ duyệt binh. Mỗi năm, vào Tết Nguyên Đán, vua Cao Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. (Thành Gia Định được Lê Văn Duyệt xây đắp thêm) Cứ vào ngày 30 Tết thì vua Miên phải có mặt tại thành Phiên An để ngày hôm sau, Tả quân tiến hành Lễ chúc thọ tại Vọng Cung.
Ngoài ra, ngày mồng 6 tháng giêng thì tổ chức Lễ xuất binh để thị oai với các nước láng giềng.
Dưới sự cai trị của ông, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự của Thành Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên. Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính.
Lê Văn Duyệt qua đời ngày 28-8-1832, thọ 69 tuổi.
4* Sự hiềm khích giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt
- Lê Văn Duyệt không ủng hộ vua Minh Mạng lên ngôi, mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh, khi vua Gia Long hỏi ý kiến, trước khi băng hà.
- Lê Văn Duyệt đã dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” xử chém Huỳnh Công Lý là cha của một quý phi được vua Minh Mạng sủng ái.
- Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền hoặc làm sai ý kiến của triều đình nhất là sau khi vua Gia Long qua đời.
- Do trước kia, Lê Văn Duyệt được hưởng quyền "Nhập triều bất bái" (Vào triều không cần phải lạy) cho nên sau nầy Lê Văn Duyệt không chịu quỳ lạy vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ủng hộ các nhà truyền giáo châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, không biết chiều ý vua cho nên bị ghét.
Nhưng nguyên nhân chính là chính sách trung ương tập quyền của vua Minh Mạng, bãi bỏ chức vụ Tổng trấn của thời Gia Long cho phép đại diện nhà vua trông coi các tỉnh trong địa hạt. Tổng trấn Gia Định Thành quản lý 6 tỉnh Nam Bộ.
5* Vua Minh Mạng “trị tội” sau khi Lê Văn Duyệt qua đời
Khi còn sống, Lên Văn Duyệt nắm giữ binh quyền rất lớn cho nên vua Minh Mạng vốn thù ghét nhưng không làm gì được.
Năm 1832, ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất, thọ 69 tuổi, vua Minh Mạng thi hành chánh sách tập trung quyền lực bằng cách bãi bỏ hai chức vụ Tổng trấn Bắc Thành và Tổng trấn Gia Định Thành. Tất cả trở thành tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Tại mỗi tỉnh có chức Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát sứ và Lãnh binh cai quản.
Gia Định Thành hay Thành Phiên An được đổi lại thành tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh, và Nguyễn Chung Đạt làm Án sát.
Khi đến nhậm chức Bố chánh, Bạch Xuân Nguyên tuyên bố rằng thừa hành mật chỉ của triều đình truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt.
Bản án được thành lập, trong đó Lê Văn Duyệt can tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, có mưu đồ tạo phản chống lại triều đình như việc tu chỉnh thành Bát Quái và việc đóng tàu.
Đồng thời, nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt bị bắt giam, trong đó có con nuôi là Lê Văn Khôi. 16 người nhà của Lê Văn Duyệt bị giết chết hết.
Bản án có 7 tội phải bị chém đầu, 2 tội phải bị thắt cổ và một tội phải đi sung quân.
Vua Minh Mạng phê trong bản án rằng "Tội của Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc kể ra cũng không hết, nói ra đau lòng. Dù có chẻ quan tài ra mà giết thêm một lần nữa cũng đáng tội. Nhưng nghĩ hắn chết đã lâu, và đã bị truy đoạt các quan tước, xương khô trong mả, cho nên chẳng cần phải gia hình chi nữa cho uổng công. Vậy tổng đốc thành Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn, cuốc bỏ nấm mộ, san bằng mặt đất và dựng lên một bia đá khắc mấy chữ thật to "Đây là chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước" (Quyền yếm Lê Văn Duyệt thụ pháp xử)
Phẩm hàm của cha ông bị tước, bia mộ bị đục xóa, điền ruộng bị tịch thu, nhà thờ họ tộc tại làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức Quảng Ngãi bị voi của quan quân đem về tàn phá.
Lê Văn Duyệt là ái nam ái nữ bẩm sinh chớ không phải tự hoạn để làm thái giám. Sau nầy, ông lập được nhiều công, vua Gia Long gả cho ông một cung nữ tên Đỗ Thị Phận về làm vợ mặc dù biết ông là bán nam bán nữ.
Mộ của Lê Văn Duyệt bị san bằng, bị xiềng lại bằng xích sắt và đánh trên mộ 100 hèo. Đó là thời gian mà mộ của Lê Văn Duyệt bị gọi là Mả Nguỵ.
Và sau nầy, sau khi Lê Văn Khôi nổi loạn bất thành, tất cả 1,831 quân bại trận đều bị giết và cùng chôn chung một mồ tập thể, cũng gọi đó là Mả Nguỵ.
6* Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
6.1. Lê Văn Khôi
Lê Văn Khôi tên thật là Nguyễn Hữu Khôi, người Cao Bằng. Do khởi binh làm loạn nên bị quân triều đình đánh đuổi, phải chạy vào Thanh Hóa và gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đó nên Khôi ra xin đầu thú.
Lê Văn Duyệt tin dùng và nhận làm con nuôi, đổi tên là Lê Văn Khôi rồi đem về Gia Định thành cất nhắc làm Phó vệ úy.
6.2. Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
Sau khi Lê Văn Duyệt mất thì Bạch Xuân Nguyên bắt giam Khôi. Lê Văn Khôi ngầm liên lạc với thủ hạ bên ngoài, đêm 5-7-1833 ông cùng 27 thuộc hạ phá ngục, đột nhập vào tư dinh giết chết cả nhà Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và giết luôn Tổng đốc Nguyễn Văn Quế.
Lúc đó, Gia Định Thành có những người bị tội ở Bắc Hà bị đày vào Gia Định, họ gọi là lính hồi lương. Thành phần nầy theo Lê Văn Khôi khởi binh.
Lê Văn Khôi chiếm thành Bát Quái. Tổ chức lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tuyên bố bất phục triều đình. Ủng hộ An Hòa là con trai của hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh). Tối hôm đó giết chết tên tổng đốc mới nhậm chức là Nguyễn Văn Quế.
6.3. Lê Văn Khôi đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ
Nhiều quan lại do triều đình cử vào Gia Định Thành bị giết hoặc bỏ chạy. Quân nổi dậy của Lê Văn Khôi nhanh chóng phát binh đánh chiếm 6 tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ.
Chỉ trong ba ngày toàn bộ sáu tỉnh nằm trong tay quân nổi dậy.
Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An. Nhiều quan văn võ triều đình ra đầu thú.
Ông đúc ấn tự xưng là Đại nguyên soái rồi phong cho thuộc hạ vào những chức vụ Trung quân, Tả quân, Hữu quân, Hậu quân, Thủy quân, Tượng quân…
Tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng và các tướng đem thủy, bộ và tượng binh vào đánh quân nổi dậy của Lê Văn Khôi.
Quân triều đình lấy lại các tỉnh Nam Bộ.
Trước thắng thế của quân triều đình, địa chủ, phú hào các nơi không dám ủng hộ và tiếp tế cho quân nổi dậy nữa.
6.4. Quân nổi dậy thất trận
Một tướng giỏi của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều kéo quân ra đầu hàng quân triều đình và được cử đi đánh Thành Gia Định. Thế lực quân nổi dậy suy yếu.
Lê Văn Khôi nhờ giáo sĩ Tây phương sang cầu viện Xiêm La (Thái Lan). Xiêm La vốn có ý đồ chiếm Đại Việt nên nhận lời đưa quan sang trợ chiến.
Lê Văn Khôi còn mời giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand và các giáo sĩ Công Giáo người Việt vào trong thành trợ chiến. Những giáo sĩ người Việt giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Công Giáo địa phương đánh lại quân triều đình.
Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm La chiếm lại toàn bộ 6 tỉnh miền Nam và chuyển sang vây thành Bát Quái.
Trong khi thành bị vây thì Lê Văn Khôi chết vì bịnh thủng. Con trai là Lê Văn Cù, mới 8 tuổi, được cử lên thay.
Trong khi Thành Bát Quái bị bao vây thì bịnh dịch tả hoành hành. Súng đạn hư hỏng và cạn dần. Lương thực dự trữ còn nhiều nhưng bị ẩm mốc. Tinh thần và sức lực của quân nổi dậy suy sụp, chao đảo và ly tán.
Ngày 8-9-1835, quân triều đình chia làm 8 mũi theo đồ hình Bát Quái ào ạt tấn công. Quân nổi dậy kháng cự không nổi. Bị thua.
6.5. Mả Ngụy
Cánh đồng mồ mả
Mả Ngụy hay Mả Biền Tru là những mồ chôn tập thể gần 2,000 gồm những người tham gia hoặc có liên hệ đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống triều đình.
Thành Bát Quái là một vị trí phòng thủ vô cùng lợi hại do những kỹ sư công binh người Pháp thiết kế và xây dựng. Hàng vạn quân thủy bộ binh của triều đình bao vây tấn công suốt hơn hai năm mới chiếm được thành.
Quân nổi dậy và dân chúng trong thành và cả ngoài thành vài dặm, bao gồm già trẻ, trai gái gì cũng đem ra giết sạch. Tổng số người chết lên tới 1,831 người. Những mồ tập thể đó gọi là Mả Ngụy.
Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện viết: “…bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái ở trong thành và ở vài dặm ngoài thành đều chém ngay rồi đào hố to vất thây, lấp đất, chồng đá làm gò, dựng bia khắc đây là “nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp”
Vị trí của những ngôi mộ được cho là ở vùng ngã sáu đầu đường Phan Thanh Giản và Lý Thái Tổ, quận Ba Sài Gòn. Vùng nầy trước kia là cánh đồng rộng lớn hoang vu với nhiều lùm cây u tùm.
Cái tên Mả Ngụy được người dân nói đến trong thời gian họ còn sợ vua Minh Mạng, nhưng về sau không ai gọi tên ấy nữa, mà gọi là “đồng mả lạng” Người Pháp gọi đó là cánh đồng mồ mả vì có quá nhiều mả.
Sáu người bị kết tội chủ mưu bị đóng cũi giải về Huế nhận án lăng trì, gồm có: Lê Văn Cù, 8 tuổi, con của Lê Văn Khôi, giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand (Cố Du), một người Hoa tên Mạch Tấn Giai và Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn Trắm và Nguyễn Văn Bột. Trên đường bị giải về kinh đô một người tử tử.
Sau cuộc nổi dậy, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái kiên cố và cho xây lại thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định hay Phượng Thành, Phụng Thành.
Sự nổi dậy của Lê Văn Khôi kéo dài 3 năm.
6.6. Xử Lăng Trì (Tùng xẻo hay Bá đao)
1). Giáo sĩ Joseph Marchand bị xử lăng trì.
Ba giờ sáng ngày 30-11-1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu gọi mọi người đến tham dự cuộc xử án.
Giáo sĩ Marchand (cha Du) và bốn thủ hạ thân tín của Lê Văn Khôi được đưa ra khỏi cũi. Các tử tội phải lột áo ra nửa người xã xuống đến ngang lưng, quần thì xắn lên tới đùi rồi được đưa đến cửa Ngọ Môn trình diện và phải phục lạy nhà vua năm lạy.
Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu hiệu không ân xá lần cuối cùng.
Lính trói năm tử tội vào năm cọc cắm sẵn, giáo sĩ Marchand bị trói vào vọc thứ hai.
Dân chúng bị đuổi lùi ra 30 thước. Mỗi tử tội có ba người lý hình, một cầm kềm, một cầm dao và một người lo đếm cho đủ số 100 lát cắt. Trước đó lính đã nhét vào miệng tử tội và cột chặt để không thể kêu la được.
Sau một hồi trống, bọn lý hình đưa cái kềm đã nung lửa đỏ vào nhiều chỗ trên thân thể tội nhân. Cứ thế dao và kềm lấy từng miếng thịt đỏ máu. Sau cùng bọn lý hình cắt lớp da trên trán cha Du, lật xuống che mặt rồi cắt từng miếng trên hai bên ngực, sau lưng, tay chân.
Cha Du giãy giụa, quằn quại, ngước mặt lên trời rồi gục đầu xuống. Lìa đời.
Tiếp theo quân lính cắt lấy đầu của ông. Cởi dây trói, bổ thân hình ra làm bốn để đem đi ném xuống biển. Còn thủ cấp các tử tội thì đem bêu ở nhiều nơi rồi được trả về kinh đô, bỏ vào cối giả cho nát để rắc xuống biển.
2). Tổng quát về tội lăng trì
Chữ Hán "Lăng trì" có nghĩa là "Lấn lên một cách chậm chạp".
Tội tùng xẻo là một trong những hình phạt tàn nhẫn và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc và ở VN thời phong kiến.
Đây là một hình thức ghê rợn nhất trong các án tử hình. Phạm nhân vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Có những trường hợp dùng dao xẻo cả phân nửa thân thể mà nạn nhân vẫn còn giãy dụa.
Đao phủ còn có nhiệm vụ là không để cho chết một cách nhanh chóng. Tức là đã có quy định là phải thực hiện bao nhiêu nhát xẻo mới được cho chết.
Nạn nhân bị trói chặt vào một cây cột, sau đó bọn khoái tử thủ (đao phủ) chặt hết chân tay, rồi dùng dao xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Thịt lóc ra được trưng bày nơi công cộng để răn đe dân chúng.
7* Nói thêm về thành Bát Quái
Thành Bát Quái là một khu vực mà ngày nay là trung tâm thành phố Sàigon. Nó là một công sự phòng thủ nằm trong Gia Định Thành mà Chúa Nguyễn Ánh chọn làm kinh đô, còn gọi là Gia Định Kinh.
Năm 1790, chúa Nguyễn Ánh nhờ 2 sĩ quan công binh người Pháp là Victoir Olivier de Puymanel (Tên Việt là Nguyễn Văn Tín) và Théodore LeBrun vẽ họa đồ và huy động 30,000 dân phu xây thành theo lối kiến trúc Vauban, tức là nặng về mặt phòng thủ. Thành mang hình Bát Quái là định hướng về phong thổ Á Đông kết hợp với mỹ thuật của dân tộc.
Tường thành cao 4.8 mét toàn bằng đá ong Biên Hòa. Có 8 cổng đặt theo tên Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Trong thành có các đồn lính, các kiến trúc tôn giáo như chùa Cây Mai, chợ búa, các khối ngành thủ công, các cửa hàng, kho hàng, khu dân cư...
Vì tình hình bất an, nhiều người Hoa ở Hà Tiên và Định Quán chạy về Sàigon, gần thành Bát Quái tạo thành khu vực Chợ Lớn.
Dân cư trong Gia Định Thành vào năm 1819 có khoảng 180,000 người bản địa và 10,000 người Hoa.
Năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của người Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn, thống nhất Việt Nam, lập triều Nguyễn, lên ngôi hiệu là Gia Long và dời đô ra Huế năm 1811.
8* Kết luận
Lê Văn Duyệt là một tướng tài trong ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn. Ông là người chánh trực, công bằng, nhân ái và một mực trung thành với nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đã từng ủy nhiệm cho ông trọn quyền giải quyết tranh chấp giữa Xiêm La (Thái Lan) và Chân Lạp (Cao Miên). Hai quốc gia nầy một mực kính trọng ông.
Ông có công làm phát triển kinh tế, văn hóa và quân sự của miền Nam, được người dân tôn kính và thờ như một vị thần.
Ông bị vua Minh Mạng trừng phạt một cách oan uổng cho nên sau đó, con và cháu của Minh Mạng là Thiệu Trị và Tự Đức giải oan cho ông. Phục hồi danh dự và phẩm chức.
Vụ án oan đưa đến cuộc nổi dật của Lê Văn Khôi, kéo theo cái chết của gần hai ngàn người trong và ngoài thành Bát Quái.
Trường nữ trung học Gia Định lấy tên của ông đặt cho trường, đó là trường Lê Văn Duyệt.
Trúc Giang
Minnesota ngày 5-11-2014
http://vietbao.com/p112a229197/lang-ong-ba-chieu-va-ma-nguy
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Lăng Ông Bà Chiểu và Mả Ngụy
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.
Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của ông, nhưng những thế hệ sau tin tưởng rằng lăng mộ của một vị thần hiển linh, đề cầu an và cầu phước.
Sau lễ, họ hái lộc đầu xuân khiến cho cây cối chung quanh bị chặt cành bẻ lá do những người tham lam cho rằng cành lớn và dài thì có nhiều lộc.
Khu mộ nầy đã có một thời bị triều đình vua Minh Mạng trừng phạt người đã chết bằng cách lấy xích sắt xiềng lại rồi đánh vào mộ 100 roi trước khi san bằng nấm mộ. Triều đình cho đó là mả của loạn thần, gọi là Mả Ngụy. Nhưng hai tiếng Mả Ngụy được chính thức gọi tên là mồ mả của gần hai ngàn người trong thành Bát Quái có liên quan đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống lại triều đình vua Minh Mạng.
2* Lăng Ông Bà Chiểu
2.1. Vị trí
Lăng Ông Bà Chiểu gọi tắt là Lăng Ông, có tên Thượng Công Miếu, là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng thuộc phường 1 quận Bình Thạnh thành phố Sàigon ngày nay.
Diện tích 18,500 mét vuông, nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Nhiều người ở nơi khác thường hiểu lầm là cái lăng thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu. Đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, cho nên thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
2.2. Lịch sử của Lăng Ông
Đền thờ Lê Văn Duyệt bên trong lăng Ông Mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân
Do thù oán với vua Minh Mạng, cho nên sau khi chết, mồ mả của Lê Văn Duyệt bị vua cho san bằng, xiềng lại bằng xích sắt, đánh trên mộ 100 roi, dựng bia khắc 8 chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử" (Chỗ tên lại cái Lê Văn Duyệt chịu tội).
Đến năm Tân sửu (1841) vua Thiệu Trị (con của Minh Mạng) cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.
Năm 1848, vua Tự Đức (cháu vua Minh Mạng) mới truy phong lại và ban phẩm tước cho con cháu. Ông Lê Văn Duyệt được truy phong là "Vọng các công thần, chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân, quận công". Quan chức làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang) tìm ra được Lê Văn Niên, con của bà Lê Thị Hổ (em Lê Văn Duyệt), Niên gọi ông bằng cậu. Trả lại 32 mẫu ruộng làm của hương quả thờ cúng họ Lê.
Phần mộ được đắp lại cho rộng thêm và sửa sang lại miếu thờ. Trong khu vực lăng còn có phần mộ của vợ ông là bà Đỗ Thị Phận cùng 2 cô hầu.
2.3. Thờ cúng
Hàng năm có 2 lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 1 đến 3 tháng 8 âm lịch. Và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng 2 Tết.
Khi Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng, tế lễ mang nghi thức thờ thần, tế thần, không giống như ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Huỳnh Đức, mà mang tính dân gian như lễ vía Bà Chúa Xứ hoặc vía Điện Bà ở Tây Ninh (Núi Bà Đen)
Số người dự đến cả chục vạn người, trong đó số người Hoa chiếm phân nửa. Bởi vì lúc sinh thời,Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt có những chính sách giúp đỡ cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề và an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai của họ là Sài gòn Gia Định, Việt Nam.
3* Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)
Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.
Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. (Mỹ Tho-Tiền Giang)
Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.
Tài năng Lê Văn Duyệt sáng chói khi ông chỉ huy đánh tan hải quân của nhà Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Qui Nhơn) vào năm 1801.
Trận đánh được ghi vào sử nhà Nguyễn là “Trung hưng đệ nhất võ công” (Võ công oanh liệt nhất của công cuộc trung hưng nhà Nguyễn)
Năm 1793, Lê Văn Duyệt cùng với các tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy và Võ Tánh theo Nguyễn Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được Diên Khánh và Bình Khương, rồi sau đó chiếm được biển Thị Nại rồi Đà Nẳng.
Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phạm Văn Sách.
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong cho Lê Văn Duyệt Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần. Lần thứ nhất từ 1813 đến 1816, lần thứ hai từ 1820 cho đến lúc qua đời năm 1832. Ông rất có uy quyền, ai ai cũng kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng".
Các nước lân cận đương thời đều sợ oai phong của ông, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai" là một trong ngũ hổ tướng bao gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bữu.
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện: "Anh Hài", để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo Dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp.
Hàng năm, ông tổ chức hai lễ lớn: Lễ triều kiến vua và Lễ duyệt binh. Mỗi năm, vào Tết Nguyên Đán, vua Cao Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. (Thành Gia Định được Lê Văn Duyệt xây đắp thêm) Cứ vào ngày 30 Tết thì vua Miên phải có mặt tại thành Phiên An để ngày hôm sau, Tả quân tiến hành Lễ chúc thọ tại Vọng Cung.
Ngoài ra, ngày mồng 6 tháng giêng thì tổ chức Lễ xuất binh để thị oai với các nước láng giềng.
Dưới sự cai trị của ông, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, văn hóa và quân sự của Thành Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau, Hà Tiên. Tài năng và công đức của ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính.
Lê Văn Duyệt qua đời ngày 28-8-1832, thọ 69 tuổi.
4* Sự hiềm khích giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt
- Lê Văn Duyệt không ủng hộ vua Minh Mạng lên ngôi, mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh, khi vua Gia Long hỏi ý kiến, trước khi băng hà.
- Lê Văn Duyệt đã dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” xử chém Huỳnh Công Lý là cha của một quý phi được vua Minh Mạng sủng ái.
- Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền hoặc làm sai ý kiến của triều đình nhất là sau khi vua Gia Long qua đời.
- Do trước kia, Lê Văn Duyệt được hưởng quyền "Nhập triều bất bái" (Vào triều không cần phải lạy) cho nên sau nầy Lê Văn Duyệt không chịu quỳ lạy vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ủng hộ các nhà truyền giáo châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng.
- Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, không biết chiều ý vua cho nên bị ghét.
Nhưng nguyên nhân chính là chính sách trung ương tập quyền của vua Minh Mạng, bãi bỏ chức vụ Tổng trấn của thời Gia Long cho phép đại diện nhà vua trông coi các tỉnh trong địa hạt. Tổng trấn Gia Định Thành quản lý 6 tỉnh Nam Bộ.
5* Vua Minh Mạng “trị tội” sau khi Lê Văn Duyệt qua đời
Khi còn sống, Lên Văn Duyệt nắm giữ binh quyền rất lớn cho nên vua Minh Mạng vốn thù ghét nhưng không làm gì được.
Năm 1832, ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất, thọ 69 tuổi, vua Minh Mạng thi hành chánh sách tập trung quyền lực bằng cách bãi bỏ hai chức vụ Tổng trấn Bắc Thành và Tổng trấn Gia Định Thành. Tất cả trở thành tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Tại mỗi tỉnh có chức Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát sứ và Lãnh binh cai quản.
Gia Định Thành hay Thành Phiên An được đổi lại thành tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh, và Nguyễn Chung Đạt làm Án sát.
Khi đến nhậm chức Bố chánh, Bạch Xuân Nguyên tuyên bố rằng thừa hành mật chỉ của triều đình truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt.
Bản án được thành lập, trong đó Lê Văn Duyệt can tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, có mưu đồ tạo phản chống lại triều đình như việc tu chỉnh thành Bát Quái và việc đóng tàu.
Đồng thời, nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt bị bắt giam, trong đó có con nuôi là Lê Văn Khôi. 16 người nhà của Lê Văn Duyệt bị giết chết hết.
Bản án có 7 tội phải bị chém đầu, 2 tội phải bị thắt cổ và một tội phải đi sung quân.
Vua Minh Mạng phê trong bản án rằng "Tội của Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc kể ra cũng không hết, nói ra đau lòng. Dù có chẻ quan tài ra mà giết thêm một lần nữa cũng đáng tội. Nhưng nghĩ hắn chết đã lâu, và đã bị truy đoạt các quan tước, xương khô trong mả, cho nên chẳng cần phải gia hình chi nữa cho uổng công. Vậy tổng đốc thành Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn, cuốc bỏ nấm mộ, san bằng mặt đất và dựng lên một bia đá khắc mấy chữ thật to "Đây là chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước" (Quyền yếm Lê Văn Duyệt thụ pháp xử)
Phẩm hàm của cha ông bị tước, bia mộ bị đục xóa, điền ruộng bị tịch thu, nhà thờ họ tộc tại làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức Quảng Ngãi bị voi của quan quân đem về tàn phá.
Lê Văn Duyệt là ái nam ái nữ bẩm sinh chớ không phải tự hoạn để làm thái giám. Sau nầy, ông lập được nhiều công, vua Gia Long gả cho ông một cung nữ tên Đỗ Thị Phận về làm vợ mặc dù biết ông là bán nam bán nữ.
Mộ của Lê Văn Duyệt bị san bằng, bị xiềng lại bằng xích sắt và đánh trên mộ 100 hèo. Đó là thời gian mà mộ của Lê Văn Duyệt bị gọi là Mả Nguỵ.
Và sau nầy, sau khi Lê Văn Khôi nổi loạn bất thành, tất cả 1,831 quân bại trận đều bị giết và cùng chôn chung một mồ tập thể, cũng gọi đó là Mả Nguỵ.
6* Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
6.1. Lê Văn Khôi
Lê Văn Khôi tên thật là Nguyễn Hữu Khôi, người Cao Bằng. Do khởi binh làm loạn nên bị quân triều đình đánh đuổi, phải chạy vào Thanh Hóa và gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đó nên Khôi ra xin đầu thú.
Lê Văn Duyệt tin dùng và nhận làm con nuôi, đổi tên là Lê Văn Khôi rồi đem về Gia Định thành cất nhắc làm Phó vệ úy.
6.2. Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình
Sau khi Lê Văn Duyệt mất thì Bạch Xuân Nguyên bắt giam Khôi. Lê Văn Khôi ngầm liên lạc với thủ hạ bên ngoài, đêm 5-7-1833 ông cùng 27 thuộc hạ phá ngục, đột nhập vào tư dinh giết chết cả nhà Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và giết luôn Tổng đốc Nguyễn Văn Quế.
Lúc đó, Gia Định Thành có những người bị tội ở Bắc Hà bị đày vào Gia Định, họ gọi là lính hồi lương. Thành phần nầy theo Lê Văn Khôi khởi binh.
Lê Văn Khôi chiếm thành Bát Quái. Tổ chức lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tuyên bố bất phục triều đình. Ủng hộ An Hòa là con trai của hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh). Tối hôm đó giết chết tên tổng đốc mới nhậm chức là Nguyễn Văn Quế.
6.3. Lê Văn Khôi đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ
Nhiều quan lại do triều đình cử vào Gia Định Thành bị giết hoặc bỏ chạy. Quân nổi dậy của Lê Văn Khôi nhanh chóng phát binh đánh chiếm 6 tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ.
Chỉ trong ba ngày toàn bộ sáu tỉnh nằm trong tay quân nổi dậy.
Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An. Nhiều quan văn võ triều đình ra đầu thú.
Ông đúc ấn tự xưng là Đại nguyên soái rồi phong cho thuộc hạ vào những chức vụ Trung quân, Tả quân, Hữu quân, Hậu quân, Thủy quân, Tượng quân…
Tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng và các tướng đem thủy, bộ và tượng binh vào đánh quân nổi dậy của Lê Văn Khôi.
Quân triều đình lấy lại các tỉnh Nam Bộ.
Trước thắng thế của quân triều đình, địa chủ, phú hào các nơi không dám ủng hộ và tiếp tế cho quân nổi dậy nữa.
6.4. Quân nổi dậy thất trận
Một tướng giỏi của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều kéo quân ra đầu hàng quân triều đình và được cử đi đánh Thành Gia Định. Thế lực quân nổi dậy suy yếu.
Lê Văn Khôi nhờ giáo sĩ Tây phương sang cầu viện Xiêm La (Thái Lan). Xiêm La vốn có ý đồ chiếm Đại Việt nên nhận lời đưa quan sang trợ chiến.
Lê Văn Khôi còn mời giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand và các giáo sĩ Công Giáo người Việt vào trong thành trợ chiến. Những giáo sĩ người Việt giữ vai trò lãnh đạo lực lượng Công Giáo địa phương đánh lại quân triều đình.
Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm La chiếm lại toàn bộ 6 tỉnh miền Nam và chuyển sang vây thành Bát Quái.
Trong khi thành bị vây thì Lê Văn Khôi chết vì bịnh thủng. Con trai là Lê Văn Cù, mới 8 tuổi, được cử lên thay.
Trong khi Thành Bát Quái bị bao vây thì bịnh dịch tả hoành hành. Súng đạn hư hỏng và cạn dần. Lương thực dự trữ còn nhiều nhưng bị ẩm mốc. Tinh thần và sức lực của quân nổi dậy suy sụp, chao đảo và ly tán.
Ngày 8-9-1835, quân triều đình chia làm 8 mũi theo đồ hình Bát Quái ào ạt tấn công. Quân nổi dậy kháng cự không nổi. Bị thua.
6.5. Mả Ngụy
Cánh đồng mồ mả
Mả Ngụy hay Mả Biền Tru là những mồ chôn tập thể gần 2,000 gồm những người tham gia hoặc có liên hệ đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi chống triều đình.
Thành Bát Quái là một vị trí phòng thủ vô cùng lợi hại do những kỹ sư công binh người Pháp thiết kế và xây dựng. Hàng vạn quân thủy bộ binh của triều đình bao vây tấn công suốt hơn hai năm mới chiếm được thành.
Quân nổi dậy và dân chúng trong thành và cả ngoài thành vài dặm, bao gồm già trẻ, trai gái gì cũng đem ra giết sạch. Tổng số người chết lên tới 1,831 người. Những mồ tập thể đó gọi là Mả Ngụy.
Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện viết: “…bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái ở trong thành và ở vài dặm ngoài thành đều chém ngay rồi đào hố to vất thây, lấp đất, chồng đá làm gò, dựng bia khắc đây là “nơi bọn nghịch tặc bị giết, để tỏ quốc pháp”
Vị trí của những ngôi mộ được cho là ở vùng ngã sáu đầu đường Phan Thanh Giản và Lý Thái Tổ, quận Ba Sài Gòn. Vùng nầy trước kia là cánh đồng rộng lớn hoang vu với nhiều lùm cây u tùm.
Cái tên Mả Ngụy được người dân nói đến trong thời gian họ còn sợ vua Minh Mạng, nhưng về sau không ai gọi tên ấy nữa, mà gọi là “đồng mả lạng” Người Pháp gọi đó là cánh đồng mồ mả vì có quá nhiều mả.
Sáu người bị kết tội chủ mưu bị đóng cũi giải về Huế nhận án lăng trì, gồm có: Lê Văn Cù, 8 tuổi, con của Lê Văn Khôi, giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand (Cố Du), một người Hoa tên Mạch Tấn Giai và Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn Trắm và Nguyễn Văn Bột. Trên đường bị giải về kinh đô một người tử tử.
Sau cuộc nổi dậy, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái kiên cố và cho xây lại thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định hay Phượng Thành, Phụng Thành.
Sự nổi dậy của Lê Văn Khôi kéo dài 3 năm.
6.6. Xử Lăng Trì (Tùng xẻo hay Bá đao)
1). Giáo sĩ Joseph Marchand bị xử lăng trì.
Ba giờ sáng ngày 30-11-1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu gọi mọi người đến tham dự cuộc xử án.
Giáo sĩ Marchand (cha Du) và bốn thủ hạ thân tín của Lê Văn Khôi được đưa ra khỏi cũi. Các tử tội phải lột áo ra nửa người xã xuống đến ngang lưng, quần thì xắn lên tới đùi rồi được đưa đến cửa Ngọ Môn trình diện và phải phục lạy nhà vua năm lạy.
Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu hiệu không ân xá lần cuối cùng.
Lính trói năm tử tội vào năm cọc cắm sẵn, giáo sĩ Marchand bị trói vào vọc thứ hai.
Dân chúng bị đuổi lùi ra 30 thước. Mỗi tử tội có ba người lý hình, một cầm kềm, một cầm dao và một người lo đếm cho đủ số 100 lát cắt. Trước đó lính đã nhét vào miệng tử tội và cột chặt để không thể kêu la được.
Sau một hồi trống, bọn lý hình đưa cái kềm đã nung lửa đỏ vào nhiều chỗ trên thân thể tội nhân. Cứ thế dao và kềm lấy từng miếng thịt đỏ máu. Sau cùng bọn lý hình cắt lớp da trên trán cha Du, lật xuống che mặt rồi cắt từng miếng trên hai bên ngực, sau lưng, tay chân.
Cha Du giãy giụa, quằn quại, ngước mặt lên trời rồi gục đầu xuống. Lìa đời.
Tiếp theo quân lính cắt lấy đầu của ông. Cởi dây trói, bổ thân hình ra làm bốn để đem đi ném xuống biển. Còn thủ cấp các tử tội thì đem bêu ở nhiều nơi rồi được trả về kinh đô, bỏ vào cối giả cho nát để rắc xuống biển.
2). Tổng quát về tội lăng trì
Chữ Hán "Lăng trì" có nghĩa là "Lấn lên một cách chậm chạp".
Tội tùng xẻo là một trong những hình phạt tàn nhẫn và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc và ở VN thời phong kiến.
Đây là một hình thức ghê rợn nhất trong các án tử hình. Phạm nhân vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Có những trường hợp dùng dao xẻo cả phân nửa thân thể mà nạn nhân vẫn còn giãy dụa.
Đao phủ còn có nhiệm vụ là không để cho chết một cách nhanh chóng. Tức là đã có quy định là phải thực hiện bao nhiêu nhát xẻo mới được cho chết.
Nạn nhân bị trói chặt vào một cây cột, sau đó bọn khoái tử thủ (đao phủ) chặt hết chân tay, rồi dùng dao xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Thịt lóc ra được trưng bày nơi công cộng để răn đe dân chúng.
7* Nói thêm về thành Bát Quái
Thành Bát Quái là một khu vực mà ngày nay là trung tâm thành phố Sàigon. Nó là một công sự phòng thủ nằm trong Gia Định Thành mà Chúa Nguyễn Ánh chọn làm kinh đô, còn gọi là Gia Định Kinh.
Năm 1790, chúa Nguyễn Ánh nhờ 2 sĩ quan công binh người Pháp là Victoir Olivier de Puymanel (Tên Việt là Nguyễn Văn Tín) và Théodore LeBrun vẽ họa đồ và huy động 30,000 dân phu xây thành theo lối kiến trúc Vauban, tức là nặng về mặt phòng thủ. Thành mang hình Bát Quái là định hướng về phong thổ Á Đông kết hợp với mỹ thuật của dân tộc.
Tường thành cao 4.8 mét toàn bằng đá ong Biên Hòa. Có 8 cổng đặt theo tên Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Trong thành có các đồn lính, các kiến trúc tôn giáo như chùa Cây Mai, chợ búa, các khối ngành thủ công, các cửa hàng, kho hàng, khu dân cư...
Vì tình hình bất an, nhiều người Hoa ở Hà Tiên và Định Quán chạy về Sàigon, gần thành Bát Quái tạo thành khu vực Chợ Lớn.
Dân cư trong Gia Định Thành vào năm 1819 có khoảng 180,000 người bản địa và 10,000 người Hoa.
Năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của người Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn, thống nhất Việt Nam, lập triều Nguyễn, lên ngôi hiệu là Gia Long và dời đô ra Huế năm 1811.
8* Kết luận
Lê Văn Duyệt là một tướng tài trong ngũ hổ tướng của nhà Nguyễn. Ông là người chánh trực, công bằng, nhân ái và một mực trung thành với nhà Nguyễn.
Vua Gia Long đã từng ủy nhiệm cho ông trọn quyền giải quyết tranh chấp giữa Xiêm La (Thái Lan) và Chân Lạp (Cao Miên). Hai quốc gia nầy một mực kính trọng ông.
Ông có công làm phát triển kinh tế, văn hóa và quân sự của miền Nam, được người dân tôn kính và thờ như một vị thần.
Ông bị vua Minh Mạng trừng phạt một cách oan uổng cho nên sau đó, con và cháu của Minh Mạng là Thiệu Trị và Tự Đức giải oan cho ông. Phục hồi danh dự và phẩm chức.
Vụ án oan đưa đến cuộc nổi dật của Lê Văn Khôi, kéo theo cái chết của gần hai ngàn người trong và ngoài thành Bát Quái.
Trường nữ trung học Gia Định lấy tên của ông đặt cho trường, đó là trường Lê Văn Duyệt.
Trúc Giang
Minnesota ngày 5-11-2014
http://vietbao.com/p112a229197/lang-ong-ba-chieu-va-ma-nguy
TVQ chuyển