Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Lâu đài bay A380 quá lớn để sinh lời
Harald Wilhelm – Giám đốc Tài chính của Airbus đã khiến các khách hàng và các cổ đông của Airbus tức giận khi nói với các nhà phân tích rằng công ty sẽ hòa vốn trước năm 2018 "nếu có thể cải thiện sản phẩm, hoặc ngừng sản xuất". Câu nói này đã làm nổ ra một cuộc tranh luận nội bộ tại Airbus về tương lai của loại máy bay phản lực lớn nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên hãng sản xuất công khai thừa nhận có thể không tiếp tục theo đuổi loại máy bay này nữa. Emirates hiện là khách hàng lớn nhất của A380 với 40% tổng số đơn hàng. Họ đã đưa 55 chiếc vào vận hành và đặt hàng thêm 85 chiếc nữa.
Emirates hiện là khách hàng lớn nhất của A380. Ảnh: Reuters |
Airbus đang cố gắng xoa dịu những lo ngại về việc A380 sẽ biến mất khỏi thị trường bằng cách thông báo nhiều khả năng Airbus sẽ thay đổi cấu tạo máy bay và tung ra một phiên bản mới với động cơ tiết kiệm nhiên liệu, được gọi là A380Neo.
"Ban lãnh đạo của Airbus vẫn rất tin tưởng vào triển vọng của thị trường dòng máy bay A380, nhưng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng đòi hỏi phải có cơ sở chắc chắn và chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này", Tim Clark - CEO Emirates cho biết.
Clark nhận xét nếu Airbus nâng cấp động cơ, máy bay sẽ tiết kiệm được 15%. Khi ấy, Emirates sẽ thay thế tất cả 140 chiếc A380 bằng các phiên bản nâng cấp.
Bên trong một chiếc A380 của Emirates. Ảnh: Reuters |
Từ sau chuyến bay thương mại đầu tiên của A380 với Singapore Airlines năm 2007, Airbus đã rất nỗ lực để bán loại máy bay này. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây nhiều ảnh hưởng tới ngành hàng không, khiến nhiều hãng phá sản. Những hãng còn lại thì chuyển sang sử dụng loại máy bay phản lực hai động cơ nhỏ hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tiếp cận nhiều sân bay hơn.
Một nguồn tin trong ngành cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Và việc liệu các hãng có sẵn sàn mua tài sản lớn như thế hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn". Giá mỗi chiếc A380 hiện tại là 440 triệu USD, theo Guardian.
A380 hoạt động tốt nhất trên các tuyến bay phổ biến, hoặc tại các sân bay có sức chứa hạn chế, như Heathrow. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không vẫn đang khá vất vả để khiến khoản đầu tư này sinh lời.
Alexandre de Juniac - CEO Air France-KLM đang có ý định hủy bỏ đơn hàng 2 chiếc máy bay A380 cuối cùng trong 12 chiếc hãng đã đặt hàng và thay thế chúng bằng các loại nhỏ hơn. Ông cho biết: "Đó là một chiếc máy bay tuyệt vời, nhưng nó chỉ hoạt động tại các điểm đến phù hợp".
2014 là năm đầu tiên A380 không nhận được đơn hàng mới từ các hãng bay, từ khi bắt đầu hoạt động. Đơn hàng duy nhất chỉ là một công ty cho thuê lại, mà họ cũng chưa có được hợp đồng từ bất kỳ hãng bay nào với 20 chiếc đã đặt.
Tháng trước, James Hogan - CEO hãng bay Etihad đã loại trừ khả năng tiếp tục mua A380 sau khi nhận được chiếc đầu tiên trong 10 chiếc đã đặt. Đánh giá thẳng thắn của ông về việc Etihad sẽ không bị ảnh hưởng nếu Airbus ngừng sản xuất A380 đã làm tăng thêm lo ngại Airbus đang rất khó khăn khi tìm thêm hợp đồng. Hogan nói: "Khi bạn chỉ đặt 10 chiếc, Airbus có làm tiếp hay không cũng chẳng thành vấn đề".
Airbus đang kiện Skymark Airlines của Nhật Bản sau khi hãng này huỷ đơn đặt hàng 6 chiếc A380 vì lo ngại sẽ không nhận được tiền từ hãng này. Trong khi đó, Virgin Atlantic và Air Austral nhiều khả năng cũng không muốn tiếp tục các đơn hàng.
Emirates đang sử dụng A380 làm máy bay chính, do nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Tương đương số lượt khách sẽ tăng lên 7 tỷ người mỗi năm. Vì vậy, hãng tin rằng các sân bay và hãng hàng không sẽ cần loại lớn như A380.
Clark cho biết trên Airline Ratings: "Đó là một chiếc máy bay tuyệt vời. Nếu hãng bay không tin rằng họ có thể lấp đầy một chiếc A380, điều này chỉ chứng tỏ mô hình kinh doanh của họ là sai. Chúng tôi sẽ mua 140 máy bay A380Neo. Miễn là tôi còn ở vị trí này, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho A380. Thế giới cần loại máy bay này".
Ông cho biết máy bay này là một loại "nam châm hút khách". Và 5 chiếc Emirates đưa vào phục vụ chặng bay Dubai - Heathrow mỗi ngày đều kín chỗ tới 95%.
Nếu việc sản xuất A380 gặp trục trặc, nền kinh tế Anh thậm chí còn bị đe dọa, do 2 nhà máy chính ở Anh của Airbus sẽ gặp tổn thất lớn. Tất cả cánh máy bay được thiết kế ở Filton, Bristol, và lắp ráp tại Broughton ở phía bắc xứ Wales.
Cơ sở mới ở phía bắc của Broughton là một trong những nhà máy lớn nhất ở Anh. Ở đây có một súng đóng đinh tán tự động lớn cao 5 tầng. Phải mất tới 10 ngày loại máy móc này mới có thể đóng 750.000 đinh tán vào các vị trí chính xác trên cả hai cánh. Cánh là phần phức tạp và quan trọng nhất của máy bay. Hàng ngàn công nhân tay nghề cao đang được trả lương hậu hĩnh với công việc liên quan tới bộ phận này.
Người trong cuộc cho rằng câu nói của Wilhelm và phản ứng tức giận của Clark đã khiến những người đứng đầu Airbus xem xét lại vấn đề liên quan đến A380. Điều này có thể được coi như một liều thuốc bổ cho chương trình sản xuất A380.
Người đứng đầu Emirates đã kêu gọi nhà sản xuất đẩy mạnh các nỗ lực quảng cáo cho A380. Ông cũng chỉ trích Airbus khi tập trung quá nhiều vào bản nâng cấp cho loại máy bay chặng ngắn bán chạy nhất của hãng - A320.
Dù vậy, Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không tại Teal Group cho biết sự phát triển của máy bay hai động cơ thân rộng đang báo hiệu sự biến mất của A380. Aboulafia nói: "Tôi không cho rằng, loại máy bay này sẽ có thể tồn tại vài năm trong thập kỷ tới. Airbus nên để loại máy bay này ra đi càng sớm càng tốt, để có thêm thời gian quảng bá các sản phẩm khác".
Quân TạMM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Lâu đài bay A380 quá lớn để sinh lời
Harald Wilhelm – Giám đốc Tài chính của Airbus đã khiến các khách hàng và các cổ đông của Airbus tức giận khi nói với các nhà phân tích rằng công ty sẽ hòa vốn trước năm 2018 "nếu có thể cải thiện sản phẩm, hoặc ngừng sản xuất". Câu nói này đã làm nổ ra một cuộc tranh luận nội bộ tại Airbus về tương lai của loại máy bay phản lực lớn nhất thế giới.
Đây là lần đầu tiên hãng sản xuất công khai thừa nhận có thể không tiếp tục theo đuổi loại máy bay này nữa. Emirates hiện là khách hàng lớn nhất của A380 với 40% tổng số đơn hàng. Họ đã đưa 55 chiếc vào vận hành và đặt hàng thêm 85 chiếc nữa.
Emirates hiện là khách hàng lớn nhất của A380. Ảnh: Reuters |
Airbus đang cố gắng xoa dịu những lo ngại về việc A380 sẽ biến mất khỏi thị trường bằng cách thông báo nhiều khả năng Airbus sẽ thay đổi cấu tạo máy bay và tung ra một phiên bản mới với động cơ tiết kiệm nhiên liệu, được gọi là A380Neo.
"Ban lãnh đạo của Airbus vẫn rất tin tưởng vào triển vọng của thị trường dòng máy bay A380, nhưng bất kỳ khoản đầu tư nào cũng đòi hỏi phải có cơ sở chắc chắn và chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này", Tim Clark - CEO Emirates cho biết.
Clark nhận xét nếu Airbus nâng cấp động cơ, máy bay sẽ tiết kiệm được 15%. Khi ấy, Emirates sẽ thay thế tất cả 140 chiếc A380 bằng các phiên bản nâng cấp.
Bên trong một chiếc A380 của Emirates. Ảnh: Reuters |
Từ sau chuyến bay thương mại đầu tiên của A380 với Singapore Airlines năm 2007, Airbus đã rất nỗ lực để bán loại máy bay này. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây nhiều ảnh hưởng tới ngành hàng không, khiến nhiều hãng phá sản. Những hãng còn lại thì chuyển sang sử dụng loại máy bay phản lực hai động cơ nhỏ hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu và tiếp cận nhiều sân bay hơn.
Một nguồn tin trong ngành cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Và việc liệu các hãng có sẵn sàn mua tài sản lớn như thế hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn". Giá mỗi chiếc A380 hiện tại là 440 triệu USD, theo Guardian.
A380 hoạt động tốt nhất trên các tuyến bay phổ biến, hoặc tại các sân bay có sức chứa hạn chế, như Heathrow. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không vẫn đang khá vất vả để khiến khoản đầu tư này sinh lời.
Alexandre de Juniac - CEO Air France-KLM đang có ý định hủy bỏ đơn hàng 2 chiếc máy bay A380 cuối cùng trong 12 chiếc hãng đã đặt hàng và thay thế chúng bằng các loại nhỏ hơn. Ông cho biết: "Đó là một chiếc máy bay tuyệt vời, nhưng nó chỉ hoạt động tại các điểm đến phù hợp".
2014 là năm đầu tiên A380 không nhận được đơn hàng mới từ các hãng bay, từ khi bắt đầu hoạt động. Đơn hàng duy nhất chỉ là một công ty cho thuê lại, mà họ cũng chưa có được hợp đồng từ bất kỳ hãng bay nào với 20 chiếc đã đặt.
Tháng trước, James Hogan - CEO hãng bay Etihad đã loại trừ khả năng tiếp tục mua A380 sau khi nhận được chiếc đầu tiên trong 10 chiếc đã đặt. Đánh giá thẳng thắn của ông về việc Etihad sẽ không bị ảnh hưởng nếu Airbus ngừng sản xuất A380 đã làm tăng thêm lo ngại Airbus đang rất khó khăn khi tìm thêm hợp đồng. Hogan nói: "Khi bạn chỉ đặt 10 chiếc, Airbus có làm tiếp hay không cũng chẳng thành vấn đề".
Airbus đang kiện Skymark Airlines của Nhật Bản sau khi hãng này huỷ đơn đặt hàng 6 chiếc A380 vì lo ngại sẽ không nhận được tiền từ hãng này. Trong khi đó, Virgin Atlantic và Air Austral nhiều khả năng cũng không muốn tiếp tục các đơn hàng.
Emirates đang sử dụng A380 làm máy bay chính, do nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới. Tương đương số lượt khách sẽ tăng lên 7 tỷ người mỗi năm. Vì vậy, hãng tin rằng các sân bay và hãng hàng không sẽ cần loại lớn như A380.
Clark cho biết trên Airline Ratings: "Đó là một chiếc máy bay tuyệt vời. Nếu hãng bay không tin rằng họ có thể lấp đầy một chiếc A380, điều này chỉ chứng tỏ mô hình kinh doanh của họ là sai. Chúng tôi sẽ mua 140 máy bay A380Neo. Miễn là tôi còn ở vị trí này, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho A380. Thế giới cần loại máy bay này".
Ông cho biết máy bay này là một loại "nam châm hút khách". Và 5 chiếc Emirates đưa vào phục vụ chặng bay Dubai - Heathrow mỗi ngày đều kín chỗ tới 95%.
Nếu việc sản xuất A380 gặp trục trặc, nền kinh tế Anh thậm chí còn bị đe dọa, do 2 nhà máy chính ở Anh của Airbus sẽ gặp tổn thất lớn. Tất cả cánh máy bay được thiết kế ở Filton, Bristol, và lắp ráp tại Broughton ở phía bắc xứ Wales.
Cơ sở mới ở phía bắc của Broughton là một trong những nhà máy lớn nhất ở Anh. Ở đây có một súng đóng đinh tán tự động lớn cao 5 tầng. Phải mất tới 10 ngày loại máy móc này mới có thể đóng 750.000 đinh tán vào các vị trí chính xác trên cả hai cánh. Cánh là phần phức tạp và quan trọng nhất của máy bay. Hàng ngàn công nhân tay nghề cao đang được trả lương hậu hĩnh với công việc liên quan tới bộ phận này.
Người trong cuộc cho rằng câu nói của Wilhelm và phản ứng tức giận của Clark đã khiến những người đứng đầu Airbus xem xét lại vấn đề liên quan đến A380. Điều này có thể được coi như một liều thuốc bổ cho chương trình sản xuất A380.
Người đứng đầu Emirates đã kêu gọi nhà sản xuất đẩy mạnh các nỗ lực quảng cáo cho A380. Ông cũng chỉ trích Airbus khi tập trung quá nhiều vào bản nâng cấp cho loại máy bay chặng ngắn bán chạy nhất của hãng - A320.
Dù vậy, Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không tại Teal Group cho biết sự phát triển của máy bay hai động cơ thân rộng đang báo hiệu sự biến mất của A380. Aboulafia nói: "Tôi không cho rằng, loại máy bay này sẽ có thể tồn tại vài năm trong thập kỷ tới. Airbus nên để loại máy bay này ra đi càng sớm càng tốt, để có thêm thời gian quảng bá các sản phẩm khác".
Quân TạMM chuyển