Thân Hữu Tiếp Tay...
Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó?
Chế độ Việt Nam hiện đang trong bối cảnh lòng dân ngao ngán vì nạn tham nhũng và sự sa sút của nền kinh tế. Việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội đối với 47 chức danh chủ chốt là dấu hiệu tiến bộ dân chủ hay là sự đối phó xảo thuật?
Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp…
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội nước Việt Nam Cộng sản sử dụng quyền giám sát tối cao đối với những chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy vậy thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện không mang những ý nghĩa của vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước dân chủ theo thể chế tam quyền phân lập.
Nếu như ở các nước, một chính phủ qua chức danh lãnh đạo thí dụ là Thủ tướng, khi điều hành kém hay phạm lỗi có thể phải đối diện thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội, lá phiếu sẽ chỉ là tín nhiệm và bất tín nhiệm và kết quả rất rõ ràng.
Trong khi đó việc lấy phiếu tín nhiệm ở Việt Nam lại là đánh giá tín nhiệm qua 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Có thể hiểu ba mức tín nhiệm này nói chung vẫn là tín nhiệm.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định:
Tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.-- Luật gia Lê Hiếu Đằng
“Bản thân tôi không tin nó có hiệu quả gì, bởi vì trên hết là Đảng lãnh đạo thành ra Đảng sẽ quyết định mọi việc dù là tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Nhưng tôi nghĩ là đáng lẽ chỉ có 2 mức thôi, tín nhiệm hay không tín nhiệm, chứ còn ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp nghĩa là sao, nếu người ta không tín nhiệm thì bỏ vào đâu.
Thành ra tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi về cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm vừa được Quốc hội Việt Nam thực hiện công bố kết quả và với thủ tục rất khác lạ với thế giới. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhận định:
“Thực ra cũng phải đánh giá đây là lần đầu tiên mà Quốc hội ở Việt Nam có tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ, theo cách qua đó Quốc hội là đại biểu của dân, đại diện cho cử tri có thể lên tiếng đánh giá những người lãnh đạo giữ những chức vụ do Quốc hội bầu ra.
Tuy nhiên cách làm này cũng chưa được như mong muốn của nhiều người, tôi cho là đây là bước đầu tiên thì tạm chấp nhận như vậy.
Nhưng mà mong rằng sau này Quốc hội có thể áp dụng các biện pháp khác phù hợp hơn, có thể như cách ở các nước khác đã làm và nó sẽ có được những kết quả thể hiện được đầy đủ hơn những đánh giá của mọi người và yêu cầu của cử tri đối với các chức vụ khác nhau.”
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ.-- Bà Phạm Chi Lan
Chẳng thà không có
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Luật gia Lê Hiếu Đằng nói là từ kết quả Quốc hội công bố, tất cả thành viên Chính phủ kể cả những người có thể nói là quản lý tồi tệ nhất thì vẫn đạt được mức tín nhiệm, hai mức đánh giá tín nhiệm cao và tín nhiệm thì cũng đều vượt qua được.
Trong khi đó thì thực tế tình hình kinh tế xã hội ngày càng xuống, kinh tế rất nguy ngập, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp.
Rồi đối với việc Trung Quốc bành trướng xâm lược thì thái độ rất ỡm ờ, phải đặt câu hỏi về vấn đề này. Luật gia Lê Hiếu Đằng tiếp lời:
“Tôi nghĩ, chẳng thà không bày ra việc bỏ phiếu tín nhiệm này, còn bày ra thì phải đúng với ý nghĩa bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Bởi vì thật ra theo Luật Bầu cử và Tổ chức Quốc hội cũng như Luật bầu cử và Tổ chức Hội đồng Nhân dân thì chỉ có hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm thôi, nếu không tín nhiệm thì người ta bãi miễn, còn tín nhiệm thì anh còn ở lại.
Do đó tôi nghĩ là cái cách làm này không đi đến đâu cả.”
Giới quan sát chính trị có chung nhận định là mọi sự cải cách ở Việt Nam đều rất chậm từ kinh tế cho đến chính trị. Chế độ toàn trị của Việt Nam khiến cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thí dụ với chức danh Thủ tướng là rất khó xảy ra.
Do vậy Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm các nhà lãnh đạo do Quốc hội bầu như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các chức danh chủ chốt khác gộp chung 47 vị được cho là một sáng kiến độc đáo, giữa bối cảnh nhân dân nghi ngờ chế độ, còn hàng ngũ lãnh đạo chia rẽ.
Đặc biệt nữa, đây không phải một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo ý nghĩ thông thường trên thế giới. Luật gia Lê hiếu Đằng nhận định:
“Bằng phương pháp này, anh muốn chứng tỏ cho dân anh cũng dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để đo mức tín nhiệm này nọ. Nhưng cuối cùng là đâu vẫn hoàn đấy, không có ai bị bất tín nhiệm cả.
Cái này mang tính hình thức là không ổn. Nhưng nó cũng có một điểm, với những vị giữ vị trí chủ chốt mà số phiếu tín nhiệm thấp lại quá cao thì nó cũng có ảnh hưởng nhất định tới uy tín, tuy không bị bất tín nhiệm bị mất ghế… Nó chỉ có phần đó thôi.”
Sự nhìn nhận của Quốc hội
Theo kết quả được Quốc hội công bố sáng ngày 11/06, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị đánh giá thấp hơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Phân loại phiếu đánh giá, Ông Nguyễn Tấn Dũng bị 160 phiếu tín nhiệm thấp, so với 28 phiếu của ông Trương Tấn Sang và 25 phiếu của ông Nguyễn Sinh Hùng.
Kết quả còn cho thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đánh giá quá thấp về mức tín nhiệm với 209 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng bị 177 phiếu tín nhiệm thấp.
Nhận định về kết quả vừa nêu, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ Hà Nội phát biểu:
“Tôi nghĩ, các đại biểu Quốc hội có phần nào mạnh dạn trong việc đưa ra ý kiến của mình. Nó cũng phản ánh một thực tế là trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam cũng như các vấn đề về xã hội, giáo dục… thì có rất nhiều điều mà người dân bức xúc.
Quốc hội cũng như người dân có thể cảm nhận thấy là trách nhiệm trước nhất thuộc về chính phủ và người đứng đầu chính phủ.
Cho nên biểu quyết như vậy cũng một phần nào đó thể hiện sự nhìn nhận của Quốc hội và của người dân đối với những việc chính phủ và đặc biệt Thủ tướng đã làm được cũng như chưa làm được.”
Như vậy, trong ý nghĩa nào đó cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm không có công cụ để bỏ phiếu bất tín nhiệm, cũng vẫn đạt được hiệu ứng tâm lý xả xú-páp, như cách gọi của dân gian.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó?
Chế độ Việt Nam hiện đang trong bối cảnh lòng dân ngao ngán vì nạn tham nhũng và sự sa sút của nền kinh tế. Việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc Hội đối với 47 chức danh chủ chốt là dấu hiệu tiến bộ dân chủ hay là sự đối phó xảo thuật?
Tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp…
Lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội nước Việt Nam Cộng sản sử dụng quyền giám sát tối cao đối với những chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Tuy vậy thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện không mang những ý nghĩa của vấn đề bỏ phiếu bất tín nhiệm ở các nước dân chủ theo thể chế tam quyền phân lập.
Nếu như ở các nước, một chính phủ qua chức danh lãnh đạo thí dụ là Thủ tướng, khi điều hành kém hay phạm lỗi có thể phải đối diện thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội, lá phiếu sẽ chỉ là tín nhiệm và bất tín nhiệm và kết quả rất rõ ràng.
Trong khi đó việc lấy phiếu tín nhiệm ở Việt Nam lại là đánh giá tín nhiệm qua 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Có thể hiểu ba mức tín nhiệm này nói chung vẫn là tín nhiệm.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nhận định:
Tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.-- Luật gia Lê Hiếu Đằng
“Bản thân tôi không tin nó có hiệu quả gì, bởi vì trên hết là Đảng lãnh đạo thành ra Đảng sẽ quyết định mọi việc dù là tín nhiệm hay không tín nhiệm.
Nhưng tôi nghĩ là đáng lẽ chỉ có 2 mức thôi, tín nhiệm hay không tín nhiệm, chứ còn ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp nghĩa là sao, nếu người ta không tín nhiệm thì bỏ vào đâu.
Thành ra tôi nghĩ đây là cách đối phó với dư luận phê phán vấn đề dân chủ, vấn đề này nọ mà thôi.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi về cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm vừa được Quốc hội Việt Nam thực hiện công bố kết quả và với thủ tục rất khác lạ với thế giới. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhận định:
“Thực ra cũng phải đánh giá đây là lần đầu tiên mà Quốc hội ở Việt Nam có tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ, theo cách qua đó Quốc hội là đại biểu của dân, đại diện cho cử tri có thể lên tiếng đánh giá những người lãnh đạo giữ những chức vụ do Quốc hội bầu ra.
Tuy nhiên cách làm này cũng chưa được như mong muốn của nhiều người, tôi cho là đây là bước đầu tiên thì tạm chấp nhận như vậy.
Nhưng mà mong rằng sau này Quốc hội có thể áp dụng các biện pháp khác phù hợp hơn, có thể như cách ở các nước khác đã làm và nó sẽ có được những kết quả thể hiện được đầy đủ hơn những đánh giá của mọi người và yêu cầu của cử tri đối với các chức vụ khác nhau.”
Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ.-- Bà Phạm Chi Lan
Chẳng thà không có
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, Luật gia Lê Hiếu Đằng nói là từ kết quả Quốc hội công bố, tất cả thành viên Chính phủ kể cả những người có thể nói là quản lý tồi tệ nhất thì vẫn đạt được mức tín nhiệm, hai mức đánh giá tín nhiệm cao và tín nhiệm thì cũng đều vượt qua được.
Trong khi đó thì thực tế tình hình kinh tế xã hội ngày càng xuống, kinh tế rất nguy ngập, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp.
Rồi đối với việc Trung Quốc bành trướng xâm lược thì thái độ rất ỡm ờ, phải đặt câu hỏi về vấn đề này. Luật gia Lê Hiếu Đằng tiếp lời:
“Tôi nghĩ, chẳng thà không bày ra việc bỏ phiếu tín nhiệm này, còn bày ra thì phải đúng với ý nghĩa bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Bởi vì thật ra theo Luật Bầu cử và Tổ chức Quốc hội cũng như Luật bầu cử và Tổ chức Hội đồng Nhân dân thì chỉ có hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm thôi, nếu không tín nhiệm thì người ta bãi miễn, còn tín nhiệm thì anh còn ở lại.
Do đó tôi nghĩ là cái cách làm này không đi đến đâu cả.”
Giới quan sát chính trị có chung nhận định là mọi sự cải cách ở Việt Nam đều rất chậm từ kinh tế cho đến chính trị. Chế độ toàn trị của Việt Nam khiến cho một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thí dụ với chức danh Thủ tướng là rất khó xảy ra.
Do vậy Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm các nhà lãnh đạo do Quốc hội bầu như Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các chức danh chủ chốt khác gộp chung 47 vị được cho là một sáng kiến độc đáo, giữa bối cảnh nhân dân nghi ngờ chế độ, còn hàng ngũ lãnh đạo chia rẽ.
Đặc biệt nữa, đây không phải một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm theo ý nghĩ thông thường trên thế giới. Luật gia Lê hiếu Đằng nhận định:
“Bằng phương pháp này, anh muốn chứng tỏ cho dân anh cũng dân chủ, bằng cách bỏ phiếu để đo mức tín nhiệm này nọ. Nhưng cuối cùng là đâu vẫn hoàn đấy, không có ai bị bất tín nhiệm cả.
Cái này mang tính hình thức là không ổn. Nhưng nó cũng có một điểm, với những vị giữ vị trí chủ chốt mà số phiếu tín nhiệm thấp lại quá cao thì nó cũng có ảnh hưởng nhất định tới uy tín, tuy không bị bất tín nhiệm bị mất ghế… Nó chỉ có phần đó thôi.”
Sự nhìn nhận của Quốc hội
Theo kết quả được Quốc hội công bố sáng ngày 11/06, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị đánh giá thấp hơn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Phân loại phiếu đánh giá, Ông Nguyễn Tấn Dũng bị 160 phiếu tín nhiệm thấp, so với 28 phiếu của ông Trương Tấn Sang và 25 phiếu của ông Nguyễn Sinh Hùng.
Kết quả còn cho thấy Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bị đánh giá quá thấp về mức tín nhiệm với 209 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng bị 177 phiếu tín nhiệm thấp.
Nhận định về kết quả vừa nêu, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, từ Hà Nội phát biểu:
“Tôi nghĩ, các đại biểu Quốc hội có phần nào mạnh dạn trong việc đưa ra ý kiến của mình. Nó cũng phản ánh một thực tế là trong mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam cũng như các vấn đề về xã hội, giáo dục… thì có rất nhiều điều mà người dân bức xúc.
Quốc hội cũng như người dân có thể cảm nhận thấy là trách nhiệm trước nhất thuộc về chính phủ và người đứng đầu chính phủ.
Cho nên biểu quyết như vậy cũng một phần nào đó thể hiện sự nhìn nhận của Quốc hội và của người dân đối với những việc chính phủ và đặc biệt Thủ tướng đã làm được cũng như chưa làm được.”
Như vậy, trong ý nghĩa nào đó cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm không có công cụ để bỏ phiếu bất tín nhiệm, cũng vẫn đạt được hiệu ứng tâm lý xả xú-páp, như cách gọi của dân gian.
Nam Nguyên, phóng viên RFA