Kinh Đời
Lê Công Định - Chỉ nước mát mới dập được lửa
Có nhiều bài học giá trị dành cho người hoạt động vì quyền con người và nền tự do, mà tiền nhân để lại, đó là các tấm gương và chủ thuyết của Gandhi, Luther King, Mandela và Aung San Suu Kyi trên thế giới.
Hôm qua tôi được dịp gặp một chị từng dấn thân tranh đấu cho quyền lợi của người lao động. Trước đây, do bất bình với cách hành xử thô bạo của một số nhân viên an ninh, chị chọn cách đối đầu trực diện.
Chị muốn nghe tôi trình bày vì sao tôi lại chọn con đường tranh đấu ôn hoà như nhiều trí thức khác trong xã hội ngày nay, thay vì đối đầu như chị trước đây. Tôi nói với chị vài suy nghĩ khiến tôi có sự lựa chọn của mình như sau:
Trong bộ máy chính quyền và đảng cộng sản, không phải ai cũng xấu, mà theo tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều người tốt và cùng chúng ta chia sẻ mong ước xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Cái chúng ta cần loại bỏ trong tương lai là chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng cộng sản, chứ không phải người cộng sản.
Kinh nghiệm từ các phong trào tranh đấu trên toàn thế giới cho thấy phương pháp bất bạo động luôn đưa đến thành công và giảm thiểu nhiều hy sinh mất mát. Con đường bạo lực sẽ dẫn đến những chính thể tồi tệ, vì khi đi cướp cái gì, kể cả chính quyền, người ta đều có khuynh hướng chiếm giữ chiến lợi phẩm đến cùng, bất chấp công lý. Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam là một ví dụ.
Có nhiều bài học giá trị dành cho người hoạt động vì quyền con người và nền tự do, mà tiền nhân để lại, đó là các tấm gương và chủ thuyết của Gandhi, Luther King, Mandela và Aung San Suu Kyi trên thế giới. Tại Việt Nam, đó là Phan Châu Trinh, với chính sách "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác mà đường lối đấu tranh của ông rất đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là cụ Phan Bội Châu. Ông từng chọn đường lối bạo động và bạo lực chống Pháp. Trước những hy sinh nhân mạng to lớn và kết quả bất thành, cuối đời ông chuyển hướng sang con đường tranh đấu ôn hoà, bất bạo động.
Sau khi trò chuyện với người phụ nữ dấn thân đó về, tôi đọc được bình luận hay của một bạn trên facebook về một stt của tôi, rất trùng với điều tôi vừa trình bày với chị ấy:
"Chỉ nước mát mới dập được lửa, chứ lửa không thể nào dập được lửa."
Câu đó thực sự xứng đáng là châm ngôn cho phong trào đấu tranh ôn hoà và bất bạo động của tất cả chúng ta ngày nay.
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lê Công Định - Chỉ nước mát mới dập được lửa
Có nhiều bài học giá trị dành cho người hoạt động vì quyền con người và nền tự do, mà tiền nhân để lại, đó là các tấm gương và chủ thuyết của Gandhi, Luther King, Mandela và Aung San Suu Kyi trên thế giới.
Hôm qua tôi được dịp gặp một chị từng dấn thân tranh đấu cho quyền lợi của người lao động. Trước đây, do bất bình với cách hành xử thô bạo của một số nhân viên an ninh, chị chọn cách đối đầu trực diện.
Chị muốn nghe tôi trình bày vì sao tôi lại chọn con đường tranh đấu ôn hoà như nhiều trí thức khác trong xã hội ngày nay, thay vì đối đầu như chị trước đây. Tôi nói với chị vài suy nghĩ khiến tôi có sự lựa chọn của mình như sau:
Trong bộ máy chính quyền và đảng cộng sản, không phải ai cũng xấu, mà theo tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều người tốt và cùng chúng ta chia sẻ mong ước xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Cái chúng ta cần loại bỏ trong tương lai là chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng cộng sản, chứ không phải người cộng sản.
Kinh nghiệm từ các phong trào tranh đấu trên toàn thế giới cho thấy phương pháp bất bạo động luôn đưa đến thành công và giảm thiểu nhiều hy sinh mất mát. Con đường bạo lực sẽ dẫn đến những chính thể tồi tệ, vì khi đi cướp cái gì, kể cả chính quyền, người ta đều có khuynh hướng chiếm giữ chiến lợi phẩm đến cùng, bất chấp công lý. Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam là một ví dụ.
Có nhiều bài học giá trị dành cho người hoạt động vì quyền con người và nền tự do, mà tiền nhân để lại, đó là các tấm gương và chủ thuyết của Gandhi, Luther King, Mandela và Aung San Suu Kyi trên thế giới. Tại Việt Nam, đó là Phan Châu Trinh, với chính sách "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác mà đường lối đấu tranh của ông rất đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là cụ Phan Bội Châu. Ông từng chọn đường lối bạo động và bạo lực chống Pháp. Trước những hy sinh nhân mạng to lớn và kết quả bất thành, cuối đời ông chuyển hướng sang con đường tranh đấu ôn hoà, bất bạo động.
Sau khi trò chuyện với người phụ nữ dấn thân đó về, tôi đọc được bình luận hay của một bạn trên facebook về một stt của tôi, rất trùng với điều tôi vừa trình bày với chị ấy:
"Chỉ nước mát mới dập được lửa, chứ lửa không thể nào dập được lửa."
Câu đó thực sự xứng đáng là châm ngôn cho phong trào đấu tranh ôn hoà và bất bạo động của tất cả chúng ta ngày nay.
Lê Công Định
(FB Lê Công Định)