Thân Hữu Tiếp Tay...
Lê Hoàng - Bắt sâu hay làm cỏ?
Cuối cùng, Hội nghị TƯ 6 của đảng CSVN cũng đã khai mạc vào ngày 01/10/2012 (Ngày Quốc khánh Trung Quốc)
Một lần nữa tương lai của gần 90 triệu người Việt lại bị đặt vào một tình thế phó mặc số phận của mình cho người khác. Người dân Việt đã bị chai lỳ và mất khả năng đề kháng với những cảnh "ngồi chầu rìa" trước những sự kiện trọng đại mang tính quyết định tương lai của họ và con em họ.
Mặc dù những cụm từ đầy tính dân chủ như "nhà nước của dân" "vì dân", "do dân" như điệp khúc nhắc đi nhắc lại suốt chiều dày lịch sử từ ngày ra đời nước Việt nam dân chủ cộng hòa, song với Điều 4 Hiến pháp năm 1992 qui định: "Đảng cộng sản Việt Nam,…, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội." thì trên thực tế gần 90 triệu công dân Việt Nam không phải là đảng viên đảng cộng sản đã bị tước đoạt mất quyền và cơ hội tham gia lãnh đạo và quản lý đất nước. Thứ nhất là không được quyền suy nghĩ bằng cái đầu của mình, Thứ hai là không được phát biểu chính kiến, Thứ ba là nếu có nói thì không được phép nói thật, Thứ tư là không được tập trung trao đổi bàn bạc ý kiến, Thứ năm là không được biểu quyết, lựa chọn những người mình yêu thích, những điều mình muốn... Vậy là hết cách. Sự câm, điếc, và chứng thong manh bất đắc dĩ của xã hội sau hơn nửa thế kỷ đã khiến phần lớn người dân trở thành vô cảm, nó đã lấy đi của họ cả nhu cầu tham gia đóng góp vào những vấn đề đại sự của dân tộc mà lẽ ra họ phải là người làm chủ. Họ không biết rằng chính những cái gật đầu hay lắc đầu của những người (tưởng như không có liên quan) kia sẽ quyết định cả tương lai của họ và con cháu họ. Rất may nhờ có internet vào những năm gần đây phần nào đã giúp cho một số người có được cái nhìn xa hơn, rõ hơn, giúp họ có thể nghe được nhiều âm thanh hơn và dẫu chưa được nói một cách công khai thì ít ra cũng được giãi bày tâm sự, và lặng lẽ chia sẻ thông tin trên các trang mạng. Trước thềm Hội nghị TW 6 lần này cũng vậy, may nhờ các trang mạng mọi người mới có được những thông tin đa chiều, biết được cảm xúc và ước nguyện của xã hội.
Tác giả bài viết này cũng không phải một ngoại lệ, không có mục đích nào khác ngoài mong muốn thông qua các trang mạng đăng tải những suy nghĩ và ý kiến cá nhân để chia sẻ với những người cùng quan tâm. Xin sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.
Theo cách nói công khai thì Hội nghị TƯ 6 là một cuộc chấn chỉnh nội bộ, chống tham nhũng để lấy lại phần nào niềm tin của dân về đảng cộng sản và một chính phủ đã bị tai tiếng quá nhiều. Song, dường như mọi người đều hiểu mục tiêu đằng sau của Hội nghị lần này là phân chia lại quyền lực trong nội bộ đảng CS.
Là người dân thì ta chỉ nên quan tâm đến những quyết sách nào có lợi cho dân, cho đất nước, còn mục đích hay "âm mưu" đằng sau của các phe nhóm thì nó thuộc về nội bộ của đảng cộng sản. Nếu mục tiêu đó đồng thuận với quyền lợi của dân thì tồn tại, còn nếu đi ngược lại thì nó sẽ bị đào thải.
Liên quan đến quyền lợi của dân có một số quan điểm, song rõ nét nhất vẫn là ủng hộ việc tập trung "bắt đàn sâu tham nhũng" để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho đất nước, cải thiện đời sống của dân và bảo đảm an sinh xã hội.
Cũng có một vài ý kiến khác, chẳng hạn tác giả Nguyễn Thanh Giang trong bài viết "Còn nguy hiểm hơn tham nhũng" đăng trên Dân luận ngày 6/10 thì lại đưa ra một khái niệm khác hoàn toàn:
"Vả chăng, như tôi đã nhiều lần khẳng định: muốn chống được tham nhũng phải chống cái nguyên nhân đẻ ra tham nhũng. Nguyên nhân tệ nạn tham nhũng vào loại hàng đầu thế giới ở Việt Nam chính là do đường lối, chủ trương, chính sách của ĐCSVN có nhiều điểm chưa đúng. Đảng đã tạo ra hai chùm phôi tham nhũng rất lớn. Một là: chủ trương đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Hai là: Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Hai chùm phôi này được nuôi dưỡng trong cái bao thai đường lối "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Chính phủ có bất tài, có hư hỏng cũng chỉ là "người" chăn dắt tham nhũng. Đảng mới là "người" đẻ ra tham nhũng."
Có thể nói Nguyễn thanh Giang đã đưa thêm khái niệm "làm cỏ, cải tạo đất" để đàn sâu không còn chỗ sinh sôi và ẩn náu thay cho việc "bắt sâu".
Rồi tác giả Nguyễn Thanh Giang kết luận "Tham nhũng đang như con sâu (chủ trương đương lối) đục ruỗng thân cây mà lại chỉ lo đi vặt mấy cái lá úa (cá nhân tham nhũng) thì vặt đến bao giờ cho hết và làm sao mà cứu được cây khỏi tàn tạ!".
Thậm chí tác giả còn lo xa khi bắt được con sâu này thì ai dám chắc những con sâu khác không xuất hiện và kém nguy hiểm hơn những con sâu trước... Và đó cũng là thông điệp của tác giả Nguyễn Thanh Giang gửi cho các ủy viên TƯ đảng cùng với các đại biểu quốc hội.
Về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng (hay nguyên nhân dẫn đến sâu bệnh) thì tôi hoàn toàn đồng ý với kết luận trên đây của tác giả Nguyễn Thanh Giang; song, trước mắt nên lựa chọn "làm đất và nhổ cỏ" trước hay "phun thuốc sâu" trước là việc cần phải lựa chọn.
Giống như thuật chữa bệnh cho người: Thông thường Đông y áp dụng rất tốt cho việc điều trị tận gốc (chữa từ nguyên nhân) nhưng đòi hỏi mất nhiều thời gian và chỉ thích hợp với việc phòng bệnh, chữa ở tình trạng bệnh mới ở thời kỳ ban đầu. Còn Tây y là chữa nhanh, chữa khi con bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng, nếu gọi đó là "chữa ngọn" cũng được nhưng cần phải nhanh chóng giải phẫu, cắt bỏ hoặc dùng kháng sinh mạnh để ngăn chặn lây lan. Không thể để đến khi bệnh nặng rồi, không lo chữa thuốc mà lại tìm cách khắc phục nhưng nguyên nhân gây bệnh như do thiếu chất nọ, thừa chất kia, hoặc do sinh hoạt không điều độ... thì con bệnh chỉ có chết.
Giữa nguyên nhân căn bệnh và pháp đồ điều trị căn bệnh là hai khái niệm khác hẳn.
Khi cái cây hay một cánh đồng đã bị nhiễm sâu nặng thì trước hết phải phun thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, bắt và giết những con sâu chúa. Đó là pháp đồ điều trị bệnh sâu ăn hại. Nếu không loại trừ sâu kịp thời thì chỉ sau vài đêm, với sức phá của cả bày sâu (như Chủ tịch Trương tấn Sang đã kết luận) thì đến đất cũng chẳng còn. Đến nước ấy thì chẳng cần "đứa nào cõng rắn", rắn cũng tự mò đến nhà một cách tự nhiên, và chắc không chỉ một con mà là cả một bày rắn. Lúc đó đất nước này sẽ chỉ còn lại một cánh đồng sâu với bày rắn.
Nhổ cỏ hay cải tạo đất (nguyên nhân sinh ra sâu bệnh) là công việc phải làm thường xuyên. Cái sai lầm của đường lối "kinh tế thị trường định hướng XHCN" như tác giả Nguyễn thanh Giang kết luận thì quá đúng. Thậm chí có thể coi đó là một đường lối ngớ ngẩn nhất trần đời. Có điều cũng cần nhấn mạnh rằng sự ngớ ngẩn đó đã có từ nhiều năm nay nhưng thực sự đàn sâu nhiều như bây giờ thì chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Vì thế bắt và giết sâu là việc làm cần thiết và khẩn cấp, bất kể những con sâu đó nằm trong đảng hay trong chính phủ (người chăn dắt sai lầm hay kẻ thực thi hư đốn)
Thay đổi đường lối lại thuộc về nhận thức của đảng. Chắc chắn đường lối hiện nay sẽ phải thay khi họ nhận ra và bị trả giá cho sự ngớ ngẩn. Thay đổi nhận thức đòi hỏi một quá trình - giống như "làm cỏ hay cải tạo đất" cần phải được làm thường xuyên.
Đó cũng là thông điệp tôi muốn một mặt để chia sẻ với những người bạn cùng quan tâm và đặc biết rất mong các trang mạng gửi tới 175 vị đại biểu Hội nghị TƯ 6 cùng toàn thể đại biểu Quốc hội để tham khảo trước khi quyết định thực hiện việc nào trước: "bắt sâu" hay "nhổ cỏ". Tôi thành tâm cầu nguyện cho Hội nghị thành công như mong muốn của lòng dân để kinh tế đất nước mau chóng phục hồi sau cuộc "phun thuốc trừ sâu" này.
Hà Nội 09.10.2012
Lê Hoàng - Bắt sâu hay làm cỏ?
Cuối cùng, Hội nghị TƯ 6 của đảng CSVN cũng đã khai mạc vào ngày 01/10/2012 (Ngày Quốc khánh Trung Quốc)
Một lần nữa tương lai của gần 90 triệu người Việt lại bị đặt vào một tình thế phó mặc số phận của mình cho người khác. Người dân Việt đã bị chai lỳ và mất khả năng đề kháng với những cảnh "ngồi chầu rìa" trước những sự kiện trọng đại mang tính quyết định tương lai của họ và con em họ.
Mặc dù những cụm từ đầy tính dân chủ như "nhà nước của dân" "vì dân", "do dân" như điệp khúc nhắc đi nhắc lại suốt chiều dày lịch sử từ ngày ra đời nước Việt nam dân chủ cộng hòa, song với Điều 4 Hiến pháp năm 1992 qui định: "Đảng cộng sản Việt Nam,…, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội." thì trên thực tế gần 90 triệu công dân Việt Nam không phải là đảng viên đảng cộng sản đã bị tước đoạt mất quyền và cơ hội tham gia lãnh đạo và quản lý đất nước. Thứ nhất là không được quyền suy nghĩ bằng cái đầu của mình, Thứ hai là không được phát biểu chính kiến, Thứ ba là nếu có nói thì không được phép nói thật, Thứ tư là không được tập trung trao đổi bàn bạc ý kiến, Thứ năm là không được biểu quyết, lựa chọn những người mình yêu thích, những điều mình muốn... Vậy là hết cách. Sự câm, điếc, và chứng thong manh bất đắc dĩ của xã hội sau hơn nửa thế kỷ đã khiến phần lớn người dân trở thành vô cảm, nó đã lấy đi của họ cả nhu cầu tham gia đóng góp vào những vấn đề đại sự của dân tộc mà lẽ ra họ phải là người làm chủ. Họ không biết rằng chính những cái gật đầu hay lắc đầu của những người (tưởng như không có liên quan) kia sẽ quyết định cả tương lai của họ và con cháu họ. Rất may nhờ có internet vào những năm gần đây phần nào đã giúp cho một số người có được cái nhìn xa hơn, rõ hơn, giúp họ có thể nghe được nhiều âm thanh hơn và dẫu chưa được nói một cách công khai thì ít ra cũng được giãi bày tâm sự, và lặng lẽ chia sẻ thông tin trên các trang mạng. Trước thềm Hội nghị TW 6 lần này cũng vậy, may nhờ các trang mạng mọi người mới có được những thông tin đa chiều, biết được cảm xúc và ước nguyện của xã hội.
Tác giả bài viết này cũng không phải một ngoại lệ, không có mục đích nào khác ngoài mong muốn thông qua các trang mạng đăng tải những suy nghĩ và ý kiến cá nhân để chia sẻ với những người cùng quan tâm. Xin sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.
Theo cách nói công khai thì Hội nghị TƯ 6 là một cuộc chấn chỉnh nội bộ, chống tham nhũng để lấy lại phần nào niềm tin của dân về đảng cộng sản và một chính phủ đã bị tai tiếng quá nhiều. Song, dường như mọi người đều hiểu mục tiêu đằng sau của Hội nghị lần này là phân chia lại quyền lực trong nội bộ đảng CS.
Là người dân thì ta chỉ nên quan tâm đến những quyết sách nào có lợi cho dân, cho đất nước, còn mục đích hay "âm mưu" đằng sau của các phe nhóm thì nó thuộc về nội bộ của đảng cộng sản. Nếu mục tiêu đó đồng thuận với quyền lợi của dân thì tồn tại, còn nếu đi ngược lại thì nó sẽ bị đào thải.
Liên quan đến quyền lợi của dân có một số quan điểm, song rõ nét nhất vẫn là ủng hộ việc tập trung "bắt đàn sâu tham nhũng" để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho đất nước, cải thiện đời sống của dân và bảo đảm an sinh xã hội.
Cũng có một vài ý kiến khác, chẳng hạn tác giả Nguyễn Thanh Giang trong bài viết "Còn nguy hiểm hơn tham nhũng" đăng trên Dân luận ngày 6/10 thì lại đưa ra một khái niệm khác hoàn toàn:
"Vả chăng, như tôi đã nhiều lần khẳng định: muốn chống được tham nhũng phải chống cái nguyên nhân đẻ ra tham nhũng. Nguyên nhân tệ nạn tham nhũng vào loại hàng đầu thế giới ở Việt Nam chính là do đường lối, chủ trương, chính sách của ĐCSVN có nhiều điểm chưa đúng. Đảng đã tạo ra hai chùm phôi tham nhũng rất lớn. Một là: chủ trương đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Hai là: Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Hai chùm phôi này được nuôi dưỡng trong cái bao thai đường lối "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Chính phủ có bất tài, có hư hỏng cũng chỉ là "người" chăn dắt tham nhũng. Đảng mới là "người" đẻ ra tham nhũng."
Có thể nói Nguyễn thanh Giang đã đưa thêm khái niệm "làm cỏ, cải tạo đất" để đàn sâu không còn chỗ sinh sôi và ẩn náu thay cho việc "bắt sâu".
Rồi tác giả Nguyễn Thanh Giang kết luận "Tham nhũng đang như con sâu (chủ trương đương lối) đục ruỗng thân cây mà lại chỉ lo đi vặt mấy cái lá úa (cá nhân tham nhũng) thì vặt đến bao giờ cho hết và làm sao mà cứu được cây khỏi tàn tạ!".
Thậm chí tác giả còn lo xa khi bắt được con sâu này thì ai dám chắc những con sâu khác không xuất hiện và kém nguy hiểm hơn những con sâu trước... Và đó cũng là thông điệp của tác giả Nguyễn Thanh Giang gửi cho các ủy viên TƯ đảng cùng với các đại biểu quốc hội.
Về nguyên nhân dẫn đến tham nhũng (hay nguyên nhân dẫn đến sâu bệnh) thì tôi hoàn toàn đồng ý với kết luận trên đây của tác giả Nguyễn Thanh Giang; song, trước mắt nên lựa chọn "làm đất và nhổ cỏ" trước hay "phun thuốc sâu" trước là việc cần phải lựa chọn.
Giống như thuật chữa bệnh cho người: Thông thường Đông y áp dụng rất tốt cho việc điều trị tận gốc (chữa từ nguyên nhân) nhưng đòi hỏi mất nhiều thời gian và chỉ thích hợp với việc phòng bệnh, chữa ở tình trạng bệnh mới ở thời kỳ ban đầu. Còn Tây y là chữa nhanh, chữa khi con bệnh đã ở giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng, nếu gọi đó là "chữa ngọn" cũng được nhưng cần phải nhanh chóng giải phẫu, cắt bỏ hoặc dùng kháng sinh mạnh để ngăn chặn lây lan. Không thể để đến khi bệnh nặng rồi, không lo chữa thuốc mà lại tìm cách khắc phục nhưng nguyên nhân gây bệnh như do thiếu chất nọ, thừa chất kia, hoặc do sinh hoạt không điều độ... thì con bệnh chỉ có chết.
Giữa nguyên nhân căn bệnh và pháp đồ điều trị căn bệnh là hai khái niệm khác hẳn.
Khi cái cây hay một cánh đồng đã bị nhiễm sâu nặng thì trước hết phải phun thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, bắt và giết những con sâu chúa. Đó là pháp đồ điều trị bệnh sâu ăn hại. Nếu không loại trừ sâu kịp thời thì chỉ sau vài đêm, với sức phá của cả bày sâu (như Chủ tịch Trương tấn Sang đã kết luận) thì đến đất cũng chẳng còn. Đến nước ấy thì chẳng cần "đứa nào cõng rắn", rắn cũng tự mò đến nhà một cách tự nhiên, và chắc không chỉ một con mà là cả một bày rắn. Lúc đó đất nước này sẽ chỉ còn lại một cánh đồng sâu với bày rắn.
Nhổ cỏ hay cải tạo đất (nguyên nhân sinh ra sâu bệnh) là công việc phải làm thường xuyên. Cái sai lầm của đường lối "kinh tế thị trường định hướng XHCN" như tác giả Nguyễn thanh Giang kết luận thì quá đúng. Thậm chí có thể coi đó là một đường lối ngớ ngẩn nhất trần đời. Có điều cũng cần nhấn mạnh rằng sự ngớ ngẩn đó đã có từ nhiều năm nay nhưng thực sự đàn sâu nhiều như bây giờ thì chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Vì thế bắt và giết sâu là việc làm cần thiết và khẩn cấp, bất kể những con sâu đó nằm trong đảng hay trong chính phủ (người chăn dắt sai lầm hay kẻ thực thi hư đốn)
Thay đổi đường lối lại thuộc về nhận thức của đảng. Chắc chắn đường lối hiện nay sẽ phải thay khi họ nhận ra và bị trả giá cho sự ngớ ngẩn. Thay đổi nhận thức đòi hỏi một quá trình - giống như "làm cỏ hay cải tạo đất" cần phải được làm thường xuyên.
Đó cũng là thông điệp tôi muốn một mặt để chia sẻ với những người bạn cùng quan tâm và đặc biết rất mong các trang mạng gửi tới 175 vị đại biểu Hội nghị TƯ 6 cùng toàn thể đại biểu Quốc hội để tham khảo trước khi quyết định thực hiện việc nào trước: "bắt sâu" hay "nhổ cỏ". Tôi thành tâm cầu nguyện cho Hội nghị thành công như mong muốn của lòng dân để kinh tế đất nước mau chóng phục hồi sau cuộc "phun thuốc trừ sâu" này.
Hà Nội 09.10.2012