Xe cán chó
Lệch lạc nhân cách trên thế giới ảo
Lệch lạc nhân cách trên thế giới ảo
TP - Hô hào đao búa, dìm hàng, ném đá nhau trên mạng trong bộ phận giới trẻ có xu hướng gia tăng. Điều đáng lo ngại, xu hướng này đang tấn công chính người thân của bất kỳ ai.
Cần có sân chơi mạng phong phú cho giới trẻ. Ảnh: P.H. |
Lên mạng trút giận
Gần đây, do xích mích với một sinh viên (SV) quê Thanh Hoá, H. (SN 1993), SV khoa cơ học kỹ thuật và tự động, ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) lập ra “Hội những người ghét dân Thanh Hóa” trên mạng xã hội Facebook với nhiều lời lẽ kích động, xúc phạm.
Diễn đàn gây bức xúc cho không chỉ SV Thanh Hóa mà còn khiến cộng đồng mạng bất bình. Phớt lờ lời góp ý của nhiều người, H. vẫn tỏ thái độ kì thị và kích động nhiều thành viên của hội “tẩy chay” người Thanh Hóa vì xích mích cá nhân
. Hành động này đã gây mâu thuẫn giữa H. với nhiều bạn trẻ khi lời qua tiếng lại một cách phản cảm trên mạng.
Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi hàng trăm bạn trẻ (chủ yếu quê Thanh Hóa) kéo đến, vây kín cổng ký túc xá ĐHQG Hà Nội để gặp H.. Chỉ khi rõ danh tính và phải đối mặt với kỷ luật thôi học, H. nhận ra sai lầm và xin lỗi cộng đồng người Thanh Hoá.
Chưa hết, trang Facebook của một nữ sinh THPT Hà Nội tuyên bố sẽ giết bố mẹ với lời lẽ xúc xiểm nếu họ không cho tiền mua vé xem sao Hàn biểu diễn.
Khi bị phê phán, nữ sinh này không hiểu ra sai lầm mà còn mắng lại những người góp ý, hô hào cư dân mạng ra tay với người thân. Vi rút chửi mắng người thân nhanh chóng lây lan ra các trang cá nhân khác.
Liên tiếp những ngày gần đây, khá nhiều nữ sinh THPT được cho là sinh sống tại Hà Nội lên mạng trút giận với những người sinh dưỡng mình.
Ngày 18-6, nữ sinh có nickname Quỳnh Anh (Hà Nội) lên trang Facebook miệt thị bà ngoại, bố mẹ với lời lẽ tục tĩu chỉ vì họ muốn cô học, làm việc nhà như quét dọn, rửa bát, lau nhà...
Cộng đồng mạng phản đối. Có người tuyên bố tìm được khu vực Quỳnh Anh sinh sống để dạy cô bài học làm người.
Trần Thu Thủy, nữ sinh THPT Nguyễn Huệ (Yên Bái) nói: “Ngay cả những bạn trẻ không được ăn học, ở vùng sâu vùng xa cũng hiểu và không bao giờ dùng những lời lẽ như thế với ông bà, cha mẹ. Quỳnh Anh sống giữa Thủ đô mà lại buông những lời lẽ không thể chấp nhận được, thật hổ thẹn”.
Quỳnh Anh vội xoá entry. Điều đáng ngạc nhiên, trước đó có hàng chục người like (yêu thích) cho phần “chửi bà” của cô.
Mới đây, trên một trang xã hội khác, nữ sinh có nickname Ji E Jeiii chửi mẹ mình vì... mắc màn cho cô nhưng nửa đêm vẫn bị muỗi đốt. Không giống như những chủ nhân nói trên, biết nhận ra sai lầm, rút lại những entry thô lỗ, nữ sinh này lôi kéo bạn bè để phản đòn những người góp ý, phê bình cách hành xử của mình. Theo dõi tường tận câu chuyện, một bạn trẻ có nick Hà Oanh bình luận: “Thật đáng buồn cho một bộ phận bạn trẻ lệch lạc nhân cách, hành xử thiếu suy nghĩ!”.
Làn sóng a dua
T.T.C, học sinh giỏi trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không bất ngờ trước những hành vi chửi người thân trên mạng của nữ sinh.
C. cho biết, có không ít bạn trong lớp em vốn ngoan hiền, chăm chỉ nhưng khi lên các diễn đàn mạng, vì lý do nào đó, họ sẵn sàng chửi nhau với những ngôn từ thô tục, thậm chí lôi kéo bè phái “gây chiến” trên mạng.
C. kể: “Không ít lần em bị lôi vào cuộc. Em cũng comment vài từ tục tĩu rồi cùng đám bạn cười nói, coi đó là trò giải trí mới. Chỉ đến khi nhóm nam sinh khác trong trường nghi ngờ topic gây chiến, nguy cơ đánh nhau thật xảy ra, chúng em vội xoá hết topic. Nhóm em nhận ra sự nguy hiểm của trò a dua quá đà và thận trọng hơn khi ứng xử trên internet”.
Nhiều năm giữ vai trò quản trị trang mạng Tâm sự bạn trẻ với hàng ngàn thành viên tham gia, bác sĩ Phạm Vũ Thiên, Trung tâm Sáng kiến về sức khỏe và dân số (CCIHP, Bộ Y tế) cho biết, sở thích, nhu cầu chia sẻ thông tin của giới trẻ ngày càng cao, đặc biệt thông tin trên mạng luôn mở, không thể kiểm soát hết được nội dung trên các trang mạng xã hội, cá nhân... tạo cơ hội cho mặt trái, lệch lạc về nhân cách phát triển.
Đặc biệt, gần đây nhiều hành vi miệt thị, gây hiềm khích, lăng mạ người khác có tính hệ thống trong không ít bạn trẻ tăng. Có không ít bạn vốn có những bức bách do sức ép trong cuộc sống gia đình, việc học hành ở trường lớp nên khi vào thế giới ảo, thấy cư dân mạng “chửi hay quá” cũng a dua.
“Khó có thể ngăn cản những hành vi tiêu cực trên mạng, khi những cá nhân được sống trong thế giới ẩn danh. Chính vì khó truy ra đích danh nên có không ít bạn trẻ lợi dụng, thả sức chửi rủa những người mà họ cho là đã gây ức chế cho bản thân một cách thái quá. Thực trạng trên cho thấy lỗ hổng có hệ thống của giáo dục kỹ năng sống, ứng xử với xung đột trong xã hội, trong cuộc sống với bộ phận giới trẻ”. BS Phạm Vũ Thiên. |
Phương Hiếu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Lệch lạc nhân cách trên thế giới ảo
Lệch lạc nhân cách trên thế giới ảo
TP - Hô hào đao búa, dìm hàng, ném đá nhau trên mạng trong bộ phận giới trẻ có xu hướng gia tăng. Điều đáng lo ngại, xu hướng này đang tấn công chính người thân của bất kỳ ai.
Cần có sân chơi mạng phong phú cho giới trẻ. Ảnh: P.H. |
Lên mạng trút giận
Gần đây, do xích mích với một sinh viên (SV) quê Thanh Hoá, H. (SN 1993), SV khoa cơ học kỹ thuật và tự động, ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) lập ra “Hội những người ghét dân Thanh Hóa” trên mạng xã hội Facebook với nhiều lời lẽ kích động, xúc phạm.
Diễn đàn gây bức xúc cho không chỉ SV Thanh Hóa mà còn khiến cộng đồng mạng bất bình. Phớt lờ lời góp ý của nhiều người, H. vẫn tỏ thái độ kì thị và kích động nhiều thành viên của hội “tẩy chay” người Thanh Hóa vì xích mích cá nhân
. Hành động này đã gây mâu thuẫn giữa H. với nhiều bạn trẻ khi lời qua tiếng lại một cách phản cảm trên mạng.
Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi hàng trăm bạn trẻ (chủ yếu quê Thanh Hóa) kéo đến, vây kín cổng ký túc xá ĐHQG Hà Nội để gặp H.. Chỉ khi rõ danh tính và phải đối mặt với kỷ luật thôi học, H. nhận ra sai lầm và xin lỗi cộng đồng người Thanh Hoá.
Chưa hết, trang Facebook của một nữ sinh THPT Hà Nội tuyên bố sẽ giết bố mẹ với lời lẽ xúc xiểm nếu họ không cho tiền mua vé xem sao Hàn biểu diễn.
Khi bị phê phán, nữ sinh này không hiểu ra sai lầm mà còn mắng lại những người góp ý, hô hào cư dân mạng ra tay với người thân. Vi rút chửi mắng người thân nhanh chóng lây lan ra các trang cá nhân khác.
Liên tiếp những ngày gần đây, khá nhiều nữ sinh THPT được cho là sinh sống tại Hà Nội lên mạng trút giận với những người sinh dưỡng mình.
Ngày 18-6, nữ sinh có nickname Quỳnh Anh (Hà Nội) lên trang Facebook miệt thị bà ngoại, bố mẹ với lời lẽ tục tĩu chỉ vì họ muốn cô học, làm việc nhà như quét dọn, rửa bát, lau nhà...
Cộng đồng mạng phản đối. Có người tuyên bố tìm được khu vực Quỳnh Anh sinh sống để dạy cô bài học làm người.
Trần Thu Thủy, nữ sinh THPT Nguyễn Huệ (Yên Bái) nói: “Ngay cả những bạn trẻ không được ăn học, ở vùng sâu vùng xa cũng hiểu và không bao giờ dùng những lời lẽ như thế với ông bà, cha mẹ. Quỳnh Anh sống giữa Thủ đô mà lại buông những lời lẽ không thể chấp nhận được, thật hổ thẹn”.
Quỳnh Anh vội xoá entry. Điều đáng ngạc nhiên, trước đó có hàng chục người like (yêu thích) cho phần “chửi bà” của cô.
Mới đây, trên một trang xã hội khác, nữ sinh có nickname Ji E Jeiii chửi mẹ mình vì... mắc màn cho cô nhưng nửa đêm vẫn bị muỗi đốt. Không giống như những chủ nhân nói trên, biết nhận ra sai lầm, rút lại những entry thô lỗ, nữ sinh này lôi kéo bạn bè để phản đòn những người góp ý, phê bình cách hành xử của mình. Theo dõi tường tận câu chuyện, một bạn trẻ có nick Hà Oanh bình luận: “Thật đáng buồn cho một bộ phận bạn trẻ lệch lạc nhân cách, hành xử thiếu suy nghĩ!”.
Làn sóng a dua
T.T.C, học sinh giỏi trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không bất ngờ trước những hành vi chửi người thân trên mạng của nữ sinh.
C. cho biết, có không ít bạn trong lớp em vốn ngoan hiền, chăm chỉ nhưng khi lên các diễn đàn mạng, vì lý do nào đó, họ sẵn sàng chửi nhau với những ngôn từ thô tục, thậm chí lôi kéo bè phái “gây chiến” trên mạng.
C. kể: “Không ít lần em bị lôi vào cuộc. Em cũng comment vài từ tục tĩu rồi cùng đám bạn cười nói, coi đó là trò giải trí mới. Chỉ đến khi nhóm nam sinh khác trong trường nghi ngờ topic gây chiến, nguy cơ đánh nhau thật xảy ra, chúng em vội xoá hết topic. Nhóm em nhận ra sự nguy hiểm của trò a dua quá đà và thận trọng hơn khi ứng xử trên internet”.
Nhiều năm giữ vai trò quản trị trang mạng Tâm sự bạn trẻ với hàng ngàn thành viên tham gia, bác sĩ Phạm Vũ Thiên, Trung tâm Sáng kiến về sức khỏe và dân số (CCIHP, Bộ Y tế) cho biết, sở thích, nhu cầu chia sẻ thông tin của giới trẻ ngày càng cao, đặc biệt thông tin trên mạng luôn mở, không thể kiểm soát hết được nội dung trên các trang mạng xã hội, cá nhân... tạo cơ hội cho mặt trái, lệch lạc về nhân cách phát triển.
Đặc biệt, gần đây nhiều hành vi miệt thị, gây hiềm khích, lăng mạ người khác có tính hệ thống trong không ít bạn trẻ tăng. Có không ít bạn vốn có những bức bách do sức ép trong cuộc sống gia đình, việc học hành ở trường lớp nên khi vào thế giới ảo, thấy cư dân mạng “chửi hay quá” cũng a dua.
“Khó có thể ngăn cản những hành vi tiêu cực trên mạng, khi những cá nhân được sống trong thế giới ẩn danh. Chính vì khó truy ra đích danh nên có không ít bạn trẻ lợi dụng, thả sức chửi rủa những người mà họ cho là đã gây ức chế cho bản thân một cách thái quá. Thực trạng trên cho thấy lỗ hổng có hệ thống của giáo dục kỹ năng sống, ứng xử với xung đột trong xã hội, trong cuộc sống với bộ phận giới trẻ”. BS Phạm Vũ Thiên. |
Phương Hiếu